mardi 26 avril 2016

Hồi ức 30/4 của người Việt tại Âu Châu - Tường An, thông tín viên RFA

Paris. Đại lộ Gay Lussac, 3 giờ chiều ngày 27 tháng 4, 1975, sinh viên các đại học Paris, đại học Orsey đeo tang diễu hành...Việt Nam mất vào tay cộng sản 3 ngày sau đóTrong chuyến trốn chạy chế độ Cộng sản sau ngày 30/4, hoặc di tản bằng máy bay, hoặc vượt thoát bằng thuyền hay được bảo lãnh bởi người thân, bằng cách này hay cách khác họ đã đến Đức, Pháp, Hà Lan.v.v…. Sau đây là hồi ức 40 năm của những người Việt tị nạn tại Âu châu
Ngày thống nhất đất nước cũng là ngày bắt đầu những chia lìa, những bắt bớ, sợ hãi, nghi ngờ và cả một chuỗi tang thương nối tiếp. Kính mời quý vị cùng chúng tôi sống lại một ngày của kinh hoàng, của tiếng cười chìm sâu trong tiếng khóc qua hồi tưởng của một số nhân chứng tại Âu châu.

Nỗi buồn 30/4 của những sinh viên du học (Tường An, thông tín viên RFA)

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/the-sadness-of-vns-students-in-europe-ta-03092015120535.html/sinh-vien-tai-Phap-bieu-tinh3-600.jpg/imageNhững ngày cuối tháng 4 của 40 năm về trước, hàng ngàn sinh viên du hoc ở Pháp, Đức, Bỉ..v.v.. đã đón nhận những bản tin dồn dập đến từ quê hương với tâm trạng hụt hẫng, hoang mang. Từ những thanh niên đang ở độ tuổi hồn nhiên, bỗng chốc họ trở thành những kẻ vô Tổ quốc với những lo toan cho một tương lai vô định. Anh Nguyễn Đình Hải, sinh viên du học tại Bỉ từ năm 1969 bày tỏ :
«Trước đó tụi này theo dõi tình hình trên báo chí và đài truyền thanh, truyền hình rất cặn kẽ. Ngày 30/4 khi nghe tin Sài Gòn thất thủ thì phải nói là tụi này rất là hoang mang, mình không biết mình phải làm gì trong thời điểm đó. Sau đó là một cơn buồn ray rứt bởi vì khi mình đi ra khỏi đất nước, mình đi với hoài bão một ngày nào đó mình sẽ trở về để mình đóng góp, xây dựng, lúc bấy giờ mình cảm thấy mình rất là bơ vơ và hoang mang. Nhưng mà liền sau đó thì tụi này nghĩ mình vẫn phải tiếp tục làm cái gì đó để hữu ích cho đất nước, thì lúc đó tụi này đứng ra thành lập «Nhân bản dân tộc văn nghệ đoàn.»

mardi 19 avril 2016

Dòng Nhạc Dzuy Lynh

http://i50.tinypic.com/ama843.png 

Câu chuyện về gia đình Đ/tá Hồ Ngọc Cẩn (Giao Chỉ-SJ)

NGƯỜI VỢ LÍNH Ở THỦ ĐỨC


hongoccan_nguyenthicanh 
Đám cưới nhà quê. Chuyện người vợ

Mùa xuân năm 1959. Họ đạo Thủ Đức có đám cưới nhà quê. Cô dâu Nguyễn thị Cảnh mỗi tuần giúp lễ và công tác thiện nguyện cho nhà Thờ. Chú rể là anh trung sĩ huấn luyện viên của trường bộ binh Thủ Đức. 







VỊ QUỐC VONG THÂN

  
Vinh Danh Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn 
Tác giả Phạm Phong Dinh - Thanh Phương Diễn đọc 

dimanche 17 avril 2016

TS Phan Văn Song Luận về Tháng Tư Đen: 42 Tháng Tư Đen, 41 Năm Mất Nước, 42 Tháng Tư Khủng Bố, 71 Năm Bắc Thuộc.

1. 42 Tháng Tư Đen, 41 Năm Mất Nước, 41 Năm Uất Hận Không Nguôi ! 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjqvjRy00_DzGpkJHtftdPXJjeKH_fJRUGGK10fMG7fTk3Cv4MKe86mnodjb52LF0uhD9qj3jyZdOPpa0mWcBSCDoOmXS4FzjnzL_2FHkUoTG6mYQQtY42I8v7-KSz2GMRRBW44_x-ffa09/s1600/TuongNiem.jpgThật sự mà nói, với một số đông trong đại đa số người Việt tỵ nạn cộng sản chúng ta, bắt buộc phải sống ở hải ngoại. Từ 41 năm nay, nỗi đau mất nước, nỗi uất hận sống ly hương vẫn hằng ngày canh cánh trong lòng. Đây là một hiện tượng rất lạ lùng, rất đặc biệt : cộng đồng người Việt chúng ta là một trong những số rất ít cộng đồng ngoại quốc sống tha hương trên đất một quốc gia tiên tiến, mặc dù, đa phần hội nhập, mặc dù một số đông khá sung túc, khá thành công, nhưng vẫn tiếp tục duy trì sự gắn bó với cảnh cũ người xưa. Thật là một nghịch lý, cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản, tuy là nạn nhơn của một chế độ độc tài cộng sản bất nhơn độc ác, bắt buộc phải tha hương, nhưng ngày nay, sau khi đã thành công, đã sung túc, đã khá hội nhập vào cuộc sống mới tại xứ người, thế nhưng vẫn không quên cố quận, vẫn cố bám víu, hoài niệm luyến tiếc với cuộc sống quá khứ ở trong nước. Mặc dù xưa kia, trước lúc mất nước, có thể nghèo khổ hơn, nơi ăn chốn ở, công ăn việc làm có thể kém tiện nghi, kém vật chất hơn ! Thế mà… ! Và càng khó hiểu hơn nữa, là vì lúc bấy giờ phải sống còn ở trong một  trạng thái hoàn toàn bất ổn, do chiến tranh phá hoại của khủng bố Việt Cộng, và với một tương lai u tối, ảm đạm hơn. Ngày nay, thoát được ra ở Âu ở Mỹ, dù cuộc sống hằng ngày có bận bịu, nhưng vẫn đầy thoải mái thành công, các gia đình họ hàng  gia tộc dân tỵ nạn đều, nếu không công thành danh toại thì cũng nhà cửa khang trang, dẩu không sang trọng, cũng tươm tất gọn gàn. Con cái hậu duệ dẩu không xã hội cao sang cũng « thường thường bực trung.

samedi 16 avril 2016

Phóng viên người Mỹ nhớ lại những giây phút cuối của Sài Gòn - Việt Hà, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/an-american-journalist-recalls-sg-fall-vh-04282015152247.html/ARI-evacuation.jpg/imageCựu phóng viên Arnold Issacs của tờ Baltimore Sun, Hoa Kỳ nằm trong số làn sóng những phóng viên Mỹ cuối cùng đến Việt Nam để đưa tin về cuộc chiến trong giai đoạn từ 1972 đến 1975. Ông là người đã rời Sài gòn vào ngày 29 tháng 4 cùng với nhiều phóng viên nước ngoài khác.
Nhân kỷ niệm 40 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, phóng viên Arnold Issacs đã dành cho Việt Hà một cuộc phỏng vấn nhớ lại những năm tháng cuối của Việt Nam cộng hòa và những giây phút cuối của Sài gòn. Trước hết nói về bối cảnh cuộc chiến Việt Nam khi ông bắt đầu nhận nhiệm vụ đến Việt Nam để viết về cuộc chiến, phóng viên Arnold Issacs cho biết:
Vào tháng 6 năm 1972 là khi những cuộc phản công của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã đang được thành hình. Tôi nhớ không nhầm là vào tháng 4 và tháng 5, Bắc Việt đưa quân vào tấn công và chiếm lấy Quảng Trị. Họ cũng bao vây hai thủ phủ của hai tỉnh khác nhưng vào lúc mà tôi tới thì tình hình đã ổn định hơn và quân miền Nam đã tiến công lại. Đó là giai đoạn của cuộc chiến mà tôi bước vào.

Tấm thẻ bài - Thanh Vân

Mười hai năm rồi em không gặp anh và sẽ không bao giờ gặp được anh nữa vì anh đã bỏ mình trong trại cải tạo đã sáu năm qua.

Sáng nay nhận được thơ bạn anh từ Quê Hương gởi sang, nói đã làm xong nhiệm vụ em nhờ, đã đưa được hài cốt của anh từ Vĩnh Phú về Huế, nơi anh đã sinh ra, đã lớn lên, nơi chúng mình đã gặp nhau và thề nguyền sẽ yêu nhau mãi mãi, em buồn vui lẫn lộn.

