samedi 3 janvier 2015

Trận đánh An Lộc, mùa hè năm 1972

Trận đánh An Lộc, mùa hè năm 1972 
bài 1, của duongtiden.
z-td-anloc-map1 
ztdal-quanan-loc1 
Trận đánh An Lc, bài 1, mt chuyn dài nhiu kỳ, by duongtiden
. . . Tháng tư năm nào, cho dù đâu, mt chuyn VN xưa, mt đim nh trong lch s đu tranh ca Min Nam, bao gi cũng tr v, làm trăn tr nhiu người Vit Nam … .
Tháng tư là tháng mang một sự kiện lớn lao đến cho thị xã An Lộc, Tỉnh Bình Long. Năm 1972, bắt đầu một mùa hè đỏ lửa. An Lộc, xã Tân Lập Phú hay là Hớn Quản, một quận lỵ châu thành của tỉnh Bình Long (quận An Lộc)nằm về phía Bắc Saigon, cách chừng 99 cây số đường chim bay, nằm trên quốc lộ 13, từ Đông Bắc SG, từ cầu Bình Lợi đi thẳng lên Bình Dương, qua Bến Cát, qua ngã ba Chơn Thành, rồi thẳng lên Tầu Ô, Tân Khai, Xa Trạch, Xa Cát đến Xa Cam rồi sát ngay nữa là Thị Xã An Lộc, là trung tâm hành chánh của Tỉnh Bình Long. Tiếp tục Quốc Lộ 13, thẳng hướng Bắc lên quận lỵ cuối của tỉnh BL là Lộc Ninh (Bình Long có 3 quận thứ tự từ Nam lên là Chơn Thành, An Lộc và Lộc Ninh), thẳng qua đến biên giới của Cam Bốt đi tiếp tới thành phố Snoul.
.
ban-do-viet-nam
.
nhấn mouse vào tất cả hình trong này sẽ ra hình lớn hơn.
.
.
tinhBINHLONG
.
.
.
An Lộc và tôi, hay tôi và An Lộc. Chắc An Lộc chẳng biết tôi là ai, vì khi tôi rời trường tiểu học An Lộc về SG học lớp đệ thất, niên khóa 1963 tại trường trung học Nguyễn bá Tòng. Tôi còn qúa nhỏ, mới hơn 10 tuổi. Chuyện của một đứa bé 10 tuổi và An Lộc. Mấy chục năm sau được viết lại phần lớn theo trí nhớ.
.
.
z-td-anloc-map1
.
Đó là quyết định của mẹ tôi, cho tôi về SG:
_Thôi, đến lúc nó phải về học ở SG rồi.
Ba tôi thì không thắc mắc hay quan tâm mấy về chuyện này.
_ Cứ để nó học ở đây, chỉ cần làm giấy xin miễn tuổi, ở đây khỏi phải thi tuyển vào đệ thất của trường Công Lập.
Tôi học sớm một tuổi, nên về SG sẽ phải học trường Tư Thục, còn ở lại An Lộc thì học trường Công, Trung Học BL.
Trường Trung Học tỉnh Bình Long còn gần nhà tôi hơn là trường Tiểu Học nữa, bước ra sau nhà đi vài thước là nhìn thấy nó rồi. Dẫy nhà nằm sâu thụt lùi phía sau đồi, cách xa đường chính phía trước, khi mới thành lập chỉ có một dẫy nhà nằm theo hướng Tây Đông, cách xa mặt đường chính rất xa, thấp xuống dưới đồi, sân trước trường có mấy cây mít, mà tôi hay để ý những khi nó ra trái non, và những trái mít non này khó mà lớn thêm được nữa vì tôi và mấy đứa bạn trong cư xá xéo góc đối diện, thường hay mò qua vặt ăn non những trái mít nhỏ, chấm muối, có vị chát và mặn, chẳng ngon lành gì. Nhưng có lẽ cái thú tham lam được chiếm hữu nó cao hơn là đợi trái mít lớn lên và ai đó lớn hơn sẽ hái chúng mất trước khi lũ con nít đụng tới được.
.
Kể ra, tôí mà về SG rồi thì ba tôi ở lại một mình chắc buồn hơn. Mẹ tôi sẽ đưa thằng em út đang ở SG về ở với ba tôi thay thế tôi, giống như tôi đã sống ở đây suốt hai năm học lớp Nhì và lớp Nhất với lớp Ba. Hai cha con sống với nhau trong căn nhà của cư xá công chức, gồm hai dẫy, có năm khối nhà liên kế, mỗi khối gồm 4 căn, ngay bên hông Tòa Hành Chánh Tỉnh, hay là chi khu, sau này là Tiểu Khu (bộ chỉ huy quân sự cấp Tỉnh) Bình Long. Khu cư xá đầu tiên này theo tôi dự đoán là được xây vào năm 57 hay 58, nằm đối diện ngay đằng trước bệnh viện Tỉnh Bình Long, Bịnh Viện là nơi rất ư là hấp dẩn, và kinh hoàng đối với một đứa nhỏ nhiều tò mò như tôi. Nhất là cái nhà xác nằm bên hông bệnh viện, quay về phía bên con đường Ngô Quyền chung với Ty Công Chánh Bình Long, đó là nơi ba tôi làm việc. Ty Công Chánh tỉnh Bình Long nằm ở góc đường đi Phú Lố, đối diện với Bịnh Viện Bình Long.
.
.
.
z-td-anloc-nhatoi-map
.
Ba tôi đi làm hàng ngày còn gần hơn tôi đi học nữa. Ông chỉ nhẩy lên xe đạp, theo đường nhựa chính, hay đi tắt qua phía sau nhà. Còn tôi thì phải đi ra con đường bên hông khu Toà Hành Chính Tỉnh, là một khu rộng lớn, đường bao bốn mặt. Tôi đi bộ ra góc Bịnh Viện và trường Trung Học, đi tắt từ nhà tới gốc cây Xoài nằm bên khu cư xá, bước qua con mương có mấy miếng cây để bước qua, bên kia đường (đường Cách Mạng 1 tháng 11) này là hàng rào của khu toà Tỉnh Trưởng, đi đường Phan bội Châu tới góc đường quốc lộ 13, có trường Tiểu Học Thượng, dành cho con nít người Thượng, học nội trú trong đó, nằm xéo góc bắt đầu ở góc đường đổ dốc theo quốc lộ vào chợ. Còn trường Tiểu Học An Lộc thì nằm đối diện, quẹo phải đi dọc theo đường, (đường Nguyễn Huệ) cũng là quốc lộ 13, bên này là Tòa Hành Chánh, thì bên kia đường là trường Tiểu Học.
.
.
.
z-td-anloc-nhatoi-dtl copy
.
Cái cổng đầu tiên, nằm gần cuối trường, có cây phượng già bên trong. Trường có sân đất rất là rộng, nằm dọc theo quốc lộ 13, đối diện Tòa Hành Chánh, có bề mặt đường Nguyễn Huệ khá dài, và sâu. Cái cổng thứ nhì nằm phiá trên đầu, gần dẫy phòng học thẳng góc với đường chính, đây là khu lớp Nhì và lớp Nhất. Còn khu các lớp thấp hơn thi nằm tuốt dẫy nhà bên dưới, cách một cái sân rộng ơi là rộng. Có mấy lớp phòng học nằm ngang, và dĩ nhiên là có treo một cái trống trường ở khu nhà giữa, để đánh vang lên tùng tùng những lúc giờ bắt đầu vào học và ra chơi, rồi ra về.
Tôi còn nhớ, ngày học hai buổi, sáng, hình như tới 9 giờ mới học, tới 11:30 là nghỉ trưa, về nhà ăn cơm, rồi tới chiều hình như 2 giờ hay 2:30 mới học lại, học tới 4:30 hay 5 giờ chiều. Lúc tôi học lớp Nhì và lớp Nhất thì giờ học là như vậy, còn lớp nhỏ hơn thì không còn nhớ có học hai buổi không. Mấy đứa lớp lớn có nhà ở xa, như trong Xa Cam, hay dưới chợ, dưới xa cuối tỉnh, thì ở lại buổi trưa, mang theo cơm ăn. Sau này, tỉnh lấy cái nhà giam cũ, chỉ là nhà một phòng bằng đá của Pháp làm ra hồi xưa, cách trường một khoảng đường, sửa lại, làm nơi cho học sinh ở xa, buổi trưa tới đó ăn cơm, và có chỗ nằm nghỉ. Tôi còn nhớ, lúc làm lễ khánh thành, có bà Phó Tỉnh Trưởng hay đến nhà tôi chơi, đến cắt băng khánh thành, còn tôi thì, lúc đó lọc lớp Nhì, cũng mặc quần xanh, áo trắng, đi giầy vải Bata, đánh bôi kem trắng lên trên mặt vải của giầy, đứng hai hàng làm hàng rào danh dự cho lễ khánh thành.
.
.
ztdal-bl-map
.
Hướng Bắc nằm trên đầu hình vẽ, bên dưới là tỉnh Bình Dương, Tây Ninh nằm phía Tây, Phước Long ở phía Đông. Ngày xưa Bình Long là Hớn Quản thuộc về tỉnh Thủ Dầu Một, tới năm 1957, VNCH mới thành lập tỉnh Bình Long, trong thời chiến Sư Đoàn Không Kỵ 101 của Mỹ hoạt động chính ở vùng này, Quản Lợi, 5 km Đông An Lộc là căn cứ lớn của Hoa Kỳ yiểm trợ cho toàn vùng này và qua tới Cam Bốt.
