mardi 20 décembre 2022
Vĩnh Biệt "Lời Kinh Đêm" - Hạt sương khuya
Chỉ còn vài tiếng nữa thôi, thân xác Anh sẽ đi vào lòng đất. Kể từ cái ngày kinh hoàng ấy, nhận được hung tin anh đã ra đi, tôi không tin vào tai mình, vội vàng bấm những con số quen thuộc hy vọng câu trả lời sẽ không phải là một đáp số chung, tôi lặng đi thật sâu như thể không còn tồn tại trên thế gian này, ừ… chỉ là một giấc mơ thôi. Chị ts…. chị còn nghe em không, nghe …nghe rõ lắm…nghe em báo anh Việt Dũng đã ra đi không bao giờ còn trở lại. Lạ quá..nước mắt không rơi mà sao nỗi buồn như quặn thắt, nghe trống vắng cả một khung trời.
dimanche 18 décembre 2022
Việt Dzũng, Tiếng Hát Hoạn Nạn - Phan Ni Tấn
Có lần Việt Dzũng qua Toronto làm Mc Hội Chợ Tết, gặp tôi ở hậu trường Dzũng vồn vã: "anh Ba, khoẻ không?", rồi không đợi tôi trả lời Dzũng cười cười tiếp ngay: "Trở lại với anh em Hưng Ca đi chớ, cha nội!". Xưa nay Việt Dzũng vẫn vậy. Hiền hòa, giản dị, hiếu khách, rất vui tánh.
Mấy ngày gần đây, người Việt trên toàn cầu đều hết lòng bày tỏ nỗi thương tiếc trước sự ra đi đột ngột của Việt Dzũng, cũng như đã hết lòng ca ngợi, vinh danh người nghệ sĩ đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền này. Vì thế tôi có nói thêm những lời buồn bã hay thán phục tài năng và lòng yêu nước của người bạn cũng bằng thừa. Cho nên ở đây tôi chỉ muốn kể lại chút kỷ niệm với Việt Dzũng trong những năm tháng sinh hoạt cùng phong trào Hưng Ca mà thôi. Lời lẽ của tôi giản dị như thế này:
dimanche 23 octobre 2022
Duy Khánh (1938-2003)
mercredi 12 octobre 2022
Mĩm cười để đón nhận tất cả
vendredi 7 octobre 2022
Đôi điều về một vị thầy khả kính - Phạm Tín An Ninh
Thời
còn đi học, tôi không được may mắn học với giáo sư Lưu Trung Khảo. Thầy
dạy ở Sài gòn và một vài trường ở các tỉnh miền Nam, tôi chỉ học ở Nha
trang. Lúc vào lính tôi cũng chưa hề được gặp thầy, khi thầy có một thời
gian trong quân ngũ. Thầy phục vụ ở Tổng Cục CTCT và Tòa Đô Chánh, còn
tôi thì ở một đơn vị chiến đấu tại Vùng 2.
Sau 1975, Thầy định cư ở Mỹ, còn tôi ở
mãi tận Bắc Âu, nên không biết những hoạt động của thầy. Sau này thỉnh
thoảng đọc được một số bài viết của thầy, về chính trị, văn hóa và một
số lãnh vực khác, tôi ngưỡng mộ một người hiểu biết rộng, rất nặng tấm
lòng với quê hương dân tộc, và đặc biệt với các thế hệ hậu sinh. Thấy
trước cái tên thật đẹp của thầy thường có kèm theo hai chữ giáo sư, tôi
đi hỏi mấy anh bạn tốt nghiệp sư phạm, hy vọng đã từng là đồng nghiệp
của thầy, cũng chỉ được biết có thời thầy dạy ở Nguyễn Trãi sau này là
Chu Văn An, và cuối cùng về Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Ngoài ra tôi cũng được
biết thêm về các hoạt động rất đa diện và tích cực của thầy từ khi thầy
đến định cư ở Hoa Kỳ.
