Điều cần học từ chuyện tích "Bích Câu Kỳ Ngộ"!
Truyenhinhvietnam1 (Calitoday)
Tú Uyên
Ngày xưa, ở phường Bích Câu, gần kinh đô Thăng Long, dưới đời Trần, có một thư sinh tên là Trần Uyên, người đương thời vẫn gọi là Tú Uyên. Mồ côi cha mẹ từ năm mười lăm tuổi, Tú Uyên sống nhờ tài nghệ văn chương ở trong phường bấy giờ là nơi trú ngụ của tao nhân mặc khách.
Tú Uyên thường cùng các bạn đi viếng những danh lam thắng cảnh để ngâm vịnh, đề thợ Nhưng chàng vẫn tỏ ra không tin là có thần tiên.
Một năm, có lễ lớn ở chùa Ngọc Hồ. Tú Uyên theo đám đông đến dự lễ. Chiều tối mọi người đã ra về, chàng thư sinh trẻ tuổi còn thẩn thơ ở trước cửa chùa. Bỗng nhiên một ngọn lá có đề bài thơ lượn lờ bay rơi trước mặt chàng. Tú Uyên nhặt lên xem xong rồi thở dài: "Người ta vẫn cho mình là kẻ tài thơ, làm sao mình có thể biết được tác giả bài thơ trên lá này để bày tỏ nỗi lòng?" Rồi chàng thầm khấn: "Trời Phật đã run rủi cho ta việc này, ước gì lá thắm se duyên cho đôi lứa"!
Bỗng nhiên một làn hương nhẹ thoảng qua, rồi chàng thấy một cô gái cực kỳ xinh đẹp, lối chừng mười tám tuổi, từ trong chùa đi ra, cùng vài cô bạn. Tú Uyên vội bước theo, ngỏ lời ướm hỏi, cô gái đã vội vã ra khỏi chùa, đi về phía lầu Quảng Văn rồi biến mất. Chàng lần theo người đẹp, ngẩn ngơ tiếc rẻ, trở về sinh ốm tương tư. Suốt ngày Tú Uyên chỉ thẫn thờ nhớ tiếc người đẹp, quên cả ăn uống, bỏ cả đèn sách.
Người bạn họ Hà thấy vậy mới khuyên chàng đi lễ đền Bạch Mã để xin một quẻ thăm. Đêm hôm ấy, Tú Uyên nằm mộng thấy một ông già râu tóc bạc phơ, chống gậy trúc đến bảo rằng: "Sáng mai đến phía Cầu Đông thì sẽ được gặp"! Chàng giật mình tỉnh dậy, mong đợi cho chóng sáng mà đi đến Cầu Đông.
Trọn ngày Tú Uyên trông ngóng chẳng thấy gì, toan bỏ ra về, bỗng gặp một ông lão bán tranh tố nữ, nhận thấy người trong tranh y hệt cô gái đã gặp ở Ngọc Hồ. Chàng vội hỏi mua lấy, đưa về nhà treo ở phòng văn.
Đến mỗi bữa cơm, Tú Uyên dọn hai đôi đũa, hai cái bát rồi cất tiếng mời người trong tranh ra. Một hôm, chàng đi học về, thấy dọn sẵn một mâm đầy thức ăn nấu khéo. Nhìn lên chàng để ý đến chiếc trâm cài đầu của người đẹp trong tranh cài có hơi khác. Chàng thầm đoán việc đã xảy ra, ngồi vào mâm ăn và không quên mời người trong tranh.
Hôm sau, Tú Uyên vờ đi đến trường, được nửa đường thì quay trở về, bắt gặp cô gái trong tranh đang nấu ăn ở bếp. Chàng chạy vội đến nàng, chào hỏi: "Sao nàng lại bắt tôi phải đợi chờ mòn mỏi như thế? Tôi đã bắt gặp được nàng rồi, nàng tên là gì"? Cô gái đáp: "Thiếp là Hà Giáng Kiều, vâng lệnh Ngọc Hoàng và theo lời thần Bạch Mã, xuống trần kết duyên cùng chàng".
