lundi 27 avril 2015
Trả Lại Tên Cho Người Chiến Sĩ Bị Mất Tên - Orchid Thanh Lê
Orchid Thanh Lê sinh trưởng tại Sài
Gòn, định cư tại Hoa Kỳ tháng 9 năm 1997. Hiện là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ
tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Monterey,
California, có nhiệm vụ hỗ trợ tiếng Việt cho Văn Phòng Tìm Quân Nhân Mỹ
Mất Tích Trong Chiến Tranh Việt Nam.
Bài viết của cô năm 2014 kể việc cô -do nhân duyên- đã tìm được tên của một binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử thương trong một phi vụ hỗn hợp với quân nhân Hoa Kỳ vào thời chiến. Sau đây là bài mới - viết trong nỗi thổn thức của niềm đau tháng tư - kể về buổi lễ ngày 23-5-2015, khi chính phủ Hoa Kỳ chính thức trao huy chương và gắn lại bảng tên cho người chiến sĩ bị mất tên.
Bài viết của cô năm 2014 kể việc cô -do nhân duyên- đã tìm được tên của một binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử thương trong một phi vụ hỗn hợp với quân nhân Hoa Kỳ vào thời chiến. Sau đây là bài mới - viết trong nỗi thổn thức của niềm đau tháng tư - kể về buổi lễ ngày 23-5-2015, khi chính phủ Hoa Kỳ chính thức trao huy chương và gắn lại bảng tên cho người chiến sĩ bị mất tên.
Tôi, đứa con người tù học tập cải tạo – Hồi Ức Về Cha - Lê Xuân Mỹ
Xin trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết của Anh Lê Xuân
Mỹ. Một bài viết mà khi đọc đã nhạt nhoà nước mắt. Không màu mè bóng
bẩy, chỉ là hồi ức về một giai đoạn cùng khổ mà tất cả người miền nam VN
chúng ta đều trải qua khi mất nước, nhưng người đọc không thể không bùi
ngùi, xúc động dù đã nhiều năm trôi qua.
Đó cũng là một trong những lý tại sao chúng ta không thể quên, không thể tha thứ, càng không thể hoà hợp hoà giải .. hay có thể nào chấp nhận luận điệu: hãy quên quá khứ để hướng về tương lai?
Đó cũng là một trong những lý tại sao chúng ta không thể quên, không thể tha thứ, càng không thể hoà hợp hoà giải .. hay có thể nào chấp nhận luận điệu: hãy quên quá khứ để hướng về tương lai?
Việt gian , Việt cộng ,Việt kiều và Cuộc Đấu Tranh Chống Cộng! - Huỳnh Quốc Bình
Tháng
Tư Đen – Quốc Hận 30-4 là thời điểm đánh dấu toàn đất nước Việt Nam bị
đảng cướp VC áp đặt chủ nghĩa cộng sản bạo tàn lên cả nước. Sự tang tóc,
tù đày, giết chóc, chia ly liên tục xảy ra kể từ ngày ấy cho đến nay mà
không bút mực nào tả xiết. Người viết xin nêu một số nhận xét của mình
với hy vọng đóng góp thêm chút dữ kiện để cùng người Việt tỵ nạn VC nhận
dạng đám “Việt gian, VC và “Việt kiều” là cái đám mà những nạn nhân của
chúng mô tả qua hai câu vè như sau:
Việt gian,Việt cộng,Việt kiều
Ba tên họp lại tiêu điều Việt Nam
vendredi 24 avril 2015
Ký giả Dan Southerland với ngày 30 tháng 4 và điệp viên Phạm Xuân Ẩn - Hòa Ái, phóng viên RFA
Ký giả Dan Southerland hiện là Tổng Biên tập đài ACTD. Trong sự nghiệp
làm báo của mình, ông Southerland được biết đến như là một phóng viên kỳ
cựu về tin tức ở Châu Á. Ông đến Sài Gòn làm việc hồi năm 1966 để đưa
tin về chiến tranh VN trong suốt 9 năm cho đến ngày 30/4/1975. Ký giả
Dan Southerland có cuộc trao đổi với Hòa Ái những ghi nhận của ông về VN
sau khi chiến tranh chấm dứt 40 năm.
Hồi ức 30/4/1975: CHUYỆN “BỨC TỬ” MỘT BỨC TƯỢNG (Ngọc Chính Nguyễn)
Năm
1967, nền Đệ nhị Cộng hòa tại miền Nam
đã xây dựng tượng đài hai quân nhân Thủy quân Lục chiến (TQLC) trước Hạ viện,
hay còn gọi là tòa nhà Quốc hội, nay là Nhà hát Thành phố. Tượng hai người lính
TQLC có độ cao 9 mét, trong tư thế xung phong, mũi súng hướng về trụ sở Hạ viện.
