Truyenhinhvietnam1
*
* *
* *
Người nước ta lạ là rất lạ,
Nông nỗi này nghĩ đã biết chưa?
Hay còn mê mẩn mơ hồ?
Hay còn hớn hở như trò chuyện chơi?
Này những kẻ hạnh tai, lạc hoạ[1]
Rặt là người tuấn nhã thông minh,
Ai ơi, xin chớ cậy mình,
Ngu mà ngu thế, thật rành là ngu!
Này những kẻ vong thù nhẫn sỉ,[2]
Rặt là người phú quý vinh hoa,
Ai ơi, xin chớ khoe ta,
Nhục mà nhục thế, thật là nhục thay!
Bởi trong nước người hay muốn lạ,
Đạo dung thường có giữ được đâu!
Sợ rồi chẳng được bao lâu,
Tôi xin kể hết mấy như sau điều:
Một là nó trăm chiều toan bác[3],
Nghĩ kế nào diệt được giống ta.
Hai là ta cứ lần là,
Giống vàng ta hẳn rồi ra còn gì!
Suy các thức thổ nghi vật sản,
Trong nước mình vạn vạn thức hay.
Đến như trăm thức đồ Tây,
Xem không một thức nào tay thợ mình.
Thợ đã vụng, đồ đành xấu xí,
Nó có tham, tham vị hoá tài[4].
Huống năm mươi triệu con người,
Của đâu nó để cho người ăn không?
Âu là nó phải dùng chước nó,
Mượn dao găm giết bỏ giống ta.
Cứ trong lẽ ấy suy ra:
Một là dương bác[5], hai là âm toan[6].
Nghĩa âm toan trước bàn cho tỏ.
Vốn nó tham vì của nước mình;
Ví ngay, vét sạch sành sanh,
Kế cùng, ta phải liều mình không thôi.
Năm mươi triệu há ngồi chịu chết?
Cũng có phen kịch liệt một lần,
Sao bằng nó lấy dần dần,
Mỗi năm mỗi thuế, mỗi phần một tăng.
Người chịu thuế nai lưng cố đóng,
Của lâu ngày hết rỗng trơ trơ,
Kìa như thuế chợ, thuế đò,
Thuế đinh, thuế thổ, thuế chồng mà đi...
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt,
Rút chặt dần như thắt chỉ se,
Miền kẻ chợ, phía nhà quê,
Của đi có lối, của về thì không!
Ví như giống hồ trùng cổ hoặc[7]
Làm cho người mặt quắt, thịt rơi.
Ví như giống rắn nuốt voi,
Máu kia đã hết, thịt rồi cũng tan!
Ấy cái nghĩa "âm toan" là thế,
Người giống mình hồ dễ còn đâu?
Sợ rồi chẳng được bao lâu,
Của ăn cũng hết, còn đâu giống người?
Nay lại kể đến bài "dương bác":
Nó thấy mình xơ xác khó khăn,
Trong một nước, tám chín phần,
Người làm đã ít, người ăn rất nhiều.
Nó lại nghĩ bày mưu hiểm quyệt,
Mượn người làm đành mất của thuê.
Đường đi lính, lối làm xe.
Xô vào một đám, sơn khê nghìn trùng.
Việc đông bắc nay công mai dịch,
Khi lấp sông, xẻ lạch, đào hào.
Người ta chẳng biết khuyên nhau.
Tham tiền nên phải đem đầu chết oan.
Vừa dạo nọ Thái Nguyên, Yên Bái.
Xương chật đường, máu nổi đầy sông.
Mình bao nhiêu nỗi khốn cùng,
Nó càng mát ruột, cam lòng bấy nhiêu!
Kể như thế trăm chiều thảm thiết,
Còn gì là giống Việt Nam ta!
Làm cho tàn hại nước nhà,
Điều "dương bác" ấy thật là hiểm sâu.
Nó nuôi mình, như trâu, như chó,
Nó coi mình như cỏ, như rơm.
Trâu nuôi béo, cỏ coi rờm
Cỏ moi rễ cỏ, trâu làm thịt trâu,
Kìa xem nước đông châu Nhật Bản,
Tàu với xe đưa đón hành nhân,
Đãi nhau tử tế muôn phần,
Khi ngồi, khi đứng, chỗ ăn, chỗ nằm,
Lúc đau yếu nom thăm đi lại,
Lấy đạo người mà đãi giống người.
Pháp kia nó vốn khác loài,
Kìa xem nó đãi những người nước ta.
Xe đi lẫn một toa uế xú,
Tàu ngồi riêng một xó ti-ô;
Dãi dầu ngày nắng, đêm mưa,
Ốm đau nó cũng thờ ơ mặc mình.
Đã như thế trăm vành khinh rẻ,
Lại ra uy cậy thế cường quyền:
Quên trình vé, chậm đưa tiền,
Chân đà đá gót, tay liền phất roi.
Suy một việc đãi người như thế,
Nhục nhằn này có lẽ nào quên?
Vì ta một nỗi ngu hèn,
Gặp tay hung ác có tuyền được không?
Lại bảo nó có lòng tín dụng,
Có lẽ nào giết giống nước ta,...
Ấy là ta chẳng nghĩ ra,
Người ta khác giống, sao mà nó tin?
Suy các thức thương quyền kỹ xảo,
Khắp mọi bề dương pháo hải quân,
Có tin nó đã dạy dần,
Dạy thì chẳng dạy, có phần nào tin?
Trường quốc học đặt tên Pháp Việt,
Dạy người Nam đủ biết tiếng Tây.
Đến như trăm thứ nghề hay,
Binh, cơ, điện, hoá không thầy dạy khôn!
Lối nông học hãy còn ngơ ngẩn,
Việc công trường thờ thẫn biết chi.
Trăm nghề Pháp học tinh vi,
Người mình mình cứ ngu si mặc mình.
Mình như thế dại đành là dại,
Nó mong cho ngu lại càng ngu,
Cứ trong bụng nó mà dò,
Bảo rằng "tín dụng" thực cho là nhầm.
Chừng trong khoảng mười năm trở lại,
Rồi đến câu “khất cái vô môn”[8]
Người càng yếu, của càng mòn,
Bấy giờ mới biết là ơn "tin dùng"!
Còn một lũ trong vòng quan lại,
Mượn người làm, nghĩa phải chi công.
Ấy là nó vẫn căm lòng,
Đường chưa thuộc, nói chưa thông, lẽ nào!
Một năm kể biết bao lương phí,
Lấy Nam nhân lại trị Nam nhân.
Seo[9] mạch nước, róc xương dân,
Quăng cho một lũ chó săn, chim mồi.
Khi nó đã thuộc nơi phong thổ,
Mỏ nó khai, người nó nó dùng.
Thương ôi! Cái lũ làm công,
Cơm thừa, canh cặn, thôi xong, còn gì!
Quạt mùa thu[10], rồng khi thôi bái,[11]
So người mình giá trị còn hơn,
Đem thân ở chốn doanh hoàn,
Người mình thôi chắc có toàn được vay?
Thịt bác tước[12] lâu ngày mòn mỏi,
Của tham tàn đầy túi kinh doanh.
Pháp kia nó tính đã sành,
Cái điều diệt chủng thôi đành chẳng sai!
Nay còn lúc giống người chưa hết,
Chữ tự cường nên biết khuyên nhau.
Cũng người trong cõi năm châu,
Nó che tiếng nó, mình lo sự mình.
Nghĩa “bảo hộ” rành rành hai chữ,
Lẽ dám đâu làm cỏ nước nhà?
May còn được lúc bấy giờ,
Hơi tàn còn thở, sức thừa còn đua.
Mượn thanh thế lân la ngoại quốc,
Đem anh hùng chống vác giang sơn.
Cát lâu đắp cũng nên cồn,
Đá lâu lấp biển ta còn giống ta.
Song ta vẫn còn là ngu dại,
Nay lần lữa tháng trải ngày qua,
Bâng khuâng luống những thẫn thờ.
Đã hồn hay ngủ, lại ma hay lười!
Sự toan bác một mai đến nỗi,
Thôi bây giờ biết hối được sao?
Từ nhà thế tộc quan cao,
Từ người thân sĩ, phú hào, bình dân.
Khắp đến kẻ hành nhân tẩu tốt,
Cả giáo đồ khắp suốt mọi nơi,
Đội trời, đạp đất ở đời,
Sinh ra Nam quốc là người trượng phu.
Ai cũng bụng phục thù, báo quốc,
Thấy giống người nước khác ai ưa?
Cớ sao ngày tháng lần lừa,
Rụt rè như thể đợi chờ, ngóng mong?
Nước đến chân, sâu nông cũng lội,
Việc đương đầu, bể núi cũng qua.
Kìa xem gương chuyện ngày xưa:
Chiêm Thành, Lâm Ấp, bây giờ còn ai?
Ấy diệt chủng có hai đường ấy,
Người giống mình chắc cậy còn chăng?
Còn ta thì cũng may rằng,
Ví như hết cả, cũng đừng trách ai.
Qua bao dặm ngàn khơi, bể rộng,
Hại bao phen tàu, súng, binh, lương.
Công trình từ lúc mới sang,
Được hăm bảy vạn dặm trường nước ta;
Năm mươi triệu ngồi trơ ăn hại,
Nó lẽ đâu để mãi giống mình?
Vườn kia để cỏ sao đành?
Lợn kia nuôi béo thịt dành để chi?
Nó dẫu dại, quyết thì không thế,
Mình có khôn, phải nghĩ mà suy.
Trời sinh ta có tội gì,
Sao cho gọi được hồn về nước ta!
Nông nỗi này nghĩ đã biết chưa?
Hay còn mê mẩn mơ hồ?
Hay còn hớn hở như trò chuyện chơi?
Này những kẻ hạnh tai, lạc hoạ[1]
Rặt là người tuấn nhã thông minh,
Ai ơi, xin chớ cậy mình,
Ngu mà ngu thế, thật rành là ngu!
Này những kẻ vong thù nhẫn sỉ,[2]
Rặt là người phú quý vinh hoa,
Ai ơi, xin chớ khoe ta,
Nhục mà nhục thế, thật là nhục thay!
Bởi trong nước người hay muốn lạ,
Đạo dung thường có giữ được đâu!
Sợ rồi chẳng được bao lâu,
Tôi xin kể hết mấy như sau điều:
Một là nó trăm chiều toan bác[3],
Nghĩ kế nào diệt được giống ta.
Hai là ta cứ lần là,
Giống vàng ta hẳn rồi ra còn gì!
Suy các thức thổ nghi vật sản,
Trong nước mình vạn vạn thức hay.
Đến như trăm thức đồ Tây,
Xem không một thức nào tay thợ mình.
Thợ đã vụng, đồ đành xấu xí,
Nó có tham, tham vị hoá tài[4].
Huống năm mươi triệu con người,
Của đâu nó để cho người ăn không?
Âu là nó phải dùng chước nó,
Mượn dao găm giết bỏ giống ta.
Cứ trong lẽ ấy suy ra:
Một là dương bác[5], hai là âm toan[6].
Nghĩa âm toan trước bàn cho tỏ.
Vốn nó tham vì của nước mình;
Ví ngay, vét sạch sành sanh,
Kế cùng, ta phải liều mình không thôi.
Năm mươi triệu há ngồi chịu chết?
Cũng có phen kịch liệt một lần,
Sao bằng nó lấy dần dần,
Mỗi năm mỗi thuế, mỗi phần một tăng.