Ngay hôm ấy, Tú Uyên lấy nàng tiên làm vợ. Ăn ở với nhau được ít lâu, chàng đâm ra say sưa rượu chè, rồi đánh đập vợ. Giáng Kiều nhiều lần khuyên bảo chồng không được, một hôm bỏ chàng bay về trời. Đến lúc tỉnh rượu, thấy vợ đã biến mất, Tú Uyên đau đớn tuyệt vọng toan treo cổ tự tử. Người vợ tiên bỗng hiện ra. Chàng khóc lóc xin lỗi vợ, hứa sẽ hối cải.
Từ đó, hai vợ chồng sống với nhau rất đằm thắm, lối một năm thì sinh được một con trai. Tú Uyên ngày đêm chăm lo dùi mài kinh sử, mong một ngày kia tên chiếm bảng vàng. Một sáng Giáng Kiều bảo chồng: "Vẫn biết danh vọng ở đời là đáng kể, thói tục cõi trần không nên coi khinh, nhưng con người ta chỉ sống theo sự phối hợp của ngũ hành, thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Cuộc đời sống chết chẳng khác nào bọt đầu ngọn sóng, sương trên ngọn cỏ, có thể tiêu tan trong khoảnh khắc. Với trí thông minh, tài giỏi hơn người, anh cũng chỉ sống trong khoảng năm, sáu mươi năm, hay nhiều lắm thì cũng đến bảy, tám mươi tuổi là cùng. Đời sống con người, dù đến trăm năm phước lộc, giàu sang, cũng chỉ bằng một buổi sáng nhàn hạ Ở cõi Tiên. Thử hỏi anh hùng, danh tướng người xưa giờ đây đâu tá? Mà lạc thú, khổ đau, xum họp, biệt ly chỉ là những lối thường tình của người đời. Cả quãng đời niên thiếu của anh há chẳng đã dẫm bước vào đấy ư? Vậy tốt hơn là từ hôm nay anh nên xóa bỏ thất tình, rửa sạch dục trần mà ngao du đó đây, buổi sáng trong ba dãy núi, buổi chiều trên chín tầng trời, bạn cùng trăng gió".
Tú Uyên im lặng nghĩ ngợi. Giáng Kiều lại nói: "Phải chăng bổn phận thiêng liêng của người đàn ông là săn sóc cha mẹ? Song thân của anh đều đã khuất núi. Về phần em, em không thiết giàu sang với danh vọng. Sao anh lại định chôn chặt thân mình trong cõi đời khổ ải để giữ lấy một mảnh hình hài diệt vong"? Tú Uyên gật gù bảo vợ: "Nếu không có em vạch rõ con đường mộng ảo, thì chút nữa anh đã mắc vào lối mòn trần tục".
Thế rồi từ đó chàng bỏ chí nguyện theo đuổi công danh thi cử, chuyên tâm học đạo thần tiên. Được ít lâu, một hôm có hai con hạc trắng từ trời bay xuống, Giáng Kiều cùng Tú Uyên và con trai cỡi lên lưng chim bay vút vào quãng không.
Sau đó hai vợ chồng hiện ra một cách màu nhiệm tại vùng Bích Câu. Dân chúng tỏ lòng ngưỡng mộ, xây một ngôi đền ở ngay phòng học của Tú Uyên, gọi là Bích Câu đạo quán, ngày nay hãy còn dấu tích.
Khuyết Danh
*
* *
*
* *
Nàng thơ, người trong tranh
Viên Linh
Yêu người trong tranh trong sách
không phải là chuyện lạ, học sinh Việt Nam bậc trung học đã được biết
về tích truyện lãng mạn đa tình Bích Câu Kỳ Ngộ, qua bản quốc ngữ của
Thi Nham Ðinh Gia Thuyết, dịch và chú giải từ nguyên tác chữ Hán của
Ðoàn Thị Ðiểm (1705-1748) trong Truyền Kỳ Tân Phả.