Ngay
sau khi bức tượng được đặt ở một vị trí quan trọng nhất thủ đô đã có nhiều ý kiến
trái ngược nhau. Một số người cho rằng quân đội “thao túng” các dân biểu Hạ viện
bằng hình ảnh hai người lính cầm súng đại liên đe dọa sinh hoạt dân chủ của miền
Nam.
Quân
đội lại giải thích những người lính bảo vệ Quốc hội khi họ hướng mũi súng vào
tòa nhà thay vì hướng ngược lại… Lại có một giải thích khác, mũi súng thực ra
thì hướng về Khách sạn Continental nằm phía phải Hạ viện, nơi được coi là “hang
ổ” của các lực lượng phản chiến, trong số đó có cả những dân biểu.
NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sỹ Kim Chi
Trước đây mỗi năm tới ngày 30/4 tôi rất vui nên hay tổ chức gặp gỡ bạn
bè. Nhiều lần tôi bay vào SG cùng đồng đội về thăm căn cứ cũ ở miền
Đông, miền Tây Nam bộ. Chúng tôi thắp hương cho bè bạn đã hi sinh để bày
tỏ lòng tri ân với những người đã để lại tuổi xuân ở chiến trường. Rồi
chúng tôi quây quần bên nhau cùng ôn lại bao kỉ niệm buồn, vui những năm
chiến tranh ác liệt. Trong lòng chúng tôi tràn ngập niềm vui và tự hào
vì nghĩ rằng mình đã dâng hiến cả tuổi trẻ để góp phần giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước.
Những lần gặp gỡ truyền thống như thế, chúng tôi thường ngồi bên sông Sài Gòn hát bài "Mùa xuân trên TP HCNM" của Nhạc sĩ Xuân Hồng: ..."Ôi đẹp biết bao biết mấy tự hào/Sài gòn ơi cả nước vẫy chào/Cờ sao đang tung bay cao,qua hết rồi những năm thương đau.../Mà niềm vui như đến bất ngờ/Ngày đi như trong đêm mơ tuổi lớn rồi mà như ngây thơ"...
Những lần gặp gỡ truyền thống như thế, chúng tôi thường ngồi bên sông Sài Gòn hát bài "Mùa xuân trên TP HCNM" của Nhạc sĩ Xuân Hồng: ..."Ôi đẹp biết bao biết mấy tự hào/Sài gòn ơi cả nước vẫy chào/Cờ sao đang tung bay cao,qua hết rồi những năm thương đau.../Mà niềm vui như đến bất ngờ/Ngày đi như trong đêm mơ tuổi lớn rồi mà như ngây thơ"...
Lịch sử nhìn từ âm bản - Đặng Thơ Thơ
Hàng năm cứ vào tháng tư, lúc cơn gió Hạ Lào khắc nghiệt xoáy về
thành phố, những đám mây màu da cam lại bắt đầu phát sáng trên không, ký
ức của tôi lại bừng sống dậy với những hình ảnh của một cuộc chiến
không thể nào tàn. [1]
30 tháng 4 năm 1975 là ngày miền Nam tiếp thu miền Bắc. Xe tăng Việt Nam Cộng Hòa đi từ năm cửa ô tiến vào đường Thanh Niên. Dân chúng đứng hai bên đường cầm cờ vàng ba sọc đỏ vẫy chào. Gió lùa lên từ hai phía hồ Tây và hồ Trúc Bạch phe phẩy những giải khăn tang trắng cột trước nòng đại bác. Những người lính thuộc nhiều binh chủng đều bị trọng thương, nhưng họ vẫn đứng nghiêm trong tư thế trình diện nhân dân Hà Nội. Xe tăng đi ngang Văn Miếu, vòng quanh chùa Một Cột rồi chuyển hướng tiến về phía quảng trường Ba Đình. Buổi trưa, tiếng xích sắt chiến xa nghiến rát bỏng trên mặt đường tráng nhựa.
30 tháng 4 năm 1975 là ngày miền Nam tiếp thu miền Bắc. Xe tăng Việt Nam Cộng Hòa đi từ năm cửa ô tiến vào đường Thanh Niên. Dân chúng đứng hai bên đường cầm cờ vàng ba sọc đỏ vẫy chào. Gió lùa lên từ hai phía hồ Tây và hồ Trúc Bạch phe phẩy những giải khăn tang trắng cột trước nòng đại bác. Những người lính thuộc nhiều binh chủng đều bị trọng thương, nhưng họ vẫn đứng nghiêm trong tư thế trình diện nhân dân Hà Nội. Xe tăng đi ngang Văn Miếu, vòng quanh chùa Một Cột rồi chuyển hướng tiến về phía quảng trường Ba Đình. Buổi trưa, tiếng xích sắt chiến xa nghiến rát bỏng trên mặt đường tráng nhựa.
