jeudi 31 décembre 2015
dimanche 27 décembre 2015
Những chuyện đời bình thường trong truyện ngắn Tiểu Tử - Nguyễn Văn Sâm
Tôi biết rất ít về con người của Tiểu Tử, đại khái ông, là con trai của
nhà văn tiên phong Miền Nam Võ Thành Cứ, đã từng dạy ở trường Petrus Ký
một niên khóa nào đó giữa thập niên 50 khi tốt nghiệp kỹ sư từ Pháp về.
Lúc đó tôi đang theo học tại trường nầy (54-57) (như vậy trên danh nghĩa
tôi là học sinh của ông). Bây giờ ông định cư ở Paris sau một thời gian
làm việc ở Phi Châu. Thỉnh thoảng ông phóng lên mạng một truyện ngắn
ngắn nhưng hầu hết tình tiết trong câu chuyện thường đi sâu vào lòng
người, được đón nhận với cảm tình. Điều nầy do ông biết chọn tình tiết
nổi bật, hy sinh những điểm nhỏ không ích lợi cho toàn truyện mặc dầu sẽ
làm bài văn trở nên sinh động và mang nhiều màu sắc văn chương hơn.
Thêm vào đó, văn ông giản dị trong sự mô tả khiến người đọc dễ cảm nhận
những điều ông muốn chuyển tải. Đối thoại của Tiểu Tử bình dị, không bị
lệ thuộc vào tính chất cách điệu của văn chương sáng tác nên rất giống
với lời nói chuyện ngoài đời. Đó là ba trong số những yếu tố thành công
của truyện ngắn Tiểu Tử.
Jenny Đỗ, còn bao mùa Giáng Sinh yêu thương nữa? - Thanh Trúc, phóng viên RFA
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi kỳ này mong muốn gởi đến quí vị một
câu chuyện cảm động về một người tốt lành mà cuộc sống với cô không còn
bao lăm khi căn bệnh ung thư đi vào giai đoạn cuối:
Chụp cái CT Scan ra thì họ nói rằng lá phổi Jenny bị kín hết giống như đèn trên cây Giáng Sinh vậy đó. Tất cả những hạch bạch huyết trong lá phổi nó sung hết lên, tức là bị cancer affected, là nó nằm trong phổi và trong xương nhưng Jenny nghĩ chắc nó đi đến những chỗ khác nữa rồi. Jenny vừa mới gây quĩ cho Friends Of Hue ngày 27 tháng Chín, , đến này 30 tháng Chín thì bác sĩ thông báo là mình có 30 đến 90 ngày thì mình sẽ ra đi. .
Đó là luật sư Jenny Đỗ đang thưa chuyện cùng quí vị từ San Jose, California. Quê ngoại Nam Định, sinh ra tại Vũng Tàu, Jenny Đỗ có tên Việt là Đặng Thị Phương Thanh, mang hai giòng máu Mỹ Việt với thân phận con lai sau năm 1975:
Chụp cái CT Scan ra thì họ nói rằng lá phổi Jenny bị kín hết giống như đèn trên cây Giáng Sinh vậy đó. Tất cả những hạch bạch huyết trong lá phổi nó sung hết lên, tức là bị cancer affected, là nó nằm trong phổi và trong xương nhưng Jenny nghĩ chắc nó đi đến những chỗ khác nữa rồi. Jenny vừa mới gây quĩ cho Friends Of Hue ngày 27 tháng Chín, , đến này 30 tháng Chín thì bác sĩ thông báo là mình có 30 đến 90 ngày thì mình sẽ ra đi. .
Đó là luật sư Jenny Đỗ đang thưa chuyện cùng quí vị từ San Jose, California. Quê ngoại Nam Định, sinh ra tại Vũng Tàu, Jenny Đỗ có tên Việt là Đặng Thị Phương Thanh, mang hai giòng máu Mỹ Việt với thân phận con lai sau năm 1975:
KHUYẾT TẬT CỦA TRUYỀN THÔNG? (Đặng Chí Hùng)
Truyền
thông có khuyết tật không và trong đó truyền thông hải ngoại có khuyết
tật hay không ?. Đó là một câu hỏi mà nhiều người đã hỏi. Chúng ta xin
hãy bình tâm suy nghĩ để thấy đâu là sự thật.
Truyền
thông là gì ?. Nó là phương tiện truyền tải thông tin và phổ biến kiến
thức, kết nối giữa các mối quan hệ xã hội, người với người. Như vậy xã
hội hiện nay đang được thừa hưởng từ thành quả của công nghệ để có
phương thức truyền thông nhanh, nhạy và tiện dụng nhất. Bản thân sự phát
triển của xã hội của thế giới dân chủ cũng làm cho văn hóa, lối sống
văn minh thông qua truyền thông mà ảnh hưởng đến các nước đang phát
triển, kém phát triển. Nói cho đúng thì truyền thông giúp cho thế giới
“phẳng hơn”. Vì vậy về cơ bản thì truyền thông không có khuyết tật. Cái
khuyết tật nó nằm ở người làm truyền thông chứ không phải là bản thân
truyền thông.
Nhạc Việt Khang: ‘Anh’ và ‘Tôi’ và quê hương - Cát Linh, phóng viên RFA
“Viêt Nam ơi
Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian.
Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất
Mà giặc tàu ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa, đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc tàu…” (Việt Nam tôi đâu?)
Có ai trong chúng ta sẽ không mang cảm giác bồi hồi, thổn thức khi nghe ba chữ “Việt Nam ơi” vang lên giữa bối cảnh đất nước lúc này?
Thời gian quá nửa đời người
Và ta đã tỏ tường rồi
Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói
Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian.
Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất
Mà giặc tàu ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa, đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc tàu…” (Việt Nam tôi đâu?)
Có ai trong chúng ta sẽ không mang cảm giác bồi hồi, thổn thức khi nghe ba chữ “Việt Nam ơi” vang lên giữa bối cảnh đất nước lúc này?
Chúng Ta & Thời Cuộc: Việt cộng sợ Việt Khang
Chúng Ta & Thời Cuộc:
Việt cộng sợ Việt Khang (Phần 1)
Hội luận với Nhà văn Hải Triều
daiphatthanhvietnam-HN
Ước mơ của Thủy - Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Sáng ngày 13 tháng 12 năm 2015, công an bất ngờ ập tới quán cà phê
sách của Chiêu Anh trên đường Nguyễn Văn Nguyễn phường Tân Định Q 1 bắt
sinh viên Phương Uyên và cô chủ quán Chiêu Anh. Hai người bị bắt để tra
hỏi về cuốn sách có tên Ước mơ của Thủy, tác giả là một Việt Kiều đang
sống tại Na Uy với bút danh Lê Việt Kỳ Nhi. Chính Phương Uyên là người
viết tựa cho sách dẫn tới sự bắt giữ hai người.
Một biến cố chữ nghĩa
Vụ việc xáo động cộng đồng mạng vì Phương Uyên là một
khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ tranh đấu của Việt Nam. Cô nổi tiếng và
vừa mãn án tù vì can tội chống Trung Quốc. Những gì Phương Uyên làm dĩ
nhiên được sự chăm sóc triệt để của công an và việc bắt giữ này không
nằm ngoài dự tính của cô gái trẻ đầy nghị lực này.
Hôm Nay LS Nguyễn Văn Đài, Nếu Im Lặng, Mai Sẽ Tới Bạn - Dân Việt
Trong mấy ngày qua, người Việt tự do trên thế giới, những người quan tâm
đến phong trào dân chủ trong nước Việt Nam hoàn toàn bất ngờ trước việc
công an CSVN chính thức bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài lần thứ hai, với
tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Cả các quốc gia tự do dân
chủ cũng bất ngờ.
Lam Phương: “Lạy Trời Con Được Bình Yên”! - Nam Lộc
Chắc ít người biết được cậu nhạc sĩ nghèo, vừa tròn 16 tuổi đã
nổi tiếng ngay với ca khúc thứ hai trong đời, bản “Nhạc Rừng Khuya” được
đón nhận một cách nồng nhiệt không ngờ.
Cali Today News - Tôi được anh Trần Việt Hải yêu
cầu đóng góp bài viết vào “Tuyển Tập Lam Phương” vào giờ thứ 25, tức là
thời điểm cuối cùng khi mà hầu hết bài vở của quý văn hữu hoặc thân hữu
khác đã gởi về đầy đủ để sách chuẩn bị lên khuôn.
Thời gian này cũng trùng hợp vào lúc mà chúng tôi đang chuẩn bị thu
hình cho chương trình ca nhạc thứ 77 của Trung tâm Asia với chủ đề
“Dòng nhạc Anh Bằng và Lam Phương” nên tôi chợt nghĩ hay là mình cứ chia
sẻ với mọi người những diễn biến chung quanh việc thực hiện bộ DVD đặc
biệt này đồng thời cảm tưởng riêng tư của mình đối với hai trong số các
nhạc sĩ khả kính nhất của nền âm nhạc Việt Nam.
Nhà văn nữ Điệp Mỹ Linh "Nói về tướng Hoàng cơ Minh" - Giao Chỉ - San Jose
Lời nói đầu: Nhân dịp thời sự còn bàn tán về
cuốn phim Terror in Little Saigon với đề tài các nhà báo Việt Nam bị sát
haị 35 năm trước, chúng tôi đăng bài "Trách chi người đem thân giúp
nước" để giới thiệu hồi ký của một kháng chiến quân. Qua bài viết tôi
bầy tỏ công khai cảm tình với kháng chiến và đặc biệt hết sức quý trọng
tinh thần hy sinh của tướng Hoàng Cơ Minh. Bài viết tác giả nghĩ là
trung thực nhưng vẫn có một số anh em kháng chiến không vui. Số người
thường trực chống đối thì đánh phá đồng loạt. Các diễn đàn đăng tải
những luận điệu xấu xa, sai lầm một chiều đã giết chết các cơ hội thào
luận đứng đắn. Nhiều thức giả sợ hãi không còn muốn lên tiếng. Nhưng có
một người đã can đảm nói ra tấm lòng ngưỡng mộ các anh hùng kháng chiến
và đề đốc Hoàng Cơ Minh. Đó là bà Điệp Mỹ Linh.
Một tiểu thuyết gia có nhiều tác phẩm. Đặc biệt, vì là phu nhân một sĩ
quan hải quân VNCH bà đã có nhiều tin tức và cơ hội sáng tác cuốn ký sử
Hải quân VNCH rakhơi.
mardi 15 décembre 2015
Người có đôi mắt vua Hàm Nghi
Mái tóc bồng bềnh, cặp mắt đẹp, cái nhìn thẳng thắn, sôi nổi, Amandine Dabat mang đến cảm giác ấm áp, dễ chịu trong đối thoại.
Tôi tìm gặp Amandine ở Paris vào một buổi chiều ngày 13 tháng 11/2015 vì luận án tiến sĩ của cô đề cập đến chủ đề dễ gây sóng gió.
Đó là hai vấn đề gai góc: thẩm định lại chỗ đứng của vua Hàm Nghi (1871-1943) trong lịch sử mà còn đặt một câu hỏi về vị trí của ông trong hội hoạ Việt Nam tương lai sẽ ra sao.
Cách đây 5 năm, vào ngày nhận bằng tiến sĩ về khảo cổ Amandine được mẹ tặng cho một kỷ vật của gia đình.
Tôi tìm gặp Amandine ở Paris vào một buổi chiều ngày 13 tháng 11/2015 vì luận án tiến sĩ của cô đề cập đến chủ đề dễ gây sóng gió.
Đó là hai vấn đề gai góc: thẩm định lại chỗ đứng của vua Hàm Nghi (1871-1943) trong lịch sử mà còn đặt một câu hỏi về vị trí của ông trong hội hoạ Việt Nam tương lai sẽ ra sao.
Cách đây 5 năm, vào ngày nhận bằng tiến sĩ về khảo cổ Amandine được mẹ tặng cho một kỷ vật của gia đình.
Bài Học Từ Vụ Khủng Bố 911 - Vi Anh
Cuộc khủng bố ngày 2/12/2015 ở San Bernardino quá nhỏ so với cuộc khủng
bố ngày 11/9/2001 ở New York và Washington DC. Nhưng các chính khách Mỹ
ồn ào quá nhiều về cuộc khủng bố Nam Cali. Phe thân Hành Pháp thì lôi
tội lỗi tổ tiên ra trách đã cho dân Mỹ quyền có súng, nhiều súng mà phe
bên kia đã đánh bại mọi cố gắng kiểm soát và hạn chế. Phe chống Hành
Pháp đòi hỏi cấm cửa người nhập cư từ Syria và Iraq, coi là mối đe doạ
cho nền an ninh nước Mỹ, bị phe thân Hành Pháp tố là không xứng đáng ra
tranh cử tổng thống. Người dân Mỹ đa văn hoá, đa sắc tộc rất buồn. Nhà
cha mẹ cháy, anh chị em đồng bào chết, mà không đoàn kết nhau chữa cháy,
cứu thương, tìm cách diệt kẻ thù, mà cứ rầy lộn nhau, thật là đáng
tiếc.
Mỗi khi Mỹ xoay trục, Mặt Trận lao đao!
"...Người Mỹ chỉ muốn dùng cộng đồng người Việt tỵ nạn để quậy phá, không cho Đảng CSVN ngồi yên, trong khi đa số người Việt vẫn tin rằng họ đang “giải phóng quê hương”!..."CŨNG CHỈ LÀ CÔNG CỤ
Chúng ta nhớ lại, trong thời gian còn chiến tranh lạnh, với sự yểm trợ của Mỹ, tại một đại hội đã được tổ chức tại Washinton DC ngày 1.9.1981, một số tổ chức của người Việt đã quyết định thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam do Tướng Hoàng Cơ Minh lãnh đạo, để đi qua Thái Lan thành lập cứ điểm đưa quân xâm nhập vào Việt Nam lập chiến khu chống lại Cộng Sản.
T.Vấn : Nhà văn Khuất Đẩu và tập sách “ Buồn như ly rượu cạn”
Nhà văn Khuất Đẩu vừa “in chui” một tập sách gồm 58 đoản văn đăng rải
rác đây đó trên các trang báo mạng từ hơn một năm nay ( mà phần lớn là
những bài đã đăng trong chuyên mục “Khuất Đẩu – Những Trang Viết Ngắn “ trên trang mạng văn chương T.Vấn & Bạn Hữu).
In chui vì không được phép in, không muốn xin phép in, vì tại sao phải xin phép in .
Chui, nhưng sách vẫn đẹp, trang nhã, được chăm sóc cẩn thận. Bìa trước là chân dung Khuất Đẩu vẽ bằng trí nhớ của Đinh Cường. Bìa sau là một bức tranh của Thân Trọng Minh mà nhà văn “tự thú” rằng “ tôi tìm thấy tôi trong tranh của Thân Trọng Minh”.
In, vì dù thế giới ảo có sức chuyển tải xa và rộng đến thế nào đi nữa, nó vẫn không, chưa, thể thay thế được thế giới thật. Ở đây là sách điện tử vs sách in, là màn hình máy tính trắng rợn người vs trang giấy in thơm mùi giấy mùi mực, là cảm giác lơ lửng giữa cõi hư không vs cảm giác sờ được, ngửi được, và ở những trang sách cũ là cảm giác sự hiện diện của các tiền nhân đã từng trăn trở trên cùng một trang sách mình đang trăn trở.
In chui vì không được phép in, không muốn xin phép in, vì tại sao phải xin phép in .
Chui, nhưng sách vẫn đẹp, trang nhã, được chăm sóc cẩn thận. Bìa trước là chân dung Khuất Đẩu vẽ bằng trí nhớ của Đinh Cường. Bìa sau là một bức tranh của Thân Trọng Minh mà nhà văn “tự thú” rằng “ tôi tìm thấy tôi trong tranh của Thân Trọng Minh”.
In, vì dù thế giới ảo có sức chuyển tải xa và rộng đến thế nào đi nữa, nó vẫn không, chưa, thể thay thế được thế giới thật. Ở đây là sách điện tử vs sách in, là màn hình máy tính trắng rợn người vs trang giấy in thơm mùi giấy mùi mực, là cảm giác lơ lửng giữa cõi hư không vs cảm giác sờ được, ngửi được, và ở những trang sách cũ là cảm giác sự hiện diện của các tiền nhân đã từng trăn trở trên cùng một trang sách mình đang trăn trở.
Đọc tản văn của Khuất Đẩu - Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Vào giữa năm 2010 trên trang mạng Talawas xuất hiện tác phẩm “Những
tháng năm cuồng nộ” được người đọc nhanh chóng yêu thích không những do
đề tài cấm kỵ được một cây viết đang sống trong nước khai thác mà bởi
chính phong cách riêng của tác phẩm đã khiến nó được tìm đọc và lan
truyền.
Viết chỉ để mở lòng
Tác giả quyển sách là nhà văn Khuất Đẩu. Ông không sống bằng nghề viết văn và theo như ông tự nhận, ông viết chỉ để mở lòng ra cho vơi những chất chứa, như con tầm tự phải nhả tơ. Mặc dù khó khăn chúng tôi cũng may mắn tìm ra địa chỉ của ông và được ông cho biết:IS TỰ XƯNG và CS TỰ HÀO! - Khuất Đẩu
Khi trông thấy những đao phủ thủ của cái gọi là các tổ chức nhà nước
Hồi giáo IS tự xưng bịt mặt hành quyết những con tin vô tội và cảnh bọn
chúng hò reo dưới lá cờ đen của quỷ, tôi biết rằng ngày ấy sẽ tới.
Ngày mà, không chỉ một vài con tin mặc áo màu lửa bị chặt đầu, bị thiêu sống hay bị xe tăng cán qua. Mà có thể là hàng trăm, hàng ngàn.
Ngày mà, không riêng gì ở sa mạc Syria nắng cháy, ở Iraq đổ nát. Mà có thể ở mọi nơi mọi lúc trên khắp trái đất..
Ngày mà sự yên bình, sự ngây thơ và cả sự lãng mạn bị xé toạt, bị giẫm đạp.
Ngày mà cả thế giới sững sờ, kinh hãi.
Ngày mà, không chỉ một vài con tin mặc áo màu lửa bị chặt đầu, bị thiêu sống hay bị xe tăng cán qua. Mà có thể là hàng trăm, hàng ngàn.
Ngày mà, không riêng gì ở sa mạc Syria nắng cháy, ở Iraq đổ nát. Mà có thể ở mọi nơi mọi lúc trên khắp trái đất..