Ba vẻ đẹp qua nét vẽ của họa sĩ Chóe-Nguyễn Hải Chí (1943-2003), “Một năm hai thước vải thô.” (Hình: do Viên Linh cung cấp)
Nguyên bản của nữ
sĩ họ Ðoàn có 6 truyện, “cuộc gặp mặt lạ lùng ở suối biếc” (Bích Câu Kỳ
Ngộ) là một trong 6 truyện ấy. Bích Câu có thật, thuộc làng Yên Trạch
huyện Thọ Xương ở Thăng Long, nơi hiện nay vẫn còn ngôi đền ở gần Văn
Miếu Hà Nội. Trong truyện ca dài 648 câu, kể ngọn ngành thi sĩ Tú Uyên
thời Lê - [Nhà Tiền Lê (1428-1527), nhà Hậu Lê (1533-1788), khoảng 6 năm
giữa 1527-1532 không kể vì bị nhà Mạc xen vào.]- một hôm đi thăm Chùa
Bà ở phố Sinh Từ, nhác thấy một thiếu nữ đẹp tuyệt trần đi ngang qua
phía trước cổng tam quan, chàng chạy theo, lẽo đẽo phía sau ướm hỏi này
kia mãi cho tới gần Cửa Nam.
Thấy người trước cổng tam quan
Theo sau ba bảy con hoàn nhởn nhơ Lạ lùng con mắt người thơ Hoa còn phong nhụy trăng vừa tròn gương...
Gần xem vẻ mặt thêm tươi
Mùi hương thoang thoảng thơm rơi ít nhiều Làn thu lóng lánh đưa theo Não người nhăn chút lông nheo cũng tình...
Người còn cợt gió đợi mây
Gót tiên khách đã trở giầy làm thinh Ngóng theo đến Quảng văn đình [Cửa Nam] Bóng trăng trông đã trên cành lướt qua...(Bích Câu Kỳ Ngộ, bản dịch Ðinh Gia Trinh)
Nàng biến mất, trông lên chỉ còn thấy bóng dáng thấp thoáng trên cành
cây. Thế là về nhà ốm tương tư, có phần sắp chết. Bạn chàng tội nghiệp,
mách hay là tới đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm [nay vẫn còn] xin một quẻ
bói xem sao. Thần ngựa trắng nơi đây rất thiêng. Quẻ nói: sáng mai ra
đợi ở cây cầu gỗ ở phố Hàng Ðường thế nào cũng gặp. Gặp thật, nhưng
không phải gặp người, mà chỉ gặp một kẻ bán tranh tố nữ, diện mạo người
trong tranh nhìn đúng là tiên nữ đã gặp mấy ngày trước. Tú Uyên mang
tranh về treo lên tường, ra cũng nhìn, vào cũng ngắm, ngày hai bữa khi
ăn thì để thêm bát đũa mời người trong tranh ra ăn với mình. Nói mời là
nhẹ, thực ra là cầu khẩn:
Nỗi nàng canh cánh nào quên
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là... Có khi gẩy khúc đàn tranh Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân...
Có khi ngồi suốt năm canh
Mõ quyên điểm nguyệt chuông kình nện sương...
Có khi chuốc chén rượu đào
Tiệc mời chưa cạn ngọc giao đã đầy...(Bích Câu Kỳ Ngộ, bản dịch Ðinh Gia Trinh)
Và nàng đã hiện ra. Ðó là những nét chính của Bích Câu Kỳ Ngộ, nàng
thơ của thi sĩ Tú Uyên. Năm 1957 nhà văn Vũ Khắc Khoan đã do cuốn cổ văn
này mà viết thành truyện ngắn nổi tiếng Người Ðẹp Trong Tranh. Theo
thời gian, một số thi sĩ lớp sau cũng yêu người trong tranh, yêu người
trong sách lắm. Thi sĩ uống rượu ngon, ăn bánh thật, nhưng yêu người vẽ,
cách này cách khác. Nàng thơ của họ do thiên hạ vẽ ra.
Cùng Người Trong Sách Tương Hội Bích Khê
Tên thật Lê Quang Lương (24.3.1916 - 17.1.1946) người Sơn Tịnh, Quảng
Ngãi, học trung học ở Huế, Hà Nội, bỏ dở dang, về sống và dậy học một
thời gian ở Phan Thiết. Có thơ đăng các báo Tiếng Dân, Tiểu Thuyết thứ
năm. Tập thơ đầu tay xuất bản năm 23 tuổi: Tinh Huyết (1939). Yểu mệnh
vì bệnh lao. Nguồn cảm hứng của Bích Khê là nỗi đam mê sống trong khắc
khoải vội vàng; xúc cảm được thể hiện bằng những danh từ, trạng từ, và
động từ như “vú non non” (Mộng Cầm Ca), “ấp bóng nường” (Tân Hôn), “Hai
vú nàng! Hai vú nàng! Chao ôi!” (Tranh Lõa Thể), “Cắn, Nàng! Hở nàng!
Hãy cắn vào hồn ta.” (Bàn Chân)...
Trong sách có người ngọc
Khép cửa mặc hoa xuân Ðốt lò vàng. Mở quyển Tương hội với tân nhân.
Ngu Cơ theo Bao Tự!
Phi Yến lẫn Ngọc Chân! Người đẹp ở trong quyển Niên hoa mãi có phần.
Ngoài trời là mộng cả;
Hương lại thêm vài phân. Người như trang Ðạo Uẩn Ta như khách Tô Tần!
Tương kỳ cùng tương ứng,
Tương cảm lại tương thân. Cùng nhau ta hoan lạc, Hư thực chẳng phân vân. Màu Thời Gian Ðoàn Phú Tứ
Nhà thơ Ðoàn Phú Tứ (10.9.1910 - 20.9.1989) không có tranh Tần phi,
song yêu nhân vật Tần phi qua lịch sử tiểu thuyết. Quê Tiên Du, Bắc
Ninh, đang học Triết và Luật ở Ðại học Hà Nội thì bỏ dở đi làm kịch, làm
báo; chủ nhiệm báo Tinh Hoa (1937), thành viên Nhóm Xuân Thu Nhã Tập
(cùng với Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh,) trong đó bài Màu Thời Gian
là một bài thơ tinh khôi, tân kỳ, quí phái. Người nữ là cung phi đã già,
được vua gọi, không muốn vua thấy mặt mình nữa, nên cắt tóc gửi cho vua
với lời tạ từ, đành “nép mày hoa thiếp phụ chàng.” Cùng với Nguyễn Xuân
Sanh, Phạm Văn Hạnh, cái đẹp mà nhóm này ca ngợi đều rất cao kỳ sang cả
(đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà / áng tóc não nùng...)
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình
Ngàn xưa không lạnh nữa - Tần phi
Ta lặng dâng nàng Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát Hương thời gian không nồng Hương thời gian thanh thanh
Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương Trăm năm tình cũ lìa không hận Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng
Duyên trăm năm đứt đoạn
Tình một thủa còn vương Hương thời gian thanh thanh Màu thời gian tím ngát(Ngày Nay, Hà Nội, 1940)
Trong thi phẩm xuất bản cách đây 32 năm, người viết bài này có ba
đoạn thơ về hồ ly tinh trong Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, cũng xin
kể ra cho phải phép.
Ðợi Mãi, Giọt Sương, Mai Thôn Viên Linh
Ðợi mãi nàng không thấy hiện lên
Ở đâu về gấp hỡi hồ tiên Muông nương thảo dã cầm tinh nữ Cửa ngõ trăng mờ mộng thiếu em.
Nhà học đêm mưa mộng thấy nàng
Thân ngà lồng lộng mở từng trang Cái yêu ẩn mật trong lòng ấm Một giọt sương chìm giữa chấm son.
Người đến Mai thôn trọ một đêm
Ðược cùng Mai nữ ngủ chung mền Sáng ra chỉ thấy nằm trên cỏ Và một cành mai trắng ở bên.(Ðoạn 66, 67, 68 trang 34-35, Thủy Mộ Quan, 1982) |
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire