vendredi 13 novembre 2020

Những bài hát nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lê Dinh thu âm trước 1975

Đối với một người nhạc sĩ, nếu sáng tác được vài bài hát (hoặc thậm chí là chỉ có 1 bài duy nhất) và được khán giả yêu thích, được sống cùng với năm tháng thì đã là một niềm vinh hạnh, tên tuổi người nhạc sĩ sẽ được nhắc đến mãi về sau này. Nhưng nhạc sĩ Lê Dinh làm được những điều vượt xa như vậy. Chỉ tính riêng những bài ông sáng tác một mình thì đã có hàng chục ca khúc được bất tử. Từ giữa thập niên 1960, ông còn hợp tác trong nhóm Lê Minh Bằng để sáng tác thêm hàng trăm ca khúc khác, và hầu hết đều nổi tiếng. 

vendredi 30 octobre 2020

Thương Về Miền Trung Bão Lụt

"Quê hương tôi miền Trung, 
Mái tranh nghèo xơ xác điêu tàn, 
Mưa nắng hai mùa đói khổ lầm than, 
Gió bão bùng, nước chập chùng, cuốn trôi làng quê…."


lundi 3 août 2020

Nhà thơ áo lính Tô Thùy Yên

Chiều Trên Phá Tam Giang được Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc từ bài thơ dài cùng tên của thi sĩ Tô Thùy Yên. Lời bản nhạc chỉ diễn tả một góc thân phận tình yêu trong cuộc chiến trong không gian bài thơ là về cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, một cuộc chiến mà Tô Thùy Yên gọi những người cầm súng bắn nhau cũng mê muội không khác gì cùng "mê sa một con đĩ thập thành".

Tô Thùy Yên – Thắp Tạ

Tô Thùy Yên – Thắp Tạ
Nhà thơ áo lính Tô Thùy Yên Bích Huyền




Nhạc sĩ Vĩnh Điện, những điều chưa nói hết - VƯƠNG HỒNG ANH

*Câu chuyện từ năm 1967
Mùa hè 1967, trên trang Tân Nhạc của nhật báo Dân Tiến xuất bản tại Sài Gòn do chúng tôi phụ trách, trong bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ- tác giả nhiều tình khúc nổi tiếng như Bông Hồng Cài Áo, Trăng Tàn Trên Hè Phố, Nắng Lên Xóm Nghèo…-lúc bấy giờ đang là giáo sư môn Việt Văn và Âm nhạc tại một số trường trung học ở Đà Nẵng, khi được hỏi về một số nhạc sĩ tại miền Trung, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã nhắc đến một tài năng có dòng nhạc rất lạ, rất mới, đó là nhạc sĩ Vĩnh Điện, mà vào thời gian đó, là sĩ quan ngành hành chính tài chính của ở một đơn vị tại Đà Nẵng.