Thương phế binh VNCH khi cuộc chiến tàn - Thanh Trúc, phóng viên RFA
The Lotus and the Storm / Hoa Sen và Bão Tố
Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh.
jeudi 6 octobre 2022
Cho những người vừa nằm xuống chiều qua - Tuấn Khanh
Tháng 4/1975 là cột mốc thay đổi rất nhiều thứ của người miền Nam
Việt Nam. Đối với giới âm nhạc, đó cũng là một giai đoạn đầy biến động
nhưng ít được ghi lại.
Những biến động đó bao gồm ly tán, tuyệt vọng, cái chết và sự nhục nhằn của kiếp người từ một chế độ này, bước sang một chế độ khác.
Rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ của miền Nam đã tìm đường di tản, vượt biên… với hy vọng rằng rồi mình sẽ lại được sống với nghiệp dĩ của mình ở đâu đó. Thật buồn, không phải ai ra đi cũng đã toại nguyện. Nhưng với nhiều người ở lại, cuộc đời đầy những bất ngờ sau đó, có thể còn buồn bã hơn nhiều.
Những biến động đó bao gồm ly tán, tuyệt vọng, cái chết và sự nhục nhằn của kiếp người từ một chế độ này, bước sang một chế độ khác.
Rất nhiều nhạc sĩ, ca sĩ của miền Nam đã tìm đường di tản, vượt biên… với hy vọng rằng rồi mình sẽ lại được sống với nghiệp dĩ của mình ở đâu đó. Thật buồn, không phải ai ra đi cũng đã toại nguyện. Nhưng với nhiều người ở lại, cuộc đời đầy những bất ngờ sau đó, có thể còn buồn bã hơn nhiều.
Sài Gòn nhắm mắt, níu lại
30 tháng 4, 1975, đánh dấu một Sài Gòn đã rất khác. Như một cô gái
đẹp buộc phải thay đổi mọi thứ quen thuộc của mình, ly thân với quá khứ
vì thời thế.
30 tháng 4, 2015, giờ có đứng giữa Sài Gòn, hãy nhắm mắt lại, im lặng lắng nghe. Có thể ký ức sẽ đưa lối bạn về những điều đã mất, nhưng sống động khôn cùng, đặc biệt nếu bạn đã từng đến nơi này, trước khi có những đổi thay, những đổi thay mà không phải ai cũng mong muốn.
30 tháng 4, 2015, giờ có đứng giữa Sài Gòn, hãy nhắm mắt lại, im lặng lắng nghe. Có thể ký ức sẽ đưa lối bạn về những điều đã mất, nhưng sống động khôn cùng, đặc biệt nếu bạn đã từng đến nơi này, trước khi có những đổi thay, những đổi thay mà không phải ai cũng mong muốn.
mercredi 5 octobre 2022
Unforgotten: Phim tài liệu về tù cải tạo Thanh Trúc, phóng viên RFA
Đó là bộ phim tài liệu mang tên Unforgotten, Không Bao Giờ Quên, như
một đóng góp nhỏ nhoi nhưng cần thiết vào kho tài liệu về tù binh miền
Nam trong những trại tập trung của miền Bắc sau 1975, để những người
trong cuộc có thể trình bày những nỗi oan khuất họ phải chịu, và để thế
hệ trẻ hiểu được suy nghĩ của cha chú là những người lính buộc phải
buông súng với nỗi đau có thể không bao giờ phai nhòa.
Tâm tư và ước muốn
Đó cũng là tâm tư và ước muốn của tác giả bộ phim, nhà văn, nhà báo, người sáng lập kiêm đạo diện của Potbelly Pig Films, cô Diễm Thúy.
Tâm tư và ước muốn
Đó cũng là tâm tư và ước muốn của tác giả bộ phim, nhà văn, nhà báo, người sáng lập kiêm đạo diện của Potbelly Pig Films, cô Diễm Thúy.
Việt Dzũng và ca khúc chưa được phổ biến: Chết Khô
Người khai sinh cụm từ “lá cờ máu”!
mardi 4 octobre 2022
Nhạc sĩ Nhật Ngân - Thy Nga, phóng viên đài RFA
Nhạc sĩ Nhật Ngân - Thy Nga, phóng viên đài RFA - 2008-11-02
“Ngày vui qua mau” … Trong chương trình kỳ trước, Thy Nga có gửi đến quý thính giả nhạc khúc “Ngày vui qua mau”, một tác phẩm nổi tiếng của Nhật Ngân. Thực ra thì với người nhạc sĩ này, những ngày vui vẫn còn, không sôi động như thuở nào (dĩ nhiên với cái tuổi 66 rồi) mà an bình trong cuộc sống.
Hoài Cảm 2
Hoài Cảm 1
dimanche 2 octobre 2022
Cuộc sống cạnh đường sắt của người Hà Nội
Lưu Hồng
Người đã dìu dắt Lưu Hồng đi vào con đường nghệ thuật chính là bạn của cha mẹ cô và cũng là cha nuôi.
Lưu Hồng cho biết “nhờ trời thương yêu nên trong bước đầu mọi sự đều trôi chảy và may mắn” khi cô chính thức bước chân vào làng ca nhạc. Sở trường của Lưu Hồng là trình bày những nhạc phẩm tình cảm theo thể diệu Bolero, Rhumba và Tango. Vào năm 1965, cô cùng với gia đình đi nghe nhạc tại vũ trường Queen Bee và đã lên hát giúp vui theo lời yêu cầu của mọi người trong nhà qua hai nhạc phẩm “Sang Ngang” và “Tuổi Đá Buồn”. Nhờ giọng ca truyền cảm và quyến rũ, Lưu Hồng đã được vũ trường này mời cộng tác ngay sau đó, để rồi một thời gian sau cô đã được mời hát tại nhiều nơi khác. Lưu Hồng cho biết những nhạc phẩm cô trình bày ưng ý nhất là: Bướm Trắng, Sang Ngang, Tuổi Đá Buồn, Cà Phê Đắng, Lời Đắng Cho Một Cuộc Tình.
samedi 1 octobre 2022
Ông già ngồi bươi đống rác (Tiểu Tử)
Thành phố Hồ Chí Minh quang vinh vẫn còn rất nhiều rác. Hồi thời trước, Sàigòn đã có nhiều rác, nhưng so với bây giờ thì…thua xa. Rác bây giờ chẳng những nhiều hơn mà còn…rải rác hơn. Điều này chẳng có gì khó hiểu hết. Bởi vì, trong chế độ ưu việt xã hội chủ nghĩa, cái gì của ta cũng đều hơn của lũ chúng nó cả: rác của chúng nó là rác tư bản, rác ngụy, còn rác của ta là rác…nhân dân, do nhân dân, từ nhân dân mà ra. Có chính nghĩa, hơn là lẽ tất nhiên!
vendredi 30 septembre 2022
Chuyện chẳng có gì hết (Tiểu Tử)
Thật vậy, chuyện chẳng có gì hết. Nhưng sao nó cứ đeo theo ám ảnh tôi từ
mấy hôm nay. Tôi cứ nghĩ đến nó, nhớ rõ từng chi tiết, hình ảnh, từng
xúc động trong lòng mình lúc đó. Để rồi trăn trở băn khoăn, không biết
những người khác – những người Việt Nam cũng lưu vong như tôi – có cùng
một tâm trạng như tôi hay không, nếu họ chứng kiến câu chuyện chẳng có
gì hết này. Đó là lý do tôi muốn kể lại những gì tôi đã nghe thấy cách
đây mấy hôm. Và tôi nghĩ: kể lại, chắc sẽ làm nhẹ bớt những gì từ bao
lâu nay tôi chất chứa trong lòng…
…Hôm đó, tôi đi mua đồ ở siêu thị. Sau khi kiểm điểm lại những gì mà vợ tôi dặn mua – một danh sách mười mấy món – tôi đẩy xe caddie lại xếp hàng để ra két. Vì đông người nên hàng thật dài, kéo sâu vào hành lang giữa hai dãy kệ đầy bánh kẹo. Tôi đứng ở cuối cái đuôi, kiên nhẫn đợi, bởi vì người xếp hàng đã đông mà caddie của người nào cũng đầy ăm ắp.