Hoàng Hải Thủy – Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái
Ðêm
Tháng Tư Buồn ở Xứ Người – Biết dzồi..! Chán lắm..! Than mãi ..! – ..
nằm xem TiVi, thấy thiên hạ lao xao nói đến chuyện Thái Tôn nước
Anh-cát-lỵ cưới vợ, Người Lưu Vong Già bồi hồi, ngậm ngùi nhớ lại chuyện
đám cuới vương giả cũng diễn ra ở xứ Anh-cát-lỵ năm xưa, khi Thái Tử
Charles kết hôn với cô Diana.
40 Năm – Vẫn Chuyện Lá Cờ - Đỗ Xuân Tê
Nhìn đoàn diễn hành trên phố Bolsa, một đại lộ lớn nằm trên khu Little
Sàigòn, tựa như Lê Lợi của Sài Gòn vang bóng, tôi thực sự ngỡ ngàng và
xúc động khi một đòan áo trắng như những thiên thần chân đất cầm một
rừng cờ vàng ba sọc đỏ nhịp bước qua khán đài như một cuộc biểu dương
sức mạnh của cộng đồng trong dịp mừng Tết Ất Mùi 2015 theo thông lệ hàng
năm.
samedi 18 avril 2015
Chuyện Buồn Tháng Tư
Chuyện Buồn Tháng Tư - Đan Thanh giới thiệu
Chuyện Buồn Tháng Tư - Đan Thanh giới thiệu
Chuyện Buồn Tháng TưĐan Thanh giới thiệu
Posted by Vong NgayXanh on samedi 18 avril 2015
TRƯỜNG XUÂN - TRƯỜNG XUÂN - Giao Chỉ - San Jose
Tàu Trường Xuân.
Tháng 4 năm 1975-Saigon / “ Một con tàu ngơ ngác ra khơi ” (Nam Lộc) / Một thuyền trưởng tuyệt vọng / Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh / Cuộc hành trình không bờ bến / Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi / Hai người tự tử thủy táng / Hai đứa trẻ ra đời / Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1 / Thương thuyền nhân đạo Đan Mạch, cứu tinh số 2 / Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Đại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh / Câu chuyện 40 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 40 năm sau (1975-2015 ). / Và giới thiệu người con gái của biển Đông: Chiêu Anh. (Shining Light).Chuyện này tôi kể đi kể lại. 10 năm trước. 5 năm trước và bây giờ. Trăm năm sau biết ai còn kể lại...
Tháng 4 năm 1975-Saigon / “ Một con tàu ngơ ngác ra khơi ” (Nam Lộc) / Một thuyền trưởng tuyệt vọng / Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh / Cuộc hành trình không bờ bến / Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi / Hai người tự tử thủy táng / Hai đứa trẻ ra đời / Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1 / Thương thuyền nhân đạo Đan Mạch, cứu tinh số 2 / Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Đại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh / Câu chuyện 40 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 40 năm sau (1975-2015 ). / Và giới thiệu người con gái của biển Đông: Chiêu Anh. (Shining Light).Chuyện này tôi kể đi kể lại. 10 năm trước. 5 năm trước và bây giờ. Trăm năm sau biết ai còn kể lại...
Nỗi đau sẽ không dứt nếu không biết tại sao đau - Trần Trung Đạo
vendredi 10 avril 2015
Hoàng Hải Thủy – Nếu anh Trương Chi đẹp trai
Đêm thanh vắng anh mới hát mấy câu
Gió đưa văng vẳng đến lầu cô Mỵ Nương.
Cô Mỵ Nương nghe tiếng hát thì thương..
Gió đưa văng vẳng đến lầu cô Mỵ Nương.
Cô Mỵ Nương nghe tiếng hát thì thương..
Năm 1981 tôi – CTHĐ Hoàng Hải Thủy – được biết Dương Hùng Cường viết, gửi sang Paris cho Trần Tam Tiệp bài “Nếu anh Trương Chi đẹp trai.” Tôi không được Cường cho đọc bài đó trước khi anh gửi đi, anh viết tay nên không có bản thảo giữ lại.
