mardi 30 janvier 2018
lundi 29 janvier 2018
samedi 27 janvier 2018
vendredi 26 janvier 2018
Cây Mai rừng của người Lính Trận – Nguyên Nhung
Cây Mai rừng của người Lính Trận – Nguyên Nhung
Ông Thành xuất thân là một quân nhân, nhập ngũ từ năm mới hai mươi
tuổi. Đất nước chiến tranh tuổi thanh niên đa số dấn thân vào con
đường binh nghiệp, dù chẳng ham gì cảnh cốt nhục tương tàn, nhưng
khổ thay cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Muốn hòa bình phải
có chiến tranh, định mệnh đưa đẩy khiến toàn dân đều chịu chung số
phận nghiệt ngã của một đất nước bị phân chia kéo dài 20 năm đằng
đẵng. . .
Cái Bánh Chưng Cuối Năm - Nguyễn Thị Tê Hát
Cái Bánh Chưng Cuối Năm
Anh!
Cuộc đời là một đổi thay không ngừng, là một con đường dài được đan kết bằng những đêm đen, bằng những ngày tiếp nối, tiếp nối mãi cho đến tận cuối đường. Tuổi thơ, hạnh phúc, tiếng cười, nước mắt chỉ là những cụm hoa hai bên đường mà em đã đi qua. Tuổi thơ hồn nhiên trong trắng, có hoa, có bướm, có tiếng cười dòn vang trong vùng ký-ức nào đó đã là những hành trang đưa em vào đời, vào đời với những bước chân chim ngập ngừng nhưng vững chắc.
Trầm Tử Thiêng - Một đời ‘Tưởng Niệm’ - Cát Linh, phóng viên RFA
Có một người nhạc sĩ mà gia tài âm nhạc ông để lại rất đa dạng và phong
phú. Những sáng tác của ông là một mảng ghép giữa cuộc đời, tình yêu, và
thân phận. Chúng ta sẽ thấy một Kinh khổ hoàn toàn không có tương quan
với Mười năm yêu em. Hay một Mộng sầu sẽ hoàn toàn khác hẳn với Một đời
áo mẹ áo em. Đó là cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, tác giả của những ca khúc
bất hủ về tình yêu và chiến tranh. Cuối đời mình, ông đã cùng với nhạc
sĩ Trúc Hồ viết lên những bản hợp ca oai hùng nói về tình yêu quê hương,
nhân loại.
mercredi 24 janvier 2018
Ca khúc “Ly rượu mừng” phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam - Du Tử Lê
Thi sĩ Du Tử Lê viết về Ca khúc “Ly rượu mừng” phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ. Vì từ ngày bắt đầu sáng tác, ở tuổi 17, tới ngày từ trần, ở tuổi 62, cuộc trường chinh âm nhạc của họ Phạm là, những ngọn cờ đã cắm được trên nhiều đỉnh cao nghệ thuật.
Khởi đầu với những ca khúc lấp lánh tin yêu lồng ngực tuổi trẻ, Phạm Đình Chương đi lần tới những ca khúc mang nhiều tính hiện thực, như “Tiếng dân chài,” “Được mùa,” hoặc đất nước, ca dao như “Anh đi chiến dịch,” “Lá thư người chiến sĩ,” “Khúc giao duyên,” “Mười thương”… Và, dĩ nhiên, tình ca, một đỉnh ngọn cao ngất khác của ông.
Dù ở núi non âm nhạc nào, ca từ Phạm Đình Chương cũng đều thấm đẫm thi tính. Ngay tự những ca khúc thời khởi đầu sự nghiệp, khi chỉ mới 17, 18 tuổi, người ta đã thấy ông như một thi sĩ, viết lời cho ca khúc của mình.
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ. Vì từ ngày bắt đầu sáng tác, ở tuổi 17, tới ngày từ trần, ở tuổi 62, cuộc trường chinh âm nhạc của họ Phạm là, những ngọn cờ đã cắm được trên nhiều đỉnh cao nghệ thuật.
