mercredi 18 juillet 2018

Sáu mươi năm chia cắt - Giao Chỉ

 

Sáu mươi năm chia cắt 

 Viết cho ngày 20 tháng 7 (1954-2014)

images

Với tin tức thời sự biển Đông hiện nay, nếu đất nước vẫn còn chia hai ngả Bắc Nam, có thể là giải pháp tốt đẹp nhất để đương đầu với tham vọng Trung Quốc. Chia cắt 54 quả thực là thảm họa, nhưng thống nhất 75 là còn khốn nạn hơn. Để hoàn thành công cuộc gọi là “Giải phóng miên Nam”, Việt Cộng đang phải trả nợ bằng cả núi sông. Vì câu chuyện thời sự hôm nay, chúng ta cùng nhớ lại chuyện hôm qua. 60 năm trước cũng vào ngày tháng này, người Việt di cư lần thứ nhất.
Tháng 7 năm 2014 có gợi nhớ cho người Việt tỵ nạn chúng ta một chút kỷ niệm nào không? Cách đây 60 năm vào tháng 7 năm 1954, Hiệp Ðịnh Genève chia đôi đất nước. Hôm nay, từ hơn nửa thế kỷ và một đại dương xa cách, xin có đôi lời ghi lại. Trước hết là một số sử liệu, nhắc lại một lần vào cuối cuộc đời.
Tháng 9-1945, Nhật đầu hàng Ðồng Minh, Thế chiến thứ II chấm dứt chính thức trên mặt trận Thái Bình Dương. Hồ Chí Minh lãnh đạo đảng cộng sản tuyên bố Việt Nam độc lập. Người Pháp trở lại Ðông Dương.
Ngày 19 tháng 12-1946, toàn quốc kháng chiến. Vào những ngày của mùa Thu khói lửa năm xưa, tất cả thanh niên Việt Nam đều đứng lên đáp lời sông núi. Phạm Duy đã viết lời ca như sau: Một mùa Thu năm qua, cách mạng tiến ra đất Việt, cùng ngàn vạn thanh niên vung gươm phá xiềng. Lúc đó tôi mới hơn 10 tuổi. Tuổi măng non thơ dại và hào hứng biết chừng nào. Vào thời gian này, không ai biết gì về quốc cộng. Người ta nói rằng: Khi cách mạng mùa Thu, anh 20 tuổi, anh không theo kháng chiến, anh không phải là người yêu nước. Và tôi là cậu bé con của trường Cửa Bắc, Nam Ðịnh cũng bắt đầu học bài học yêu nước nồng nàn.
Hà Nội tản cư, sinh viên học sinh gia nhập tự vệ thành mang dấu hiệu sao vàng tham dự vào trung đoàn thủ đô. Trong Nam các thanh niên tiền phong Sài Gòn cầm gậy tầm vông hợp đoàn chống Pháp.
Cho đến ngày nay, tất cả các vị cao niên 75 và 80 tuổi trở lên chắc hẳn còn nhớ rất nhiều về mùa Thu khói lửa năm xưa của thời kỳ 1946. Rồi tiêu thổ kháng chiến, rồi tản cư, rồi về Tề, biết bao nhiêu là ngôn ngữ đặc thù của cả một thời thơ ấu.
Ba năm sau, tháng 3-1949, vua Bảo Ðại từ Hương Cảng trở về. Bình minh của phe quốc gia mới bắt đầu nở hoa cay đắng trong vòng tay của quân đội Liên Hiệp Pháp.
Cuộc chiến vẫn tiếp tục trên toàn thể đất nước vào năm 1950. Một năm nhiều dữ kiện. Tháng giêng, Trung Cộng công nhận cộng sản Việt Nam. Tháng 2, Hoa Kỳ công nhận Việt Nam Quốc Gia. Tháng 3, Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp tại Ðông Dương. Tháng 6, toán cố vấn Mỹ đầu tiên đến Việt Nam.