Cựu Tổng trưởng Hoàng Đức Nhã: Đồng minh bội ước - Nam Nguyên, phóng viên RFA
Cuộc chiến ý thức hệ quốc-cộng ở Việt Nam kết thúc ngày 30/4/1975 với sự
chiến thắng của miền bắc cộng sản. Tại sao chế độ VNCH đã đứng vững 21
năm lại nhanh chóng sụp đổ như vậy. Nhân đánh dấu 40 năm ngày chiến
tranh Việt Nam kết thúc, Nam Nguyên phỏng vấn ông Hoàng Đức Nhã, cựu
tổng trưởng Dân vận Chiêu hồi, cựu bí thư Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để
tìm hiểu một số khía cạnh liên quan. Ông Hoàng Đức Nhã 73 tuổi hiện cư
trú tại Chicago tiểu bang Illinois Hoa Kỳ.
Điệu buồn Tháng 4 (Kỳ 2) - Đặng Chí Hùng
Ai thực sự là “Ngụy” ?
- Việt Nam Cộng Hòa không phải là “Ngụy”
Điệu buồn Tháng 4 (Kỳ 1) - Đặng Chí Hùng
Tôi đã quyết định dùng tên của bài thơ viết vào năm 2007, cũng nhân
một dịp 30/4 để đặt đầu đề cho loạt bài này. Đó là loạt bài về những đau
thương của cả một dân tộc dưới ách thống trị của cộng sản Việt Nam. Nó
là cảm xúc lẫn lộn, là những giòng lệ chảy xuống từ ánh mắt thất thần
của những người dân Miền Nam, cũng là viết cho những thân xác đã không
còn nguyên vẹn dưới súng đạn cộng sản và làm mồi cho cá sau những ngày
30/4 rướm máu. Chúng ta nhớ về 30/4 như nhớ về một điệu buồn chẳng thể
quên. Ngày đó chúng ta mất quá nhiều mà không biết đến bao giờ chúng ta
mới có thể lấy lại được những ngày xưa đó…
mardi 7 avril 2015
Trần Công Minh, xạ thủ trực thăng chết trẻ - Huy Phương/Người Việt
Trong
bài báo “Muôn Dặm Tìm Chồng” nói về trường hợp bà quả phụ phi công
Nguyễn Diếu đăng trên nhật báo Người Việt vào Tháng Mười Hai, 2012,
chúng tôi có nhắc lại bản tin của AP về chiếc trực thăng rơi tại Hạ
Lào:
“Vào ngày thứ ba của cuộc hành quân 719 Lam Sơn (10 Tháng Hai, 1971), một trực thăng UH-1 Huey của VNCH bị bắn rơi tại Hạ Lào. Tất cả những người có mặt trên chuyến bay này đều bị tử nạn, gồm Ðại Tá Cao Khắc Nhật trưởng phòng 3, Trung Tá Phạm Vi, trưởng phòng 4 thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, hai phi công là Trung Úy Nguyễn Diếu, Trung Úy Tạ Hòa và hai nhân viên phi hành đoàn là T.S. Cơ Khí Nguyễn Hoàng Anh, H.S. Xạ Thủ Trần Công Minh thuộc Không Ðoàn 41-Phi Ðoàn 213-Sư Ðoàn 1 Không Quân đóng tại Ðà Nẵng. Trên chuyến bay này còn có 4 phóng viên Mỹ là Larry Burrows của tờ Life, Henri Huet của AP, Kent Potter của UPI và phóng viên người Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek.”
“Vào ngày thứ ba của cuộc hành quân 719 Lam Sơn (10 Tháng Hai, 1971), một trực thăng UH-1 Huey của VNCH bị bắn rơi tại Hạ Lào. Tất cả những người có mặt trên chuyến bay này đều bị tử nạn, gồm Ðại Tá Cao Khắc Nhật trưởng phòng 3, Trung Tá Phạm Vi, trưởng phòng 4 thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, hai phi công là Trung Úy Nguyễn Diếu, Trung Úy Tạ Hòa và hai nhân viên phi hành đoàn là T.S. Cơ Khí Nguyễn Hoàng Anh, H.S. Xạ Thủ Trần Công Minh thuộc Không Ðoàn 41-Phi Ðoàn 213-Sư Ðoàn 1 Không Quân đóng tại Ðà Nẵng. Trên chuyến bay này còn có 4 phóng viên Mỹ là Larry Burrows của tờ Life, Henri Huet của AP, Kent Potter của UPI và phóng viên người Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek.”
Ký sự đường dài - Những cuộc viếng thăm quý TPB VNCH - Đức Mẹ TV
Ký sự đường dài - Những cuộc viếng thăm quý TPB VNCH (Tập 1), ngày 03.04.2015
Trần Văn Lương – Đừng Bắt Con Quên
Đừng Bắt Con Quên
Kính lạy Chúa, con là người tội lỗi,
Trong lòng luôn sôi sục mối hờn căm,
Nhìn quê nhà ròng rã mấy mươi năm,
Đau đớn chịu cảnh lầm than tủi nhục.
