dimanche 26 juillet 2015
Buổi tâm tình với tuổi trẻ Việt Nam của KHG Dương Nguyệt Ánh ở Melbourne
Hội trường có sức chứa 200 người nhưng vẫn không đủ chổ ngồi cho đồng
bào, đa số là các bạn trẻ, nên một số người phải đứng. Đây là lần thứ 2
KHG Dương Nguyệt Ánh đến Melbourne và sự tham dự đông đảo của đồng hương
trong các buổi nói chuyện của cô đã nói lên sự ưu ái của đồng bào dành
cho cô, một con người có lòng với đất nước, một niềm hãnh diện cho dân
tộc Việt Nam.
Sau nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt và một phút mặc niệm, hai cô hướng dẫn chương trình Quỳnh Châu và Mai Lan đã ngõ lời chào đón đồng bào, cám ơn KHG Dương Nguyệt Ánh và phu quân, ông Đặng Hữu Thọ, đã nhận lời mời của CĐNVTD/VIC đến tầm tình cùng giới trẻ ở Melbourne. Tiếp theo, cô Phượng Vỹ (PCT Nội Vụ CĐNVTD/VIC), nhắc lại mục đích của buổi nói chuyện là nhắm vào các đề tài về tương lai và sự thăng tiến trong lãnh vực nghề nghiệp của giới trẻ Việt Nam cũng như vai trò và trách nhiệm của họ đối với quê hương - đó chính là sự quan tâm đặc biệt của CĐ.
Sau nghi thức chào quốc kỳ Úc-Việt và một phút mặc niệm, hai cô hướng dẫn chương trình Quỳnh Châu và Mai Lan đã ngõ lời chào đón đồng bào, cám ơn KHG Dương Nguyệt Ánh và phu quân, ông Đặng Hữu Thọ, đã nhận lời mời của CĐNVTD/VIC đến tầm tình cùng giới trẻ ở Melbourne. Tiếp theo, cô Phượng Vỹ (PCT Nội Vụ CĐNVTD/VIC), nhắc lại mục đích của buổi nói chuyện là nhắm vào các đề tài về tương lai và sự thăng tiến trong lãnh vực nghề nghiệp của giới trẻ Việt Nam cũng như vai trò và trách nhiệm của họ đối với quê hương - đó chính là sự quan tâm đặc biệt của CĐ.
Tiếng Việt thời nay: nên cười hay nên khóc?
Một
buổi tối cuối năm đi dạo
một vòng trên net, tôi
vô tình sưu tầm được một
số hình ảnh mà những
người đăng lên cho là
ảnh vui cười. Mới xem
thì đúng là nhịn cười
không nổi, bà xã tôi
đang nằm ngủ giật mình
la lên tưởng rằng tôi
phát khùng giữa đêm
khuya. Nhưng một lúc sau,
suy nghĩ kỹ thì tôi cười
hết nổi rồi. Có nên cười
hay nên khóc ?. Cười vì
sự dốt nát, ẩu tả của
tác giả các bảng quảng
cáo, bảng hiệu, bài báo
trên hay khóc cho Tiếng
Việt của người Việt thời
nay ?
Theo tôi thì việc này nó có nhiều nguyên nhân sâu xa liên quan giữa người viết và người đọc, từ cách sống, cách nghĩ và mối quan hệ trong xã hội của người Việt chúng ta .
Theo tôi thì việc này nó có nhiều nguyên nhân sâu xa liên quan giữa người viết và người đọc, từ cách sống, cách nghĩ và mối quan hệ trong xã hội của người Việt chúng ta .
-
Cách sống và cách suy
nghĩ hiện nay :
viết chữ theo phát âm,
nói sao thì viết vậy,
không cần biết đúng hay
sai. Viết chữ không cần
biết đến chính tả và văn
phạm chỉ cần người ta
hiểu là được rồi. Đó là
hậu quả của mấy chục năm
trước, cách dùng chữ của
chính các cơ quan nhà
nước ta, lúc đó ai dám
lên tiếng sửa sai. Một
loạt các “
Cửa hàng thịt tươi sống
Phụ Nữ “, “
Cửa hàng chất đốt Thanh
Niên “, “
Cửa hàng May đo Thiếu
nhi “ tràn ngập
cả nước. Dân ta thì khi
đó chỉ cần đến đó sắp
hàng mua được là mừng
rồi, ai cần quan tâm đến
thịt của phụ nữ hay của
thanh niên, ai quan tâm
đến cửa hàng không đo mà
may được.
Trần Trung Đạo: Lãnh đạo CSVN trong quan hệ Mỹ Trung
Người dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, rất quan tâm đến vận nước
nhưng đa số sống trong tâm trạng chờ đợi. Chờ đợi người yêu nước và
nhiều khi cũng chờ đợi cả kẻ bán nước. Chờ đợi đồng minh và chờ đợi luôn
kẻ thù. Mỗi tin tức chính trị là cơ hội để những người chờ đợi bàn
thảo, suy diễn theo ước muốn và quan điểm chủ quan của mình. Chuyến đi
của Nguyễn Phú Trọng gây nhiều bàn thảo trước khi y đi, phân tích khi y
đến, dự đoán những gì sẽ xảy ra sau khi y về.
Những sự thật cần phải biết – Quyển 3 – Phần 4: Hán hóa như thế nào ?
Phần 4: Hán hóa như thế nào ?
Như trong Quyển – 1 của “Những sự thật cần phải biết”, tôi đã viết về cái gọi là “Hán hóa toàn diện”
do Trung Cộng và CSVN thông đồng để thực hiện trên quê hương Việt Nam
của chúng ta. Nhưng đó chưa đủ cho một bức tranh đầy đủ về sự bán nước
của CSVN cho Tàu, cụ thể bằng những công cuộc Hán hóa. Để giúp đọc giả
hiểu thêm, tôi xin tiếp tục một bài trong đề tài này tại Quyển số 3 này. Những sự thật cần phải biết – Quyển 3 ; Phần 3: Chuyện đấu đá trong nội bộ CSVN
Phần 3: Chuyện đấu đá trong nội bộ CSVN
Có người cho rằng “Cộng sản Việt Nam dù có nhiều lỗi lầm với dân
tộc nhưng phải công nhân nhận chúng rất đoàn kết nên chúng ta chưa làm
gì được chúng.”. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy, có nhiều yếu tố
khách quan và chủ quan trong đó có việc sắt máu và lừa dối có bài bản
thì cộng sản chưa sụp bởi có một nguyên nhân trong đó là: Cộng sản tuy
không tử tế đoàn kết mà thực tế rất mâu thuẫn, tranh nhau ăn nhưng chúng
sẵn sàng cùng nắm tay bề ngoài để đàn áp người dân. Trong khuôn khổ bài
viết này sẽ đề cập đến vấn đề đấu đá của nội bộ CSVN.Cái chết của một ngôn ngữ : tiếng Việt Sài Gòn cũ Trịnh Thanh Thủy
Cái chết của một ngôn ngữ : tiếng Việt Sài Gòn cũ
Trịnh Thanh Thủy
Cái chết của một ngôn ngữ : tiếng Việt Sài Gòn cũ
Trịnh Thanh Thủy
Diễn đọc Dạ Hương & Nguyễn Đình Khánh
Nhớ Sỹ Phú: Người lính hát tình ca - Cát Linh
Những ngày của Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, tại căn cứ không quân
Tân Sơn Nhất, rất nhiều những chiếc trực thăng vội vã cất cánh rời khỏi
Việt Nam trong tình trạng hỗn loạn, không mệnh lệnh. Những chiếc phi cơ
rời đường băng mang theo hàng nghìn sĩ quan cùng gia đình, người thân,
và mang theo cả một thiếu tá Binh Chủng Không Quân VNCH. Để rồi 25 năm
sau đó, tiếng hát trữ tình, tha thiết của ông tiếp tục cất lên ở xứ lạ
với những bản tình ca da diết. Đó là cố danh ca Sỹ Phú.
Phố núi cao, phố núi đầy sương
May mà có em, đời còn dễ thương…
“Bản tính của anh, một bên là người lính, một bên là người tình. Người tình của đất nước, người tình của…của mình”
Phố núi cao, phố núi đầy sương
May mà có em, đời còn dễ thương…
“Bản tính của anh, một bên là người lính, một bên là người tình. Người tình của đất nước, người tình của…của mình”
mercredi 22 juillet 2015
mercredi 8 juillet 2015
Biểu tình phản đối TBT Nguyễn Phú Trọng
President Obama speaks after a bilteral meeting with General Secretary Nguyen Phu Trong of Vietnam. July 7, 2015.