Tiếp theo hai năm 1952 và 1953, cường độ chiến cuộc gia tăng mãnh liệt.
Rồi đến năm 1954 định mệnh. Tháng 5-1954, Ðiện Biên Phủ thất thủ, hội nghị Genève về Ðông Dương khai mạc. Tháng 6-1954, ông Ngô Ðình Diệm từ Mỹ về nước. Tháng 7-1954, Genève quyết định chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17, trên con sông Bến Hải giữa nhịp cầu Hiền Lương.
Và cái ngày định mệnh của cả dân tộc là ngày 20 tháng 7-1954. Anh, Pháp, Tàu v.v… ký vào hiệp ước cùng với phía cộng sản Việt Nam. Hoa Kỳ và Việt Nam quốc gia không ký.
Thủ tướng Pháp đương thời hứa với quốc dân là hiệp định phải ký xong nội ngày 20 tháng 7-1954. Họp bàn đến nửa đêm chưa xong. Ðồng hồ phòng nghị hội cho đứng chết lúc 12 giờ khuya. Tiếp tục họp đến sáng hôm sau. Ký xong rồi cho đồng hồ chạy lại. Ngoại trưởng Việt Nam là cụ Trần Văn Ðỗ khóc vì đất nước chia đôi ngay tại hội nghị.
Từ Hà Nội một số sĩ quan Quốc Gia Việt Nam cùng sĩ quan Pháp tham dự hội nghị Trung Giá để quy định việc đình chiến. Các đơn vị Pháp và tiểu đoàn khinh quân Việt Nam âm thầm rút khỏi Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hóa, Nam Ðịnh để lại sự hoảng loạn đau thương cho nhiều giáo khu Việt Nam tự trị.
Tại miền Bắc, Pháp và phe quốc gia có thời hạn tập trung 80 ngày tại Hà Nội, 100 ngày ở Hải Dương và 300 ngày tại Hải Phòng. Tại miền Nam, bộ đội tập kết tại Hàm Tân 80 ngày, Bình Ðịnh 100 ngày và Cà Mau 300 ngày.
Ngày nay bao nhiêu người trong chúng ta còn nhớ đến thời kỳ tập kết ở miền Nam và di cư của miền Bắc. Bộ đội miền Nam trước khi ra đi đã phát động chiến dịch gài người ở lại nằm vùng và phong trào lập gia đình ồ ạt để hẹn ngày trở lại hai năm sau hiệp thương và tuyển cử. Trung úy Giao Chỉ tham dự hành quân tiếp thu Cà Mau thấy người cộng sản tập kết chào nhau với bàn tay xòe hai ngón hẹn gặp lại sau hai năm, kèm theo khẩu hiệu: Ra đi là chiến thắng, ở lại là vinh quang. Kháng chiến miền Nam ra Bắc để lại những người đàn bà mang bầu trong thôn xóm và súng đạn chôn sau vườn.
images47U0PW8S
Trong khi đó ở miền Bắc cộng sản cố sức cản đường không cho lính quốc gia di tản và ngăn chặn cuộc di cư vĩ đại từ tháng 8-1954. Nhưng phe Quốc Gia vẫn có đủ một triệu người ra đi.
Trung úy Vũ Ðức Nghiêm, tốt nghiệp khóa 1 Nam Ðịnh đã di cư vào Nam cùng đơn vị và gia đình lúc ông hơn 20 tuổi. Từ Phát Diệm, ông đi cùng Tiểu đoàn Khinh quân 711 về Hải Dương rồi rút về miền Nam.
Ðại úy Lê Kim Ngô di tản trường Công Binh từ Bắc vào Nha Trang và tham dự hành quân tiếp thu Bình Ðịnh. Cả hai ông Vũ Ðức Nghiêm và Lê Kim Ngô về sau đều có dịp trở về đất Bắc trong lao tù cộng sản trước khi qua định cư tại Hoa Kỳ.
Cũng trong đợt di cư theo gia đình công giáo, thanh niên Phạm Huấn 17 tuổi còn nhớ mãi về Hà Nội của tuổi hoa niên. Sau khi ký hiệp ước Paris, thiếu tá VNCH Phạm Huấn có dịp trở về trong phái đoàn chính thức để viết nên tác phẩm “Một ngày tại Hà Nội” vào năm 1973. Sau đó ông Phạm Huấn lại một lần nữa từ biệt Sài Gòn năm 1975. Ngày 7 tháng 7-2004, tôi và đại tá thiết giáp Hà Mai Việt vào thăm Phạm Huấn tại Nursing Home của bác sĩ Ngãi ở khu Tully, San Jose. Sinh năm 1937, người thiếu niên Hà Nội trở thành sĩ quan trẻ trung của Sài Gòn vẫn còn là vị cao niên trẻ nhất của Nursing Home. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm.” Phạm Huấn nói rằng nếu có ngày các ông lấy lại được Sài Gòn thì tôi cũng sẽ chơi một chuyến xe lăn về quê cũ. Ông qua đời tại San Jose và chưa một lần trở lại Việt Nam. Nhưng từ tháng 7-1954 cho tới tháng 7-2014 ngày tháng cũng xa rồi mà mộng ước cũng xa rồi. Phạm Huấn và nhà thơ Hoàng Anh Tuấn đều lần lượt ra đi từ San Jose bỏ cả mưa Sài gòn lẫn mưa Hà Nội. Cuối tháng 5-2014, Hà Mai Việt trở lại San Jose ra mắt tác phẩm Cỗi rễ cuộc chiến Việt Nam, khởi sự từ miền Bắc. Chẳng biết còn ai nhớ được nguồn cơn.
Năm 1954, có cô bé 15 tuổi lên máy bay một mình đi theo gia đình người bạn để vào Nam tìm tự do. Mồ côi mẹ, cha ở lại đi tìm con trai rồi kẹt luôn. Cô bé tên là Nguyễn Thị Chinh và sau này chuyến đi đã đem đến cho miền Nam một đệ nhất minh tinh gọi là Kiều Chinh. Chuyến đi của Kiều Chinh 1954 từ biệt Hà Nội đầy nước mắt chia ly trong tình phụ tử. Năm 1975, Kiều Chinh lại một lần nữa từ biệt Sài Gòn trong một chuyến bay trắc trở vòng thế giới giữa lúc thủ đô miền Nam hấp hối.
Và cũng vào năm 1954, một cô bé 9 tuổi Nguyễn Thị Lệ Mai xuống tàu di cư vào Nam. Sau này cô trở thành ca sĩ tiêu biểu của cuộc chiến lầm than, một đời lưu vong trong một kiếp trầm luân. Tên của người ca sĩ 40 năm hát rong trên khắp địa cầu là Khánh Ly. Tuần vừa qua cô về hát lần đầu trên sân khấu Hà Nội. Trải qua 40 năm là biểu tượng chống Cộng bằng ca từ hải ngoại, ngày nay cô đứng hát tình ca cho những khán giả chưa từng quen biết nhưng hết mực yêu thương.
Và cùng với Vũ Ðức Nghiêm, Lê Kim Ngô, Phạm Huấn, Kiều Chinh, Lệ Mai còn có Bùi Ðức Lạc cũng là thành phần Bắc Kỳ di cư đến tạm trú ở khu Phú Thọ Lều để đến 75 thì trở thành người di tản mang màu áo pháo binh Dù.
Năm 1972 trong nước mắt Hạ Lào, Bùi Ðức Lạc nghe Khánh Ly nức nở, đã nói rằng trận liệt mất đường về không phải vì Mỹ bỏ mà tại vì nhạc Trịnh Công Sơn.
Một người khác gốc Phát Diệm đã sớm trở thành dân di cư Hố Nai rồi chuyển qua vượt biên với một vợ 9 con tiếp tục bình tĩnh làm báo hàng ngày tại San Jose. Ðó là Ký Còm –Vũ Bình Nghi.