Kính lạy Phật, con là người phàm tục,
Thân u mê, đủ lục dục thất tình,
Nên lòng luôn oán hận lũ yêu tinh,
Đang tàn hại bao sinh linh đất Việt.
Nửa thế kỷ người dân con rên siết,
Chốn cao xanh nào có biết cho chăng.
Thân trâu ngựa nhọc nhằn,
Trong bóng tối trôi lăn chờ giải thoát.
Dưới chế độ phi nhân đốn mạt,
Quê hương giờ tan nát tả tơi.
Người dân con chẳng được sống ra người,
Kiếp nô lệ giữa dòng đời khắc nghiệt.
Bọn thống trị đang xóa dần dấu vết
Mấy mươi năm chúng giết hại dân lành.
Tết Mậu Thân tội ác đã rành rành,
Chúng vẫn giở trò lưu manh chối biến.
Đám đầu sỏ gây nên cuộc chiến,
Đem máu xương dân Việt hiến quan thầy.
Triệu người trai còn lứa tuổi thơ ngây,
Bị nướng sạch đêm ngày do lệnh Đảng.
Rồi nhờ Mỹ bắt tay Tàu buôn bán,
Chúng cuối cùng được gán trọn miền Nam.
Và thay vì chung sức dựng giang san,
Chúng hành hạ dã man người thất thế.
Chúng áp đặt nền độc tài chuyên chế,
Chà đạp lên máu lệ của toàn dân,
Nhưng lại ngu si hèn hạ bội phần,
Làm đầy tớ quỳ dưới chân lũ Chệt.
Người yêu nước bị dập vùi đến chết,
Kẻ thương quê nằm rũ liệt trong tù.
Chúng đọa đày cả những bậc chân tu,
Khi họ chẳng đui mù vâng ý chúng.
x
x x
Con không là thánh sống,
Nên hờn căm cứ mãi đọng trong lòng.
Mỗi lần nhìn chúng tàn hại non sông,
Là dân Việt, làm sao không oán giận?
Ngoài mặt chúng hô hào quên thù hận,
Nhưng bên trong, chúng vẫn chẳng hề ngơi,
Lo bày mưu tính kế hại những người
Khác chiến tuyến mấy mươi năm về trước.
Làm sao “hòa hợp” được,
Với bọn người bạo ngược không tim,
Sống xa hoa trên của nổi của chìm,
Mặc dân chúng chịu trăm nghìn khổ ải.
Con dẫu biết chữ “từ bi”, ” bác ái”,
Nhưng làm sao “hòa giải” với “yêu thương”,
Khi chúng còn mãi gieo rắc tai ương,
Và đem cả quê hương dâng giặc Bắc.
Chúa Phật hỡi, lòng con hằng tin chắc,
Lúc chưa thành Phật tử hoặc “con chiên”,
Con đã là người dân Việt trước tiên,
Giây phút được mẹ hiền cho hơi thở.
Con lạy Chúa, đừng bắt con tha thứ,
Và thương yêu đám quỷ dữ hung tàn.
Nếu đó là điều kiện đến Thiên đàng,
Thì con sẽ sẵn sàng sa hỏa ngục.
Con lạy Phật, nếu bắt con nhẫn nhục,
Thôi hận thù bầy súc vật gian tham,
Để được mon men đến cửa Niết Bàn,
Ngục Vô Gián con đành cam chấp nhận.
Tháng Tư mãi mãi là ngày Quốc Hận,
Ngày đau thương cho số phận dân Nam.
Nên bao lâu còn sống ở trần gian,
Mối thù đó, muôn vàn con phải nhớ.
Xin hãy lắng nghe lời con than thở,
Đừng bắt con tắt ngọn lửa trong tim,
Đừng bắt con mòn mỏi đợi chờ thêm,
Và đừng bắt con quên hờn mất nước.
x
x x
Bốn mươi năm nguyện ước,
Biết bao giờ thấy lại được quê hương.
Tiếng than khóc đêm trường,
Vẫn từ đáy đại dương buồn vang vọng.
Trần Văn Lương
Yokohama, đầu mùa Quốc Hận
4/2015
*
* *
Đừng Bắt Con Quên
Đừng Bắt Con QuênThơ Trần Văn Lương
Posted by Vong NgayXanh on mardi 7 avril 2015
samedi 4 avril 2015
Ghi Lại Một Phần Đời - Nguyễn Trần Diệu Hương
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005 với bài viết "Tháng Tư, Còn Đó Ngậm Ngùi," kể về tình gia đình chung thuỷ của người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Bài viết mới của cô là chuyện về một bé gái thuyền nhân chào đời trên con thuyền giữa đại dương.