The President Meets with the General Secretary of Vietnam
dimanche 5 juillet 2015
Biển Đông: Tâm bão chính, chiến trường thế giới (bài 4) - David Thiên Ngọc (Danlambao)
Thực ra chuyến Mỹ du của Tổng Trọng chỉ mang tính biểu tượng và hình
thức chứ nó không có cái tầm của một chính khách với ý nghĩa yếu nhân
bước vào Nhà Trắng trước sự nghinh đón trọng thị của chủ nhân tòa Bạch
Ốc để đem lại những thành tựu về chính trị, kinh tế xã hội trong tương
lai cho cả hai nước. Bởi các lẽ sau:
Dị ứng với chữ nghĩa! - Tạp ghi Huy Phương
Tôi đồng ý với nhiều người đã cho rằng không có ngôn ngữ việt cộng,
ngôn ngữ miền Nam mà chỉ có ngôn ngữ Việt Nam và ngôn ngữ phát triển và
đa dạng hóa theo thời gian. Nhưng là một người sinh ra và lớn lên, sống ở
miền Nam ít nhất là nửa thế kỷ, tôi cảm thấy hụt hẫng và cảm thấy dị
ứng với thứ ngôn ngữ hôm nay, nói rõ là thứ ngôn ngữ phát sinh ra từ sau
ngày đại họa, khi mà việt cộng cai trị toàn bộ đất nước Việt Nam Cộng
Hòa.
Trần Thị Đông Phương – Lên núi tìm chồng
Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam.
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân.
(Chinh phụ ngâm khúc)
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân.
(Chinh phụ ngâm khúc)
Sáu năm dài thật dài, ngày này qua tháng
khác, tôi mong ngóng tin tức của chồng, biệt mù, không một ai trong tất
cả những người đàn bà có chồng đang ở trại tập trung “cải tạo”, biết
được chồng mình sống ra sao, khỏe yếu thế nào – mù tịt. Họa hoằn, tôi
mới nhận được một mảnh giấy, với vài dòng như công thức định sẵn. Bao
giờ cũng là… anh học tập tốt… lao động tốt… Em yên tâm, cách mạng rồi sẽ
khoan hồng cho anh về với gia đình và trở thành người công dân tốt… Tôi
thấy thật là mỉa mai và trơ trẽn, Tôi đang giữ trong túi 4 miếng giấy.
Cũng chỉ có bấy nhiêu chữ, đến nỗi con trai út của tôi, cháu mới biết
đọc mà cũng thuộc lòng tất cả thư bố gởi về.
Cây Cổ Thụ Của Tuổi Hoa Đã Ra Đi - Cam Li Nguyễn Thi Mỹ Thanh
Người ta đọc được những dòng chia sẻ:
Ông Simon NGUYỄN BÍCH VÂN
Bút hiệu Nguyễn Trường Sơn, Hà Châu
Chủ bút BÁN NGUYỆT SAN TUỔI HOA
Giám đốc TỦ SÁCH TUỔI HOA
Đã mệnh chung vào lúc 12 giờ 45 trưa Thứ Tư 20 tháng 5 năm 2015 (giờ Paris), hưởng thọ 97 tuổi.
Tang lễ sẽ được cử hành tại Paris, Thứ Ba ngày 26 tháng 5 năm 2015.
Vâng, những dòng chia sẻ đơn giản, chứ không phải cáo phó, như một thông báo trong muôn vàn thông báo của đời sống, được đăng trên blog của tuoihoaonline.
Ông Simon NGUYỄN BÍCH VÂN
Bút hiệu Nguyễn Trường Sơn, Hà Châu
Chủ bút BÁN NGUYỆT SAN TUỔI HOA
Giám đốc TỦ SÁCH TUỔI HOA
Đã mệnh chung vào lúc 12 giờ 45 trưa Thứ Tư 20 tháng 5 năm 2015 (giờ Paris), hưởng thọ 97 tuổi.
Tang lễ sẽ được cử hành tại Paris, Thứ Ba ngày 26 tháng 5 năm 2015.
Vâng, những dòng chia sẻ đơn giản, chứ không phải cáo phó, như một thông báo trong muôn vàn thông báo của đời sống, được đăng trên blog của tuoihoaonline.
Họa sĩ Vivi và bìa báo Tuổi Hoa
Bán Nguyệt San Tuổi Hoa do một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài gòn và
một số nhà văn, nhà giáo thành lập từ năm 1962. Tờ báo này từng một thời
là “món ăn tinh thần ” của lứa tuổi học sinh miền Nam Việt Nam trước
1975.
Tôi may mắn có người chị cả một thời say mê tạp chí Tuổi Hoa. Hồi đó nhà nghèo (giờ vẫn nghèo ), nên chị mua báo bằng tiền mẹ cho để đi xe, và… đi bộ tới trường. Vì Tuổi Hoa là bán nguyệt san, nửa tháng ra một số, nên chị cũng hơi chật vật về tài chánh
Trước khi đọc một cuốn báo mới, năm chị em tôi hay mân mê cái bìa báo xinh xắn, nhiều màu sắc qua nét cọ tài hoa của họa sĩ Vivi. Hình bìa hầu hết là tác phẩm của Vivi (trừ rất ít – hình như một cái – của một học viên trong Lớp Hội Họa Tuổi Hoa).
Tôi may mắn có người chị cả một thời say mê tạp chí Tuổi Hoa. Hồi đó nhà nghèo (giờ vẫn nghèo ), nên chị mua báo bằng tiền mẹ cho để đi xe, và… đi bộ tới trường. Vì Tuổi Hoa là bán nguyệt san, nửa tháng ra một số, nên chị cũng hơi chật vật về tài chánh
Trước khi đọc một cuốn báo mới, năm chị em tôi hay mân mê cái bìa báo xinh xắn, nhiều màu sắc qua nét cọ tài hoa của họa sĩ Vivi. Hình bìa hầu hết là tác phẩm của Vivi (trừ rất ít – hình như một cái – của một học viên trong Lớp Hội Họa Tuổi Hoa).
NHỮNG SỰ THẬT CẦN PHẢI BIẾT – Q.3: Phần2 (Đặng Chí Hùng)
Phần 2: Tuyệt đối đừng nghe những gì cộng sản nói !
Như đã từng nói trong Phần 1 – Quyển 3 thì CSVN dùng nhiều chính sách để chia rẽ và bôi nhọ cộng đồng người Việt Quốc Gia. Trong bài này, người viết xin đề cập đến câu chuyện của cựu tổng thống VNCH – Nguyễn Văn Thiệu. Câu nói để đời của ông “ Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm” đã vận vào đời ông qua câu chuyện 16 tấn vàng nổi bật. Đó là một phần trong sách lược ngậm máu phun người, chia rẽ đoàn kết của cộng đồng người Việt Quốc Gia của CSVN. Câu chuyện đó được bắt đầu như thế nào…?Người Lính Năm Xưa - Người Lính Không Có Số Quân
Người Lính Không Có Số Quân - Trần như Xuyên
Thanh Phương diễn đọc
NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN - Trần như Xuyên
Tối đó, tôi dẫn
Đại đội tới điểm đóng quân đêm, đây là ngày đầu tiên tôi nắm Đại đội, sáng nay
có cuộc bàn giao ở Tiểu đoàn, người Đại đội trưởng tiền nhiệm,cũng là khóa đàn
anh của tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa quân chánh.
Ra
trường được sáu tháng, từ anh Thiếu úy mới tò te ra trường, giờ đã lên nắm Đai
đội, quả là thời gian hơi nhanh so với những đứa bạn cùng khóa ở các binh chủng
khác như Nhẩy dù, Thủy quân lục chiến..., có lẽ họ vẫn còn đang thực tập ở Trung
đội hay là Trung đội trưởng mà thôi. Tôi nắm Đại đội hơi nhanh không phải vì
mình tài giỏi gì mà năm 67 khi ra trường, như bao đứa bạn khác chọn đi Bộ binh,
các đơn vị rất thiếu sĩ quan, như Tiểu đoàn tôi về chẳng hạn, có Đại đội xử lý
là một Chuẩn úy, gọi là xử lý cũng không đúng vì trong cấp số coi Đại đội thì
tối thiểu phải là Thiếu úy, nhưng không hiểu sao vào những năm này, sĩ quan quá
thiếu, bởi vậy khi vừa tới Trung đoàn, nghe tin có mấy sĩ quan Đà lạt mới ra
trường là các đơn vị nhao nhao lên xin, tôi được đưa về Tiểu đoàn 4/46 thì một
ông đàn anh khóa 16 đang làm Đại đội trưởng xin ngay tôi về. Ông tên Hồ Trang,
khóa 16, ở miền Trung bị thuyên chuyển vào Nam vì dính dáng tới vụ Phật Giáo,
ngoài đó ông đã là Tiểu đoàn phó nên vị Tiểu đoàn Trưởng cũng có hơi nể, quay
quắt vì việc phải thuyên chuyển xa nhà, bị giam lon, giam chức nên ông gắt gỏng
như mắm tôm, ông nghiêm khắc với mọi người nhưng rất chí tình trong việc chỉ bảo
cho tôi từng ly, từng tí việc chỉ huy mà dầu sao tôi cũng còn quá mới, quân
trường dậy là một chuyện, ra đây đụng với thực tế lại là một chuyện khác.
Tháng giêng tháng bảy buồn như nhau - Hoàng Nga
Tôi với Phú là bà con bắn một trăm quả đại bác không tới. Sở dĩ còn
biết tên nhau là vì mẹ Phú buôn bán chung với ba mẹ tôi. Lúc nhỏ, tôi
hay nghe chị Thu, mẹ Phú, than thở về ông con trai duy nhất không chịu
học hành tử tế, chỉ ham nhảy đầm, tụm năm tụm bảy với một đám bạn rặt
khuôn. Tôi không biết mặt Phú dù nhiều lần đến nhà chị Thu.
Năm tôi lên đệ tam mà ba mẹ tôi vẫn bắt anh Chuân đón đưa đi về học. Anh Chuân rầu rĩ vì giờ giấc bắt buộc mà tôi cũng quê với bạn bè. Tôi “xuống đường” liên miên nhưng vẫn không thay đổi được ý của ông bà cụ.
Năm tôi lên đệ tam mà ba mẹ tôi vẫn bắt anh Chuân đón đưa đi về học. Anh Chuân rầu rĩ vì giờ giấc bắt buộc mà tôi cũng quê với bạn bè. Tôi “xuống đường” liên miên nhưng vẫn không thay đổi được ý của ông bà cụ.
Ngày Đôi Ta Không Còn Thơ - Hoàng Nga
Gửi chị Kim Chi nhân… nhìn thấy Hoa Sứ Vàng.
Nơi đó, Nguyễn vẫn thường chờ tôi ngày xưa.
Nơi đó, giờ chỉ còn trơ lại một thẻo đất nhỏ, nằm lạc lõng, xéo góc với bảo tàng viện, một ngôi đền cũ của người Chàm duy nhất sót lại ở thành phố. Tượng chiến sĩ trong công viên đã biến mất. Trang trại lính sau lưng cổ viện, dọc theo bờ sông, có lẽ còn mất sớm hơn. Người ta mở ra một con đường mới, khá rộng, chạy thẳng về thành phố cổ. Phía bên kia sông, nơi ngày xưa có những dãy nhà sàn ẩn hiện dưới các lùm cây mờ xanh, nơi đã ngốn của tôi hằng bao nhiêu giờ ra chơi chỉ dán mũi vào cửa kính lớp học để ngắm nhìn, bây giờ là nhà hàng là khách sạn là bia ôm là quán nhậu.
Nơi đó, Nguyễn vẫn thường chờ tôi ngày xưa.
Nơi đó, giờ chỉ còn trơ lại một thẻo đất nhỏ, nằm lạc lõng, xéo góc với bảo tàng viện, một ngôi đền cũ của người Chàm duy nhất sót lại ở thành phố. Tượng chiến sĩ trong công viên đã biến mất. Trang trại lính sau lưng cổ viện, dọc theo bờ sông, có lẽ còn mất sớm hơn. Người ta mở ra một con đường mới, khá rộng, chạy thẳng về thành phố cổ. Phía bên kia sông, nơi ngày xưa có những dãy nhà sàn ẩn hiện dưới các lùm cây mờ xanh, nơi đã ngốn của tôi hằng bao nhiêu giờ ra chơi chỉ dán mũi vào cửa kính lớp học để ngắm nhìn, bây giờ là nhà hàng là khách sạn là bia ôm là quán nhậu.
Dặm Dài - Tác giả: Hoàng Nga
Hoàng Nga là tên thật. Sang Úc từ năm
1988, làm việc tại Đức từ năm 1993-2008. Đang sống tại thành phố Sioux
Falls từ tháng 07 năm 2012 với gia đình con gái, rể và hai cháu ngoại.
Có viết cho các tạp chí Làng Văn (Canada), Văn (Hoa Kỳ) Văn Học (Hoa
Kỳ), Phố Văn (Hoa Kỳ), Việt Luận (Úc)… Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu
tiên của tác giả.
Inscription à :
Articles (Atom)