Phượng Yêu (19)
Nguyễn Bá Chổi
Hạt Sương Khuya đọc
Nguyễn Bá Chổi
- Vắng meo bác hơi “bị” lâu, chẳng hay Phượng có buồn sầu, có mong đợi,
có trách móc và có chấm chấm bác không? Như Phượng đã biết,“ xưa nay
gươm giáo vốn vô tình”, nhưng bác thì chẳng vô tình chút nào với tía con
nhà Ếch. Thời gian qua, bác phải im hơi lặng tiếng vì “bị” đi xa.
“Càng đi xa anh càng nhớ em”. Từa tựa như lời trong một bài hát
viết dành cho lính “ngụy” trước ngày giải phóng miền Bắc khỏi cảnh khố
rách áo ôm sau 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, qua tiếng hát của cố ca
sĩ Hùng Cường, tác giả bài “Đố mày bắt được tao” được viết sau
khi ông trốn khỏi canh me bán bãi của tía Ếch, vượt biển thành công đến
bến Tự Do, bác cũng nhớ Phượng và Ếch tía ra phết.
Nhớ khủng nhớ khùng, nhớ lùng bùng cái lỗ tai, nhưng ở cái chốn tuy xa
mà gần, lại tuy gần mà xa tía con nhà Ếch ấy, bác đành bó-tay-chấm-com,
do tường lửa vây kín chín tầng địa ngục.
Địa ngục không phải ai khác (“L’enfer c’est les autres”, JP) nhưng địa ngục là người anh em. Người anh em “từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay” không mang theo tình huynh đệ, mà với đôi tay sắt máu. Miền Nam Việt Nam không phải được giải phóng, nhưng là bị chiếm đóng.
Ngày xưa, trong chiến tránh gọi là “chống Mỹ cứu nước” mà thực chất là
chống VNCH phá Nước, Đài phát thanh Hà Nội thường xuyên ong ỏng rằng thì
là “đồng bào Miền Nam đang bị quân chiếm đóng giày xéo”. Nay thì rõ
ràng ai là quân chiếm đóng.
“Bây giờ mọi việc đều do những người từ Bắc vào cả; dân Miền Nam mình
đi xin việc khó lắm; học giỏi, bằng cấp cao nhưng lý lịch ba đời...
cũng vứt đi. Chú ơi!”. Đứa cháu gái của bác (Chổi) mới ngày nào - 30
Tháng Tư, 1975 - hãy còn là đứa bé chưa biết gì chuyện Quốc Gia với
Cộng Sản, nay đã là thiếu phụ với đôi mắt cam phận, phảng phất u sầu cất
lời tâm sự cùng ông chú từ phương xa trở về sau cuộc bể dâu.
“Bây giờ mọi việc đều do những người từ Bắc vào cả...” Đúng vậy,
Phượng Yêu ơi. Trở lại những nơi một thời thân quen yêu dấu từ thành phố
đến thôn quê, đâu đâu bác cũng chứng (kiến) “thính” âm thanh người
“nước lạ” lấn át; chứng “thị” phong cách “không giống ai” tung hoành; từ
trọ trẹ đến the thé; từ chân đất lên áo mão cân đai... và trội hơn hết,
chủ nhân của hầu hết những nhà ở, cửa tiệm, cơ sở “thuộc diện”mặt tiền
đều là thuộc hàng ngũ của... quân Giải Phóng, của thành phần “có công
với Kách mạng”.
Phượng Yêu, sau bao nhiêu năm lưu lạc quê người, trở về, dù đã biết trước lòng sẽ không vui vì Sài Gòn đã mất tên Người,
Đồng Khởi mất Tự Do, Nam Kỳ khởi nghĩa mất Công Lý là những phần đời
của đời mình, nhưng khi ngồi trên xe taxi từ phi trường Tân Sơn Nhất để
về Bình Triệu, nhìn thành phố mang tên ông bác của tiá con nhà Ếch nhếch
nhách quá sức tưởng tượng, bác càng buồn thấm thía và càng thấy tội
mình nặng hơn, là đã không bảo vệ được Sài Gòn thanh lịch ngày nào.
Tục ngữ Tây có câu, “Đi xa về tha hồ nói láo/a beau mentir qui vient de loin”.
Bác không có máu VẸM để nói láo, bác chỉ “báo cáo” với Phượng Yêu đôi
điều trong vô vàn điều bác bị chứng kiến trong một chuyến đi xa thăm quê
hương đang bị chiếm đóng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire