I. Tiểu sử Lê Đức Thọ:
Lê Đức Thọ có tiểu sử khá dài với “thành tích” cách mạng khá đậm nét. Thông tin trên cổng thông tin điện tử của tỉnh Nam Định viết như sau:
“Đồng chí Lê Đức Thọ, tên chính là Phan
Đình Khải sinh ngày 10/10/1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam
Định, nay là xã Nam Vân, thành phố Nam Định.
Đồng chí hoạt động cách mạng từ năm
1926, tham gia bãi khóa và dự lễ truy điệu nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu
Trinh. Năm 1928, hoạt động trong Học sinh Hội, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh
đảng bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên Nam Định.
Tháng 10/1929, đồng chí được kết nạp
vào Đông Dương Cộng sản Đảng, làm Bí thư chi bộ học sinh và phụ trách
công tác thanh niên học sinh. Tháng 11/1930, bị thực dân Pháp bắt, kết
an 10 năm tù khổ sai, đày ra Côn Đảo. Đồng chí được cấp ủy chi bộ nhà tù
Côn Đảo cử làm Bí thư chi bộ và Thường vụ chi ủy nhà tù.
Năm 1936 đến năm 1939, đồng chí ra tù
và được giao phụ trách công tác báo chí công khai của đảng bộ và xây
dựng cơ sở bí mật của Đảng ở Nam Định.
Từ năm 1939 đến năm 1944, đồng chí bị
địch bắt và kết án tù 5 năm tại các nhà tù Hà Nội, Sơn La và Hòa Bình.
Tháng 9 năm 1944, ra tù đồng chí được Trung ương Đảng giao phụ trách
công tác khi an toàn của Trung ương, công tác tổ chức và huấn luyện cán
bộ.
Tháng 10/1944, đồng chí được chỉ định
là Ủy viên Trung ương Đảng và trực tiếp phụ trách xứ ủy Bắc Kỳ. Đồng chí
đã dự hội nghị mở rộng Ban Thường vụ Trung ương Đảng đêm 9/3/1945 để ra
chủ trương mới phát động một cao trào cách mạng đi tới cuộc tổng khởi
nghĩa.
Tháng 8/1945, tại hội nghị cán bộ toàn
quốc của Đảng ở Tân Trào, đồng chí được cử vào Ban Thường vụ Trung ương
Đảng. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, đồng chí phụ trách công tác tổ
chức của Đảng. Tháng 12/1946, đồng chị dự Hội nghị Ban Thường vụ Trung
ương Đảng quyết định toàn quốc kháng chiến.
Năm 1948, đồng chí thay mặt Trung ương
Đảng tham gia đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ vào miền nam công tác. Năm
1949, làm Phó Bí thư xứ ủy Nam Bộ.
Năm 1951, tại Đại hội lần thứ II của
Đảng, đồng chí Lê Đức Thọ được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, làm Phó
Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Từ năm 1949 đến năm 1954, làm Trưởng
ban tổ chức Trung ương Cục miền Nam.
Năm 1955, đồng chí tập kết ra Bắc, làm
Trưởng Ban thống nhất Trung ương. Cuối năm 1955 được bổ sung vào Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng phụ trách công tác sửa sai trong
cuộc vận động cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức.
Cuối năm 1956, đồng chí làm Trưởng ban
Tổ chức Trung ương; từ tháng 11/1956 đến năm 1961 kiêm Giám đốc Trường
Nguyễn Ái Quốc Trung ương.
Năm 1960, tại Đại hội lần thứ III của
Đảng, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị
và Ban Bí thư, làm Trưởng Ban tổ chức Trung ương Đảng.
Năm 1966, kiêm hiệu trưởng trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương. Năm 1967, đồng chí được cả vào Quân ủy Trung ương.
Sau cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân
năm 1968, đồng chí được Bộ Chính trị cử vào miền Nam làm Phó Bí thư
Trung ương cục miền Nam. Đến tháng 5/1968, được Bộ Chính trị giao nhiệm
vụ phụ trách công tác đấu tranh ngoại giao, làm cố vấn đặc biệt của Đoàn
đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris bàn về
lập lại hòa bình ở Việt Nam và trực tiếp đàm phán với đại diện Chính phủ
Mỹ trong các cuộc nói chuyện riêng giải quyết hòa bình về vấn đề Việt
Nam.
Sau hiệp định Paris về Việt Nam (1973), đồng chí được cử làm Trưởng ban miền Nam của Trung ương.
Năm 1975, đồng chí được Bộ Chính trị cử
vào miền Nam phổ biến Nghị quyết về cuộc Tổng tấn công mùa xuân và cùng
với một số đồng chí thay mặt Bộ Chính trị chỉ đạo chiến dịch Hồ Chí
Minh.
Sau giải phóng miền Nam 930/4/1975), đồng chí làm Phó ban đại diện Đảng và Chính phủ ở miền Nam.
Tháng 12/1976, tại Đại hội lần thứ IV
của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư và làm trưởng ban tổ chức trung ương.
Giữa năm 1977 đến tháng 1/1979, đồng chí được Bộ Chính trị phân công phụ trách công tác đặc biệt.
Năm 1980, đồng chí được cử làm Bí thư
Thường trực và phụ trách công tác tổ chức; tháng 10/1980 kiêm hiệu
trưởng trường Chính trị đặc biệt.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ V của
Đảng (3/1982), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Bộ Chính trị, Ban Bí thư và làm Bí thư Thường trực, phụ trách công tác
tư tưởng, nội chính, ngoại giao. Năm 1983, được chỉ định làm Phó Chủ
tịch Ủy ban Quốc phòng của Đảng.
Năm 1986, đồng chí làm Trưởng Tiểu ban
nhân sự Đại hội lần thứ VI của Đảng. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI
của Đảng (tháng 12/1986), đồng chí được Đại hội cử làm Cố vấn Ban Chấp
hành Trung ương Đảng.
Trong hơn 60 năm hoạt động cách mạng,
đồng chí Lê Đức Thọ đã đem tâm sức, tài năng và trí tuệ của mình cống
hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta. Đảng và
Nhà nước ta đã tặng đồng chí Huân chương Sao vàng và nhiều Huân chương
khác, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Đảng và nước Liên Xô tặng đồng chí Huân
Chương cách mạng Tháng mười; Đảng và nhà nước Campuchia tặng đồng chí
Huân chương Ăngco.” (1)
Theo Wiki tiếng Việt được nhà cầm quyền cộng sản cho phép lưu hành thì “Lê
Đức Thọ có người anh ruột là Phan Đình Đỗ, sinh năm 1905, là thú y Đại
học sỹ Đông Dương (tức là bác sỹ thú y ngày nay) là Viện trưởng Viện
chăn nuôi đầu tiên (thời kỳ 1952-1954), Phó Viện trưởng kiêm Trưởng
Phòng Chăn nuôi -Thú y - Viện Khảo cứu Nông Lâm (1955-1957), Viện trưởng
Viện Khảo cứu Chăn nuôi (1957-1959)
Ông là anh ruột của Thượng tướng Đinh Đức Thiện và của Đại tướng Mai Chí Thọ, Đại tướng Công an Nhân dân đầu tiên của Việt Nam.
Con trai của ông là Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ông Thắng là con trai của ông Lê Đức
Thọ và bà Nguyễn Thị Chiếu, tức Tám Chiếu, người Nam Bộ. Với người vợ
trước, quê Hải Phòng, ông Lê Đức Thọ có một người con trai tên là Phan
Đình Dũng, đã mất.” (2)
Qua thành tích cộng sản đầy mình thì Lê Đức Thọ đã cho thấy ông ta xứng
đáng có tên trong danh sách tội đồ dân tộc. Điều này sẽ được khẳng định
bằng các luận điểm dưới đây.
II. Con bài chủ lực ăn cướp Miền Nam:
Lê Đức Thọ là một nhân vật có ảnh hưởng rất lớn trong việc cướp Miền Nam
hay nói cách khác là xâm chiếm một quốc gia độc lập, tự do và có chủ
quyền một cách bất hợp pháp của cộng sản. Xin nêu ra một vài bằng chứng
để thấy rõ điều đó như sau.
Thứ nhất, Vẫn trên trang tin của tỉnh Nam Định ca ngợi bản chất lươn lẹo của Lê Đức Thọ là “vừa đánh vừa đàm” như sau:
“Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, đồng chí Lê Đức Thọ hai lần vượt Trường Sơn vào chiến trường miền
Nam. Trong lần vượt Trường Sơn lần thứ hai, đồng chí được giao nhiệm vụ
phổ biến về Nghị Quyết về cuộc tổng tiến công lịch sử và cùng với một số
đồng chí khác thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử, trực tiếp tham gia chỉ huy trận quyết chiến chiến lược
cuối cùng tổng công kích vào sào huyệt của địch tại thành phố Sài Gòn...