Biển Đông: Kissinger Muốn Dâng Cho TC - Vi Anh
Không biết có tiền cừu hậu hận gì quốc gia dân tộc Việt Nam, mà Tiến sĩ
Kissinger, Cựu Ngoại trưởng kiêm Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ thời Tổng
thống Richard Nixon của Mỹ thời Chiến Tranh VN, đã đi đêm với TC, bức tử
và dâng Việt Nam Cộng Hoà cho Trung Cộng. Không biết có phải Kissinger
có phải là đầu thai từ Tướng Tàu Thoát Hoan kiếp trước bị quân dân Việt
Nam đánh đuổi không còn manh giáp, chạy thụt mạng phải chui vào ống đồng
để quân Tàu khiêng trốn về Tàu hay không, mà kiếp này Kissinger hết trả
thù Việt Nam thời Chiến Tranh VN bức tử Việt Nam Cộng hoà, thời VN Cộng
sản Trung Cộng giành giựt Biển Đông của VN, Kissinger đề nghị nên theo ý
kiến của Cố Chủ Tịch TC Đặng tiểu Bình, hai nước Mỹ và Trung Cộng ngưng
căng thẳng để cùng nhau khai thác vùng này, cùng hưởng lợi. Đây thật là
một đề nghị đưa ra không đúng chỗ, tai hại cho Mỹ, thiệt hại cho các
nước đồng minh và đối tác của Mỹ trong vùng, và chỉ có lợi cho TC.
ĐÂY LÀ SỰ THẬT: Khởi đầu cho tiến trình Bắc thuộc lần thứ năm
ĐÂY LÀ SỰ THẬT: Khởi đầu cho tiến trình Bắc thuộc lần thứ năm
Đặng Chí Hùng và Tâm Anh
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI
jeudi 2 avril 2015
Khai Mạc Triển Lãm Hình Ảnh “Việt Nam Khói Lửa” của Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn-Ngọc-Hạnh
(Tin HTĐ-28/03/2015) Sinh hoạt tưởng niệm 40 năm Quốc Hận và cũng đánh
dấu 40 năm tiếp nối đấu tranh cho chính nghĩa Tự Do tại vùng thủ đô HTĐ
được mở đầu với buổi khai mạc triển lãm hình ảnh “Việt Nam Khói Lửa” của
Nhiếp Ảnh Gia (NAG) Nguyễn-Ngọc-Hạnh, được long trọng cử hành tại trụ
sở Nhà Việt-Nam, Falls Church, Virginia vào trưa thứ Bảy 28/03/2015 vừa
qua. Buổi triển lãm được tổ chức với sự bảo trợ của Nhà Việt-Nam, hội
nhiếp Ảnh Việt Nam vùng Hoa-Thịnh-Đốn và chương trình truyền hình Bản
Tin Hoa-Thịnh-Đốn SBTN-DC nhằm để người Việt đồng hương cùng nhìn lại
những hình ảnh chiến đấu bảo vệ tự do hào hùng, đầy nhân bản của dân
quân Miền Nam VN qua ống kính của người chiến sĩ mũ đỏ tiền phong, cũng
là phóng viên quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh, cùng thắp nén hương lòng tri ân
sự hi sinh xương máu của người chiến sĩ VNCH trong cuộc chiến anh dũng
bảo vệ đất nước và chính nghĩa Tự Do.
SÀI GÒN và TUỔI THƠ CỦA TÔI (Trần Mộng Tú)
Tôi
xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá
già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở
vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong
một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không
ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu
trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn
quê nôn nao thức dậy trong tôi.
Bộ phim Thuyền nhân: Võ sư Hóa đi tìm mộ - Thanh Trúc, phóng viên RFA
Master Hoa’s Requiem, Võ Sư Hóa Đi Tìm Mộ, là bộ phim tài liệu về
thuyền nhân Việt Nam, được Thin Line Film Festival Liên Hoan Phim Ảnh
Thin Line trình chiếu ra mắt đầu tiên tại The Campus Theater thuộc UT
North Texas, thành phố Denton bang Texas, trong ba ngày 19, 20 và 21
tháng Hai vừa qua.
Thin Line Film Festival chuyên về phim tài liệu cứ mỗi năm một lần trong khoảng thời gian tháng Hai, Thin Line Film Festival nhận phim tranh giải từ khắp nơi trên thế giới.