Khởi đầu với những ca khúc lấp lánh tin yêu lồng ngực tuổi trẻ, Phạm Đình Chương đi lần tới những ca khúc mang nhiều tính hiện thực, như “Tiếng dân chài,” “Được mùa,” hoặc đất nước, ca dao như “Anh đi chiến dịch,” “Lá thư người chiến sĩ,” “Khúc giao duyên,” “Mười thương”… Và, dĩ nhiên, tình ca, một đỉnh ngọn cao ngất khác của ông.
Dù ở núi non âm nhạc nào, ca từ Phạm Đình Chương cũng đều thấm đẫm thi tính. Ngay tự những ca khúc thời khởi đầu sự nghiệp, khi chỉ mới 17, 18 tuổi, người ta đã thấy ông như một thi sĩ, viết lời cho ca khúc của mình.
mardi 23 janvier 2018
lundi 22 janvier 2018
QUÊ NHÀ, QUÊ NGƯỜI, QUÊ MỸ,QUÊ VIỆT NAM ?!?!?! Phát Trần Nguyên
Có
phải
nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc
địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó
sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba
mươi bảy của một người tị nạn.
Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.
Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.
dimanche 21 janvier 2018
samedi 20 janvier 2018
mardi 16 janvier 2018
dimanche 14 janvier 2018
samedi 13 janvier 2018
vendredi 12 janvier 2018
KHG Dương Nguyệt Ánh : 40 năm Quốc Hận và Con Đường Tương Lai
Ánh xin trân trọng kính chào tất cả quý vị.
Trước hết, Ánh xin chân thành cảm tạ ông Lê Văn Trang, BS Chủ Tịch
Đào Bá Ngọc và Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Vùng
Montreal đã có nhã ý mời Ánh đến đây để gặp gỡ và thưa chuyện với
quý vị. Và quan trọng hơn hết, Ánh xin cảm ơn sự hiện diện của tất
cả quý vị hôm nay, nhất là những quý vị ở xa đã phải lái xe nhiều
giờ để đến đây. Chưa sang đến Montreal mà từ mấy tuần trước Ánh đã
nhận được nhiều điện thư chào đón ân cần, Ánh xin nhân dịp nầy trân
trọng ghi nhận và tri ân những thịnh tình này, và biết là Ánh sẽ
còn phải cố gắng thật nhiều nữa thì mới xứng đáng.
jeudi 11 janvier 2018
mercredi 10 janvier 2018
Hãy nói trước ngày chết - Trần Trung Đạo
Hãy nói trước ngày chết - Trần Trung Đạo
Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản. Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản
ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào 1989,
khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đã bị giết. Hơn hai mươi
năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đã tắt trên phần lớn quả địa cầu, một
góc trời phương đông lửa vẫn còn đỏ rực, nhà tù vẫn còn giam giữ nhiều
người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây
xa.
Dzuy Lynh, người lính chưa bao giờ giải ngũ - Cát Linh, phóng viên RFA
“Có người lính già thao thức trong đêm
Nghe dấu đạn bom chưa mờ ký ức
Nhìn ánh sao sa mà ngỡ hỏa châu rơi
Gọi tên non sông gọi tên đồng đội
Tàn đêm cô đơn gọi tên chiến trường
Mũ Xanh áo trận mang kiếp sống ly hương…” (Người lính không bao giờ chết)
“Là một người lính, tôi cũng như các chiến hữu, những người đang sống lưu lạc ở xứ người đất khách vẫn quan niệm rằng cái cuộc đời binh nghiệp của mình vẫn chưa chấm dứt sau cái ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cái lý tưởng đó đeo đuổi chúng tôi suốt cả cuộc đời.”
Nghe dấu đạn bom chưa mờ ký ức
Nhìn ánh sao sa mà ngỡ hỏa châu rơi
Gọi tên non sông gọi tên đồng đội
Tàn đêm cô đơn gọi tên chiến trường
Mũ Xanh áo trận mang kiếp sống ly hương…” (Người lính không bao giờ chết)
“Là một người lính, tôi cũng như các chiến hữu, những người đang sống lưu lạc ở xứ người đất khách vẫn quan niệm rằng cái cuộc đời binh nghiệp của mình vẫn chưa chấm dứt sau cái ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cái lý tưởng đó đeo đuổi chúng tôi suốt cả cuộc đời.”
Tác giả cuốn "Việt Nam, Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên" trả lời phỏng vấn RFA
Tác giả cuốn "Việt Nam, Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên" trả lời phỏng vấn RFA
Tác giả cuốn Việt Nam, Một Quân Ðội Bị Bỏ Quên trả lời phỏng vấn RFA Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
mardi 9 janvier 2018
MẤT GỐC - TRẦN MỘNG LÂM
Trước đây ít lâu, tôi có viết một bài ngắn mang tựa đề :
Tôi không phải dân Bắc.
Tuần vừa qua, tôi lại viết bài :
Hai nỗi cô đơn.
Với
2
bài viết này, tôi nhận được khá nhiều điện thơ góp ý kiến, có người
đồng ý, có người không đồng ý, nhưng cũng không có vấn đề gì quan
trọng. Khi mình đã đưa ra một ý kiến, thì phải chấp nhận các lời phê
bình.
Phận người vận nước - Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Nhà văn Phan Nhật Nam tác giả của "Mùa Hè Đò Lửa" vừa cho ra mắt tác
phẩm mới nhất của ông mang tên “Phận Người Vận Nước”, viết về một quãng
thời gian dài từ năm 1945 tới nay, trong đó những sự kiện lịch sử hòa
lẫn, quyện chặt với thân phận người dân Việt Nam tạo nên một dòng chảy
đặc quánh những bi thương thống khổ.
Tác phẩm thứ 15 này được tập trung từ những bài nói chuyện của nhà văn trên hệ thống truyền hình SBTN và sau đó được Tuần Báo Sống biên tập và phát hành.
Năm nay cũng là sinh nhật thứ 70 của nhà văn Phan Nhật Nam, “Phận người vận nước” được xem là dấu ấn sau 44 năm cầm viết kể từ tác phẩm đầu tiên mang tên “Dấu binh lửa” xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn.
Tác phẩm thứ 15 này được tập trung từ những bài nói chuyện của nhà văn trên hệ thống truyền hình SBTN và sau đó được Tuần Báo Sống biên tập và phát hành.
Năm nay cũng là sinh nhật thứ 70 của nhà văn Phan Nhật Nam, “Phận người vận nước” được xem là dấu ấn sau 44 năm cầm viết kể từ tác phẩm đầu tiên mang tên “Dấu binh lửa” xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn.
Trần Trung Đạo: Mao và chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa 1974
Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi
Tổng Thống Mỹ Richard Nixon bắt tay với Mao ngày 21 tháng Hai 1972.
Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào 3 mục đích: (1) hướng
tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) tìm một giải pháp hòa bình
cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) giảm ảnh hưởng của Liên Xô.
Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của TT
Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh
không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày
30-4-1975.
Tại sao Hoa Kỳ không giúp VNCH trong trận chiến Hoàng Sa? - Trần Gia Phụng
Tại sao Hoa Kỳ không giúp VNCH trong trận chiến Hoàng Sa?
*
* *
Sử Gia ,Giáo sư Trần Gia Phụng thuyết Trình Hải Chiến Hoàng Sa
lundi 8 janvier 2018
Những bài thơ, nhạc cho Hoàng Sa Trường Sa - Mặc Lâm, phóng viên RFA
Những
bài viết tuy dài ngắn khác nhau, nhưng chủ đề chính là đòi chủ quyền Hoàng Sa
Trường Sa là của Việt Nam.
Bên
cạnh những bài viết có tính chính luận, có không ít bài thơ được gửi đi khắp thế
giới trong chủ đề này. Hôm nay chúng tôi mời quý vị thưởng thức vài bài thơ hoặc
nhạc phổ từ thơ rất độc đáo của những ngòi bút nổi tiếng hay chưa nổi tiếng,
nhưng nét chung của các tác giả lại rất giống nhau: xót xa trước những mất mát
không thể bù đắp, và đau đớn trên từng giọt máu đã đổ ra để bảo vệ tổ quốc.
Ngược
thời gian trở về với năm 1974, toàn dân miền Nam lúc ấy đang sống trong chiến
tranh với miền Bắc nhưng khi nghe tin Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm thì hầu
như cả miền Nam rực lửa. Quân đội vừa phải đối diện với các lực lượng lớn đang
ùa vào từ miền Bắc lại phải đối mặt với kẻ thù bên ngoài là Trung Quốc, thế gọng
kềm đã làm suy kiệt sức chiến đấu của đội binh tinh nhuệ của miền Nam lúc bấy
giờ.
samedi 6 janvier 2018
Dzuy Lynh, người lính chưa bao giờ giải ngũ - Cát Linh, phóng viên RFA
“Có người lính già thao thức trong đêm
Nghe dấu đạn bom chưa mờ ký ức
Nhìn ánh sao sa mà ngỡ hỏa châu rơi
Gọi tên non sông gọi tên đồng đội
Tàn đêm cô đơn gọi tên chiến trường
Mũ Xanh áo trận mang kiếp sống ly hương…” (Người lính không bao giờ chết)
“Là một người lính, tôi cũng như các chiến hữu, những người đang sống lưu lạc ở xứ người đất khách vẫn quan niệm rằng cái cuộc đời binh nghiệp của mình vẫn chưa chấm dứt sau cái ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cái lý tưởng đó đeo đuổi chúng tôi suốt cả cuộc đời.”
Nghe dấu đạn bom chưa mờ ký ức
Nhìn ánh sao sa mà ngỡ hỏa châu rơi
Gọi tên non sông gọi tên đồng đội
Tàn đêm cô đơn gọi tên chiến trường
Mũ Xanh áo trận mang kiếp sống ly hương…” (Người lính không bao giờ chết)
“Là một người lính, tôi cũng như các chiến hữu, những người đang sống lưu lạc ở xứ người đất khách vẫn quan niệm rằng cái cuộc đời binh nghiệp của mình vẫn chưa chấm dứt sau cái ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cái lý tưởng đó đeo đuổi chúng tôi suốt cả cuộc đời.”
‘Hoa sen và Bão tố’: Góc nhìn khác về chiến tranh Việt Nam - Trà Mi-VOA
Một tác phẩm mới của một nhà văn gốc Việt vừa được phát hành tại Mỹ,
trình bày với thế giới góc nhìn khác với những gì trước nay các ấn phẩm
viết bằng Anh ngữ thường thể hiện về chiến tranh Việt Nam.
Tiểu thuyết ‘Hoa sen và Bão tố’ của nhà văn Lan Cao, con gái cố đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng hòa, phảng phất một lời trách móc về chính sách quân sự-chính trị của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam và những dư âm để lại cho nhiều thế hệ.
Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay có cuộc trao đổi với tác giả về nội dung quyển sách, cuộc chiến Việt Nam, mối quan hệ Việt-Mỹ quá khứ và hiện tại.
Mời quý vị cùng gặp gỡ Giáo sư Luật Kinh tế Quốc tế thuộc đại học Chapman, bang California (Hoa Kỳ), một trong số ít nhà văn gốc Việt có sáng tác bằng Anh Ngữ được các nhà xuất bản uy tín của Mỹ phát hành.
Tiểu thuyết ‘Hoa sen và Bão tố’ của nhà văn Lan Cao, con gái cố đại tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng hòa, phảng phất một lời trách móc về chính sách quân sự-chính trị của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam và những dư âm để lại cho nhiều thế hệ.
Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay có cuộc trao đổi với tác giả về nội dung quyển sách, cuộc chiến Việt Nam, mối quan hệ Việt-Mỹ quá khứ và hiện tại.
Mời quý vị cùng gặp gỡ Giáo sư Luật Kinh tế Quốc tế thuộc đại học Chapman, bang California (Hoa Kỳ), một trong số ít nhà văn gốc Việt có sáng tác bằng Anh Ngữ được các nhà xuất bản uy tín của Mỹ phát hành.
jeudi 4 janvier 2018
Inscription à :
Articles (Atom)