Ngày mà sự yên bình, sự ngây thơ và cả sự lãng mạn bị xé toạt, bị giẫm đạp.
Ngày mà cả thế giới sững sờ, kinh hãi.
Khuất Đẩu : CÂY DẦU ĐÔI
Cả ngàn cây xanh ở Hà Nội bị chặt nằm ngổn ngang như vừa trải qua một
siêu bão của thế kỷ. Tôi không là người Hà Nội, nhưng cũng cảm thấy
nhói đau như tóc trên đầu của mình vừa bị ai đó tàn nhẫn nhổ đi từng
mảng.
Cây là hồn của phố, là ký ức, là kỷ niệm. Còn hơn thế, cây là chứng tích của lịch sử. Như cây dầu đôi ở thành Diên Khánh.
Đó là cây dầu có hai thân cùng một gốc, như hai anh em song sinh đứng bên đường thiên lý bắc nam suốt mấy trăm năm. Hai thân cây thẳng tắp, to đến mấy người ôm, với cành nhánh xum xuê là chứng tích cuối cùng của rừng già ngàn tuổi.
Cây kiêu hãnh vươn mình lên trời cao, như một vị thần bổn mạng của xứ sở trầm hương. Trước mặt là biển Đông bát ngát, sau lưng là hòn Bà sừng sững.
Cây là hồn của phố, là ký ức, là kỷ niệm. Còn hơn thế, cây là chứng tích của lịch sử. Như cây dầu đôi ở thành Diên Khánh.
Đó là cây dầu có hai thân cùng một gốc, như hai anh em song sinh đứng bên đường thiên lý bắc nam suốt mấy trăm năm. Hai thân cây thẳng tắp, to đến mấy người ôm, với cành nhánh xum xuê là chứng tích cuối cùng của rừng già ngàn tuổi.
Cây kiêu hãnh vươn mình lên trời cao, như một vị thần bổn mạng của xứ sở trầm hương. Trước mặt là biển Đông bát ngát, sau lưng là hòn Bà sừng sững.
Trên đồi cao - Khuất Đẩu
Nhà văn Khuất Đẩu hiện sống tại Việt Nam. Ông đã cộng tác với Tiền Vệ,
Talawas, Thư Quán Bản Thảo, Thông Luận, Văn Chương Việt, T. Vấn &
Bạn hữu, Thư Viện Sáng Tạo...
T. Vấn nhận định về Khuất Đẩu
Khuất Đẩu là một cái tên rất mới trong làng văn chương cả hải ngọai lẫn trong nước.
Khuất Đẩu không còn trẻ. Ông sinh năm 1940 tại Bình Định. Tên thật là Trương Đẩu. Nhưng lại có cái tên mọi người thường gọi là Trương Thanh Sơn. Khi tác phẩm “Những tháng năm cuồng nộ” của ông xuất hiện trên trang mạng Talawas tháng 3 năm 2010 dưới bút hiệu viết tắt K.Đ, người đọc đã bị “bất ngờ”, cái bất ngờ gây cảm giác “thú vị” cho cả người đọc lẫn người viết. Bất ngờ là vì cái giọng văn già dặn, từng trải, chắc nịch, gọn và khô ấy đã thể hiện thật xuất sắc nội dung những điều ông muốn gởi đến người đọc…”
T. Vấn nhận định về Khuất Đẩu
Khuất Đẩu là một cái tên rất mới trong làng văn chương cả hải ngọai lẫn trong nước.
Khuất Đẩu không còn trẻ. Ông sinh năm 1940 tại Bình Định. Tên thật là Trương Đẩu. Nhưng lại có cái tên mọi người thường gọi là Trương Thanh Sơn. Khi tác phẩm “Những tháng năm cuồng nộ” của ông xuất hiện trên trang mạng Talawas tháng 3 năm 2010 dưới bút hiệu viết tắt K.Đ, người đọc đã bị “bất ngờ”, cái bất ngờ gây cảm giác “thú vị” cho cả người đọc lẫn người viết. Bất ngờ là vì cái giọng văn già dặn, từng trải, chắc nịch, gọn và khô ấy đã thể hiện thật xuất sắc nội dung những điều ông muốn gởi đến người đọc…”
(T.V ấn & Bạn hữu)
Những đứa trẻ tháng tư - Khuất Đẩu
Thủa ấy, thế hệ chúng tôi thường ca cẩm “đầu thai nhầm thế kỷ”! Cái
thế kỷ mà chúng tôi ngán ngẩm là thế kỷ hai mươi, với thế chiến thứ
nhất, thế chiến thứ hai, rồi chiến tranh lạnh, chiến tranh quy ước và
cuộc nội chiến lê thê suốt hai mươi năm dài.
Kêu trong chán nản, trong hờn dỗi, nhưng không tuyệt vọng. Vì còn kêu được kia mà. Chỉ có một chút tấm tức, sao không được sinh ra trong những thế kỷ yên bình. Có nghĩa rằng, dù thế nào chăng nữa, thì được sinh ra làm người vẫn hơn là không được sinh ra.
Một thế hệ sau đó, những đứa trẻ sinh ra trong tháng tư, bảy lăm, thì khác hẳn. Chúng không kêu, mà hỏi: sinh chúng tôi ra làm gì?
Đó là những đứa trẻ mẹ mang đầy bụng, mẹ không thở ra hơi mà vẫn phải bết bát chạy.
Chạy từ cầu Ái Tử qua cầu Tràng Tiền. Rồi từ cầu Tràng Tiền lê lết trèo qua đèo Hải Vân. Rồi từ đèo Hải Vân qua đèo Mẹ Bồng Con. Sau cùng đến giữa trái tim thủ đô Sài Gòn, vẫn phải giẫm đạp lên nhau để xuống bến Bạch Đằng, hay chen lấn nhau đến nghẹt thở để chui vào phi cảng Tân Sơn Nhất. Một cuộc chạy Marathon dài nhất trong lịch sử.
Kêu trong chán nản, trong hờn dỗi, nhưng không tuyệt vọng. Vì còn kêu được kia mà. Chỉ có một chút tấm tức, sao không được sinh ra trong những thế kỷ yên bình. Có nghĩa rằng, dù thế nào chăng nữa, thì được sinh ra làm người vẫn hơn là không được sinh ra.