Trong cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, với cương vị Cố vấn đặc
biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ ta, đồng chí Lê Đức Thọ là nhà ngoại
giao, nhà thương thuyết có tầm nhìn chiến lược, khôn khéo, “vừa đánh,
vừa đàm”, kiên quyết về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược. Trong cuộc
đàm phán trực tiếp công khai và nói chuyện riêng với đại diện Chính phủ
Mỹ, đồng chí đã chủ động tiến công ngoại giao đến cùng với Mỹ kéo dài
hơn 5 năm tại Thủ đô Paris, làm thất bại âm mưu và làm phá sản mọi con
bài ngoại giao của Mỹ, thực hiện đúng lời dậy của chủ tịch Hồ Chí Minh
“đánh cho Mỹ cút”...” (3)
Qua đoạn trích chúng ta thấy điều gì? Đó là Lê Đức Thọ được công nhận là
có công rất lớn trong việc chỉ đạo phá Miền Nam năm 1975. Đồng thời,
chính Lê Đức Thọ là người tỏ hết cái bẩn thỉu và xảo trá của cộng sản
khi “vừa đánh vừa đàm”. Cái xảo trá đó người Việt Nam gọi là khôn vặt
nhưng cộng sản thì đặt nó lên “Đỉnh cao trí tuệ”.
Thứ hai, đầu năm 1973 Hiệp định Paris được ký kết, nhân
dân Việt Nam đặt kỳ vọng vào lời cam kết của cộng sản trong Hiệp định
hòa bình, hòa giải dân tộc, bầu cử tự do với chính phủ 3 thành phần. Sau
đó Nam Bắc ngồi lại với nhau, từ từ thống nhất trong hòa bình, để cho
dân Việt Nam cả 3 miền được an hưởng thái bình. Hoa Kỳ rút quân và cam
kết viện trợ nhiều tỉ đô la giúp tái thiết hai miền Nam Bắc. Đây là cơ
hội tốt nhất cho cả dân tộc Việt Nam chúng tôi chấm dứt cảnh hai nhà
cùng nòi giống tàn sát lẫn nhau. Hai miền Nam Bắc được thế giới tự do
tiếp cận, giúp kiến thiết đất nước trong hòa bình.
Lê Đức Thọ và cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ, tiến sĩ Henry Kissinger
Nhưng chữ ký hiệp định chưa ráo mực, Cộng sản đã lập tức vi phạm Hiệp
định, ào ạt chuyển quân và vũ khí vào Nam, chuẩn bị tổng tấn công. Đây
là một minh chứng cho thấy thêm bản chất lừa đảo của đảng cộng sản Việt
Nam, đã bỏ mất biết bao cơ hội chung sống hòa bình, xây dựng đất nước.
Đúng như lời cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu từng nói: “Đừng tin những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm”.
Điều đó không lạ, bởi đảng cộng sản chưa bao giờ tôn trọng hiệp định,
hiệp ước, lời nói hay lời hứa của họ. Vì vậy, cựu Trung Tá cộng sản Trần
Anh Kim đã nói “cộng sản nói một đường làm một nẻo”.
Sau Hiệp định Paris, Mỹ bắt đầu rút quân, không can dự vào chiến trường
Việt Nam. Hà Nội vui mừng tự do xâm lăng Miền Nam mạnh hơn. Cộng sản
tiến đến đâu, dân Nam bỏ chạy về phía VNCH, lánh nạn cộng sản. Cộng sản
phục kích trên quốc lộ, trên các con đường xuôi Nam, bắn thẳng vào đoàn
dân chạy nạn. Nhiều nơi cộng sản phục kích hai đầu đoạn đường, tấn công,
đoàn dân khốn khổ bị dồn cục, làm bia cho “giải phóng quân” tự do thảm
sát. Máu đổ thịt rơi, tiếng kêu khóc của dân Nam vang trời, quân cộng
sản vẫn không tha. Cộng sản Hà Nội lập lại hành động tàn sát dân Nam
giống như họ đã làm năm 1972 trong Mùa hè Đỏ lửa với Đại lộ kinh hoàng.
Để thấy được điều này, chúng tôi xin gửi tới quý vị những dẫn chứng dưới đây.
Quá trình dẫn tới ký kết Hiệp định Paris 1973 như sau: Cuộc
hòa đàm tại Paris bắt đầu từ 1968 vào cuối thời Tổng thống Lyndon
Johnson và tiếp tục dưới thời Tổng Thống Richard Nixon nhưng không đạt
được tiến bộ nào cả cho đến cuối nhiệm kỳ I của Ông Nixon khi ông Henry
Kissinger, Cố vấn An ninh Quốc Gia của Tổng Thống Nixon đạt được một số
đồng thuận trong những phiên họp bí mật với Lê Đức Thọ, Trưởng Phái đoàn
Thương thuyết của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) và trong cuộc tiếp xúc bí
mật với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại Bắc Kinh. Tổng Thống Nguyễn Văn
Thiệu không đồng ý những điều kiện do CSBV đưa ra và đòi hỏi nhiều thay
đổi. Hà Nội phản ứng bằng cách công bố chi tiết về những điều Kissinger
và Lê Đức Thọ đã đồng ý. Cuộc hòa đàm trở nên bế tắc. Một mặt ông Nixon
ra lệnh ném bom Hà Nội và Hải Phòng liên tục trong 12 ngày vào cuối năm
1972. Mặt khác, chính quyền Hoa Kỳ áp lực VNCH chấp nhận điều kiện
ngưng chiến.
Ngày 23-1-1973, Lê Đức Thọ và Kissinger đồng ý về một thỏa hiệp sơ bộ.
Bốn ngày sau đó, Hiệp Định Paris được chính thức ký kết vào 27-1-1973.
Hiệp Định này đòi hỏi ngưng bắn toàn diện tại miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ
rút hết số quân còn lại tại Việt Nam trong vòng 60 ngày, quân CSBV
(khoảng 150, 000 binh sĩ) được phép ở lại miền Nam Việt Nam tại những
vùng CSBV đã chiếm đoạt, và tất cả tù binh Hoa Kỳ được hồi hương. Hiệp
Định Paris cũng kêu gọi Chính phủ VNCH và Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời
Miền Nam Việt Nam thực hiện một cuộc bầu cử dân chủ và tự do tại miền
Nam Việt Nam để chấm dứt cuộc xung đột. Tổng Thống Nixon hứa sẽ sử dụng
Không Lực Hoa Kỳ để bảo đảm sự thi hành hiệp định này. Trong khi đàm
phán, Hoa Kỳ tiếp tục rút quân và thi hành chương trình Việt Nam hóa để
quân lực VNCH dần dần thay thế quân lực Hoa Kỳ.
Như vậy, trong thực tế thì người Mỹ đã thực hiện cam kết rút quân (sau
này không can thiệp quân sự dẫn đến cộng sản có thể tự tung tự tác năm
1975), VNCH thì thực hiện đình chiến (trên thực tế chiến tranh Việt Nam
thì quân đội VNCH ở thế phòng thủ). Trong khi đó đảng cộng sản đã không
thực hiện nội dung của hiệp định Paris mà tiếp tục đưa quân, tăng viện
để xâm chiếm trái phép VNCH. Xin nêu một số ví dụ để các quý vị thấy sự
tăng cường của cộng sản sau hiệp định Paris để xé bỏ hiệp đinh, tiến
hành xâm lược.
Chúng ta có thể thấy được chủ trương xâm lược vi phạm hiệp định Paris
năm 1973 qua đoạn trích dưới đây trong cuốn sách là hồi ký của tướng
cộng sản Văn Tiến Dũng mang tựa đề “Đại thắng mùa xuân” có đoạn “Nhận
thấy tình hình Mỹ không còn muốn chi viện cho địch, bộ chính trị và bộ
tổng tham mưu họp khẩn trương thống nhất để tổng tấn công trên khắp miền
Nam...”
Bộ mặt xảo trá của Lê Đức Thọ đã được thể hiện trong việc đàm phán là
một điều không quân tử cũng như nói lên hết bản chất của cộng sản đúng
như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từng nói: “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”. Điều này rõ nét trong lời kể của Lưu Văn Lợi, thư ký của Lê Đức Thọ như sau: “Khi
đoàn xuất phát năm 1968, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lê Duẩn đã dặn
ông Lê Đức Thọ là 'Anh sang bây giờ sẽ là tư lệnh ở mặt trận ngoại
giao. Làm thế nào thì làm nhưng anh phải đạt được là Mỹ cút, quân ta ở
lại'.” (4)
Nguyễn Thị Bình ký hiệp định Paris
Thứ ba, trong cuốn sách “Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế” (Tập 2) - Trần Nhu, Nguồn Sống xuất bản 2005. (Chương 2) Phật Giáo Miền Bắc bị triệt tiêu dưới chế độ Hồ chí Minh - Tập I - Nguồn Sống, 2005) có viết về Lê Đức Thọ như sau:
“Đến đây cũng xin mở ngoặc nói qua về nhân vật Lê Đức Thọ. Đến đây
cũng xin mở ngoặc nói qua về nhân vật Lê Đức Thọ. Chúng ta cũng không
nên quên rằng tên tuổi của Lê Đức Thọ được cả thế giới biết đến từ khi
có hội nghị Paris. Hình ảnh Lê Đức Thọ được sánh ngang với Henry
Kissenger trên các tờ báo lớn và được in trong những cuốn tự điển bách
khoa ở các mục danh nhân thế giới như Socrate, Michel-Ange, Descartes,
Beethoven, Pasteur, Einstein de Broglie, Churchill, Chaplin, W. Disney,
Montessori, Faulkner, B. Russell, Eisenhower v.v... Họ là những người có
công lớn với nhân loại. Nhưng Lê Đức Thọ là một trong số những nhân vật
vĩ đại đó sao? Người ta nêu tiểu sử tóm tắt của Thọ và nhấn mạnh về
công trạng tìm kiến hòa bình cho cuộc chiến tranh Việt Nam trong cuộc
hòa đàm Ba Lê với ngoại trưởng Hoa kỳ Henry Kissenger và cả hai được
trao giải thưởng Nobel hòa bình. Thật mỉa mai cay đắng, đáng xấu hổ làm
sao? Một tên tội phạm chiến tranh lại được giải thưởng Nobel hòa bình!