Anh ơi, em vui vì biết anh đã về lại được Quê Hương nhưng em xót xa khi đọc đến đoạn bạn anh viết về những gian nan phải vượt qua khi đi tìm mộ anh, vì tất cả chỉ là núi rừng hoang dại, mổi người tù chết đi chỉ được vùi sơ với miếng đá nhỏ ghi tên họ và ngày lìa đời cắm trên nấm mộ thấp. Đau đớn nhất cho em là khi đọc đến đoạn bạn anh kể xác thân đã rã mục của anh vẫn còn được bao trong chiếc áo len em tặng anh ngày xưa, chiếc mền dù bao phủ thân anh vẩn còn nguyên nhưng nơi xương cổ anh có mang thêm sợi xích nhỏ với tầm thẻ bài bằng nhôm ghi rõ tên họ và lý do bị quản thúc là "phản quốc"!

jeudi 14 avril 2016

Quốc Hận 30 Tháng 4

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhzBIEt-K8D-caLmd4qDInbdH4AI_lX0wysyy557ewRm3uUEibeNaiaKrHFXBXZkSvGgtWXO30egJ83v9N_PL9lC_3ZbjMzIqIcZ4wW80KQX2RJb0CkRJAKbVyNx1QbBotMMPE-zdOxvxk/s1600/Qu%E1%BB%91c+H%E1%BA%ADn.30.4.vietlyhuong.net.jpg 

Những ngày cuối cùng của VNCH - Nam Nguyên, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/how-last-day-of-republic-of-vn-happen-nn-04142015153800.html/000_APH2000041810580.jpg/@@images/fe0d70c2-3051-41b9-932a-deab3264ea8f.jpegBốn mươi năm trước, vào ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 2 thập niên đã kết thúc. Cuộc chiến quốc-cộng đã làm 2 triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc bỏ mạng cùng sự hy sinh của hơn 58 ngàn người thuộc lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh. Nam Việt Nam lúc đó đã kết thúc sứ mệnh “tiền đồn của thế giới tự do” một cách nhanh chóng và cay đắng. Những ngày cuối cùng của VNCH đã diễn ra như thế nào?
Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần tức Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện nó là một sai lầm lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực Quân khu I ở phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê hương của Tổng thống Thiệu là Phan Rang.

Suy nghĩ của giới trẻ trong nước về Việt Nam Cộng hòa - Chân Như, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/YouthForum/youth-n-s-republic-vn-04012015062701.html/Nghia-trang-BH.jpg/@@images/806185f6-1e58-4795-b687-f8d86372caae.jpegChiến tranh Việt Nam đã chấm dứt tròn 40 năm. Cho đến nay những ký ức và hậu quả của cuộc chiến đó vẫn chưa phai nhòa. Giới trẻ trong nước và hải ngoại có cái nhìn thế nào về câu chuyện lịch sử đau thương này và suy nghĩ của họ về sự hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc trong hiện tại và tương lai ? Đó chính là những điều mà tạp chí diễn đàn bạn trẻ mong muốn được truyền tải đến các bạn cho đến hết ngày 30/4/ 2015.
Và trong kỳ này, mời quý vị cùng đến với những suy nghĩ của giới trẻ trong nước về Việt Nam Cộng Hòa. Cùng với ba bạn khách mời Phương Dung, Lê Đông và Minh Phúc.

mercredi 13 avril 2016

Bản Tin Tức Cuối Cùng của Đài Phát Thanh Sàigòn ngày 29-04-1975

Bản Tin Tức Cuối Cùng của Đài Phát Thanh Sàigòn ngày 29-04-1975 

 THÁNG TƯ ĐEN Hoàng Nguyên xin gởi lại bản tin cuối cùng của đài phát thanh VNCH nầy để chúng ta cùng nhớ lại ngày Quốc Hận 30-4-1975.
(Đoạn video nầy được ghép hình ảnh dài nguyên bản tin trên 11 phút)

   Xướng ngôn viên MAI THY 

mardi 12 avril 2016

Thành phần thứ ba là ai trong chiến tranh Việt nam? - Kính Hòa, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/who-r-3rd-par-in-vn-war-04202015113739.html/saigon-30-4-75-col.jpg/@@images/8043ca6a-14f5-4e76-9b42-34ddae6aa70c.jpegKhi chiến tranh Việt nam gần kết thúc, người ta có nói đến những người được gọi là Thành phần thứ ba với khả năng đứng ra làm cầu nối cho việc thương lượng kết thúc chiến tranh. Thực sự họ là ai? Giáo sư Nguyễn Văn Trung là người từng được gọi là thuộc Thành phần thứ ba trên công luận tại miền nam trước năm 1975, và hiện nay sống tại Canada. Ông dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn về câu chuyện này. Đầu tiên ông cho biết về thành phần thứ ba như sau:

Ngược đãi sau 30/4 là bi kịch lịch sử - Nam Nguyên, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discri-after-fall-saigon-04222015080143.html/thuong-phe-binha.jpg/imageĐánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc, một vấn đề lại được đem ra mổ xẻ, đó là có hay không câu chuyện phân biệt đối xử ngược đãi quân dân cán chính VNCH sau khi miền Bắc thống nhất đất nước và đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Công dân hạng hai trên đất nước mình
Sau khi chiến tranh Quốc-Cộng kết thúc vào ngày 30/4/1975, quân dân cán chính của chế độ VNCH chịu nhiều thống khổ và bị phân biệt đối xử. Tình trạng này chỉ được cải thiện vào cuối thập niên 1980 khi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiến hành đổi mới.

lundi 11 avril 2016

Người tị nạn miền Bắc sau chiến tranh - Việt Hà, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/north-refu-aft-war-04232015053228.html/Vietnamese-refugees-in-Hong-Kong-630.jpg/@@images/d4c5c4a2-459a-48ca-94ec-7e31ee1241f6.jpegSau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, không chỉ có làn sóng những người miền Nam rời bỏ quê hương mà còn rất nhiều người ở phía Bắc cũng quyết định ra đi để tìm cho mình một tương lai tốt đẹp hơn ở các nước khác. Nhiều người trong số họ đã bỏ mạng ngoài khơi, có người đã bị cưỡng bức hoặc phải tự nguyện hồi hương, nhưng cũng có người đã may mắn được định cư ở một nước thứ ba.
Sau đây là câu chuyện của hai gia đình phía Bắc với những số phận khác nhau sau khi tìm đường vượt biên vào những năm 80.

Vượt Biên Đường Bộ : Cuộc Trốn Chạy Bằng Chân Nam Nguyên, RFA 2009/04/30

PhotoSự cáo chung của VNCH năm 1975, dẫn tới việc cả triệu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do. Bên cạnh số lượng đông đảo những người vượt biển đến các trại tỵ ở các nước Đông Nam Á, cả trăm ngàn người khác đã vượt qua hai lần biên giới bằng đường bộ.
Nam Nguyên ghi nhận lại chặng đường của người tỵ nạn bằng đường bộ trong thập niên 1980.




40 Năm Quốc Hận 30-4 (1975-2015)

https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ-OX98Rma5lTdTLvcmRY_qq1aKu-e9OkL2hJoHBunTUZgQzjFKpg 

  
Miền Nam Những Ngày Tháng Sau 30-4-1975 (P1) 

samedi 9 avril 2016

Con tàu Việt Nam Thương Tín ,tháng 4 Đen "Di Tản & Hồi Hương"

Con tàu Việt Nam Thương tín là một con tàu vận tải hàng hải được biết đến vì chuyến hải hành vượt biển ngày 30 Tháng Tư, 1975 từ Sài Gòn, Việt Nam sang đến Guam, chở hơn 650 người Việt tỵ nạn. Song khi cặp bến con tàu này lại dùng để đưa gần 1600 người Việt hồi hương, trở về Việt Nam dưới chính thể mới của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

 

 

Số phận những người trên tàu Thương Tín sau 40 năm - Hòa Ái, phóng viên RFA

Pic-1-000_APP2000052916857-.jpgChiếc tàu mang tên Việt Nam Thương Tín chở hơn 600 người di tản vào ngày 30/4/1975 và đã quay lại VN với số lượng người hơn gấp đôi so với lúc ra đi 6 tháng sau đó. Số phận của những người trở về này ra sao sau 40 năm?
Trong số các chiếc tàu rời cảng Sài Gòn chở người di tản trong những giây phút cuối cùng của cuộc chiến tranh VN thì tàu Việt Nam Thương Tín luôn được nhắc đến trong suốt 40 năm qua bởi vì đây là chiếc tàu độc nhất quay trở về.
Thương thuyền Việt Nam Thương Tín có trọng tải hơn 6 ngàn tấn với hơn 600 người bắt đầu cuộc hành trình vào ngày 30/4/1975. Khi tàu chạy được 7 hải lý trên sông Lòng Tảo đến khu vực rừng Sát thì bị trúng 3 viên đạn pháo B40 gây thiệt mạng cho Nhà văn Chu Tử và 1 cháu bé. Mặc dù con tàu bị hư hại nhưng cuối cùng vẫn cập bến Apra, đảo Guam an toàn.

vendredi 8 avril 2016

Kết cục cuộc chiến Việt Nam và những quyết định từ Hà Nội - Việt Hà

Giáo sư sử học Nguyễn Thị Liên Hằng thuộc trường đại học Kentucky và cuốn ‘Hanoi’s War’ tạm dịch là ‘Cuộc Chiến Hà Nội’, được xuất bản vào năm 2012.Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 40 năm qua nhưng rất nhiều điều về cuộc chiến vẫn còn tiếp tục là chủ đề gây chú ý tại Mỹ. Các sử gia Mỹ đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và viết về cuộc chiến này để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết cục của cuộc chiến. Giáo sư sử học Nguyễn Thị Liên Hằng thuộc trường đại học Kentucky là người có những nhận định khá khác biệt so với những sử gia Mỹ khác về những nguyên nhân dẫn đến kết cục của cuộc chiến. Điều này đã được bà đề cập trong cuốn ‘Hanoi’s War’ tạm dịch là ‘Cuộc Chiến Hà Nội’, được xuất bản vào năm 2012. Việt Hà phỏng vấn giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng về những phân tích của bà về cuộc chiến. 

Hồi ức một quân nhân Mỹ trở thành linh mục - Thanh Trúc, RFA

Từ John Tabor trở thành Dương Tấn Bằng
Ảnh minh họa, Chiến tranh Việt NamNăm 1963, một người lính trẻ cấp bậc binh nhì theo đoàn quân Mỹ sang Việt Nam để giúp miền Nam chống lại quân Bắc Việt.
Hai nơi anh binh nhì John Tabor đóng quân là Đà Nẵng và Bến Lức. Hai năm rưỡi chiến đấu trong quân ngũ, chứng kiến những cảnh tang tóc và mất mát của chiến tranh, chàng GI bằng mọi cách xin giải ngũ để đi tu và trở thành một linh mục.
Cha học ở Đại Chủng Viện Sài Gòn. Học tiếng Việt một năm trời lúc đầu cha không hiểu cho lắm, mãi năm thứ hai cha mới bắt đầu lĩnh hội được. Sau đó cha bắt đầu học chương trình mục vụ và tu sĩ để làm linh mục. Thế mà cha đã thi đậu và làm linh mục như anh em cùng học lớp với cha. 

jeudi 7 avril 2016

Khi "giải phóng" thực tế chỉ là lưà dối!


  
Khi "giải phóng" thực tế chỉ là lưà dối! 
Bình Luận của Đặng Chí Hùng - Giọng đọc của Song Thập 
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI 

mercredi 6 avril 2016

12 ngày đêm trận chiến Xuân Lộc - Mặc Lâm, biên tập viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/12-days-of-xuan-loc-battles-ml-04062015083540.html/XuanLoc-wikipedia.png/@@images/2578bc42-d26a-425b-8179-68061c88c4fd.pngĐúng vào ngày 8 tháng 4 năm 1975 bốn mươi năm về trước trận chiến 12 ngày đêm tại Xuân Lộc vẫn còn sống mãi trong lòng rất nhiều người đặc biệt là các đơn vị tham gia trực tiếp.
Mặc Lâm được dành riêng một cuộc phỏng vấn với Thiếu tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh sư đoàn 18 Bộ binh cũng là vị tướng mang trọng trách bảo vệ vành đai Xuân Lộc trước cuộc tấn công của quân đội miền Bắc nhằm chiếm lĩnh Biên Hòa và tiến về Sài Gòn sau đó.

Người Di Tản Buồn

  
Người Di Tản Buồn 
Nhạc Nam Lộc - Tiếng hát Thế Sơn

dimanche 3 avril 2016

Hơi Thở Việt Nam

 
Hơi Thở Việt Nam

(Ðể tưởng niệm Trung Tá Cảnh Sát Long, người đã tự sát dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến tại Sài Gòn sáng ngày 30-4-1975)