Tại sao miền Bắc lại di cư tỵ nạn? Tại sao miền Nam lại di tản vượt biên? Truyền thống của dân Việt là muôn đời sống với lũy tre xanh, với mồ mả tổ tiên, với làng xóm. Vạn bất đắc dĩ phải ra đi mang tiếng tha hương cầu thực nhưng rồi vài năm lại trở về. Quốc văn giáo khoa thư thủa nhỏ đã ghi rằng chỉ có chốn quê hương là đẹp hơn cả.
Trung úy Phan Lạc Tuyên khi tham dự hành quân tiếp thu tại Bình Ðịnh đã viết nên bài nhạc bất hủ. Anh về qua xóm nhỏ, em chờ dưới bóng dừa. Nắng chiều lên mái tóc, tình quê hương đơn sơ. Nhưng chính tại miền quê đơn sơ ở Bồng Sơn này suốt 20 năm chưa bao giờ yên tiếng súng.
Khi người cộng sản nổi dậy với một cuộc chiến toàn diện khốc liệt và quá độ đã triệt tiêu hoàn toàn mọi sự hòa giải trong tình tự dân tộc. Ðầu tiên là các dân thành thị, trí thức, tiểu tư sản và tôn giáo phải bỏ Kháng Chiến về thành. Tiếp theo là bỏ miền Bắc di cư vào miền Nam.
Năm 1954, người Bắc vào Nam đã đánh thức con rồng Sài Gòn tỉnh giấc. Qua những khác biệt ban đầu rồi chuyển đến thời gian hòa hợp. Miền Nam bắt đầu khởi sắc từ ẩm thực đến văn chương báo chí. Từ văn nghệ đến kinh doanh. Và sự hòa hợp không hề có biên giới.
Ðại úy Lê Công Danh, gốc công tử Cần Thơ đứng đón di cư ở bến nhà Rồng đã bế luôn cô Bắc Kỳ nho nhỏ tóc demi garson về làm áp trại phu nhân.
Trung úy công binh Nghiêm Kế, dân chơi Hà Nội phải lên tận Biên Hòa xứ Bưởi cưới cô Bé về làm chính thất, sống 20 năm ở các trại gia binh với 8 đứa con lần lượt ra đời.
Trung úy Giao Chỉ đi chiến dịch Ðinh Tiên Hoàng phải xuống tận Rạch Giá để rước về người đẹp xứ Kiên Giang. Sau hơn 50 năm tình cũ, chàng mới nhận ra rằng không phải chỉ Ðà Lạt mới có hồ than thở, mà ở miền Hậu Giang cũng có khá nhiều.
Những ông sĩ quan trẻ Bắc Kỳ xấp ngửa vào Sài Gòn đều đem về mỗi ông một cái hồ than thở. Qua đến Hoa Kỳ nàng vẫn còn than thở qua Cell Phone…
Sau những đoạn trường 1954, thì tiếp đến câu chuyện tình Bắc duyên Nam trên mọi lãnh vực. Tất cả cùng nhau xây dựng xong nền Cộng Hòa với một đạo quân đẹp đẽ biết chừng nào.
Cho đến năm 1975 và rồi đến tận ngày nay là 2010, người Việt vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi. Từ di tản đến vượt biên, vượt biển, đoàn tụ, HO, con lai.
Tại sao chúng ta lại rời bỏ quê hương?
Một lần đi là một lần vĩnh biệt.
Một lần đi là hết lối quay về.
Năm 1954, khi ra đi dân Bắc Kỳ di cư ít có hy vọng trở về chốn cũ. Bài ca “Hướng về Hà Nội” được hát nỉ non suốt ngày đêm trên Radio. Cho đến khi chính phủ sốt ruột phải ra lệnh cấm. Những cánh bưu thiếp liên lạc Bắc Nam rời rạc được một vài tháng rồi cắt đứt sau hai năm xa cách.