Sự kiện rơ ràng mà cả đảng cộng sản Việt Nam đều biết là Thọ và Duẩn chủ
động đưa quân vào cưỡng chiếm miền Nam. Tiếp sau đó đưa 200.000 quân
Việt Nam vào chiếm Campuchia và ở đất Chùa Tháp 10 năm. Liên minh Thọ
Duẫn chủ trương cuộc xâm lăng này; trong đó Thọ vừa là kẻ khởi xướng,
vừa là kẻ thực hiện. Đó là một cuộc chiến tranh không tuyên bố và quốc
hội không được hỏi ý kiến về cuộc chiến tranh này. Quốc hội là "cơ quan
quyền lực tối cao của quốc gia". Theo lẽ thường là như vậy, nhưng ở Việt
Nam nó chẳng có quyền lực cả. Quốc hội do đảng nặn ra, là tay sai của
đảng. Các phần tử trong quốc hội cộng sản là một bọn ngu đần, mang đầu
óc nô lệ, cứ cúi đầu khép nép như một bầy đầy tớ ngoan trước ông chủ.
Nên cần phải minh định rằng cuộc chiến tranh ở Campuchia là cuộc chiến
tranh của đảng Cộng sản Việt Nam, không phải là cuộc chiến tranh của
nhân dân Việt Nam. Cuộc phiêu lưu quân sự được tiến hành theo ư riêng và
chỉ đạo của Lê Đức Thọ, làm cho khoảng trên 52.000 lính Việt Nam chết
trận, 20.000 lính bị thương, chẳng những thế nó còn làm cho dân tộc Việt
Nam bị nhục nhã trước thế giới trong bộ mặt kẻ xâm lăng, bị tẩy chay,
bị trừng phạt (cấm vận). Thọ đáng lẽ ra phải ra đứng trước vành móng
ngựa tòa án quốc tế về tội phạm chiến tranh...”
Một đánh giá thật chính xác về con người thật của Lê Đức Thọ. Bạn đọc có
thể tìm hiểu cuốn sách tại link giới thiệu trên trang Web báo Người
Việt (5).
Thứ tư, vai trò của Lê Đức Thọ cũng không nhỏ trong tội ác tết Mậu Thân. Một Website của tỉnh Nam Định cũng đã khẳng định điều này: “Năm
1958, đồng chí từ chiến trường miền Nam ra Bắc, được Bộ Chính trị phân
công làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ
Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã tổ chức thành công Hội nghị toàn
quốc về công tác tổ chức của Đảng, đánh giá và bàn nhiệm vụ công tác tổ
chức trong giai đoạn mới... Năm 1967, đồng chí được Trung ương Đảng giao
nhiệm vụ Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Sau cuộc Tổng tiến công
Tết Mậu Thân 1968, từ tháng 5 năm 1968 đồng chí làm cố vấn đặc biệt của
Đoàn đại biểu Chính phủ ta tại Hội nghị Paris về Việt Nam.”
Lê Đức Thọ sau lễ trao Huân chương Sao Vàng. (6)
Với chức vụ phó bí thư Trung ương cục Miền Nam thì việc Lê Đức Thọ gây
ra thảm sát Mậu thân cùng đàn em là không thể không có. Vai trò này có
lẽ chỉ sau Hồ Chí Minh và Lê Duẩn. Mời bạn đọc tham khảo thêm tại “Những sự thật không thể chối bỏ” - Phần 14)
Thứ năm, Tướng Vernon Walters tùy viên quân sự cấp cao ở
tòa đại sứ Mỹ tại Paris. Ông là người liên lạc và sắp xếp các cuộc mật
đàm "đi đêm" giữa Kissinger và Lê Đức Thọ. Sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp
đổ, cho đến ngày hôm nay ông vẫn còn giữ lá cờ VNCH trong phòng làm
việc của mình. Khi được hỏi tại sao ông vẫn giữ lá cờ ấy, ông giải thích
lá cờ này tượng trưng cho "công việc còn dang dở. Chúng ta đã để 39 triệu người rơi vào cảnh nô lệ." (Theo Larry Berman trong tác phẩm "No peace, No Honor", nhà xuất bản Free Press, trang 273.).
Theo tướng Walters thì Lê Đức Thọ đã gợi ý Hoa Kỳ ám sát Tổng thống miền
Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu như là điều kiện cho hòa bình. Tạp chí
Newsweek trích dẫn lời của vị tướng Mỹ đã về hưu nói trong cuốn sách sắp
ra mắt. Tạp chí này nói Trung tướng Walters, người tham dự các cuộc hòa
đàm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ vào đầu thập niên những năm 1970, bàn
đến vụ này trong hồi ký sắp ra mắt, "Những sứ mạng thầm lặng" (Silent Missions). Theo Newsweek, Walters trích lời của Lê Đức Thọ nói về Tổng thống Thiệu: "Các ông biết nên làm cái gì... phải trừ khử hắn." Kissinger hỏi lại: "Ý ông muốn nói chúng tôi phải giết ông ta?" Và Lê Đức Thọ đáp: "Đúng, nhưng các ông không viết ra trong hiệp ước".
Đây là một minh chứng cho thấy Lê Đức Thọ thật xảo trá và là kẻ góp phần
bóp chết một nền tự do, dân chủ đang hình thành tại Miền Nam dưới thời
VNCH.
III. Thủ đoạn với cả đồng chí của mình:
Lê Đức Thọ là con người tàn ác. Ông ta tàn ác với chính cả đồng chí của
mình. Đây thật ra cũng là một thói thường có của cộng sản gộc. Nhưng có
lẽ ở con người Lê Đức Thọ thì điều này nổi bật hơn.
Thứ nhất, sau khi Lê Duẩn qua đời thì Lê Đức Thọ gây sự và
ra tay giết Trường Chinh vì tranh giành ngôi vị Tổng bí thư. Nhà văn Vũ
Thư Hiên đã suy luận về cái chết của Trường Chinh như sau:
“Giận dữ và hổ thẹn thấy mưu đồ chiếm ngôi vị cao nhất không thành,
theo cách không ăn thì đạp đổ, Lê Đức Thọ nằng nặc đòi quyền Tống bí thư
Trường Chinh phải từ bỏ ý định tranh cử, viện cớ cả hai đã cao tuổi,
không nên tham gia triều chính nữa. Nếu Trường Chinh ứng cử, thất bại
của Thọ sẽ không chỉ đáng buồn mà là bi kịch, Nó sẽ là mối nhục không
bao giờ gột sạch của con người uy phong lẫm liệt một thời. Tuân lệnh Lê
Đức Thọ, Phạm Văn Đồng năm lần bảy lượt đến tận nhà Trường Chinh, có hôm
từ tinh mơ, thuyết phục ông thôi không tranh cử nữa. "Nếu anh cứ tranh
cử thì sẽ nổ ra xung đột nội bộ. Đảng ta tan nát mất", nước mắt nước mũi
giàn giụa Phạm Văn Đồng vật nài. Cuối cùng Trường Chinh đồng ý, ông
hiểu câu nói của Phạm văn Đồng là lời nhắn gửi nghiêm túc của Lê Đức
Thọ. Không phải vì lo Đảng tan nát mà Trường Chinh đồng ý, ông lo nếu
không nghe lời Thọ thì chính ông sẽ tan nát. Con người như Lê Đức Thọ
sẵn sàng làm tất cả khi cay cú...” (Hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên trang 293, 294)
“Trường Chinh sau khi rút lui khỏi cuộc đọ sức với Lê Đức Thọ vào
chân tổng bí thư, buồn bã ngồi nhà. Ông qua đời vì chấn thương não trong
một cú ngã ở cầu thang. Có tin ông bị Lê Đức Thọ sai tên bảo vệ ông,
người của Trần Quốc Hoàn, hạ sát. Tên này lẽ ra phải đi sát ông từng
bước, nhưng đã để ông ngã khi có một mình, Vết thương ở gáy có thể do
mép bậc thang gây ra, mà cũng có thể do một vật bằng gỗ khác đập
vào...” (Hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên trang 761).
Chúng ta phải nhận thấy rằng nhà văn Vũ Thư Hiên đưa ra một nhận định
khá táo bạo khi suy luận rằng Lê Đức Thọ cho người đến giết Trường
Chinh, nhưng không phải là không có lý. Để thấy rõ điều này hơn chúng ta
cùng đọc cuốn sách “Hoa xuyên tuyết” của nhà báo Bùi Tín.
Phía sau cuốn sách, Bùi Tín có để một tấm hình chụp của Trường Chinh
đến thăm đám nhà báo Bùi Tín phụ trách việc viết tiểu sử cho Trường
Chinh. Trong ảnh Trường Chinh tươi cười khỏe khoắn. Nhà báo Bùi Tín ghi
chú là 2 ngày sau khi chụp tấm ảnh này, Trường Chinh qua đời. Lý do qua
đời đột ngột lại càng cho thấy Trường Chinh chết bất đắc kỳ tử chứ không
chết vì già yếu bệnh hoạn. Vì chết vì lý do bệnh hoạn thì thời gian đau
yếu kéo dài vài tuần đến vài tháng chứ không chết đột ngột như thế. Nói
như thế để thấy lập luận của nhà văn Vũ Thư Hiên cho rằng Trường Chinh
bị Lê Đức Thọ sai người đập chết bằng gậy có nhiều yếu tố để trở thành
sự thật chứ không phải chuyện suy đoán viển vông, không bằng cớ.
Thứ hai, Lê Duẩn là người hành hạ Hồ Chí Minh lúc cuối đời
thì vào những tháng năm cuối của đời mình, Lê Duẩn bị Lê Đức Thọ làm
tình, làm tội đủ điều khổ sở, bực bội. Hãy đọc đoạn hồi ký sau của ông
Đoàn Duy Thành, nguyên bí thư thành phố Hải phòng và là người thân tín
của Lê Duẩn kể lại để thấy Lê Duẩn mệt mỏi vì bị Lê Đức Thọ quấy rầy.
Thọ muốn Duẩn viết di chúc nhường ngôi Tổng bí thư cho Thọ sau khi Duẩn
qua đời. Có lẽ vì không thích Thọ nên Duẩn từ chối làm chuyện đó và điều
này làm cho Thọ tức giận đến quấy phá Duẩn ngay tại nhà riêng của Duẩn.
Ông Đoàn Duy Thành kể rõ như sau:
“Ra đến Hà Nội được 2, 3 ngày thì anh Ba mất. Tôi chạy lại gia đình anh. Chị và các cháu xúm lại hỏi tôi đi đâu mấy tháng. "Lúc anh Ba yếu nặng sao không lại?" Tôi nói vì chuyến đi công tác ở miền Nam nên thất lễ với anh Ba trong những ngày cuối cùng. Cả nhà anh Ba lo lắng, nhất là mấy cháu gái Cừ, Muội, Hồng, các con rễ Lê Bá Tôn, Hồ Ngọc Đại. Nói là cháu, nhưng các cháu nhỏ chỉ kém tôi 5, 7 tuổi. Tất cả xúm lại hỏi tôi và lo lắng. Tôi nói: Tại sao các cháu lại có ý nghĩ lạ như vậy? Ba cháu là con người vĩ đại, một người hiền triết mới kế nghiệp cụ Hồ, giải phóng miền Nam. Không có Ba, làm sao giải phóng được miền Nam, thống nhất được đất nước, không để xảy ra lắm máu? Ai dám hại gia đình nhà mình? Đừng nghĩ linh tinh. Đảng mình là đảng vĩ đại, nhân dân yêu quý Ba. Các cháu sao lại nghĩ vớ vẩn như vậy? Các cháu yên tâm, chú nghĩ không bao giờ có chuyện đó. Còn bao nhiêu người có mặt... ai dám làm bậy?
“Ra đến Hà Nội được 2, 3 ngày thì anh Ba mất. Tôi chạy lại gia đình anh. Chị và các cháu xúm lại hỏi tôi đi đâu mấy tháng. "Lúc anh Ba yếu nặng sao không lại?" Tôi nói vì chuyến đi công tác ở miền Nam nên thất lễ với anh Ba trong những ngày cuối cùng. Cả nhà anh Ba lo lắng, nhất là mấy cháu gái Cừ, Muội, Hồng, các con rễ Lê Bá Tôn, Hồ Ngọc Đại. Nói là cháu, nhưng các cháu nhỏ chỉ kém tôi 5, 7 tuổi. Tất cả xúm lại hỏi tôi và lo lắng. Tôi nói: Tại sao các cháu lại có ý nghĩ lạ như vậy? Ba cháu là con người vĩ đại, một người hiền triết mới kế nghiệp cụ Hồ, giải phóng miền Nam. Không có Ba, làm sao giải phóng được miền Nam, thống nhất được đất nước, không để xảy ra lắm máu? Ai dám hại gia đình nhà mình? Đừng nghĩ linh tinh. Đảng mình là đảng vĩ đại, nhân dân yêu quý Ba. Các cháu sao lại nghĩ vớ vẩn như vậy? Các cháu yên tâm, chú nghĩ không bao giờ có chuyện đó. Còn bao nhiêu người có mặt... ai dám làm bậy?
Bấy giờ các cháu mới yên tâm, Hồ ngọc Đại nói chen vào:
"... Còn bao nhiêu các chú... Họ chẳng dám làm bậy đâu!
Sau đó, tôi mới tìm hiểu, tại sao có
chuyện hoảng loạn tại gia đình anh Ba như vậy khi anh qua đời. Đó là
những người có dụng ý chia rẽ, nói phe cánh anh Lê Đức Thọ, Trần Xuân
Bách định ám hại gia đình anh Ba. Tôi nghĩ không bao giờ có thể như thế
được. Đảng ta được Bác Hồ xây dựng và lãnh đạo đội ngũ cốt cán cách
mạng, đã làm nên bao kỳ tích, không thể có những hành động "đồi bại" như
thế được. Mấy ngày đó tôi thường xuyên lại nhà anh Ba để ổn định tư
tưởng cho các cháu, nhất là cháu Cừ, vợ đồng chí Lê Bá Tôn là người lo
lắng nhất.
Tôi cũng chỉ mới biết có sự bất hòa
giữa anh Ba và anh Lê Đức Thọ cách đấy khoảng 4, 5 tháng. Vì tôi ít quan
tâm, tôi tin các anh đã có quá trình rèn luyện, lại là người gần gũi
Bác Hồ, chắc chắn các anh luôn luôn đoàn kết bên nhau để thực hiện và
xây dựng sự nghiệp Bác để lại.
Khoảng tháng 5/1986 tôi đến thăm anh Ba
ở Hồ Tây, gần đến khu biệt thự, tôi gặp xe anh Thọ đi ra. Tôi vào thăm
anh Ba, có anh Bùi San ở đó. Thấy tôi đến anh Bùi San chào anh Ba ra về.
Tôi bắt tay anh Bùi San và vào thăm anh Ba. Anh Ba tỏ vẻ hơi bực tức
nói: Đấy, nó đấy, tôi vừa đuổi nó ra rồi...”
Qua đoạn trích trên chúng ta thấy gì? Đó là việc Lê Đức Thọ cũng chủ
trương ám hại ngay cả ba Duẩn - một đồng chí của ông ta. Đứng thật là
lòng cộng sản thì thật khó đo và đầy hiểm ác.
Thứ tư, vẫn là cuốn Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế - (Tập 2) - Trần Nhu, Nguồn Sống xuất bản 2005 đã giới thiệu ở trên viết tiếp:
“Thọ không những chỉ gây tang tóc cho nhân dân Việt Nam, mà y còn gây ra cảnh nồi da sáo thịt trong đảng Cộng sản Việt Nam, với cái chiêu bài chống chủ nghĩa xét lại. Việc Thọ làm nhiều người biết là sai quấy, nhưng ai mà dám cả gan phê bình Thọ. Hơn nữa, vào thời điểm ấy, chiến dịch thanh trừng, với danh nghĩa là bài trừ các tổ chức phản cách mạng và nhóm xét lại đang diễn ra. Thiếu tướng Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh đệ nhất bí thư của Hồ Chí Minh vân vân... họ là những người cộng sản không làm điều gì sai trái với Đảng cả, và hiển nhiên không phải thành phần chống đảng, họ bị mật vụ của Thọ bắt giữ, nhưng không một ai lên tiếng bênh vực họ, kể cả Hồ Chí Minh, ra mặt bênh vực...
“Thọ không những chỉ gây tang tóc cho nhân dân Việt Nam, mà y còn gây ra cảnh nồi da sáo thịt trong đảng Cộng sản Việt Nam, với cái chiêu bài chống chủ nghĩa xét lại. Việc Thọ làm nhiều người biết là sai quấy, nhưng ai mà dám cả gan phê bình Thọ. Hơn nữa, vào thời điểm ấy, chiến dịch thanh trừng, với danh nghĩa là bài trừ các tổ chức phản cách mạng và nhóm xét lại đang diễn ra. Thiếu tướng Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh đệ nhất bí thư của Hồ Chí Minh vân vân... họ là những người cộng sản không làm điều gì sai trái với Đảng cả, và hiển nhiên không phải thành phần chống đảng, họ bị mật vụ của Thọ bắt giữ, nhưng không một ai lên tiếng bênh vực họ, kể cả Hồ Chí Minh, ra mặt bênh vực...
Nhưng tất cả những kẻ đứng đầu các tổ chức ngầm đan chéo trên cũng
chỉ là những chuyên viên của các bộ môn trong ngành mật vụ giúp việc cho
trưởng ban tổ chức trung ương đảng Lê Đức Thọ mà thôi.
Nhiệm vụ của nó là thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ các ủy
viên trung ương đảng, thẩm tra các ủy viên Bộ chính trị, xem xét về mặt
chính trị, tư tưởng của các cán bộ dự kiến bầu vào Ban chấp hành trung
ương đảng, Bộ chính trị, và kiện toàn bộ máy đảng, bộ máy nhà nước, tổ
chức chỉ đạo quốc hội, các cơ quan nhà nước, tổ chức chỉ đạo các đoàn
thể ngoại vi như Mặt trận Tổ quốc, Ban tôn giáo; đặc biệt là kiểm soát,
giám sát chặt chẽ quân đội từ Bộ quốc phòng, Bộ tổng tham mưu đến các
quân khu, sư đoàn, trung đoàn đều có Ban bảo vệ cục chính trị đặt dưới
quyền chỉ đạo của cục an ninh Bộ nội vụ.
Chính cục này theo lệnh của Thọ đã cho mật vụ giết đại tướng Hoàng
Văn Thái vào khoảng 1986, và năm sau lại giết đại tướng Lê Trọng Tấn,
đồng thời bắt hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ quốc phòng. Đó là
các đại tá Lê Minh Nghĩa, chánh văn phòng đại tá Đỗ Đức Kiên, cục trưởng
cục tác chiến, đại tá Lê Trọng Nghĩa, cục trưởng cục quân báo vân
vân... Họ đã bị bắt trước khi Thọ cử Văn Tiến Dũng vào thay thế chỗ của
tướng Hoàng Văn Thái. Những việc này làm cho các tướng lảnh trong quân
đội lo âu, các vị trong Ban chấp hành trung ương đảng hốt hoảng, bồn
chồn...”
Qua đây có thể thấy bản chất gian ác của Lê Đức Thọ và để khẳng định
thêm điều này hãy lắng nghe nhà văn Vũ Thư Hiên nói gì về Lê Đức Thọ:
“...Ý định của Lưu Quý Kỳ về việc cho ra một tờ báo châm biếm tương tự tờ Cá Sấu của Liên Xô để phê phán các hiện tượng tiêu cực, mà tôi có nhắc tới trong một đoạn trên, không phải là ý định suông. Điều Lưu Quý Kỳ không ngờ là ý muốn chân thành của anh đã dẫn tới tai họa. Lê Đức Thọ sồng sộc đến tận Sở báo chí để tự mình uốn nắn ý nghĩ ngạo ngược của anh. Mà Lưu Quý Kỳ được Thọ coi như đệ tử ruột một thời. Tinh thần cảnh giác cao chưa một lần ngủ quên của Sáu Búa Lê Đức Thọ không thể lơ là để xảy ra một sự lỏng dây xích như vậy... Từ một cơ quan bình thường, mang nặng tính chất sự vụ, làm công việc quản lý cán bộ Đảng thời Lê Văn Lương, Ban Tổ chức Trung ương trong tay Thọ nhanh chóng trở thành cơ quan siêu mật thám, nắm trong tay quyền lực cao nhất, mạnh nhất trong toàn bộ hệ thống Đảng. Nó bao trùm tất cả, đứng trên tất cả. Nằm trong quyền điều khiển của nó có cả Bộ Nội vụ. Với thể chế Đảng cầm quyền, tình hình đó là lẽ đương nhiên.
“...Ý định của Lưu Quý Kỳ về việc cho ra một tờ báo châm biếm tương tự tờ Cá Sấu của Liên Xô để phê phán các hiện tượng tiêu cực, mà tôi có nhắc tới trong một đoạn trên, không phải là ý định suông. Điều Lưu Quý Kỳ không ngờ là ý muốn chân thành của anh đã dẫn tới tai họa. Lê Đức Thọ sồng sộc đến tận Sở báo chí để tự mình uốn nắn ý nghĩ ngạo ngược của anh. Mà Lưu Quý Kỳ được Thọ coi như đệ tử ruột một thời. Tinh thần cảnh giác cao chưa một lần ngủ quên của Sáu Búa Lê Đức Thọ không thể lơ là để xảy ra một sự lỏng dây xích như vậy... Từ một cơ quan bình thường, mang nặng tính chất sự vụ, làm công việc quản lý cán bộ Đảng thời Lê Văn Lương, Ban Tổ chức Trung ương trong tay Thọ nhanh chóng trở thành cơ quan siêu mật thám, nắm trong tay quyền lực cao nhất, mạnh nhất trong toàn bộ hệ thống Đảng. Nó bao trùm tất cả, đứng trên tất cả. Nằm trong quyền điều khiển của nó có cả Bộ Nội vụ. Với thể chế Đảng cầm quyền, tình hình đó là lẽ đương nhiên.
Ban Tổ chức Trung ương của Lê Đức Thọ trong thực tế không chỉ nắm lý
lịch đảng viên và cán bộ Đảng, mà cả cán bộ chính quyền, từ cấp thấp
nhất tới cấp cao nhất, theo một hệ thống dọc... Anh Kỳ Vân kể hồi anh đã
là xứ ủy viên Bắc Kỳ, Lê Đức Thọ cũng từng hoạt động với anh. "Hồi ấy
hắn ta không như bây giờ bây giờ đâu. Khiêm tốn lắm, nhũn nhặn lắm. Mà
trình độ hiểu biết chính trị thì a b c, biết cái khỉ gì đâu. Cho nên
nịnh Trường Chinh lắm, nghe Trường Chinh như nghe thánh sống. Thế mà sau
năm 54 ở trong Nam ra hắn đã câng câng, nhìn thiên hạ bằng nửa con mắt.
Trường Chinh nâng đỡ hắn là thế, vậy mà khi Trường Chinh thất thế, hắn
cũng vênh váo cả với Trường Chinh mới tệ”.
Mà nào có phải Lê Đức Thọ là nhà cách mạng kiên cường cho cam! Năm
1943, ông Sao Đỏ Nguyễn Lương Bằng vượt ngục Sơn La về ở nhà tôi, tại 65
phố Nhà Rượu (phố Nguyễn Công Trứ bây giờ), ông còn bảo cha tôi:"Anh
chịu khó đi Nam Định tìm thằng Khải(4) hỏi thẳng nó xem nó có còn muốn
hoạt động với anh em nữa không, hay chỉ nằm nhà ôm vợ?". Cha tôi đạp xe
đi Dịch Lễ, tìm được Lê Đức Thọ, lôi Thọ ra khỏi cái giường êm, trả về
cho tổ chức. Về chuyện này cha tôi có ghi lại trong tập hồi ký "Tháng
Tám cờ bay".
Lạ nữa là chẳng phải một mình Lê Đức Thọ làm to. Hai người em ruột
Thọ là Đinh Đức Thiện (tức Phan Đình Dinh) và Mai Chí Thọ (tức Phan Đình
Đống), cho tới Cách mạng Tháng Tám chưa hề có tiếng tăm trong hàng ngũ
cách mạng cũng làm to nốt. Một người lên đến thượng tướng, bộ trưởng Bộ
Công nghiệp nặng, Tổng cục trưởng Tổng cục dầu khí, một người được phong
đại tướng ngành Công an khi về hưu. Những nhà cách mạng lão thành cứ
ngẩn ngơ trước sự thăng tiến vù vù trên hoạn lộ của ba anh em nhà nọ.
Quả là sự hi hữu trong lịch sử….
Cho đến khi tôi viết những dòng này Lê Đức Thọ bị nguyền rủa đã
nhiều. Trong cả nước. Từ dưới dân đen tới những tầng cao chế độ. Không
phải chỉ những người bị Lê Đức Thọ hãm hại và con cháu họ, mà cả những
người vô can. Người ta coi Lê Đức Thọ là đệ nhất gian thần trong lịch sử
nước nhà...” (Trích “Đêm giữa ban ngày” - chương 31) (7)
Thứ năm, Lê Đức Thọ chính là kẻ cầm đầu chủ trương hạ
những ai “chống đảng” mà chính vợ ông Vũ Đình Huỳnh - một người cộng sản
lâu năm theo Hồ Chí Minh đã phải lên tiếng trong bức thư đề ngày
20/2/1994 như sau: “...Gần 30 năm đã trôi qua mà vụ án phi pháp này
vẫn bị vùi trong bóng tối, khi mà ông Lê Đức Thọ - trưởng ban “kết tội
và xét án” của Ban chấp hành Trung ương Đảng, người chịu trách nhiệm
chính trong vụ này - cũng đã chết...” (Xem bức thư tại đây: (8)
Ông Nguyễn Văn Trấn tự là Xồi, có tên Nga là Frigorne, Sinh ngày
21-3-1914 tại Chợ Đệm, Long An. Theo học trường Petrus Ký, Saigon cùng
lớp với Trần Văn Lắm, cựu ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi tốt
nghiệp trung học Pháp, ông ra làm báo và theo kháng chiến trong hàng ngũ
những người Cộng Sản. Tờ báo đầu tiên của ông là “Le Peuple” (Dân
Chúng) ra đời năm 1938. Ngay đầu cuốn sách ông đã khai mình “làm nghề
viết báo và dạy học chính trị”. Ông làm báo là báo của đảng, mà những
lãnh tụ Cộng Sản đầu tiên như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập đã bảo ông làm,
và ông dậy chính trị là chính trị cách mạng, chính trị chống thực dân,
phong kiến.
Chính ông là người lãnh đạo cuộc đảo chính cướp chính quyền thành phố
Saigon ngày 25-8-1945. Nhưng ông thú nhận rằng ông chẳng làm gì nhiều,
chỉ “nhờ cơ hội, điều kiện thuận tiện đó thôi”. Sau này ông là xứ ủy
viên rồi phó bí thư Nam bộ (1), giám đốc công an Nam Bộ. Cũng có lúc ông
làm bí thư khu 9. Vì có chuyện bất hòa với Lê Đức Thọ nên năm 1951 ông
bị điều ra Bắc, “để làm đại biểu đại hội đảng ” (Đại hội II). Sau khi
quyển “Viết cho mẹ và quốc hội” ra mắt công chúng rồi
thình lình bị thu hồi, Nguyễn Văn Trấn đã bị theo dõi gắt, đôi lần công
an có đến “thăm hỏi” và một ngày kia, khi ông đang đi dạo thì bị xe tông
suýt chết. Từ đó ông thường năng phải đổi chỗ ở để tránh bị ám sát. Ông
mất ngày 1-5-1995 sau khi bị chứng đau ruột kéo dài chỉ hai ngày. Trong
cuốn sách này ông Trấn viết có đoạn khẳng định Lê Đức Thọ là một tay
đao phủ ngay trong đảng thông qua phong trào xét lại như sau: “Nghị
quyết 9 tạo một cao trào trấn áp, khủng bố đảng viên. Nó cho lập ra ban
xét tội và kết án trực thuộc bộ chính trị của trung ương đảng. Ban này
có mấy ban viên tôi không nói. Chỉ nói người đứng thớt là Lê Đức Thọ,
người làm theo là Trần Quốc Hoàn...”
Lê Đức Thọ nắm toàn quyền thực sự trong đảng cộng sản Việt Nam từ đại
hội 3 năm 1960 với sự đồng tình của tổng bí thư Lê Duẩn. Không ai có thể
ngờ vực uy quyền tuyệt đối của Thọ, được gọi một cách kinh sợ là Sáu
Búa. Cũng theo hồi ký "Viết cho Mẹ và Quốc Hội" của ông
Nguyễn Văn Trấn (xuất bản năm 1993), uy quyền của Thọ lớn đến nỗi ông ta
có thể cấm cả Hồ Chí Minh phát biểu trong một hội nghị mà ông Hồ Chí
Minh cũng đành chịu. Được ông Trấn hỏi về Lê Đức Thọ, thì Tôn Đức Thắng,
chủ tịch nước, thú nhận một cách mộc mạc: "Đ.M., tao cũng sợ nó!". Theo nhiều nhân chứng, Thọ từng xác quyết nhiều lần: "Đảng là tao!".
Lê Đức Thọ không chính thức là nhân vật số 1 trong đảng, trong danh
sách Bộ Chính Trị chỉ đứng hàng thứ năm, sau các Lê Duẩn, Trường Chinh,
Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng. Nhưng Thọ lại nắm bộ máy đảng và là nhân vật
quyền lực nhất. Thọ có thể bắt giam những cộng sự viên của các nhân vật
này mà không ai dám chống lại.
Thứ sáu, theo nhà báo Minh Diện thì Ung Văn Khiêm - một
lãnh đạo cộng sản đã từng làm bộ trưởng ngoại giao cộng sản cũng bị Thọ
“đì” thông qua bài viết: “Đừng để khi quá muộn, trường hợp ông Lê Đức Thọ”. Bài viết có đoạn: “Ông
từng bị Trưởng ban tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và phe phái trù dập
thẳng cánh, vu cho tư tưởng xét lại và những chuyện oan trái, gây bao
nhiêu cay cực. Với tính khí nghĩa hiệp được truyền lai của “người mở
đất” ông về làm dân không chịu cúi đầu. Không biết có phải do lương tâm
bị day dứt không, mà Lê Đức Thọ đã tìm gặp Ung Văn Khiêm vào lúc cuối
đời…” (9)
Bản chất tàn độc của Lê Đức Thọ với “đồng chí” của mình còn có thể được
hiện rõ hơn trong bài viết của tác giả Vũ Thế Phan với tựa đề: “Hồ ông: Đòn thù và câu nói nổi tiếng” (10).
Ngoài ra còn phải kể đến cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức
đã cho chúng ta biết một câu nói rợn người đầy kinh hãi của Lê Đức Thọ
qua lời kể của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể Lê Duẩn: “Có lần ông Thọ nói ông còn để cái đầu ông Giáp trên cổ là đã may lắm” (11)
IV. Tàn độc:
Tàn độc là bản chất của cộng sản và điều đó với Lê Đức Thọ là điều đương
nhiên. Không chỉ ác với “đồng chí “ của mình thì Lê Đức Thọ còn rất ác
với nhân dân.
Thứ nhất, cuốn sách “365 ngày ở Việt Nam” của nhóm công tác do Liên Xô chỉ đạo trong năm 1975 tại Việt Nam đã viết tại trang 83: “Đồng
Chí Tổng bí thư đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn cùng ban chấp hành trung
ương đảng đã tiến hành ổn định nhanh chóng tình hình sau ngày
30/4/1975. Chính sách kỷ luật hà khắc mà nhà nước áp đặt cho những người
lính chế độ Sài Gòn đã được chính đồng chí Tổng bí Thư Lê Duẩn đề ra
trong một cuộc họp của bộ chính trị...”
Tuy nhiên cuốn sách này cũng cho biết thêm tại trang 84:
“Lúc ban đầu, chính quyền và ban bí thư đảng Lao Động lo sợ áp lực của
Liên Hợp Quốc mà đứng đầu là Mỹ sẽ lên án và tăng cường cấm vận kinh tế.
Nhưng do được sự hậu thuẫn và cổ vũ của những đồng chi trong bộ chính
trị như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng... thì chính
sách đã được thực hiện...”
Qua hai đoạn trích chúng ta thấy gì? Đó là cộng sản Việt Nam mà đứng đầu
là Lê Duẩn đã có sự “cổ vũ, hậu thuẫn” của nhiều lãnh đạo đảng cộng sản
VN, trong đó có Lê Đức Thọ trong việc bỏ tù và trả thù quân dân cán
chính VNCH. Vậy thì Thọ cũng chính là một trong những kẻ chủ mưu việc
này. Tội ác đó là không thể chối bỏ.
Thứ hai, tội ác của Lê Đức Thọ còn được khắc họa đầy đủ trong bản thảo của cuốn sách “Đường lên cơ quan tổng hành dinh”
của tướng cộng sản Hoàng Nghĩa Khánh - nguyên Cục trưởng Cục Tác chiến.
Tập bản thảo này được tác giả in và lưu hành nội bộ năm 2000 với tên
gọi “Cuộc đời binh nghiệp” (177 trang) và năm 2008 được chính thức xuất bản với nhan đề “Đường lên cơ quan Tổng hành dinh”. So với bản thảo gốc thì sau khi được in chính thức đã có một số vấn đề cộng sản gọi là “nhạy cảm” bị bỏ đi.
Đây là hai Links giới thiệu về tác giả và sách trên chính các website của cộng sản Việt Nam để bạn đọc tham khảo thêm: (12), (13)
Xin trích đăng ở đây nằm từ trang 119-123 của tập bản thảo cho thấy bản chất thật độc ác của “sáu búa” Lê Đức Thọ:
“Về Hà Nội được vài ngày, một buổi chiều đồng chí Văn Tiến Dũng gọi tôi sang nhà riêng nói: “Vừa qua anh đi với anh Tấn sang Campuchia, thông qua kế hoạch đánh địch trên đất Thái thế nào mà bây giờ nó kêu om sòm là quân Việt Nam lại xâm lược Thái Lan? Ở Mascơva, anh Ba (đồng chí Lê Duẩn), anh Tô (đồng chí Phạm Văn Đồng) đang hội đàm về viện trợ với đồng chí Brênhep, đồng chí ấy nói: “Trong tình hình hiện nay, các đồng chí không nên đưa chiến tranh sang một nước thứ ba nữa...” Anh Thận (đồng chí Trường Chinh) cũng điện thoại hỏi tôi, sao lại cho quân ta đánh sang đất Thái? Kế hoạch đánh thế nào mà không báo cáo Quân ủy, tôi cũng không biết...” Tôi báo cáo lại tình hình chuyến đi công tác với anh Tấn vừa qua và sự kiện đánh Nong Chang là kế hoạch của Bộ Tư lệnh 479 đã được Bộ Tư lệnh 719 thông qua, không phải anh Tấn thông qua kế hoạch này mà chỉ nói với Bộ Tư lệnh 479 là kế hoạch đã được Bộ Tư lệnh 719 thông qua rồi thì các đồng chí cứ thi hành, anh Tấn chỉ nhắc nhở: “Phải chuẩn bị chu đáo, thận trọng, đánh chắc thắng, tiêu diệt nhanh gọn, rút về, không được để lại dấu vết gì.” Anh Dũng bảo tôi: “Thì thì ngày mai câu đi trực thăng xuống Đồ Sơn báo cáo với anh Thận, anh không bằng lòng về chuyện này đấy! Để anh Thận điện sang anh Ba, anh Tô biết...”
“Về Hà Nội được vài ngày, một buổi chiều đồng chí Văn Tiến Dũng gọi tôi sang nhà riêng nói: “Vừa qua anh đi với anh Tấn sang Campuchia, thông qua kế hoạch đánh địch trên đất Thái thế nào mà bây giờ nó kêu om sòm là quân Việt Nam lại xâm lược Thái Lan? Ở Mascơva, anh Ba (đồng chí Lê Duẩn), anh Tô (đồng chí Phạm Văn Đồng) đang hội đàm về viện trợ với đồng chí Brênhep, đồng chí ấy nói: “Trong tình hình hiện nay, các đồng chí không nên đưa chiến tranh sang một nước thứ ba nữa...” Anh Thận (đồng chí Trường Chinh) cũng điện thoại hỏi tôi, sao lại cho quân ta đánh sang đất Thái? Kế hoạch đánh thế nào mà không báo cáo Quân ủy, tôi cũng không biết...” Tôi báo cáo lại tình hình chuyến đi công tác với anh Tấn vừa qua và sự kiện đánh Nong Chang là kế hoạch của Bộ Tư lệnh 479 đã được Bộ Tư lệnh 719 thông qua, không phải anh Tấn thông qua kế hoạch này mà chỉ nói với Bộ Tư lệnh 479 là kế hoạch đã được Bộ Tư lệnh 719 thông qua rồi thì các đồng chí cứ thi hành, anh Tấn chỉ nhắc nhở: “Phải chuẩn bị chu đáo, thận trọng, đánh chắc thắng, tiêu diệt nhanh gọn, rút về, không được để lại dấu vết gì.” Anh Dũng bảo tôi: “Thì thì ngày mai câu đi trực thăng xuống Đồ Sơn báo cáo với anh Thận, anh không bằng lòng về chuyện này đấy! Để anh Thận điện sang anh Ba, anh Tô biết...”
Sáng hôm sau tôi đi trực thăng UH1 hạnh
cánh xuống sân bay nhỏ ở Đồ Sơn, Văn phòng Trung ương đã cho xe đón tôi
ở đây. Tôi vào khu nhà nghỉ của Trung ương ở khu trung tâm Đồ Sơn, báo
cáo mọi sự việc với anh Thận. Anh Thận nói: “Các đồng chí quân sự chỉ
đạo tác chiến bây giờ phải thận trọng, vì tình hình chính trị phức tạp
và kinh tế ta đang gặp khó khăn. Bộ đội ta đánh sang đất Thái thế nào mà
nó kêu rùm beng, động đến các đồng chí lãnh đạo ta đang bàn xin viện
trợ ở Liên Xô. Nguyễn Cơ Thạch (Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) đang ngồi bàn
trên đất Thái. Kinh tế ta đang gặp khó khăn, dân đang đói vì thiếu gạo
nghiêm trọng. Vừa qua bàn với Thái Lan, nó chịu bán gạo gửi gấp sang ta,
chỉ có 5 vạn tấn gạo tấm thôi, thế mà nay nó đình lại, bộ đội ở
Campuchia đánh sang đất Thái sao Quân ủy không biết. Tổng Tham mưu
trưởng sang nghe tình hình thế nào mà về không báo cáo với Quân ủy?
Thôi, sang ngày mai đồng chí vào gặp anh Sáu Thọ (đồng chí Lê Đức Thọ)
và anh Sáu Nam (đồng chí Lê Đức Anh), truyền đạt ý kiến của Bộ Chính trị
là từ nay trở đi không được hành động như thế! Rồi khi anh Ba, anh Tô
về sẽ họp kiểm điểm vấn đề này...” ...Buổi chiều, khi vào cơ quan T78,
đầu tiên gặp trước báo cáo với anh Sáu Nam. Anh Sáu Nam nghe, im lặng
không nói gì. Anh Sáu Nam nghe xong nói: “Chủ trương đánh địch ở đây có
anh Sáu Thọ đại diện Bộ Chính trị trực tiếp chỉ đạo, anh sang báo cáo
với anh Sáu Thọ, anh ấy cũng đang chờ nghe anh báo cáo đấy!”
... Nghe chưa hết bản báo cáo của tôi,
anh Thọ tỏ vẻ không bằng lòng, đứng dậy xếp quạt, tay phải cầm quạt, gõ
đầu quạt vào bàn tay trái, vừa đi lại trong phòng vừa nói: “Các anh
không nắm được tình hình, các anh tham mưu tác chiến biết tình hình mà
cũng không báo cáo rõ cho các anh trên biết. Anh Tấn Tổng Tham mưu
trưởng và anh, Cục trưởng Cục Tác chiến, vào thông qua kế hoạch tác
chiến, tại sao không báo cáo với Quân ủy mà lại đổ lỗi cho bọn này? Các
anh cũng biết đấy, địch nó cứ ở biên giới bên đất Thái Lan, mà Thái Lan
cho phép nó ẩn náu ở đấy, bắn pháo sang đất Campuchia làm thương vong bộ
đội ta và dân Campuchia. Ta cứ ngồi thế mà chịu đòn à? Cứ nói đánh trên
đất Campuchia thôi thì đánh vỗ mặt làm sao bao vây tiêu diệt được nó,
lại ăn pháo nó. Nó từ đất Thái bắn pháo sang đất Campuchia thì ta bắn
pháo sang tiêu diệt quân Khmer đỏ chứ có bắn vào quân đội và dân Thái
đâu. Nếu nắm được mục tiêu cụ thể, tôi còn định cho máy bay thả bom vào
các vị trí Khmer đỏ nữa, không phải chỉ bắn pháo! Đánh vòng sang đất
Thái một tý, chỉ để diệt Khmer đỏ mà Thái cho nó đóng quân ở đấy! Vì
Thái cho Khmer đỏ đóng quân, để cảnh báo nó, mày còn che giấu quân Khmer
đỏ trên đất Thái đánh tao thì tao có quyền đánh trả và ông còn đánh nữa
đấy! Còn chuyện không để lại dấu vết thì anh em đã cố gắng thu dọn
chiến trường sạch trước khi lui quân. Nhưng có phải sân nhà mình đâu, mà
bảo anh em phải quét cho sạch dấu vết được. Anh ra báo cáo lại cho các
anh ngoài đó biết...”
...Tôi vào phòng của đồng chí Thọ, thấy
đồng chí cũng trong bộ quần áo bà ba lụa vàng, đang ngồi trên một ghế
sa lông. Đồng chí chỉ tôi ngồi trước mặt, rồi đồng chí nói ngay một
loạt: “Anh về báo cáo thế nào mà để các đồng chí trong Bộ Chính trị hiểu
lầm nhau. Thằng già này có sợ khuyết điểm đâu, nhưng làm tham mưu, làm
Cục trưởng Tác chiến phải báo cáo cho đúng sự thật, đừng che giấu khuyết
điểm của mình, đừng bao che cho thủ trưởng của mình, lại đổ lỗi cho tôi
tự do cho quân sang đánh trên đất Thái Lan. Chính Tổng Tham mưu trưởng,
Cục trưởng Cục Tác chiến các anh sang thông qua kế hoạch, rồi về lại
nói không biết...” Tôi vừa mở cặp, vừa giở sổ ghi chép lời nói của đồng
chí nói với tôi ở T78 và những lời tôi báo cáo lại với đồng chí Văn Tiến
Dũng nguyên văn lời đồng chí Thọ nói, chứ không báo cáo với anh Trường
Chinh (vì không được gọi để báo cáo). Nhưng đồng chí Lê Đức Thọ không
cho tôi báo cáo hết, mà cứ nói tiếp, tay trái vừa rút trong túi áo bà ba
một tập điện đánh máy: “Đây này, điện tôi gửi ra Bộ Chính trị, anh em
cơ yếu có đồng chí gửi Quân ủy Trung ương nói tình hình cụ thể, chủ
trương, chủ trương đánh địch thế này! Đây này! Đây này! Sao lại nói
không báo cáo, tự do chủ trương đánh sang đất Thái... Các anh Quân ủy
không ai đọc, Cục trưởng Cục Tác chiến cũng không đọc à? Sao lại bảo
không có báo cáo?”
Đọc qua đoạn trích chúng ta thấy gì? Đó là Lê Đức Thọ đã ngầm chủ trương
đánh cả sang Thái Lan gây chiến tranh tàn khốc cho cả dân tộc Việt Nam
nhưng sau đó vì bị công luận quốc tế phanh phui thì lại đỗ thừa cho đàn
em dưới quyền.
Để khẳng định thêm điều này bạn đọc có thể đọc thêm cuốn sách hồi ký “Cuộc chiến tranh bắt buộc” của đại tá cộng sản Nguyễn Văn Hồng. Cuốn sách có đoạn: “Tôi
nhớ cũng trong mùa khô năm 1982-1983, khi tiến công một loạt các căn cứ
còn lại dọc biên giới từ Ô-đa xuống Com Riêng, trung đoàn bộ binh 31 đã
cho một lực lượng vượt qua biên giới Campuchia-Thái Lan, bố trí phục
kích trên một con đường mòn chạy từ phía Nam lên Ô-đa-con đường này
thuộc lãnh thổ Thái Lan. Trong lúc ta đang tiến công vào trận địa, thì
có một toán lính theo con đường này tiến vào trận địa, anh em đã nổ súng
diệt gọn toán địch. Khi tiến lên thu vũ khí, mới biết được toán địch
này là lính biên phòng Thái Lan qua trang bị, phù hiệu và cấp hiệu đeo
trên ve áo.
Lập tức, máy bay trinh sát và máy bay
C130 của không lực Thái lên quần lượn và bắn phá dọc biên giới. Chúng đã
dùng súng mát 12,7 mm từ trên máy bay vãi đạn xuống đội hình của quân
ta. Trước tình hình đó, các đơn vị điện lên Sở chỉ huy sư đoàn: -Có được
bắn máy bay không? Đây là một tình huống ngoài dự kiến nên chưa có sự
chuẩn bị trước. Chúng tôi đã báo cáo lên Sở chỉ huy Mặt trận. Hôm sau,
Mặt trận tăng cường xuống cho chúng tôi mấy cơ cấu phóng A72 (loại tên
lửa vác vai đi theo đội hình bộ binh). Tôi ra lệnh cho các đơn vị: -Hãy
sẵn sàng! Nếu máy bay bắn vào đội hình của ta thì kiên quyết phải bắn
hạ! Song do địa hình ở đây có ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của loại
súng hỏa tiễn này và cũng do trình độ sử dụng súng của anh em chưa tốt,
nên khi có máy bay, ta bắn đến 5 quả đạn mà không đạt được kết quả. Tuy
nhiên, đây cùng là lời cảnh cáo đối với nhà cầm quyền Thái Lan đã dung
túng, bao che cho bọn phản động Pôn Pốt - Iêng Xa-ri, can thiệp vào công
việc nội bộ của Campuchia.”.
Qua đoạn trích chúng ta thấy điều gì? Đó là quân đội cộng sản đã vi phạm
chủ quyền Thái, bắn chết lính Thái nhưng không xin lỗi mà còn dùng tên
lửa phòng không vác vai bắn máy bay của quân đội Thái Lan. Điều đáng nói
là quân của Nguyễn Văn Hồng đã xin ý kiến “trên”. Mà “trên” ở đây chính
là Lê Đức Anh chỉ huy chiến trường Campuchia giai đoạn đó. Và quyết
định đến việc đánh hay không trên đất Thái chính là một kẻ quyền thế hơn
nhiều đó chính là Lê Đức Thọ.
Bạn đọc có thể đọc toàn bộ cuốn sách tại trang của đội ngũ hồng vệ binh cộng sản: (15).
Thứ ba, chính những người cộng sản đã đặt cho Lê Đức Thọ 3 cái biệt danh: “Anh Sáu Búa”, “Anh Sáu Tú bà”, ”Anh Sáu hèn”.
Người ta gọi Lê Đức Thọ là anh Sáu, vì Thọ đứng thứ 6 trong Bộ Chính
trị và chủ trương giết người bằng búa cho đỡ tốn đạn dược. Chính Lê Đức
Thọ là người đứng sau thành lập ra Đảng Cộng sản Campuchia của Polpot.
Trong phiên tòa xử tội diệt chủng của đảng cộng sản Campuchia dưới thời
Polpot thì chính Douch, biệt danh của tên chủ khám ngục, giết người bằng
dao búa, xẻng, cuốc, để tiết kiệm đạn, đã khai rõ trước báo chí là cách
giết người của hắn ta là do Đảng Cộng sản Việt Nam dạy, và con người
trực tiếp điều hành, đó là Lê Đức Thọ.
Cái tên “Anh Sáu Tú bà” là vì trong thời gian lo Trung
Ương Cục miền Nam, Lê Đức Thọ tuyển lựa chị em phụ nữ ở miền Nam gửi ra
để dâng hiến các vị trong Bộ Chính trị trong đó có cả Hồ chí Minh và Lê
Duẩn, rồi sau đó có cơ hội và lý do khống chế.
Con người Lê đức Thọ này còn có biệt danh là “Anh Sáu Hèn”,
vì ông ta khi được thời, được thế thì vác mặt lên, hống hách, nhưng khi
thất thời, thì van xin, năn nỉ, qụy lụy, quì gối. Bằng chứng, đó là vào
ngày 30/4/1975, Lê Đức Thọ hống hách ra lệnh cho Đại sứ Pháp là ông
Mérillon phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Sau đó cần Pháp,
thì lại sang qụy lụy như việc vào năm 1989, sang chữa bệnh ung thư ở
nhà thương quân đội Val de Grace, ở vùng Paris, năn nỉ Pháp giúp đỡ sau
khi biết rõ Liên Xô sẽ sụp đổ, và thất bại trong việc năn nỉ Hoa Kỳ giúp
đỡ, vì Hoa kỳ chú trọng đến Trung Cộng lúc bấy giờ. Việc năn nỉ Pháp
cũng không mang đến kết quả vì Pháp cũng không có dồi dào về kinh tế và
Pháp đặt điều kiện là phải dân chủ hóa chế độ. Điều kiện mà Thọ không
chịu. Sau đó Lê Đức Thọ hèn hạ quay sang năn nỉ Trung Cộng. Chính Thọ đã
ra lệnh cho 2 tay em của mình là Đỗ Mười và Lê Đức Anh thi hành lệnh
của mình, nên mới đi đến quyết định họp với Trung Cộng ở Thành đô vào
tháng 3/1990, một cuộc họp bán nước toàn diện cho Trung cộng tiếp nối ý
tưởng của Hồ Chí Minh. Lê đức Thọ cũng thường nói “Phải mài rũa hận thù để làm sắc nhọn đấu tranh”. Điều này cho thấy Thọ hết sức độc ác lấy thù hận để làm lá bài cho mình.
Chính vì vậy nhận xét về Lê Đức Thọ thì trong một báo cáo của KGB cho biết: “Lê
Đức Thọ là một con người lá mặt lá trái không đáng tin cậy. Ông ta có
tư tưởng thần phục Trung Quốc. Mặc dù khá sắt máu trong đấu tranh giai
cấp và đặc biệt là năm vững hệ thống an ninh để có thể đàn áp những kẻ
phản động trong nước thì Lê Đức Tho cũng tỏ ra quá cứng rắn với người
dân. Đôi khi sự cứng rắn thái quá sẽ gây nên sự đổ vỡ không lường trước
được...”. (Trích báo cáo mật của KGB đã được giải mã tháng 3/2003).
Như vậy qua những chứng cứ ta thấy điều gì? đó là Lê Đức Thọ tàn ác với
nhân dân và bán nước, thần phục Trung cộng. Đây là những tội ác khó có
thể tha thứ được.
V. Kết luận:
Qua những luận điểm đã trình bày chúng ta thấy Lê Đức Thọ là một con
người hết sức độc ác. Ông ta có thể làm hại đồng chí của chính mình,
giết hại dân lành, gây chiến tranh phi nghĩa và trả thù man rợ quận dân
cán chính VNCH. Những tài liệu về Lê Đức Thọ thật sự là những trang viết
đầy máu và nước mắt giống như nhiều lãnh tụ cộng sản khác. Nói lên tội
ác của Lê Đức Thọ cũng chính là những gì chúng ta cần phải làm như đối
với các lãnh tụ cộng sản khác để có thể trả lai sự thật của lịch sử mà
chúng ta không được biết đến từ miệng lưỡi láo khoét của cộng sản.
22/09/2013
__________________________________
Chú thích:
(1) http://namdinh.gov.vn/Home/kyniem/KH_tuyentruyen/2011/2445/De-cuong-tuyen-truyen-Ky-niem-100-nam-ngay-sinh-dong-chi.aspx
(3) http://namdinh.gov.vn/Home/kyniem/KH_tuyentruyen/2011/2445/De-cuong-tuyen-truyen-Ky-niem-100-nam-ngay-sinh-dong-chi.aspx
(4) http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/ong-le-duc-tho-mo-xe-co-van-my-o-ban-dam-phan-paris-2419291.html
(5) http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=152501&zoneid=317#.UiyJIL0y1jk
(9) http://www.quehuongta.com/index.
php?option=com_content&view=article&id=1088:ng--khi-qua-mun-trng-hp-ong-le-c-th-minh-din&catid=40:din-an&Itemid=59)
(11) Trích Quyền Bính – “Bên Thắng Cuộc “- Huy Đức
(13) http://lucquantranquoctuanphianam.blogspot.com/2012/06/oc-sach-uong-len-co-quan-tong-hanh-dinh.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire