jeudi 29 septembre 2016

THU CA & Mùa Thu trong nhạc của PHẠM MẠNH CƯƠNG


    


        


THU CA  
Mùa Thu trong nhạc của PHẠM MẠNH CƯƠNG 
Biên soạn: Phan Anh Dũng 
 

mardi 27 septembre 2016

Tình Ca Mùa Thu

MÙA THU LÁ BAY | Nhạc sĩ - nhiếp ảnh NGỌC SƠN

“NGƯỜI VẪN CỨU NGƯỜI”! - Nam Lộc

https://lh4.googleusercontent.com/VYAGlrBUOtxl-e1ebxzZVUzqa1GZW3cIbMIv5btivb3E6ufER50wV0I4ZZ1UJCXI_y38NedYl_q8qHbl3va67uvWQX4a0fRbz_OzadY2DNUKR4rz07ZcamnyVVko0CF97xFM1-o5OB16PyhK4wKhi sáng tác nhạc phẩm “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng” năm 1996, với câu hát “Người Đã Cứu Người” để đánh dấu ngày thành lập Làng Việt Nam ở Palawan, Phi Luật Tân, chắc nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng cũng không ngờ rằng chỉ 10 năm sau đó thì toàn bộ 3000 người tỵ nạn bị kẹt lại và sống ở đó, đã được luật sư Trịnh Hội với sự tiếp tay của cộng đồng người Việt tại hải ngoại tranh đấu để họ được thế giới tự do đón nhận. Và chắc ông lại càng ngạc nhiên khi biết, cho đến ngày hôm nay, sau 20 năm thì “người vẫn cứu người”.

Tủi Nhục Ca - Hà Thúc Sinh


Chị Tư Ù - Tiểu Tử

Gáng hàng rong - Hình ảnh: Chit 

mercredi 21 septembre 2016

Một chút hoài niệm :Ô Nguyễn Hùng Trương và Nhà Sách Khai Trí Saigon xưa

https://donghuongkontum.files.wordpress.com/2015/03/nhc3a0-sc3a1ch-khai-trc3ad.jpg?w=639&h=418Khi đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 sau Hiệp định Geneve (2O/7/1954), nhà sách Khai Trí đã có mặt tại Sài Gòn từ hai năm trước đó. Tôi di cư sớm hơn, vào Đà Lạt năm 1953 và trong những chuyến về chơi thủ đô, nhà sách Khai Trí là một trong những địa điểm tôi thường lui tới để thỏa mãn tính tò mò, tìm hiểu về thế giới sách vở tại đây.
Dạo đó, mỗi chiều cuối tuần người Sài Gòn thường rủ nhau đi “bát phố” Bonard, hết đi lên rồi lại đi xuống suốt con đường từ Quốc Hội (sau này đổi là Nhà hát lớn) đến chợ Bến Thành. Kể từ thời Đệ nhất Cộng hòa Bonard được đổi tên thành Lê Lợi. Đặc biệt con đường này chỉ đông người phía bên phải theo hướng từ tòa nhà Quốc Hội  đi đến cuối đường là chợ Bến Thành.

dimanche 18 septembre 2016

Chúng mày chỉ cùng một giuộc mà thôi ! - Đặng Chí Hùng

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhqVlZgVsb26IrSEHwDLeisq-a4ZtwI48Qllb-lEdPCQ4mwOfiPMWJFAudSApTvEuZucdAXzGmQgF25fUyQw6eDEpnohnRol8WizHYLPcEbz35kuBkFI6JLUMdDxTl6PSJmuteLEGgC534/s1600/B%25E1%25BB%2599+CA_TXT.jpgĐặng Chí Hùng – Người viết rất hạn chế khi dùng từ “mày tao” để viết bài, nhưng mà giờ thì thật sự căm phẫn và phải dùng những từ đó ở bài này. Đó là sự căm phẫn xuất phát từ những sự thật đau đớn đang hàng ngày xảy ra trên đất nước chúng ta. Căm phẫn vì bè lũ cộng sản Việt Nam vẫn đang từng ngày vơ vét của dân, mị dân và bán nước cho giặc Tàu…

CD Mẹ, Giọt Lệ Cuối Cùng



lundi 12 septembre 2016

Thì thầm với mùa thu - Trần trung Đạo

Thì thầm với mùa thu
Trần trung Đạo -Hoa pensee đọc


Nhạc Chủ đề

https://giadinhhoangtrong.files.wordpress.com/2013/09/19.jpg?w=824

Chống cộng thật,hay… chỉ đùa cho vui?-Người Việt Thầm Lặng


Chống cộng thật,hay… chỉ đùa cho vui?-Người Việt Thầm Lặng-Hạt Sương Khuya đọc

"Tre" chống cộng đã già, nhưng "măng" đã mọc chưa?-Người Việt Thầm Lặng

"Tre" chống cộng đã già, nhưng "măng" đã mọc chưa?-Người Việt Thầm Lặng 

Phương cách “chống” CS (VN)! - Người Việt Thầm Lặng

Phương cách “chống” CS (VN)! 

samedi 10 septembre 2016

TÔI THẤY và NGHE ĐƯỢC GÌ Ở SÀI GÒN và MIỀN NAM VIỆT NAM Sau 37 năm dưới chế độ CS

TÔI THẤY và NGHE ĐƯỢC GÌ
Ở SÀI GÒN và MIỀN NAM VIỆT NAM
Sau 37 năm dưới chế độ CS
PHÓ THƯỜNG DÂN
Lời người viết:  Đây không phải là một phóng sự hay một bài nghiên cứu xã hội với những phương pháp khoa học của nó – mà chỉ là những điều vụn vặt mắt thấy tận nơi, tai nghe tận chỗ – ghi lại môt cách trung thực. 

Phim: Vietnam! Vietnam!

Phim: Vietnam! Vietnam!


Món Nợ Này Xin Ghi Nhớ Đừng Quên-Phạm Tín An Ninh


Món Nợ Này Xin Ghi Nhớ Đừng Quên-Phạm Tín An Ninh

Một thời để nhớ-T.Vấn




VietNamQuêHươngTôi đọc

1.

Từ đầu dây bên kia, tiếng của Choai với giọng Huế ấm áp : " Vấn ơi, viết một chút gì đi về những người vợ đáng yêu của chúng ta, về những nàng dâu Nguyễn Trãi ấy mà !" Tôi định buột miệng hỏi một câu rất thừa, rất ngớ ngẩn : " Viết ? … viết về cái gì nhỉ ? " nhưng đã kịp tự mình chựng lại. Vừa lúc, nhận được Đặc San Gia Đình Nguyễn Trãi Úc Châu do Diệp văn Oánh gởi đến. Trong đó có bài thơ của Nàng Dâu NT3 Phạm ngọc Hiệp với những dòng thật ngọt ngào : "Xin cám ơn Trường Mẹ có anh, Cho em được làm Nàng Dâu Nguyễn Trãi … " Tại sao những nàng dâu của cụ Ức Trai phải cám ơn nhỉ ? Đã đành, sinh ra ta là Cụ Nguyễn, nhưng nuôi ta – may mắn hay là không may mắn ? – lại là những nàng dâu của cụ. Hồi tưởng lại những tháng ngày quá khứ. 30 năm như một giấc ngủ đông muộn màng. Đời chúng ta đã sang trang. Và từng người tình … bỏ ta đi, như những dòng sông nhỏ. Biết bao dâu bể , bể dâu, vẫn còn đó,những người bạn đời của chúng ta. Có người đã đi chung " Đoạn đường chiến binh " với chồng kể từ cái ngày " tấm mẵng năm xưa , có chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, xếp but nghiên theo nghiệp đao cung ". Trải bao gió dập mưa vùi , cay đắng ngọt bùi của ba mươi mấy năm binh-lửa-ngục-tù-lưu-vong vẫn đứng bên cạnh chồng rạng rỡ thủy chung hãnh diện được là nàng dâu Nguyẽn Trãi. Có những người bạn đời đã đến với chúng ta trong những ngày khốn khó. Những ngày chúng ta mất tất cả chỉ còn có nhau. Để chỉ nghe kể về quá khứ của chồng mà tưởng như mình đã là một phần trong đó không thể thiếu. Những dòng này tôi đã hơn một lần ghi lại trên trang giấy trắng. Nay lại muốn được viết lại một lần nữa mà vẫn không cảm thấy thừa . . .

Hồi tưởng lại những ngày ấy. Có những điều chỉ nói một lần rồi thôi. Nhưng có những điều không chỉ nói một lần cho đủ. Dù chỉ là lập lại những điều đã nói. Tôi đang nói về những ngày những tháng những năm của một cuộc điêu linh. Điêu linh không chỉ riêng cho chúng ta mà còn cho cả những nàng dâu tội nghiệp. Oi cánh hoa mong manh trước phong ba bão táp. Làm sao nàng vượt qua được trong nỗi cô đơn khôn cùng – cả thể xác lẫn tâm hồn. Cà phê đắng bỏ thêm đường thì ngọt. Đời đắng cay em biết bỏ thêm gì. Tiếng khóc nỉ non ngày nào tay xách nách mang dắt con lên trại cải tạo thăm chồng bóng gầy xiêu đổ giữa hai hàng cây so đũa đứng lặng câm dọc hai bên đường dẫn vào cổng trại. Lên xe về con hỏi. Mẹ ơi đến bao giờ, lên thăm ba lần nữa, mắt em nhòa hơi mưa. Mắt em nhòa hơi mưa. Tôi như nghe thấy người tù Phạm Ngọc Hiệp than thở : " Chuyện đời người là trăm vạn đường chia. Nên lời yêu đương đôi khi vội vã. Thiết tha trên bước chân về . . . "

Ngày xưa, có những gã từ quan – lên non tìm động hoa vàng ngủ quên. Ngủ quên một giấc ngủ ba mươi năm mộng mị . Nay nhớ người quay về , để hồn mộng du.

Anh nằm gối cỏ chờ hoa/ áo em bạch hạc la đà hải hư (PTT).

Và giờ đây, dù ở bất cứ nơi đâu, trong những buổi họp mặt lớn nhỏ , cũng vẫn những nàng dâu ấy – dù aó xưa bạch hạc – tất tả ngược xuôi lo toan mọi thứ – cho chồng, cho các bạn của chồng . Không một lời than van.

Vì nàng bao giờ cũng hãnh diện được làm Nàng Dâu Nguyễn Trãi.

2.


Chúng ta đã qua một thời binh lửa. Đã có những mất mát vô cùng lớn lao. Đã có những đứa hy sinh trong cuộc chiến. Nhiều đứa cả một thời trai trẻ giam thân trong các nhà tù chạy dài suốt từ Ai Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau. Từ những nhà tù, đã có những đứa không trở về. Đã có những đứa vượt biển bỏ xác dọc đường. Vì thế, nếu tôi có sa đà với những kỷ niệm của hôm qua, có yếu lòng để rơi những giọt nước mắt gìa nua, cũng chỉ là để cho mình tìm lại được chính mình. Để mình trở về nguồn. Đừng buộc tôi phải đao to búa lớn, phải dối trá chính mình, khi lòng tôi không muốn.Tôi chỉ muốn được trở về với cội rễ lòng mình, soi bóng mình còm cõi trong đó, mà tìm lại anh em bạn bè kẻ còn người mất. Ngưới mất thì coi như đã hoàn tất cuộc trở về quê hương đích thực. Mong cho người về được nơi sẽ đến. Kẻ còn thì, đứa lang thang vất vưởng cuộc mưu sinh quê nhà – Thậm chí còn không nuôi nổi hai đứa con dại như NĐL một chân – đứa ray rức với những hệ lụy của một đời lưu vong quê người. Dẫu quê nhà hay quê người, cũng vẫn là chúng ta. Những thằng ra đi từ ngọn đồi thân thương mùa hè năm ấy. Ba mươi năm một giấc ngủ đông muộn màng. Ba mươi năm hồn nửa khuya đau đáu.Mẹ kiếp! Nửa đêm thức giấc, bỗng thấy mình chưa thể chết được nếu chưa gặp được nhau để trả món nợ 30 năm. Vả chăng, sống ở đời ai mà không nợ. Không nợ tiền thì cũng nợ tình. Không nợ ân thì cũng nợ oán. Những dòng này được viết để gởi đến những người anh em đã một thời rất thân thương của tôi. Những người anh em mà một thời chúng tôi chia nhau từng điếu thuốc đen khét nghẹt và những ly cà phê bắp rang mà mỗi đứa chỉ đủ tiền để trả cho phần của mình. Chúng tôi đã nợ nhau ân tình những ngày ấy. Cái món nợ mà tôi – mà cả các bạn – đã hân hoan xin được đón nhận. Vì không gì hạnh phúc hơn được nợ nhau một chút tình. Vì sống ở đời, đó là cái nâng đỡ chúng ta vượt qua mọi gian nan sóng gío. Giờ đây, tha phương cầu thực xứ người, chúng tôi không còn hạnh phúc ở bên nhau để có thể mời nhau, chia sẻ với nhau tất cả những gì gọi là lãng mạn nhất, nhưng những cú điện thoại viễn liên thỉnh thoảng vẫn đủ làm ấm lòng người xa xứ. Nơi đây, chúng ta có đủ tất cả nhưng chỉ thiếu một chút tình để được nợ nhau. Vậy mà, vì những tình cờ định mệnh nào, vì những hệ lụy khắc nghiệt nào, mà món nợ tình xưa nay hình như đã trở thành một sự đối địch. Những người bạn từng một thời nắm tay nhau ở cùng một bên chiến tuyến. Nay, 30 năm sau cuộc chiến, lại ở hai bên đầu một cuộc xung đột. Liệu có phải là xung đột hay không, hay chỉ là ngộ nhận, hay chỉ là hệ lụy tội nghiệp của một môi trường vốn lúc nào cũng đầy dẫy những ảo tưởng về một sứ mạng cần phải được chu toàn ? Dẫu có thế nào, sao mình lại không ngồi lại được với nhau hả các bạn ? Dẫu có thế nào, sao mình không còn cho nhau được những tiếng mày tao thân ái , thay vì cái tiếng " mẹ nó . . ." hằn học, hận thù ? Nếu là ngộ nhận, xin một lần được ngồi lại với nhau. Nếu là lỗi phải, thì cho tôi – cho chúng ta – được gởi đến nhau những lời xin lỗi thành thực nhất tự đáy lòng. Đặng hiếu Sinh ở Dallas, trong lá thư ngỏ gởi đến các anh em nhân có những lời chỉ trích của một vài anh em vùng Nam Cali về Bản Tin Tiếp Nối khóa 3 ( số 2 ) đã viết những dòng xót xa "Với tôi thực thể cuả khoá 3 là gì? Trong lòng tôi nghĩ rằng, nếu không còn sót những tình cảm gắn chặt nhau từ một duyên phận thuở nào, thì khoá 3 chẳng còn gì đáng nói. Không phải là một tập đoàn kinh tế, chính trị, mà địch phải e dè! Tất cả đều là những người tỵ nạn như bao người khác. Anh em 30 năm chia cách từ ngày ra trường, xuôi ngược dòng đời dâu bể, bây giờ có những thằng mắt mờ chân run, ở tuổi gần cuối cuộc chơi rồi.Nhớ nhau, muốn tạo cơ hội gặp gỡ một lần . Những tình cảm cao quí đáng trân trọng nầy đã bừng dậy trong lần hội ngộ 29 năm cuả một nhóm anh em từ Bắc Cali. Từ đó, một nhóm anh em và tôi nghĩ phải làm một sợi giây liên lạc để nuôi dưỡng tình cảm nầy. Tôi đã bỏ rất nhiều thì giơ, công sức không biết mệt với tất cả hứng thú để thực hiện hai bản tin. Là tiếng gọi nồng nàn từ trong lòng cuả một số anh chị em để gửi đến các bạn .. .". Qủa thật là một bi kịch khi nhìn lại một số sự kiện xảy ra trong những ngày này. Những nỗ lực của anh em Bắc Cali, thay vì dồn hết cho kỳ Đại Hội Ngộ tháng 8 sắp tới, thì lại phải dành cho những điều thật buồn bã. Trong đó có cả những mất mát tình cảm. Những sự nhiệt tâm, như của nhóm anh em ở Dallas, như của nhóm anh em ở Bắc Cali, đã có lúc bị ngộ nhận. Tôi nhớ lại một bài viết của tôi từ nhiều năm về trước , trong đó có một đoạn nói về " những người khác ", không dè, ngày nay lại có thể dùng để nói về chính mình :" . . . Lịch sử vẫn chưa chịu sang trang. Để chúng ta vá lại những mảnh đời mảnh hồn vỡ nát. Chúng ta nhìn lại ngày hôm qua chẳng phải để thở than cho những thất bại của đời mình. Càng không muốn dùng những đao to, những búa lớn, mắt trả mắt, răng đền răng để vuốt ve những ảo tưởng không tên gọi. Hỡi ôi! Bi kịch đã không phải chỉ ở ngày 30 tháng tư định mệnh. Không phải chỉ ở những năm tháng tù đầy. Không phải chỉ ở những ngày tạm trú trong căn nhà mình đã được sinh ra và lớn lên. Không phải chỉ ở cuộc sống tha hương nơi xứ lạ. Không phải chỉ ở ngay trong đáy lòng chúng ta với những mâu thuẫn giằng xé. Mà còn ở sự ngộ nhận. Sự ngộ nhận giữa những chiến hữu năm xưa đã từng một thời ở chung một chiến tuyến. . ."

Các bạn ta ơi, bọn mình đang bước vào những giây phút cuối cùng của cuộc chơi. Một cuộc chơi mà chúng ta đã thua cả một đời trai trẻ, thua hết cả những khát vọng đội đá vá trời. Có thắng được chăng là chút tình bạn mong manh. Để . . .đêm đêm nhớ về Sài Gòn. Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau. Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau. . (TTT). Mai này, khi xuôi tay nằm xuống, chỉ cầu xin được một nụ cười thanh thản trên môi gởi đến anh em bạn bè. Thế cũng đã là hạnh phúc lắm rồi phải không các bạn ?

© T.Vấn 2007

mardi 6 septembre 2016

Người viết mướn (Tiểu Tử)


 Người viết mướn (Tiểu Tử)
http://baovecovang2012.files.wordpress.com/2013/07/writer.jpg?w=640 

Giọng đọc NHDT
 

lundi 5 septembre 2016

Làm thinh-Tiểu Tử (2)

Làm thinh-Tiểu Tử-Triệu Phổ (2)

Nhạc Sĩ Nhật Ngân


Nhạc Sĩ Nhật Ngân

Dòng nhạc Nhật Ngân 4 - VongNgayXanh on Blip  

vendredi 2 septembre 2016

Đá Mòn Nhưng Dạ Chẳng Mòn (Tiểu Tử)



SEN – Tranh sơn dầu của tác giả 

Sen mọc từ bùn mà vẫn sạch! Cho thấy Tánh Giác của chúng ta. Từ lúc mới nhú nụ, hoa đã mang sẵn trái trong lòng chớ không như các loài hoa quả khác hoa phải tàn mới sinh ra trái. Giáo lý Nhà Phật đã đề cập đến Hoa Sen là luật ” Nhân Quả Đồng Thời ” để chỉ cho thấy hậu qủa của việc làm, chúng ta sẽ gặt cái quả đúng theo cái nhân đã gieo trồng. Sen là lòai hoa tinh khiết có mùi thơm mà không quyến rũ đàn ong lũ bướm. Đó chính là tánh không vướng mắc không tham đắm, là cội nguồn của giải thóat.

(VÕ HOÀI NAM/UYÊN HẠNH)


ĐÔI MẮT PHƯỢNG-Nguyễn Đạt Thịnh


 ĐÔI MẮT PHƯỢNG-Nguyễn Đạt Thịnh
http://thuvienhoasen.org/images/file/cYezcFYj0wgBAC0D/doimatphuong.jpg 

jeudi 1 septembre 2016

Giấc Mơ Việt Nam - Trần Trung Đạo

http://www.xuquang.com/j15/images/stories/VanHoc/GiacMoVN.jpg
Giấc mơ Việt Nam là một bài tâm bút của Trần Trung Đạo, Bích Huyền và Đan Thanh xin phép được chia sẻ cùng quý vị và các bạn.
Giấc mơ Việt Nam là giấc mơ của những người đã tạo nên nền văn minh hòa bình. Nơi đó, ngay từ 20 thế kỷ trước công nguyên tổ tiên chúng ta đã biết trồng cây ăn trái, biết làm đồ gốm, biết đẽo đá thành những lưỡi cuốc nhỏ, biết đắp đất ngăn bờ để đưa nước sông vào ruộng.
Từ thuở nhân loại còn trong buổi sơ khai, tổ tiên chúng ta đã biết xây dựng các cơ cấu xã hội, lấy thôn làng làm căn bản, lấy nông nghiệp làm nền tảng kinh tế, lấy tình nghĩa đồng bào làm sức mạnh, lấy nguồn gốc tổ tiên một mẹ trăm con cùng chung bọc trứng để làm nơi nương tựa tinh thần. Những hình ảnh thân thương quen thuộc của cây đa bến nước, sân đình gắn liền trong tâm thức của mỗi người Việt Nam đã bắt đầu từ thuở xa xưa đó…