vendredi 14 septembre 2018
mercredi 1 août 2018
jeudi 19 juillet 2018
Văn chương và âm nhạc miền Nam sau ngày đất nước chia đôi
Đúng 60 năm sau Hiệp định Genève (20/7/1954), Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng
Ngọc-Tuấn nói chuyện với Phượng Hoàng (SBS Radio) về những đề tài chính
trong văn chương và âm nhạc ở miền Nam Việt Nam trong những năm đầu tiên
sau cuộc di cư lớn của hơn một triệu người từ miền Bắc, trong số đó khá
nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng...
mercredi 18 juillet 2018
lundi 9 juillet 2018
samedi 7 juillet 2018
Tiếc Thương – phỏng vấn Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu, do Lê Xuân Trường thực hiện
Tiếc Thương
phỏng vấn Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu, do Lê Xuân Trường thực hiện
vendredi 29 juin 2018
lundi 25 juin 2018
dimanche 27 mai 2018
lundi 9 avril 2018
Đọc ‘Ráng Chịu’ Của Trạch Gầm ! Lê Tam Anh
Vừa đi làm về đến nhà là nghe tiếng
chuông cửa, không biết mấy tên Mễ hay mấy tay bán dạo quấy phá; tôi lén
nhìn qua cửa sổ, thì ra Trạch Gầm đang đứng ngoài với chiếc mũ lính
thường xuyên trên đầu!
- Chào ông trời con! sao không gọi phôn trước cha nội?
- Gọi làm gì cho mệt! Mới ở nhà in về, đem tặng ông tập thơ coi chơi!
Tôi mời Hắn ngồi, Hắn không ngồi mà đi thẳng vào chào vợ tôi – Hắn vốn là một anh chàng chuyên môn chưởi thề theo kiểu người Nam, nhưng rất ư là lịch sự với phái nữ. Hắn chào vợ tôi – nhà văn Mỹ Hiệp – và sau đó chúng tôi trao đổi với nhau về tập thơ “Vụn Vặt” trước kia và tập “Ráng Chịu” mới ra lò! Vợ tôi ngắm nghía tập thơ và hỏi:
- Chào ông trời con! sao không gọi phôn trước cha nội?
- Gọi làm gì cho mệt! Mới ở nhà in về, đem tặng ông tập thơ coi chơi!
Tôi mời Hắn ngồi, Hắn không ngồi mà đi thẳng vào chào vợ tôi – Hắn vốn là một anh chàng chuyên môn chưởi thề theo kiểu người Nam, nhưng rất ư là lịch sự với phái nữ. Hắn chào vợ tôi – nhà văn Mỹ Hiệp – và sau đó chúng tôi trao đổi với nhau về tập thơ “Vụn Vặt” trước kia và tập “Ráng Chịu” mới ra lò! Vợ tôi ngắm nghía tập thơ và hỏi:
Đọc ‘Ráng Chịu” của Trạch Gầm - Đinh Lâm Thanh
Đối với Trạch Gầm, chỉ có hai cái đáng quý và đáng nhớ trong đời anh: Bạn và Rượu. Hai lãnh vực nầy tuy xa nhưng mà gần, vì uống rượu thì phải có bạn mà gặp bạn thì cần phải có rượu ! Rượu và Bạn được Trạch Gầm trang trọng nhận làm hành trang kể từ lúc anh bước chân vào quân trường Thủ Đức, rồi theo chân anh trên khắp các nẻo đường đất nước. Và cho đến ngày nay, đối với anh, vẫn còn là một cái gì trang trọng và đáng quý nhất đời. Đọc ‘Vụn Vặt’ những người yêu thơ Trạch Gầm sẽ cảm thông được thế nào là ‘tình huynh đệ’ của những ai đã một thời chiến đấu bên nhau, cũng như để tưởng nhớ những chiến hữu đã an nghỉ trong lòng đất hay đang còn lây lất dưới chế độ cộng sản ‘Vụn Vặt’ là những kỷ niệm tình người, được Trạch Gầm dệt thành thơ với lối gieo vần ân tình và giản dị.
vendredi 6 avril 2018
Cựu binh chiến tranh VN từ Virgin Islands và những vết sẹo khó phai
Phần lớn những cựu binh chiến tranh Việt Nam đang ở độ
tuổi ngoài 60. Họ trở về nước với bệnh rối loạn tâm lý sau sang chấn
PTSD. Một số người tham gia trong dự án về bộ phim tư liệu này vẫn còn
phải điều trị chứng bệnh này. Những người trực tiếp tham chiến vẫn còn
nặng nề những suy nghĩ về cuộc chiến. Bà Keenan kể:
“Một số người phải uống thuốc mới ngủ được, họ gặp
ác mộng. Có vài người thậm chí còn nói với chúng tôi rằng sau cuộc
phỏng vấn này có lẽ họ không còn sức trò chuyện gì được trong vài tuần
vì dư âm quá nặng nề. Nhiều người mới chỉ bắt đầu tìm kiếm điều trị cho
căn bệnh của họ.”
Một số cựu binh đã quay trở lại Việt Nam kể từ sau
cuộc chiến để thăm lại mảnh đất này, tuy nhiên những người chưa trở lại
vẫn đau đáu một nỗi ám ảnh. Cựu binh có tên là Rolando Roebuck cho biết
ông đã quay lại Việt Nam vài lần kể từ khi cuộc chiến kết thúc. Ông cho
rằng việc quay lại sẽ khiến quá trình hàn gắn sau chiến tranh của các
cựu binh diễn ra nhanh hơn.
mardi 3 avril 2018
dimanche 1 avril 2018
samedi 31 mars 2018
mercredi 14 mars 2018
Trận đánh cuối cùng của một Đại úy Bộ binh VNCH (Hòa Ái, phóng viên RFA)
Các trận đánh cuối cùng của những người lính thuộc Quân lực VNCH
trước khi có lệnh buông súng vào ngày 30/4/1975 luôn ám ảnh những cựu
quân nhân trong suốt 40 năm qua. Sau đây là hồi ức về 1 trận đánh ở
chiến trường Quận Tân Uyên, phía Nam chiến khu D của cựu Đại úy Bộ binh
Nguyễn Văn Thanh mà ông cho rằng sẽ không bao giờ quên cho đến ngày nhắm
mắt. Bắt đầu cuộc trò chuyện với Hòa Ái, ông Nguyễn Văn Thanh chia sẻ:
Với tôi là 1 quân nhân đã tham gia nhiều chiến trường nhưng với trận đánh này vẫn nằm trong tâm khảm của tôi suốt 40 năm qua. Khía cạnh tôi muốn nói ngày hôm nay không phải ở phương diện giao tranh với súng đạn mà là sự gắn kết giữa người chỉ huy với những người lính thuộc quyền trong những giờ phút thật là đặc biệt, tức là hơn 10 tiếng đồng hồ nữa là chấm dứt một cuộc chiến tranh tương tàn giữa Nam và Bắc.
Với tôi là 1 quân nhân đã tham gia nhiều chiến trường nhưng với trận đánh này vẫn nằm trong tâm khảm của tôi suốt 40 năm qua. Khía cạnh tôi muốn nói ngày hôm nay không phải ở phương diện giao tranh với súng đạn mà là sự gắn kết giữa người chỉ huy với những người lính thuộc quyền trong những giờ phút thật là đặc biệt, tức là hơn 10 tiếng đồng hồ nữa là chấm dứt một cuộc chiến tranh tương tàn giữa Nam và Bắc.
vendredi 9 mars 2018
Cao Xuân Huy và “Tháng Ba gãy súng”
Cao Xuân Huy và “Tháng Ba gãy súng”
Mặc Lâm, phóng viên RFA
Tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của tác giả Cao Xuân Huy đã tái bản được 10 lần và chính tác giả cũng bất ngờ với kết quả này. Trong không khí của những ngày cuối tháng Tư, mời quý vị nghe lại một câu chuyện mà bất cứ người dân Việt Nam nào khi nghĩ đến cũng đều xót xa trong lòng cách này hay cách khác.
Mặc Lâm, phóng viên RFA
Tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của tác giả Cao Xuân Huy đã tái bản được 10 lần và chính tác giả cũng bất ngờ với kết quả này. Trong không khí của những ngày cuối tháng Tư, mời quý vị nghe lại một câu chuyện mà bất cứ người dân Việt Nam nào khi nghĩ đến cũng đều xót xa trong lòng cách này hay cách khác.
mardi 6 mars 2018
dimanche 4 mars 2018
mercredi 28 février 2018
Thơ nhạc trong tù - Nguyễn Mạnh An Dân
Mắt rưng rưng lệ cờ vàng
Tiếng hô xé nát ruột gan thân này
“Hạ kỳ” súng bắt đều tay,
Xin chào đất nước lần này nữa thôi.
(Nguyễn Tư)
(Nguyễn Tư)
Ba
mươi tháng tư, ba mươi bảy năm trước, từ một doanh trại buồn thảm nào
đó, người chiến sĩ, người nghệ sĩ Nguyễn Tư đã nhỏ lệ khi đứng nghiêm
chào lá quốc kỳ lần cuối. Những giọt lệ buồn chắc chắn không chỉ ứa trên
mắt, nghẹn trong tim của Nguyễn Tư và đồng đội của anh, mà những giọt
lệ buồn thảm và bi uất đó đã ngập tràn trong lòng mỗi người Việt Nam tự
do trong ngày đất nước đã ngưng tiếng súng trong một nền hòa bình rơi
nước mắt. Giọt lệ buồn không chỉ ứa ra vì những buồn đau, mất mát của
từng mỗi cá nhân mà nó còn tuôn tràn để tiếc thương cho cả một dân tộc
và riêng cho một quân đội hào hùng nhưng bất hạnh, anh dũng mà oan khiên
của chúng ta. Rồi từ những bất hạnh, những oan khiên đó, người lính,
người tù miền Nam đã cắn răng lại, đã gượng đứng vững trên đôi chân của
mình và trải lòng ra với chiến hữu, với đồng bào mình:
samedi 24 février 2018
jeudi 22 février 2018
Xin Tri Ân hay “Mẹ Tôi, người vợ lính VNCH”
Tác giả Hùng Biên, một người con viết về sự hy sinh cao quý của mẹ cho chồng con thực không có bút mực nào tả hết được. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.
Trong mỗi chúng ta ai cũng có một người mẹ, để được yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ. Sự hy sinh cao quý của mẹ cho chồng con đã được vinh danh nhiều qua thi ca Việt Nam. Nhưng sự hy sinh của các bà mẹ, những người vợ lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), thì không có bút mực nào viết ra hết. Là một người con có mẹ là vợ lính VNCH, tôi đã trải qua nhiều kinh nghiệm về sự hy sinh của mẹ tôi và nhìn thấy sự hy sinh của các bà mẹ, của các bạn đồng cảnh. Với lòng thương yêu và trân quý sự hy sinh của mẹ, tôi đã ôm ấp trong lòng một bài viết về mẹ từ lâu. Sau khi ba tôi mất, nhìn thấy nỗi cô đơn và thương nhớ của mẹ đã thôi thúc tôi phải viết bài về mẹ. Bài viết này chỉ là câu chuyện nhỏ trong vô số những câu chuyện về các mẹ, vợ lính VNCH. Xin được dùng bài viết như một món quà gởi đến mẹ tôi trong ngày lễ Hiền Mẫu (Mother Day) của năm 2014. Xin cám ơn mẹ cho tất cả những gì mẹ đã đem lại cho ba và anh em tụi con. Qua bài viết này, tôi xin gởi một thông điệp đến các em tôi, các bạn tôi và các thế trẻ về hình ảnh của một người mẹ trong vô số những người mẹ, vợ lính VNCH, đã hy sinh cả cuộc đời cho chồng con. Cuộc đời của mẹ tôi đã gắn liền với thời chinh chiến ly loạn của dân tộc Việt Nam.Người Lính Dù & Cô Gái Tên... Tui
Người Lính Dù & Cô Gái Tên... Tui
Chắc
là lúc Ba Má tui muốn chứng tỏ tình yêu của hai người mặn nồng tha
thiết lắm cho nên lúc mới lấy nhau đã dự định trước sẽ đặt tên con là gì
cho có nghĩa ý nghĩa tình của hai người. Anh Hai tui tên Thương, Lê
Hoài Thương. Còn tui thay vì bị đặt tên là Lê Hoài Yêu nhưng may quá Ba
Má tui bẻ quẹo qua tên khác đặt tên là Mến, Lê Thị Mến. Thôi vậy cũng
được đi, tên Mến dù sao cũng dễ nghe hơn tên Yêu, yêu ma, yêu quái, yêu
tinh, yêu nữ, chắc là tui sẽ khổ sở lắm nếu tui tên là Yêu, chúng bạn
sẽ đem tên của tui ra mà chế diễu hoài.
dimanche 4 février 2018
mardi 30 janvier 2018
lundi 29 janvier 2018
samedi 27 janvier 2018
vendredi 26 janvier 2018
Cây Mai rừng của người Lính Trận – Nguyên Nhung
Cây Mai rừng của người Lính Trận – Nguyên Nhung
Ông Thành xuất thân là một quân nhân, nhập ngũ từ năm mới hai mươi
tuổi. Đất nước chiến tranh tuổi thanh niên đa số dấn thân vào con
đường binh nghiệp, dù chẳng ham gì cảnh cốt nhục tương tàn, nhưng
khổ thay cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Muốn hòa bình phải
có chiến tranh, định mệnh đưa đẩy khiến toàn dân đều chịu chung số
phận nghiệt ngã của một đất nước bị phân chia kéo dài 20 năm đằng
đẵng. . .
Cái Bánh Chưng Cuối Năm - Nguyễn Thị Tê Hát
Cái Bánh Chưng Cuối Năm
Anh!
Cuộc đời là một đổi thay không ngừng, là một con đường dài được đan kết bằng những đêm đen, bằng những ngày tiếp nối, tiếp nối mãi cho đến tận cuối đường. Tuổi thơ, hạnh phúc, tiếng cười, nước mắt chỉ là những cụm hoa hai bên đường mà em đã đi qua. Tuổi thơ hồn nhiên trong trắng, có hoa, có bướm, có tiếng cười dòn vang trong vùng ký-ức nào đó đã là những hành trang đưa em vào đời, vào đời với những bước chân chim ngập ngừng nhưng vững chắc.
Trầm Tử Thiêng - Một đời ‘Tưởng Niệm’ - Cát Linh, phóng viên RFA
Có một người nhạc sĩ mà gia tài âm nhạc ông để lại rất đa dạng và phong
phú. Những sáng tác của ông là một mảng ghép giữa cuộc đời, tình yêu, và
thân phận. Chúng ta sẽ thấy một Kinh khổ hoàn toàn không có tương quan
với Mười năm yêu em. Hay một Mộng sầu sẽ hoàn toàn khác hẳn với Một đời
áo mẹ áo em. Đó là cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, tác giả của những ca khúc
bất hủ về tình yêu và chiến tranh. Cuối đời mình, ông đã cùng với nhạc
sĩ Trúc Hồ viết lên những bản hợp ca oai hùng nói về tình yêu quê hương,
nhân loại.
mercredi 24 janvier 2018
Ca khúc “Ly rượu mừng” phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam - Du Tử Lê
Thi sĩ Du Tử Lê viết về Ca khúc “Ly rượu mừng” phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ. Vì từ ngày bắt đầu sáng tác, ở tuổi 17, tới ngày từ trần, ở tuổi 62, cuộc trường chinh âm nhạc của họ Phạm là, những ngọn cờ đã cắm được trên nhiều đỉnh cao nghệ thuật.
Khởi đầu với những ca khúc lấp lánh tin yêu lồng ngực tuổi trẻ, Phạm Đình Chương đi lần tới những ca khúc mang nhiều tính hiện thực, như “Tiếng dân chài,” “Được mùa,” hoặc đất nước, ca dao như “Anh đi chiến dịch,” “Lá thư người chiến sĩ,” “Khúc giao duyên,” “Mười thương”… Và, dĩ nhiên, tình ca, một đỉnh ngọn cao ngất khác của ông.
Dù ở núi non âm nhạc nào, ca từ Phạm Đình Chương cũng đều thấm đẫm thi tính. Ngay tự những ca khúc thời khởi đầu sự nghiệp, khi chỉ mới 17, 18 tuổi, người ta đã thấy ông như một thi sĩ, viết lời cho ca khúc của mình.
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ. Vì từ ngày bắt đầu sáng tác, ở tuổi 17, tới ngày từ trần, ở tuổi 62, cuộc trường chinh âm nhạc của họ Phạm là, những ngọn cờ đã cắm được trên nhiều đỉnh cao nghệ thuật.
Khởi đầu với những ca khúc lấp lánh tin yêu lồng ngực tuổi trẻ, Phạm Đình Chương đi lần tới những ca khúc mang nhiều tính hiện thực, như “Tiếng dân chài,” “Được mùa,” hoặc đất nước, ca dao như “Anh đi chiến dịch,” “Lá thư người chiến sĩ,” “Khúc giao duyên,” “Mười thương”… Và, dĩ nhiên, tình ca, một đỉnh ngọn cao ngất khác của ông.
Dù ở núi non âm nhạc nào, ca từ Phạm Đình Chương cũng đều thấm đẫm thi tính. Ngay tự những ca khúc thời khởi đầu sự nghiệp, khi chỉ mới 17, 18 tuổi, người ta đã thấy ông như một thi sĩ, viết lời cho ca khúc của mình.
mardi 23 janvier 2018
lundi 22 janvier 2018
QUÊ NHÀ, QUÊ NGƯỜI, QUÊ MỸ,QUÊ VIỆT NAM ?!?!?! Phát Trần Nguyên
Có
phải
nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc
địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó
sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba
mươi bảy của một người tị nạn.
Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.
Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.
dimanche 21 janvier 2018
samedi 20 janvier 2018
mardi 16 janvier 2018
Inscription à :
Articles (Atom)