.
.
.
Lúc đó, có Phượng và một hai cô bạn, nhà ở trong Xa Cam, cách đó ba cây số, Xa Cam là đồn điền cao su gần thị xã nhất (trường Xa Cam không có lớp Nhì hay lớp Nhất). Tôi nhớ rõ Phượng, lớn hơn tôi nhiều, khá xinh đẹp, hay mặc thêm cái áo bà ba nâu nhạt, hai vai aó bạc mầu vì nắng, khi đạp xe cho khỏi dơ cái áo trắng bên trong, vào lớp mới cởi áo ra, chỉ còn áo trắng, và dĩ nhiên là có thêm cái nón lá nữa. Lúc đó, tôi nhìn Phượng, phục lắm vì có xe đạp riêng, còn tôi thì chỉ đi bộ đi học hàng ngày, vì nhà rất gần. Còn cái xe đạp của ba tôi, thì hình như, cái yên xe cao lắm. Lúc đó tôi chỉ mới có 9, 10 tuổi gì đó. Còn thấp với cái xe đạp người lớn. Hình như cái xe đạp của Phượng, nó là một cỡ xe nhỏ, nhỏ hơn xe của người lớn một chút.
.
An Lộc trong mùa hè đỏ lửa 1972 ..
.
.
airANLOC
.
Cứ thế mà ngày tháng đi qua, mỗi ngày ba tôi đi làm, tôi đi học, buổi trưa, cơm tháng được người ta mang tới nhà, treo bằng cái gà mên nhôm trên cao với cái móc sắt bên cửa sổ cho chó đừng nhẩy lên tới. Mỗi sáng gần trưa, tôi về trước ba tôi, lấy gà mên xuống, mở cửa nhà và hai cái cửa sổ to ra, mở hết cửa bên trong nhà cho mát, rồi chơi ngoài vườn chút, thì ba tôi cũng về, hâm cơm lên rồi hai cha con ăn với nhau. Sau đó ngủ trưa, ba tôi đi làm lại trước, tôi đi học sau. Chiều tôi về trước, gọi mấy thằng bạn cùng khu dẫy nhà Công Chức, mang banh ra sân vận động, phía trước Tòa Tỉnh Trưởng đá banh, ngó chéo qua lại là trường tiểu học của tôi. Cứ như vậy, rồi tắm mưa, đá banh dính đầy bùn sình đất đỏ. Kéo nhau về, bên hông khu nhà liên kế 4 căn của tôi là bãi đất trống, phía trước nhà cũng trống, chỉ mới có đường đất. Phía trước đường quay về hướng Bắc đã có ba khối nhà liên kế đối diện với bịnh viện. Phiá sau khu tôi chỉ có hai dẫy nhà, mặt tiền quay về hướng Nam, nhìn về rừng cao su Xa Cam.
Bên miếng đất trống sát đường với Tòa Tỉnh Trưởng là cái bơm nước bằng tay, đặt chính giữa mảng sân xi măng nhỏ. Chúng tôi đùa giỡn lăn lộn ra miếng xi măng, bơm nước cho nhau tắm cho sạch đất bùn đỏ, mang theo cả xà bông, tắm kỳ cọ cho đã, chỉ việc thay nhau gạt cần, bơm nước lên xối. Khỏi về nhà tắm lại, đỡ phải xài nước trong bể nước ở nhà, Mà mỗi tuần có xe bồn nước của đồn điền cao su bên trong Quản Lợi chạy ra, đi vào con đường phục vụ phía sau nhà, đút đầu vòi nước to đen vào cái lỗ trên tường, xả nước xuống cho đầy bể nước của mỗi nhà, qua cái lỗ hổng trên tường phía sau nhà bếp. Nhà nào cũng vậy, có cái bể nước, có caí lỗ vuông trên cao cho xe bồn thò vòi nước to vào xả xuống. Cái xe bồn nước của đồn điền cao su Pháp, có tài xế, và một người phụ, đi phía sau, cầm vòi nước, xả vào bồn, sau đó ló đầu nhìn vào cái lỗ coi đầy hồ chưa, rồi khóa nước, đi tới nhà kế tiếp. Với năm khối nhà, hai mươi căn nhà, xe bồn nước phải đi tới mấy chuyến, cung cấp nước xài cho cư xá công chức, hoàn toàn miễn phí, như một thỏa thuận của đồn điền cao su và phía chính quyền Tỉnh Bình Long. Còn họ lấy nước ở đâu thì tôi không biết vì còn nhỏ quá.

http://kientruc5sj.wordpress.com/2014/08/11/tran-danh-an-loc-mua-he-nam-1972-cua-duongtiden/ 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire