samedi 21 mai 2022

Buổi Chiều Ở Thị Trấn Sông Pha - Phạm Thành Châu

  

Người Bán Liêm Sỉ - Tiểu Tử

Hôm nay là ngày ông đi bán chiếc xe đạp của ông. Ông đã tính kỹ: đạp xe ra chỗ thằng nhỏ sửa xe đạp ở góc đường xin nó cho đứng nhờ để bán; ở đó người qua lại cũng đông và người ghé vào bơm bánh hay sửa xe cũng thường; thế nào cũng có người hỏi mua. Sau khi lau chùi sạch sẽ chiếc xe, ông lấy một miếng bìa cứng viết lên đó “Bán xe đạp” rồi khoét lỗ xỏ sẵn dây để mang ra cột tại chỗ. Vừa làm ông vừa nghĩ đến thân phận của mình, đến cái liêm sỉ mà ông đã đeo đẳng từ bao nhiêu năm. Ông cười chua chát: “Cái liêm sỉ không giá trị bằng chiếc xe đạp!”. Bỗng ông nẩy ra một ý, vừa hài hước vừa táo bạo: “Tại sao mình không treo bảng bán cái liêm sỉ? Cười chơi, sợ gì?”. Vậy là ông lấy một miếng cạc-tông, nắn nót viết lên đó hàng chữ “Bán cái liêm sỉ. Bảo đảm 20 năm chưa sứt mẻ”. Khoét lỗ xỏ dây xong, ông cho hết vào túi xách, đạp xe ra ngõ.

Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Mạnh Đan (Giờ Thy Lan - Trở Lại Ngày Tháng Cũ)

Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Mạnh Đan
 

Tiểu Tử, những giọt nước mắt, những tiếng thở dài

 

vendredi 20 mai 2022

Nỗi buồn tiếng Việt

 

Người giữ mầm cho Văn chương miền Nam

Chúng ta có thể thờ ơ với nhiều thứ nhưng khó thể thờ ơ với văn chương. Vì, văn chương sẽ luân hồi. Chết đi và sống lại. Như văn chương miền Nam hôm nay.   

jeudi 19 mai 2022

Chữ trinh còn một chút này !

Nửa Chữ Cũng Là Thầy-Nguyễn Thanh Ty

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSpWxRFYc0C0uxX2B-_VdmsuJbcicF7p05jGWX0K6jSHpRJl51D 

Saigon , quán cà phê và tuổi lang thang - Nguyễn Mạnh An Dân

https://ongvove.files.wordpress.com/2009/10/cafethuocla.jpg?w=830Bạn đã uống cà-phê nhiều, bạn biết mà, muốn phà một ly cà- phê tuyệt vời đâu có khó: Cà-phê Sẻ loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà- phê Mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hã? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưởi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vi. Rhum, thì Rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút Beurre  Bretain vào.
Bạn hỏi tôi nước mắm nhỉ để làm gì à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Thì để cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm lấy. Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc; bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan mới đã đời, thú vị phải không? Thì đó, bạn đã có đủ hết những gì bạn cần sao không tự pha ra mà uống, lại cứ đòi đi uống cà- phê tiệm, dị hợm không?
Nói vậy chứ tôi biết, tôi không trách bạn đâu. Cà- phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà- phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người cà- phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà- phê; “uống” câu chuyện quănh bàn cà- phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn đi với tôi, quanh quanh Sài Gòn làm vài ly chơi. Dĩ nhiên là tưởng tượng, cả bạn và tôi đều biết, đã xa rồi, biền biệt lắm rồi, ngày đó.

Độc đáo tranh phong cảnh huỳnh quang trên cơ thể thiếu nữ


Trò chuyện với một người lính Nghĩa Quân - nguoiviettudo

https://hoiquanphidung.com/echo/media/k2/items/cache/14539468928e429f2da74154ccea470c_XL.jpgRất vui được nói chuyện với chú. Chú có thể cho biết tên tuổi, cấp bậc, đơn vị:
– À , tôi tên Nguyễn Văn Ba, Trung Đội trưởng Nghĩa Quân, sáu mươi sáu tuổi.
– Ngày 30/4/75 chú còn ở trong quân đội?
– Tới ngày 6/5/75…
– Nghĩa là chú vẫn cầm súng sau 30/4/75?
– Tụi tôi vẫn chiến đấu mặc dù đã biết có lệnh đầu hàng.
– Chú nghĩ gì về cuộc chiến tranh VN?
– Rất đơn giản : bên mình (VNCH) phải tự vệ vì bị bên kia ( VC) tấn công. Hễ buông súng là chết….
– Chú có thể giải thích rõ hơn một chút.
– Tụi nó đánh mình, phá hoại nhà cửa đất nước mình, bổn phận mình là phải chống trả để tự vệ. Cũng giống như bị cướp vào nhà, mình không muốn vợ con bị hại thì mình phải chống lại.

Saigon, hàng me, tượng đài và métro - Thụy My

 

Sài Gòn chuyện đời của phố: Quán cơm - phòng trà Anh Vũ

http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/trandong/2016_02_20/quan-anh-vu-d_lolu.jpg?width=500&encoder=wic&subsampling=444Quán Anh Vũ là cái tên ban đầu của quán văn nghệ, quán cơm nghệ sĩ và sinh viên Anh Vũ, thành lập từ sáng kiến của ông Võ Đức Diên, một kiến trúc sư và cũng là một nghệ sĩ.

Người bạn của tôi, sống ở khu vực gần cầu Trương Minh Giảng, xưa gọi là khu xóm Vẹc (do từ cái tên cũ Eyriaud Des Vergnes thời Pháp thuộc của đường Lê Văn Sỹ, Q.3 hiện nay), kể chuyện chị mình, nay cũng đã hơn 70 tuổi:
Năm 20 tuổi và đang là sinh viên, khoảng đầu thập niên 1960, chị náo nức khi đọc báo và biết có cuộc thi tuyển lựa diễn viên đóng xi nê ma ở quán Anh Vũ, đường Bùi Viện. Vốn là cô gái gốc Bắc khá xinh xắn ở khu di cư Bùi Phát, chị đánh liều đi dự tuyển, không xin phép gia đình (vì có xin cũng không được phép).