Một thế hệ sau đó, những đứa trẻ sinh ra trong tháng tư, bảy lăm, thì khác hẳn. Chúng không kêu, mà hỏi: sinh chúng tôi ra làm gì?
Đó là những đứa trẻ mẹ mang đầy bụng, mẹ không thở ra hơi mà vẫn phải bết bát chạy.
Chạy từ cầu Ái Tử qua cầu Tràng Tiền. Rồi từ cầu Tràng Tiền lê lết trèo qua đèo Hải Vân. Rồi từ đèo Hải Vân qua đèo Mẹ Bồng Con. Sau cùng đến giữa trái tim thủ đô Sài Gòn, vẫn phải giẫm đạp lên nhau để xuống bến Bạch Đằng, hay chen lấn nhau đến nghẹt thở để chui vào phi cảng Tân Sơn Nhất. Một cuộc chạy Marathon dài nhất trong lịch sử.
Thơ, Nhạc và “Người Tình” của Nguyễn Đình Toàn - Cát Linh, phóng viên RFA
Thơ, Nhạc và "Người Tình" của Nguyễn Đình Toàn
samedi 5 décembre 2015
Hài Nhi Facebook Maxima, $45 Tỷ.. - Giao Chỉ San Jose
Bài này không phải sáng tác của Giao Chỉ. Chúng tôi chỉ làm công việc giới thiệu. Trước hết xin tóm lược như sau.
Hơn 10 năm trước có anh chàng sinh viên Harvard cùng các bạn phát minh ra Facebook, một hình thức viết nhật ký cá nhân mở rộng trên mạng lưới để kết nạp thân hữu. Tên anh chàng là Mark Zuckerberg mới ngoài 30 tuổi. Trong khi Facebook trên đường đi kết nạp thiên hạ thì Mark gặp người yêu trong tiệc thân hữu khi 2 nguời xếp hàng trước nhà vệ sinh. Nàng là cô gái Trung Hoa, một sinh viên y khoa tên là Priscilla Chan. Một sáng một chiều facebook trở thành hiện tượng cuốn hút tuổi trẻ và cả người lớn trên thế giới thì cô Tàu hiền lành tốt nghiệp bác sĩ và thành hôn với Mark. Cặp vợ chồng trẻ tuy trở thành đại gia nhưng vẫn giữ nếp sống gia đình hết sức xây dựng. Tiền bạc và danh vọng vẫn không đem lại hạnh phúc sau cùng vì người vợ bị xảy thai 3 lần. Mark rất hào phóng, cho đến đầu năm 2015 anh đã đóng góp cho các chương trinh từ thiện về y khoa và giáo dục 1 tỷ và 600 triệu mỹ kim. Cũng đầu năm nay cô Chan có thai lần thứ tư vào lúc Facebook lên tột đỉnh một tỷ người ghi danh xử dụng. Cá nhân Mark trở thành tỷ phú với tài sản 45 tỷ mỹ kim.
Hơn 10 năm trước có anh chàng sinh viên Harvard cùng các bạn phát minh ra Facebook, một hình thức viết nhật ký cá nhân mở rộng trên mạng lưới để kết nạp thân hữu. Tên anh chàng là Mark Zuckerberg mới ngoài 30 tuổi. Trong khi Facebook trên đường đi kết nạp thiên hạ thì Mark gặp người yêu trong tiệc thân hữu khi 2 nguời xếp hàng trước nhà vệ sinh. Nàng là cô gái Trung Hoa, một sinh viên y khoa tên là Priscilla Chan. Một sáng một chiều facebook trở thành hiện tượng cuốn hút tuổi trẻ và cả người lớn trên thế giới thì cô Tàu hiền lành tốt nghiệp bác sĩ và thành hôn với Mark. Cặp vợ chồng trẻ tuy trở thành đại gia nhưng vẫn giữ nếp sống gia đình hết sức xây dựng. Tiền bạc và danh vọng vẫn không đem lại hạnh phúc sau cùng vì người vợ bị xảy thai 3 lần. Mark rất hào phóng, cho đến đầu năm 2015 anh đã đóng góp cho các chương trinh từ thiện về y khoa và giáo dục 1 tỷ và 600 triệu mỹ kim. Cũng đầu năm nay cô Chan có thai lần thứ tư vào lúc Facebook lên tột đỉnh một tỷ người ghi danh xử dụng. Cá nhân Mark trở thành tỷ phú với tài sản 45 tỷ mỹ kim.
Nhạc sĩ Anh Bằng, một người Việt thương quê mình.- Tuấn Khanh
Cho đến khi nằm xuống, nhạc sĩ Anh Bằng vẫn còn những bài hát và dự
án còn dang dở. Sức làm việc của ông thật đáng nể. Nhiều tổng kết cho
rằng số lượng tác phẩm của ông để lại khoảng 650 bài, nhưng thực tế còn
nhiều hơn như vậy, bởi gần mười năm đau yếu, ông vẫn không thôi sáng
tác.
Nhạc sĩ Anh Bằng (1926-2015) viết rất nhiều thể loại, có lẽ vì vậy mà ông cũng là nhạc sĩ hiếm hoi trong lịch sử âm nhạc Việt Nam có rất nhiều bút danh. Bản tính hào sảng của ông cũng khiến cho gia tài âm nhạc của ông càng đồ sộ hơn, với hàng loạt các ca khúc sáng tác chung với nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ – với tên chung là Lê Minh Bằng.
Nhạc sĩ Anh Bằng (1926-2015) viết rất nhiều thể loại, có lẽ vì vậy mà ông cũng là nhạc sĩ hiếm hoi trong lịch sử âm nhạc Việt Nam có rất nhiều bút danh. Bản tính hào sảng của ông cũng khiến cho gia tài âm nhạc của ông càng đồ sộ hơn, với hàng loạt các ca khúc sáng tác chung với nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ – với tên chung là Lê Minh Bằng.