Thin Line Film Festival chuyên về phim tài liệu cứ mỗi năm một lần trong khoảng thời gian tháng Hai, Thin Line Film Festival nhận phim tranh giải từ khắp nơi trên thế giới.
Những sự dối trá ác độc của truyền thông về Việt Nam cuối cùng đã bị phơi bày
Một câu chuyện làm bừng mắt cuối cùng nói lên sự thật về chiến tranh gây tranh cãi nhất của Mỹ
WND (25-03-2015)
Tác giả: Chelsea Schilling
Người dịch: Trần Văn Minh
Ngày 30-03-2015
WND (25-03-2015)
Tác giả: Chelsea Schilling
Người dịch: Trần Văn Minh
Ngày 30-03-2015
Tiếp bước những anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trên mặt trận mới - Trúc Giang MN
1* Mở bài
Ngày 30 tháng 4 là dịp để chúng ta tưởng niệm và vinh danh các anh hùng, tử sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã nêu cao tinh thần chiến đấu chống kẻ thù đến hơi thở cuối cùng. Nhất định không sống dưới chế độ độc tài Cộng Sản.
Những anh hùng vô danh của Quân Lực VNCH được nhắc nhở đến với tinh thần “anh hùng tử, khí hùng nào tử” (Người anh hùng chết nhưng chí khí anh hùng không chết). Các vị tướng lãnh đã tuẫn tiết được nhớ đến như “sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết thành thần).
Ngày 30 tháng 4 là dịp để chúng ta tưởng niệm và vinh danh các anh hùng, tử sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã nêu cao tinh thần chiến đấu chống kẻ thù đến hơi thở cuối cùng. Nhất định không sống dưới chế độ độc tài Cộng Sản.
Những anh hùng vô danh của Quân Lực VNCH được nhắc nhở đến với tinh thần “anh hùng tử, khí hùng nào tử” (Người anh hùng chết nhưng chí khí anh hùng không chết). Các vị tướng lãnh đã tuẫn tiết được nhớ đến như “sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết thành thần).
Quốc Hận: 40 Năm Nhìn Lại - Vi Anh
Năm 2015 là năm thứ 40 Việt Nam Cộng Hoà bị bức tử. 40 năm Quốc Hận
người Việt Quốc Gia sống không nguôi, chết ôm xuống tuyền đài không tan.
Cuộc chiến đấu chống độc tài đảng trị toàn diện của CS 40 năm qua của
người Việt trong ngoài nước còn tiếp diễn. Mỗi lần gần đến ngày 30 tháng
Tư là đến mùa Quốc Hận. Người Việt Hải Ngoại đầy đủ tự do luôn chuẩn bị
làm lễ tưởng niệm, một lễ chánh trị lớn nhứt trong năm và là cơ hội ôn
cố tri tân.
“Đi Không Ai Tìm Xác Rơi”
Máy bay rớt năm 1966 tại Hố Bò. Anh phi công khu trục của không quân
Việt Nam Cộng Hòa nằm chờ 40 năm trong lòng đất quê hương. Một chuyện
MIA rất Việt Nam. Trải qua bao nhiêu gian nan.
imageanchor="1" style="clear: right; float: right; margin-bottom: 1em; margin-left: 1em;">
Bút ký của Phạm Kha, giới thiệu của Giao Chỉ.imageanchor="1" style="clear: right; float: right; margin-bottom: 1em; margin-left: 1em;">
Cô em vợ đã bỏ hai năm đi tìm xác anh rể.
Máy bay rớt năm 1966 tại Hố Bò. Anh phi công khu trục của không quân Việt Nam Cộng Hòa nằm chờ 40 năm trong lòng đất quê hương. Một chuyện MIA rất Việt Nam. Trải qua bao nhiêu gian nan. Tìm được xác người phi công trẻ và mai táng lại ngay tại địa phương. Cả làng cộng sản Hố Bó đi đưa đám.
Hàng năm cứ vào đầu tháng 7, thân nhân từ Hoa Kỳ lại trở về làm giỗ cho anh Bùi Đại Giang. Cán bộ và công an cùng tham dự. Hình ảnh chàng thanh niên Bắc kỳ đi lính không quân “Ngụy Sài Gòn” in trên mộ bia đã làm rung động mọi người. Câu chuyện chia làm 20 phân đoạn. Chuyện thật mà hấp dẫn hơn tiểu thuyết. Giao Chỉ giới thiệu nhân dịp tưởng niệm 30 tháng 4 lần thứ 40. Cũng là 49 năm sau ngày phi công Bùi đại Giang gẫy cánh, đi không ai tìm xác rơi…
“ĐI KHÔNG AI TÌM XÁC RƠI”
Phi đoàn 514 đồn trú tại Biên Hòa là phi đoàn khu trục đầu tiên của Không quân Việt Nam. Năm 1966 là năm oan nghiệt. Mang huy hiệu Phượng Hoàng, phi đoàn đã mất 6 phi công kể cả thiếu tá Phi đoàn trưởng là Chế văn Nghĩa. Bùi Đại Giang cũng là một trong những phi công đã ra đi năm 66. Những hy sinh lớn lao của 514 đã đem cho đơn vị Phượng Hoàng 6 lần tuyên dương công trạng với giây biểu chương Bảo Quốc mầu đỏ. Trong chuyến bay định mệnh vào trưa ngày chủ nhật trên không phận Hố Bò, Phi công Bùi Đại Giang đã bay với thiếu úy Phạm Xuân Thu. Giang ở lại và Thu đơn độc bay về Biên Hòa. Mấy năm sau Thu cũng theo bạn trong chuyến bay “đi không ai tìm xác rơi”Một số phi công của 514 hiện nay vẫn còn ở San Jose là Nguyễn Quan Vĩnh và Nguyễn Đình Lộc. Cho đến năm 75 các anh đã trở thành phi đoàn trưởng F5, nhưng vẫn không bao giờ quên được những ngày gian khổ với 514. Nếu có dịp về thăm mộ Bùi Đại Giang, các chiến hữu Không quân Sài gòn sẽ có công an dẫn đường và cán bộ địa phương chuẩn bị lễ cúng. Đó là câu chuyện về một người phi công của phi đoàn 514 ngồi chết trên ghế bay chờ đợi 40 năm mới được chôn cất. Đám ma nổi tiếng cả vùng vì chỉ toàn dân Việt cộng đi đưa. Các di vật tìm thấy hiện trưng bầy tại Việt Museum San Jose. Câu chuyện này được giới thiệu nhân dịp 30 tháng 4, bốn mươi năm sau.
Tác phẩm viết về MIA Việt Nam của Phạm Kha " Đi không ai tìm xác rơi" Giá ủng hộ $10 us cả cước phí đề cho IRCC 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121.
http://www.vantholacviet.org/news-1771/8/Ta%CC%81c-pha%CC%89m/Giao-Chi--%C3%90I-KHoNG-AI-TiM-XaC-RoI.html
Ngày trở lại... - Nguoiduatin (Danlambao)
Tôi muốn tham dự nhưng không muốn viết
với tư cách dự thi. Tôi muốn viết như một lời tri ân cứu tử đến với
người lính VNCH, người lính Mỹ và những người tử tế đã giáo dục tôi nên
người có ích cho xã hội. Tôi muốn trải lòng mình như một sám hối với mọi
người để được tha thứ và yêu thương... Vì tôi, là đứa trẻ mồ côi.
Sự ra đi của hai vị tướng Tư Lệnh
Ngày đầu tháng 3/2015, trong không khí ảm đạm của cơn mưa xuân, đông đảo
những người lính già, đủ mọi quân binh chủng, có mặt tại nhà quàn nghĩa
trang Peek Family trong thành phố Westminster (California), để chào
tiễn biệt vị niên trưởng- vị chỉ huy trưởng – vị Tư Lệnh – ngày trước.
Nổi lên giữa màu đen tang lễ, là những bộ quân phục trắng với bê rê đỏ
của Thiếu Sinh Quân, worsted màu vàng trang trọng của những SVSQ Trường
VBQGVN và những Kỵ Binh Thiết Giáp với mũ nồi đen.
Bên quan tài, cũng có lá cờ Tướng với một sao trắng trên nền đỏ, đứng hai bên không phải là những sĩ quan đồng cấp mà hầu hết là những niên đệ, đàn em, uy nghiêm trong thế thao diễn nghỉ. Một buổi lễ phủ kỳ khá trang trọng, dù không đủ lễ nghi quân cách, không có ban quân nhạc với tiếng kèn khai quân hiệu thuở nào, nhưng đủ để thể hiện được lòng kính trọng đối với một vị tướng đã có nhiều công trạng với đất nước.
Bên quan tài, cũng có lá cờ Tướng với một sao trắng trên nền đỏ, đứng hai bên không phải là những sĩ quan đồng cấp mà hầu hết là những niên đệ, đàn em, uy nghiêm trong thế thao diễn nghỉ. Một buổi lễ phủ kỳ khá trang trọng, dù không đủ lễ nghi quân cách, không có ban quân nhạc với tiếng kèn khai quân hiệu thuở nào, nhưng đủ để thể hiện được lòng kính trọng đối với một vị tướng đã có nhiều công trạng với đất nước.
Inscription à :
Articles (Atom)