…Hôm đó, tôi đi mua đồ ở siêu thị. Sau khi kiểm điểm lại những gì mà vợ tôi dặn mua – một danh sách mười mấy món – tôi đẩy xe caddie lại xếp hàng để ra két. Vì đông người nên hàng thật dài, kéo sâu vào hành lang giữa hai dãy kệ đầy bánh kẹo. Tôi đứng ở cuối cái đuôi, kiên nhẫn đợi, bởi vì người xếp hàng đã đông mà caddie của người nào cũng đầy ăm ắp.
Thư của GS Nguyễn văn Phú, viế́t cho Con , Cháu
Thư gởi Con Cháu-GS Nguyễn Văn Phú-Thanh Phương đọc
jeudi 29 septembre 2022
Nhớ những người đã nằm xuống - T.Vấn
Nhớ những người đã nằm xuống
T.Vấn
Những người còn sống hôm nay,
Xin hãy hát với nhau lời nguyện cầu . . .
( Phạm Thế Mỹ )
1.
Một người bạn, sau chuyến đi thăm Tượng đài kỷ niệm chiến tranh Việt nam ( The Vietnam Veterans Memorial Wall ) ở Nghĩa trang quốc gia Arlington hồi cuối tháng 4 vừa qua, gởi đến tôi những bức hình chị chụp được trong thời gian ở D.C.. Mặc dù đã từng đến đó một lần mấy năm trước đây, nhưng khi xem những bức hình vừa nghệ thuật, vừa chứa đựng những ý tưởng của một con người đã từng sống qua những ngày gian khổ nhất của chiến tranh, tôi vẫn thấy lòng mình chùng xuống. Hơn 30 năm trôi qua, mà những ám ảnh của cuộc chiến vẫn không phai nhạt chút nào.
Âm Nhạc Cuối Tuần - Thy Nga
mercredi 28 septembre 2022
Thu Nhớ
lundi 26 septembre 2022
Nguyên Sa, một thoáng nhớ - Bích Huyền Trình bày
Nhà thơ Nguyên Sa, tên thật Trần Bích Lan, sinh ngày 1-3-1932 tại Hà Nội, mất ngày 18-4-1998 tại California (Hoa Kỳ), là môt tác giả quan trọng của nền văn học miền Nam trước 1975. Đặc biệt, nhiều thi phẩm trong sáng của Nguyên Sa đã lan rộng và trở thành những vần thơ “cửa miệng” của nhiều thế hệ thanh niên, qua sự phổ nhạc xuất sắc của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, người nổi tiếng với những bản tình ca đọng lại với thời gian. (Mới đây, Nguyên Sa cũng là một trong vài tác giả rất hiếm hoi của thi ca miền Nam trước 1975 “được” lọt vào tuyển tập 100 bài thơ hay nhất của Việt Nam thế kỷ XX, với bài thơ “Áo lụa Hà Đông”.)
T.Vấn viết về nhà văn tài hoa Hoàng Ngọc Tuấn - Bích Huyền giới thiệu
Hoàng Ngọc Tuấn là nhà văn trước 1975 rất được độc giả yêu mến. Xin nhắc lại vài chi tiết về tiểu sử của ông: Hoàng Ngọc Tuấn sinh năm 1947 tại TP Huế, năm 20 tuổi phiêu bạt vào Nam sinh sống, theo học Trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, và bắt đầu nghề cầm bút. Ông được giới trẻ miền Nam đặc biệt yêu thích, đón nhận như một “hiện tượng văn học”.
Hoàng Ngọc Tuấn từng được bình chọn là 1 trong 5 nhà văn được yêu thích nhất của tuổi trẻ miền Nam, do tuần báo Khởi Hành (nhà thơ Viên Linh làm chủ biên) trưng cầu ý kiến bạn đọc. Có lẽ, ông là nhà văn hiếm hoi đã bắt trúng ngôn ngữ và tâm trạng của lớp trẻ vào thời điểm ấy.
dimanche 25 septembre 2022
Paris nay có gì lạ không em? - Nguyễn Thị Cỏ May
“Paris có gì lạ không em?” là mục hàng tuần do Cỏ May phụ trách từ mấy năm nay . Nhưng hôm nay, nếu đó là câu hỏi cần trả lời rỏ ràng ” Có ” hay ” Không ” thì Cỏ May, em, xin trả lời ngay là ” Có ” . Tức Paris nay có chuyện lạ đáng để ý theo dõi lắm . Và bạn cũng nên tới Paris lúc này để chứng kiến sự thay đổi đó . Paris vẫn đẹp, vẫn duyên dáng, chờ đón khách phương xa .
samedi 24 septembre 2022
Mùa Thu, cuộc Tình-Tiểu Tử
Ông Năm đã ngồi bên giường vợ suốt thời gian cuối cùng. Ông đã cầm bàn tay còn mang tỳ vết của mười năm gian khổ. Ông đã ôm gương mặt phong trần chưa kịp đổi hồng sau mấy tuần sống đầy hạnh phúc. Và cuối cùng, ông đã chải lại mái tóc bạc chưa kịp dài để được cuốn tròn kẹp lên sau ót, như ngày xưa…Ông đã gục lên thân xác gầy khô, khóc với tất cả nước mắt còn lại.
Mùa thu đó, lá rụng thật nhiều.
Người Lính Năm Xưa
jeudi 22 septembre 2022
Chuyện khó tin trong văn học: con đấu tố cha (thời nay) - GS Nguyễn Văn Tuấn
Chúng ta biết rằng trong “Cải cách ruộng đất” con đấu tố cha mẹ đã xảy ra, làm đảo lộn đạo lí gia đình xã hội. Người miền Nam đọc chuyện con đấu tố cha mẹ trong CCRĐ thấy quá kinh khủng và thấy mình còn may mắn. Nhưng chưa chắc! Tuần vừa qua giới văn nghệ xôn xao chuyện ông Đoàn Thế Phúc đấu tố cha mình là Nhà văn Võ Phiến (1). Đấu tố ngay trên báo chí trong nước. Chuyện thật khó tin nhưng có thật.
KIỀU PHONG – NHỮNG SAI LẦM TRONG BÀI “TRƯỜNG HỢP VÕ PHIẾN” CỦA THU TỨ (1)
Diễn đàn Thế kỷ
Kiều Phong
26-09-2014
DĐTK: Thu Tứ là bút hiệu của ĐTP, con trai thứ nhà văn Võ Phiến. Anh được cha mẹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho đi du học từ nhỏ, trở thành một khoa học gia ở Mỹ. Anh là nhà văn có tài. Nhưng, như một số sinh viên du học của miền Nam, Thu tứ đền đáp lại cho miền đất đã nuôi dưỡng mình bằng một quả “thân Cộng” to đùng. Tháng 8- 2014, cái tâm địa phản phúc, vô ơn, “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản” của Thu Tứ tràn ra đầu ngọn bút, trút lên chính thân phụ của anh. Thu Tứ viết một bài dài mạt sát nhà văn Võ Phiến về tội “chống Cộng”, “làm hại nước”. Sau đây là những lá thư nhà báo KP viết cho TT
Lương Xuân Việt, từ cậu bé tị nạn thành tướng quân đội Mỹ
mercredi 21 septembre 2022
Những hình ảnh về giáo dục miền Nam trước 1975
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến
Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năngmà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.
CÔNG HUYỀN TÔN NỮ NHA TRANG
Thuộc dòng dõi vua Minh Mạng và ông hoàng thi sĩ Tuy Lý Vương, Thanh Nhung sinh ra ở Nha Trang, là con đầu lòng của nhà văn nhà thơ quá cố B. D. Ái Mỹ và nữ sĩ Tâm Tấn (bà cũng có hai bút hiệu khác là Trinh Nữ và Trinh Tiên).
Thanh Nhung bắt đầu làm thơ một vài năm trước khi xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Phổ Thông năm 1958, và tiếp tục đăng thơ trên báo nầy cho đến năm 1965. Trong khi du học tại Nhật vào những năm đầu thập niên 60, Thanh Nhung giữ liên hệ với Tao Ðàn Bạch Nga do thi sĩ Nguyên~ Vỹ chủ xướng. Ngoài ra, Thanh Nhung có mặt trong hai tuyển tập: Tiếng Thơ Miền Trung với Cao Hoành Nhân và các bạn; Hoa Mười Phương với Ðịnh Giang và các bạn, cùng xuất bản năm 1959.
Trong các thập niên kế tiếp, Thanh Nhung đăng thơ trong vài tạp chí hải ngoại.
dimanche 18 septembre 2022
Nhạc sĩ Trúc Phương cuộc đời và Âm nhạc...
Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Cha ông là một nhà giáo sống thầm lặng và nghiêm khắc. Nhưng tâm hồn của chàng trai Thiện Lộc thì rất lãng mạn, yêu thích văn nghệ nên đã tự học nhạc, và bắt đầu sáng tác những bài hát đầu tiên lúc vừa 15 tuổi. Xung quanh nhà ông có trồng rất nhiều tre trúc, nên từ nhỏ ông đã yêu mến những âm thanh kẽo kẹt của tiếng tre va chạm với nhau và sau này đã chọn tên là Trúc Phương để nhớ về thời thơ ấu của ông với những cây tre trúc.
dimanche 4 septembre 2022
jeudi 1 septembre 2022
mercredi 31 août 2022
Nhà Từ Đường - Nguyễn Xuân Hoàng
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà. Hồi còn ở trong nước chẳng mấy khi tôi lên ngôi Nhà Chung này. Tôi thấy mình lúc nào cũng bị cái hiện tại lôi cuốn theo như một hạt bụi giữa cơn lốc. Học hành, thi cử, bạn bè, nghề nghiệp, chiến tranh, tình yêu.... Hết Đà Lạt rồi Sài Gòn. Giữa hai thành phố ấy còn có Huế, Cần Thơ, Mỹ Tho, Rạch Giá, U Minh, Cái Sắn...Trong cái mớ chằng chịt về con người và địa danh ấy, tôi thấy mình như một người bị quấn cuốn giữa những chiếc vòi của con bạch tuộc.
mardi 30 août 2022
Cà phê Saigon
Hồi xửa hồi xưa . . . có một Sàigòn người ta gọi cà phê là “cà phe”, đi uống cà phê là đi uống “cà phe” với giọng điệu rất là ngộ nghĩnh. .Tiếng Tây gọi cà phê là Café, tiếng Anh là Coffee nhưng mấy xì thẩu Chợ Lớn thì gọi là “cá phé”. Vậy thì café, coffee, cà phê, cà phe hay là cá phé muốn gọi sao thì gọi nhưng ai cũng hiểu đó là món thức uống màu đen có hương vị thơm ngon, uống vào có thể tỉnh người nếu uống quá đậm có thể thức ba ngày không nhắm mắt. . . .
lundi 29 août 2022
mercredi 17 août 2022
Quách Thoại, nhà thơ đấu tranh đầu tiên của Việt Nam
Quách Thoại được nhiều người cho rằng là một trong hai văn nghệ sĩ có linh cảm về sự tàn phá của chế độ Cộng sản đối với đất nước, con người Việt Nam chính xác nhất. Người trước là nhà văn Vũ Trọng Phụng với những phóng sự mà tính cách tàn nhẫn có thể đoán được sẽ làm cho cộng đồng giãy dụa trong phù phiếm lẫn đói nghèo dưới sự dẫn đường của Chủ nghĩa Xã hội. Còn Quách Thoại, ông tiên tri cho đất nước về một sự mất mát dân chủ, tự do không thể nào bù đắp.
Inscription à :
Articles (Atom)