Người chịu thuế nai lưng cố đóng,
Của lâu ngày hết rỗng trơ trơ,
Kìa như thuế chợ, thuế đò,
Thuế đinh, thuế thổ, thuế chồng mà đi...
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt,
Rút chặt dần như thắt chỉ se,
Miền kẻ chợ, phía nhà quê,
Của đi có lối, của về thì không!
Ví như giống hồ trùng cổ hoặc[7]
Làm cho người mặt quắt, thịt rơi.
Ví như giống rắn nuốt voi,
Máu kia đã hết, thịt rồi cũng tan!
Ấy cái nghĩa "âm toan" là thế,
Người giống mình hồ dễ còn đâu?
Sợ rồi chẳng được bao lâu,
Của ăn cũng hết, còn đâu giống người?
Nay lại kể đến bài "dương bác":
Nó thấy mình xơ xác khó khăn,
Trong một nước, tám chín phần,
Người làm đã ít, người ăn rất nhiều.
Nó lại nghĩ bày mưu hiểm quyệt,
Mượn người làm đành mất của thuê.
Đường đi lính, lối làm xe.
Xô vào một đám, sơn khê nghìn trùng.
Việc đông bắc nay công mai dịch,
Khi lấp sông, xẻ lạch, đào hào.
Người ta chẳng biết khuyên nhau.
Tham tiền nên phải đem đầu chết oan.
Vừa dạo nọ Thái Nguyên, Yên Bái.
Xương chật đường, máu nổi đầy sông.
Mình bao nhiêu nỗi khốn cùng,
Nó càng mát ruột, cam lòng bấy nhiêu!
Kể như thế trăm chiều thảm thiết,
Còn gì là giống Việt Nam ta!
Làm cho tàn hại nước nhà,
Điều "dương bác" ấy thật là hiểm sâu.
Nó nuôi mình, như trâu, như chó,
Nó coi mình như cỏ, như rơm.
Trâu nuôi béo, cỏ coi rờm
Cỏ moi rễ cỏ, trâu làm thịt trâu,
Kìa xem nước đông châu Nhật Bản,
Tàu với xe đưa đón hành nhân,
Đãi nhau tử tế muôn phần,
Khi ngồi, khi đứng, chỗ ăn, chỗ nằm,
Lúc đau yếu nom thăm đi lại,
Lấy đạo người mà đãi giống người.
Pháp kia nó vốn khác loài,
Kìa xem nó đãi những người nước ta.
Xe đi lẫn một toa uế xú,
Tàu ngồi riêng một xó ti-ô;
Dãi dầu ngày nắng, đêm mưa,
Ốm đau nó cũng thờ ơ mặc mình.
Đã như thế trăm vành khinh rẻ,
Lại ra uy cậy thế cường quyền:
Quên trình vé, chậm đưa tiền,
Chân đà đá gót, tay liền phất roi.
Suy một việc đãi người như thế,
Nhục nhằn này có lẽ nào quên?
Vì ta một nỗi ngu hèn,
Gặp tay hung ác có tuyền được không?
Lại bảo nó có lòng tín dụng,
Có lẽ nào giết giống nước ta,...
Ấy là ta chẳng nghĩ ra,
Người ta khác giống, sao mà nó tin?
Suy các thức thương quyền kỹ xảo,
Khắp mọi bề dương pháo hải quân,
Có tin nó đã dạy dần,
Dạy thì chẳng dạy, có phần nào tin?
Trường quốc học đặt tên Pháp Việt,
Dạy người Nam đủ biết tiếng Tây.
Đến như trăm thứ nghề hay,
Binh, cơ, điện, hoá không thầy dạy khôn!
Lối nông học hãy còn ngơ ngẩn,
Việc công trường thờ thẫn biết chi.
Trăm nghề Pháp học tinh vi,
Người mình mình cứ ngu si mặc mình.
Mình như thế dại đành là dại,
Nó mong cho ngu lại càng ngu,
Cứ trong bụng nó mà dò,
Bảo rằng "tín dụng" thực cho là nhầm.
Chừng trong khoảng mười năm trở lại,
Rồi đến câu “khất cái vô môn”[8]
Người càng yếu, của càng mòn,
Bấy giờ mới biết là ơn "tin dùng"!
Còn một lũ trong vòng quan lại,
Mượn người làm, nghĩa phải chi công.
Ấy là nó vẫn căm lòng,
Đường chưa thuộc, nói chưa thông, lẽ nào!
Một năm kể biết bao lương phí,
Lấy Nam nhân lại trị Nam nhân.
Seo[9] mạch nước, róc xương dân,
Quăng cho một lũ chó săn, chim mồi.
Khi nó đã thuộc nơi phong thổ,
Mỏ nó khai, người nó nó dùng.
Thương ôi! Cái lũ làm công,
Cơm thừa, canh cặn, thôi xong, còn gì!
Quạt mùa thu[10], rồng khi thôi bái,[11]
So người mình giá trị còn hơn,
Đem thân ở chốn doanh hoàn,
Người mình thôi chắc có toàn được vay?
Thịt bác tước[12] lâu ngày mòn mỏi,
Của tham tàn đầy túi kinh doanh.
Pháp kia nó tính đã sành,
Cái điều diệt chủng thôi đành chẳng sai!
Nay còn lúc giống người chưa hết,
Chữ tự cường nên biết khuyên nhau.
Cũng người trong cõi năm châu,
Nó che tiếng nó, mình lo sự mình.
Nghĩa “bảo hộ” rành rành hai chữ,
Lẽ dám đâu làm cỏ nước nhà?
May còn được lúc bấy giờ,
Hơi tàn còn thở, sức thừa còn đua.
Mượn thanh thế lân la ngoại quốc,
Đem anh hùng chống vác giang sơn.
Cát lâu đắp cũng nên cồn,
Đá lâu lấp biển ta còn giống ta.
Song ta vẫn còn là ngu dại,
Nay lần lữa tháng trải ngày qua,
Bâng khuâng luống những thẫn thờ.
Đã hồn hay ngủ, lại ma hay lười!
Sự toan bác một mai đến nỗi,
Thôi bây giờ biết hối được sao?
Từ nhà thế tộc quan cao,
Từ người thân sĩ, phú hào, bình dân.
Khắp đến kẻ hành nhân tẩu tốt,
Cả giáo đồ khắp suốt mọi nơi,
Đội trời, đạp đất ở đời,
Sinh ra Nam quốc là người trượng phu.
Ai cũng bụng phục thù, báo quốc,
Thấy giống người nước khác ai ưa?
Cớ sao ngày tháng lần lừa,
Rụt rè như thể đợi chờ, ngóng mong?
Nước đến chân, sâu nông cũng lội,
Việc đương đầu, bể núi cũng qua.
Kìa xem gương chuyện ngày xưa:
Chiêm Thành, Lâm Ấp, bây giờ còn ai?
Ấy diệt chủng có hai đường ấy,
Người giống mình chắc cậy còn chăng?
Còn ta thì cũng may rằng,
Ví như hết cả, cũng đừng trách ai.
Qua bao dặm ngàn khơi, bể rộng,
Hại bao phen tàu, súng, binh, lương.
Công trình từ lúc mới sang,
Được hăm bảy vạn dặm trường nước ta;
Năm mươi triệu ngồi trơ ăn hại,
Nó lẽ đâu để mãi giống mình?
Vườn kia để cỏ sao đành?
Lợn kia nuôi béo thịt dành để chi?
Nó dẫu dại, quyết thì không thế,
Mình có khôn, phải nghĩ mà suy.
Trời sinh ta có tội gì,
Sao cho gọi được hồn về nước ta!
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire