mardi 28 février 2023

Tác giả 'Người tình' với tự do báo chí - Phạm Cao Phong

"Duras Song" là tên cuộc triển lãm đặc biệt, kéo dài từ cuối năm 2014 tới đầu năm 2015 nhằm đánh dấu 100 năm cuộc đời và sự nghiệp Marguerite Duras, nữ văn sỹ mà tên tuổi gần gũi đất nước, con người Việt Nam. Sinh ra và lớn lên bên dòng Cửu Long, bà là hiện thân sôi động về một phụ nữ dấn thân, một nhà hoạt động chính trị, sân khấu, điện ảnh và văn học.
Sau 20 năm ở Việt Nam bà trở về nước viết văn, làm phim và viết kịch bản sân khấu.
Bà cũng hoạt động chính trị tích cực, đứng vào hàng ngũ những người kháng chiến chống phát xít, gia nhập Đảng Cộng sản một thời gian, đồng thời là bạn thân của tổng thống Francois Mitterand.
Với văn tài của mình, Marguerite Duras khẳng định chỗ đứng của một gương mặt không thể thiếu trong văn đàn Pháp và thế giới.

Người tình (L'Amant, de Marguerite Duras)

Xem Phim Người Tình - The Lover, L'amant - Vkool.Net - Ảnh 1Nội dung phim

Câu chuyện về cuộc tình giữa một cô gái người Pháp 15 tuổi và một chàng trai Trung Quốc 36 tuổi vào cuối những năm 1920 tại Đông Dương.

Kết thúc kỳ nghỉ hè, cô gái nhỏ quay trở lại Sài Gòn, với ký túc xá quen thuộc của trường trung học. Trên chiếc phà qua sông Mekong, cô gái chống khuỷu tay lên thành phà và lơ đễnh ngắm dòng nước. Một người đàn ông giàu có và lịch lãm chú tâm quan sát cô từ phía chiếc xe limousine. Rồi anh ta tiến lại, làm quen và đề nghị được chở cô về Sài Gòn. Trong vòng một năm rưỡi từ sau giây phút đó, hai người sống với nhau trong một mối quan hệ thể xác mãnh liệt. Một mối quan hệ xuất phát từ khát khao nhục dục và sự đau khổ. Một mối quan hệ bị cấm đoán và chỉ trích.

jeudi 23 février 2023

Rối bời chữ nghĩa - Huy Phương

  Tuần trước tôi vừa « nhập viện ». Nói cho cam, chẳng phải tôi xin vào Viện Mồ Côi làm gì vì đã quá già, cũng không phải vào Viện Hán Học xin thầy mấy chữ thánh hiền, vào Viện Thẩm Mỹ để sửa sang lại dung nhan, cũng chẳng phải vào viện Nghiên Cứu Mác- Lê Nin của ông Hoàng Minh Chính để làm quái gì, vậy mà bạn bè, bà con cứ nói một hai là tôi « nhập viện ».

Cái chết của một ngôn ngữ : tiếng Việt Sài Gòn cũ Trịnh Thanh Thủy

Vấn đề ngôn ngữ là vấn đề của muôn thuở, không riêng gì của người Việt. Trong bài viết này, tôi muốn bàn về một thực trạng của tiếng Việt mà đã đến lúc, chúng ta không thể không suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc. Đó là nguy cơ diệt vong của một thứ tiếng Việt mà người miền Nam Việt Nam dùng trước năm 1975 hay còn được gọi là tiếng Việt Sài Gòn cũ. Thứ tiếng Việt đó đang mất dần trong đời sống hàng ngày của người dân trong nước và chẳng chóng thì chầy, nó sẽ biến thành cổ ngữ, hoặc chỉ còn tìm thấy trong tự điển, không còn ai biết và nhắc tới nữa. Điều tôi đang lo lắng là nó đang chết dần ngay chính trong nước chứ không phải ở ngoài nước. Người Việt hải ngoại mang nó theo hành trình di tản của mình và sử dụng nó như một thứ ngôn ngữ lưu vong. Nếu người Việt hải ngoại không dùng, hay nền văn học hải ngoại không còn tồn tại, nó cũng âm thầm chết theo. Nhìn tiếng Việt Sài Gòn cũ từ từ biến mất, lòng tôi bỗng gợn một nỗi cảm hoài. Điều tôi thấy, có lẽ nhiều người cũng thấy, thấy để mà thấy, không làm gì được. Sự ra đi của nó âm thầm giống như những dấu tích của nền văn hoá đệ nhất, đệ nhị cộng hoà VN vậy. Người ta không thể tìm ra nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, Cổ Thành Quảng Trị, nghĩa trang Quận Đội, trường võ bị Thủ Đức, v.v... Tất cả đã thay đổi, bị phá huỷ hoặc biến đi như một sắp xếp của định mệnh hay một định luật của tạo hoá. 

Ngôn Ngữ Saigon - Sài-gòn Cô Nương

Đọc lá thư của bạn kể kỳ rồi về Saigon, đi đâu cũng nghe người ta nói 'không dám đâu', 'biết chết liền'...thật buồn cười...
Những chuyện chữ nghĩa như thế rất nhiều. Bạn ở xa về lạ tai nhưng người trong nước nghe hoài mỗi ngày, câu cửa miệng nói hoài hằng ngày nên chẳng bao giờ để ý ngẫm nghĩ ý nghĩa và âm thanh để thấy buồn cười hay không. Trên trang viết, điều ấy cũng hiển hiện khá rõ. Một ông chủ bút có nhận xét đọc truyện từ Saigon gửi đi biết ngay người viết được đào tạo sau 75, lớn lên sau 75 trong khi một ông chủ bút khác lại nhận xét tác giả hẳn là một ông Bắc-kỳ thời tiền chiến chứ không phải một cô nương được sinh ra nơi xứ miền Nam thừa thãi gió và nắng vàng.

Nỗi buồn tiếng Việt - Chu Đậu

Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, theo sinh hoạt xã hội. Mỗi ngày, từ những đổi mới của đời sống, từ những ảnh hưởng của văn minh ngoại quốc mà ngôn ngữ dần dần chuyển biến. Những chữ mới được tạo ra, những chữ gắn liền với hoàn cảnh sinh hoạt xưa cũ đã quá thời, dần dần biến mất. Cứ đọc lại những áng văn thơ cách đây chừng năm mươi năm trở lại, ta thấy nhiều cách nói, nhiều chữ khá xa lạ, vì không còn được dùng hàng ngày. Những thay đổi này thường làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động hơn, giàu có hơn, tuy nhiên, trong tiếng Việt khoảng mấy chục năm gần đây đã có những thay đổi rất kém cỏi. Ban đầu những thay đổi này chi giới hạn trong phạm vi Bắc vĩ tuyến 17, nhưng từ sau ngày cộng sản toàn chiếm Việt Nam, 30 tháng tư năm 1975, nó đã xâm nhập vào ngôn ngữ miền Nam. Rồi, đau đớn thay, lại tiếp tục xâm nhập vào tiếng Việt của người Việt ở Hải Ngoại. Người ta thuận theo các thay đổi xấu ấy một cách lặng lẽ, không suy nghĩ, rồi từ đó nó trở thành một phần của tiếng Việt hôm nay. Nếu những thay đổi ấy hay và tốt thì là điều đáng mừng ; Nhưng than ôi, hầu hết những thay đổi ấy là những thay đổi xấu, đã không làm giầu cho ngôn ngữ dân tộc mà còn làm tiếng nước ta trở nên tối tăm.

mercredi 22 février 2023

Ngôn Ngữ Ngậm Ngùi - Lê Hữu

Ngôn Ngữ Ngậm Ngùi 

Tiếng nước tôi 
bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Phạm Duy
 

Sài Gòn: nhìn lại 50 năm, 1963-2013

“Chút rượu hồng đây, xin rưới xuống,
Giải oan cho cuộc biển dâu này.”
(Ta về – Tô Thùy Yên)
 

mercredi 1 février 2023

Xem lại những hí họa của Chóe

Viết về hội họa có lẽ không ai có đủ “thẩm quyền” hơn các họa sĩ. Họ là những người trong nghề nên có những nhận xét chuyên môn mà những người “ngoại đạo” như tôi không thể nào có được. Muốn làm nhà phê bình hội họa lại càng khó hơn vì chưa chắc một họa sĩ tài hoa đã là một nhà phê bình xuất sắc.

Thế cho nên, bài viết này chỉ là một cái nhìn của người thưởng ngoạn những bức hí họa của họa sĩ Nguyễn Hải Chí (*) mà lâu nay ta biết đến qua cái tên Chóe trên báo chí.