Dân Pháp Nhìn Lại Ngày Thứ Sáu 13 - Nguyễn Thị Cỏ May
Chánh phủ kêu gọi dân chúng Pháp hãy treo cờ quốc gia ngày thứ sáu 27
tháng 11/2015 như ngày tang cả nước để tưởng niệm đồng bào tử nạn hôm
Thứ Sáu 13. Lời kêu gọi chưa đưa ra, dân chúng đã bắt đầu nghĩ tới treo
cờ trước nhà và đã đi tìm mua cờ. Ngày thường, ở Pháp và cả ở Paris, tìm
mua cờ Pháp không phải dễ. Không thấy ở đâu có bán cờ vì dân Pháp không
biết treo cờ. Chỉ cầm theo cờ và trương cờ lên ở trận đá banh có đội
Pháp đá. Mà phải thắng. Chớ thua thì lặng lẻ đem về. Không phải như ở
Việt nam, nhứt là ở Hà nội, ngày nay, sau khi hết thực dân Pháp, mà tìm
“Cờ Tây” vẫn rất dễ dàng!
Thương Paris, Nhớ Sài Gòn: Khủng Bố ISIL-Daesh, Khủng Bố Việt Cộng - TS Phan Văn Song
Tuần
lễ sắp đến nầy, Paris sẽ là trung tâm của những ưu tư của cả thế giới
về Khí hậu, Môi trường và Hiện tượng Nhà Kiếng đang làm tăng nhiệt độ
của Trái đất và thay đổi cuộc sống của nhơn loại. Hội
Nghị Khí hậu Paris COP 21 sẽ bắt đầu vào tuần tới nầy từ ngày 30 tháng
11 đến 11 tháng 12. Chúng tôi đã viết xong một bài chia sẻ những ưu tư
quan điểm nầy cùng quý vị, qua bài luận về Thông Điệp Laudato si’ của
Giáo Hoàng Francis về Môi Trường.
Nhìn lại sau hơn 55 năm, Nhạc Sĩ Anh Bằng cống hiến cho nền âm nhạc Việt
Nhìn lại sau hơn 55 năm, Nhạc Sĩ Anh Bằng cống hiến cho nền âm nhạc Việt
(Người Việt Tây Bắc posted Nov 17, 2015)
Khi nghe CD “Anh Còn Yêu Em…” trình làng trong năm 2008 của Anh Bằng (phổ thơ Phạm Thành Tài) cùng với Khúc Thụy Du (phổ thơ Du Tử Lê), chúng ta thấy mélody qua dòng nhạc của người nhạc sĩ từng trải mênh mang như sóng nhưng cũng trỗi dậy căng tràn nhựa mới.
Người phụ trách nhạc yêu cầu trên SBTN-TV Orchid Lâm Quỳnh cho biết, “‘Anh Còn Yêu Em” là ca khúc top hit được yêu cầu liên miên trên truyền hình. Với lời thơ: ‘Anh còn yêu em, Nụ hôn sim tím, áo nhàu qua đêm’ ‘Anh còn yêu em, như rừng lửa cháy, anh còn yêu em, như ngày xưa ấy, anh còn yêu em, đường xanh ngực nở, anh còn yêu em lồng tim rạn vỡ, anh còn yêu em, bờ vai mười sáu… Nồng nàn hương ấm’, và ‘Bạch đàn thâu đêm, Thầm thì tóc rũ chiều xuống mờ sương, cửa đóng rèm buông – Gối kề bên gối, môi kề bên môi’… ‘Buồm trăng giương cánh, khi biển triều lên, sóng xa êm đềm’ ‘Anh còn yêu em – Chênh vênh mi buồn’, mélody của ca khúc này bắt được bằng những rung động của lời thơ, như chính Anh Bằng là người làm thơ, sống động như đó là nội dung cuộc sống của ông.”
(Người Việt Tây Bắc posted Nov 17, 2015)
Khi nghe CD “Anh Còn Yêu Em…” trình làng trong năm 2008 của Anh Bằng (phổ thơ Phạm Thành Tài) cùng với Khúc Thụy Du (phổ thơ Du Tử Lê), chúng ta thấy mélody qua dòng nhạc của người nhạc sĩ từng trải mênh mang như sóng nhưng cũng trỗi dậy căng tràn nhựa mới.
Người phụ trách nhạc yêu cầu trên SBTN-TV Orchid Lâm Quỳnh cho biết, “‘Anh Còn Yêu Em” là ca khúc top hit được yêu cầu liên miên trên truyền hình. Với lời thơ: ‘Anh còn yêu em, Nụ hôn sim tím, áo nhàu qua đêm’ ‘Anh còn yêu em, như rừng lửa cháy, anh còn yêu em, như ngày xưa ấy, anh còn yêu em, đường xanh ngực nở, anh còn yêu em lồng tim rạn vỡ, anh còn yêu em, bờ vai mười sáu… Nồng nàn hương ấm’, và ‘Bạch đàn thâu đêm, Thầm thì tóc rũ chiều xuống mờ sương, cửa đóng rèm buông – Gối kề bên gối, môi kề bên môi’… ‘Buồm trăng giương cánh, khi biển triều lên, sóng xa êm đềm’ ‘Anh còn yêu em – Chênh vênh mi buồn’, mélody của ca khúc này bắt được bằng những rung động của lời thơ, như chính Anh Bằng là người làm thơ, sống động như đó là nội dung cuộc sống của ông.”
jeudi 26 novembre 2015
Trách chi người đem thân giúp nước...- Giao Chỉ San Jose
Trách chi người đem thân giúp nước...
Giao Chỉ, San Jose mở lại hồ sơ Kháng Chiến
Thế giới đang chuyển động vì cuộc chiến chống khủng bố từ Trung Đông qua Âu Châu đến Mỹ châu. Thế giới Người Việt hải ngoại cũng đang bàn tán về vụ nghi án các nhà báo bị thanh toán 35 năm về trước. Là người lên tiếng đầu tiên về cuốn phim phóng sự Terror in Little Saigon, chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi tiếp theo. Căn cứ vào sự hiểu biết và nhận định riêng, chúng tôi sẽ lần lượt trả lời. Nhưng trước hết, xin gửi đến quý vị độc giả thân hữu một tài liệu hơn 10 năm trước. Tôi viết về cuốn sách của tác giả Phạm Hoàng Tùng do Đỗ Thông Minh xuất bản. Bài báo này viết để giới thiệu thiên hồi ký của một kháng chiến quân đã đi theo thầy Minh cho đếnnhững giờ phút cuối, bị bắt, bị tù, được trả tự do, đã vượt biên hiện ở bên Cam Bốt. Sách của anh không được Kháng Chiến và Việt Tân sau này nhìn nhận, nhưng tôi vẫn đọc và tổ chức ra mắt tại San Jose. Ngày xưa khi cô gái hậu phương trách anh trai tiền tuyến, có nhạc sĩ đã khuyên rằng: Trách chi người đem thân giúp nước...
Giao Chỉ, San Jose mở lại hồ sơ Kháng Chiến
Thế giới đang chuyển động vì cuộc chiến chống khủng bố từ Trung Đông qua Âu Châu đến Mỹ châu. Thế giới Người Việt hải ngoại cũng đang bàn tán về vụ nghi án các nhà báo bị thanh toán 35 năm về trước. Là người lên tiếng đầu tiên về cuốn phim phóng sự Terror in Little Saigon, chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi tiếp theo. Căn cứ vào sự hiểu biết và nhận định riêng, chúng tôi sẽ lần lượt trả lời. Nhưng trước hết, xin gửi đến quý vị độc giả thân hữu một tài liệu hơn 10 năm trước. Tôi viết về cuốn sách của tác giả Phạm Hoàng Tùng do Đỗ Thông Minh xuất bản. Bài báo này viết để giới thiệu thiên hồi ký của một kháng chiến quân đã đi theo thầy Minh cho đếnnhững giờ phút cuối, bị bắt, bị tù, được trả tự do, đã vượt biên hiện ở bên Cam Bốt. Sách của anh không được Kháng Chiến và Việt Tân sau này nhìn nhận, nhưng tôi vẫn đọc và tổ chức ra mắt tại San Jose. Ngày xưa khi cô gái hậu phương trách anh trai tiền tuyến, có nhạc sĩ đã khuyên rằng: Trách chi người đem thân giúp nước...
Giám Sát Viên PBS Lên Tiếng Về Phim Terror In Little Saigon
Giám Sát Viên Michael Getler của Hệ thống Truyền Thông Public
Broadcasting Service (PBS), người nhận được thư khiếu nại của Phát Ngôn
Nhân đảng Việt Tân về tính cách thiên lệch và thiếu đạo đức nghề nghiệp
chuyên môn của 2 người thực hiện Richard Rowley và A.C. Thompson, đã trả
lời trong một bài viết đăng trên trang blog của PBS ngày 19 tháng 11,
2015.
Sau khi tóm lược nội dung của cuốn phim “Terror In Little Saigon” và sự gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng người Việt về giá trị của nỗ lực này, cùng với dữ kiện trên 500 người thỉnh nguyện tái mở cuộc điều tra về những cái chết, và một thỉnh nguyện khác với trên 1,900 người (cho đến khi đó) kêu gọi PBS điều tra sự chính trực và chuyên môn của phim trên, bức thư đã nêu lại những phần chính yếu của thư ngỏ của đảng Việt Tân khiếu nại và thư ngỏ trả lời của Frontline và ProPublica.
Sau khi tóm lược nội dung của cuốn phim “Terror In Little Saigon” và sự gây tranh luận sôi nổi trong cộng đồng người Việt về giá trị của nỗ lực này, cùng với dữ kiện trên 500 người thỉnh nguyện tái mở cuộc điều tra về những cái chết, và một thỉnh nguyện khác với trên 1,900 người (cho đến khi đó) kêu gọi PBS điều tra sự chính trực và chuyên môn của phim trên, bức thư đã nêu lại những phần chính yếu của thư ngỏ của đảng Việt Tân khiếu nại và thư ngỏ trả lời của Frontline và ProPublica.
Bộ Mặt Paris Sau Ngày Thứ Sáu 13 - Nguyễn Thị Cỏ May
Việt nam kiêng cử các ngày mùng 5, 14, 23 vì vào những ngày này, có tính
đi làm việc gì, thì cũng về tay không nếu không bị mất tiền hoặc gặp
khó khăn. Cả đi ăn giổ, vể cũng bị đau bụng. Rủi nhiều hơn may.
Người tây phương thì kỵ Thứ Sáu 13. Vậy mà năm nay, dương lịch có tới 3 ngày Thứ Sáu 13: tháng Hai, tháng Ba và tháng Mười Một.
Người Tàu kiêng cử số 4 nên nhà cao từng không có lầu IV. Người Nhựt lại cử số 14 vì số 14 phát âm tiếng nhựt nghe gần như tiếng “chết”.
Người tây phương thì kỵ Thứ Sáu 13. Vậy mà năm nay, dương lịch có tới 3 ngày Thứ Sáu 13: tháng Hai, tháng Ba và tháng Mười Một.
Người Tàu kiêng cử số 4 nên nhà cao từng không có lầu IV. Người Nhựt lại cử số 14 vì số 14 phát âm tiếng nhựt nghe gần như tiếng “chết”.
CS Dùng Tiền Thao Túng Truyền Thông Các Nước - Vi Anh
Nhà báo Mỹ Grey Rushford chuyên viết phóng sự điều tra về chính trị liên
quan tới mậu dịch quốc tế, ngày 4 tháng 8 năm 2015, đã đăng trên trang
mạng Rushfordreport.com của Ông, một một bài do chính ông viết dưới tiêu
đề “How Hanoi Buy Influence in Washington, D.C.”, tạm dịch “Làm thế nào
Hà Nội mua ảnh hưởng ở Washington, D.C.?” Nhà báo này tiết lộ CSVN năm
2014 đã gọi là tài trợ cho CSIS Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế
(Center for Strategic and International Studies, gọi tắt là CSIS) số
tiền từ 50.000 USD tới 500.000 USD.
Trần Trung Đạo: Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai?
Nhìn sang Miến Điện, nhìn lại Việt Nam đang thiếu ai?
Bài viết Trần Trung Đạo - Nguyên Khải trình bày
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI
Bài viết Trần Trung Đạo - Nguyên Khải trình bày
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI
Tưởng niệm Anh Bằng, Người Cuối Ga Khói - Trịnh Thanh Thủy
Tôi không biết tình yêu ở một người con trai tuổi mười tám đầu đời cuồng
nhiệt như thế nào. Chứ riêng tôi lúc mới mười lăm, trong mắt đã bắt đầu
có khói, thì tình yêu tuổi mười tám nếu bị tan vỡ, chắn chắn là một
điều kinh khủng lắm. Đã mất tình yêu lại còn cách xa, đứt lìa cuống rốn,
nơi chốn đầm đìa tuổi thơ và mật ngọt hoa niên, hẳn ruột gan con người
phải buốt đau từng khúc. Tôi nhắc tới sự đau lòng này, chẳng qua vì khi
nghe bài hát “Nỗi lòng người đi”, tôi bỗng hình dung được hình ảnh một
Anh Bằng trong giòng người chen chúc vo khăn tay, nhầu nước mắt những
ngày tản cư thập niên năm tư, năm lăm. Ẩn hiện trong khúc phim đen trắng
quay chậm, có dáng chàng thanh niên tay đàn, tay sách, mặt mũi xác xơ,
ngơ ngác trông vời tít tắp bóng người con gái mịt mờ xa chân chiều, cuối
ga khói.
Người Nhạc Sĩ Của Dân Tộc Việt Nam
Nhạc sĩ Anh Bằng, tên thật Trần An
Bường, sinh năm 1926 tại Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa, từ trần ngày 12
tháng 11, 2015 (90–91 tuổi) tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ. Tại Việt
Nam, Ông cùng các nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập nhóm
Lê-Minh-Bằng, mở lớp nhạc, sáng tác nhiều ca khúc. Tại Hoa Ky sau 1975,
ông tiếp tục sáng tác, sáng lập Trung Tâm Asia. Ông cũng là vị trưởng
lão sáng lập “Câu Lạc Bộ Nghệ Sĩ”, tạo nơi sinh hoạt chung cho giới ca
nhạc tài tử. Bài tưởng nhớ vị nhạc sĩ một đời vì âm nhạc được viết bởi
Anthony Hưng Cao –tức Cao Minh Hưng- một tác giả từng nhận giải Vinh
Danh Viết Về Nước Mỹ, và được chính Nhạc sĩ Anh Bằng chọn là người điều
hành sinh hoạt Câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ.
Người Việt tại Paris tưởng niệm nạn nhân khủng bố - Tường An, thông tín viên RFA
Hơn 60 triệu người dân nước Pháp vẫn chưa thoát khỏi cơn bàng hoàng
sau vụ khủng bố vừa qua. Người Việt tại Pháp tỏ tình liên đới với quốc
gia mình cư ngụ bằng một buổi tưởng niệm tại nhà hát Bataclan, nơi có số
tử vong cao nhất của loạt khủng bộ vừa qua.
Nhà hát Bataclan không còn là một nơi địa điểm để vui chơi, giải trí, mà tại nơi đó, bây giờ là hàng ngàn ngọn nến lập loè, hàng ngàn bó hoa với những lời nhắn gửi cho kẻ ra đi cũng như người ở lại. Có thể nói, cả thế giới đã tụ họp về đây để cùng chia sẻ với nước Pháp nỗi đau vô cùng.
Nhà hát Bataclan không còn là một nơi địa điểm để vui chơi, giải trí, mà tại nơi đó, bây giờ là hàng ngàn ngọn nến lập loè, hàng ngàn bó hoa với những lời nhắn gửi cho kẻ ra đi cũng như người ở lại. Có thể nói, cả thế giới đã tụ họp về đây để cùng chia sẻ với nước Pháp nỗi đau vô cùng.
Nhạc sĩ Anh Bằng: “Hãy nói về cuộc đời, khi Tôi không còn nữa...” - Cát Linh, phóng viên RFA
“Dòng nhạc Anh Bằng”
Nền âm nhạc Việt Nam lại thêm một lần khoác chiếc khăn sô, cúi đầu tiễn biệt người nhạc sĩ mà mỗi khi nhắc về Hà Nội, người ta thầm thì ca khúc Nỗi lòng người đi; mỗi khi muốn nói về thân phận người trên con đường đi về bên kia thế giới, người ta hát lên “Khúc Thuỵ du”; mỗi khi nói về lính trận xa nhà, người ta hát lên “Nửa đêm biên giới”... Nói chung, khi nói về nhạc của ông, người ta hay gọi là “dòng nhạc Anh Bằng”.Tan nát cây vĩ cầm đường phố - Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Những năm gần đây mỗi lần Hà Nội hay Sài gòn có biểu tình chống Trung
Quốc thì người ta lại thấy xuất hiện một ông già tóc trắng phau thường
đi trước đám đông, trên vai luôn tựa một cây vĩ cầm cũ kỹ, kéo những bản
nhạc yêu nước bất kể tiếng hô của người biểu tình lấn áp tiếng đàn nhỏ
bé hiền lành của ông. Người nhạc sĩ lạ lùng ấy là Tạ Trí Hải, được người
biểu tình cũng như hầu hết dân oan biết mặt biết tên, đặt cho cái danh
hiệu rất dễ thương “nghệ sĩ đường phố”.
Khủng bố đẫm máu tại Pháp: Từ IS đến CS - Hoàng Trần (Danlambao)
Cảnh sát Pháp giải cứu các nạn nhân của bọn khủng bố tại khu vực gần nhà hát Bataclan. Ảnh: Reuters
Khủng bố - Nỗi đau không chỉ Paris! - Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)
Hiện trường vụ tấn công khủng bố hàng loạt chấn động nước Pháp
Terror In Little Saigon: Phim Tài Liệu Hay Phim Tuyên Truyền? - Dân Việt
Là một người sang Mỹ chưa được 10 năm, tôi không có cơ hội để biết nhiều
về cuộc sống của người Việt ở Mỹ trong những năm tháng đầu tiên của
cuộc đời tị nạn. Hẳn là có nhiều khó khăn, đau buồn, thương nhớ, uất
hận. Bởi vì thế, khi nghe PBS cho phổ biến bộ phim tài liệu “Terror in
Little Saigon” do Frontline và ProPublica thực hiện, nhắc lại chuyện của
cộng đồng trong khoảng thời gian đó, tôi cũng tò mò đón xem.
NHẠC SĨ ANH BẰNG
NHẠC SĨ ANH BẰNG QUA ĐỜI TẠI QUẬN CAM HƯỞNG THỌ 89 TUỔI
Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời lúc 9 giờ tối, ngày Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015, tại tư gia ở Orange Hill, Orange, California
Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời lúc 9 giờ tối, ngày Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015, tại tư gia ở Orange Hill, Orange, California
Inscription à :
Articles (Atom)