Qua thập niên 60, Hà Nội mở đường dây Ông Cụ, đưa cán bộ vào Nam xây dựng hạ tầng cơ sở và dựng nên cuộc chiến mà ngày nay chính cựu đảng viên cộng sản Dương Thu Hương cũng nhận xét là một cuộc chiến sai lầm, hy sinh quá nhiều sinh mạng và tiềm lực của cả hai miền đất nước.
Hôm nay, nhân dịp ghi dấu 60 năm cuộc hiệp định Genève chia đôi đất nước, chúng ta cùng suy ngẫm về dòng sinh mệnh đã đưa đẩy người Việt lưu vong. Sẽ không thể có được câu trả lời coi như là chân lý cho một vấn nạn lịch sử.
Trong cuộc sống hàng ngày, biết bao nhiêu là điều bí ẩn không hề có đáp số. Tại sao có người hạnh phúc và có người đau khổ? Tại sao có người bị hy sinh và có người tồn tại? Tại sao có người thành công và có người thất bại? Những ngày tháng lịch sử như 20 tháng 7, như 30 tháng 4 chỉ là những dấu ấn trong dòng sinh mệnh của một dân tộc, của một cộng đồng. Ðó là ngày của cay đắng nở hoa.
Mới đây các quốc gia văn minh nhất của nhân loại Tây phương kể cả Nga, Ðức, Anh, Pháp, Canada, Úc, Mỹ và nhiều nước khác cùng dự lễ kỷ niệm 60 năm đổ bộ Normandie. Bây giờ chúng ta cũng là công dân của một xứ sở văn minh là Hoa Kỳ, hãy cùng nhau nhớ về ngày lịch sử 20 tháng 7 của 60 năm về trước, ghi dấu lịch sử là một cách hành xử của con người văn minh.
Một lần nữa xin nhắc lại 20 tháng 7-1954, 60 năm về trước hiệp định Genève chia đôi đất nước. Một triệu người miền Bắc di cư vào Nam. Tại sao người Việt lại rời bỏ quê hương? Câu hỏi đó dành cho quý vị.
Tiếp theo từ 30 tháng 4-1975 cho đến nay, trên hai triệu người Việt lần lượt ra đi. Tại sao người Việt lại rời bỏ quê hương? Câu hỏi đó cũng dành cho quý vị.
Tại sao quý vị lại ra đi? Và trong kỳ tới, chúng tôi trở lại với một đề tài khác.
Tại sao lại trở về? Tại sao lại không trở về? Trở về quê hương. Câu hỏi cho cả đời người. Câu hỏi cho cả một thế hệ. Điều này có đúng với người Việt lưu vong hay không?
Nhà thơ Ðỗ Trung Quân đã viế
“Quê hương, mỗi người có một
Như là chỉ một mẹ thôi…”
Điều này có đúng với người Việt lưu vong hay không?
Hay là như Vũ Hoàng Chương đã than thở:
“Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh.”
Có thực sự đau thương như vậy không?
Chúng ta ra đi đem theo quê hương, hay là chúng ta ra đi bỏ lại quê hương? Với con đường an cư lạc nghiệp ở xứ này, phải chăng chúng ta đang sống hạnh phúc với quê hương mới?
Giáo sư Elie Wiesel, người Mỹ gốc Do Thái sinh trưởng ở Romania, nạn nhân của nạn diệt chủng Holocaust được cứu sống lúc 16 tuổi. Nhập tịch Hoa Kỳ năm 1963. Ðoạt giải Nobel về Hòa Bình năm 1986, Ông đã nói rằng: “Nơi nào tôi sống có tự do và hạnh phúc, nơi đó chính là quê hương.”
Xin đón coi và tham dự văn nghệ 60 năm, đêm giã từ Hà Nội, chủ nhật 20 tháng 7-2014 tại San Jose
© Giao Chỉ
© Đàn Chim Việt

Tư liệu: Toàn cảnh Hiệp định Geneva kết thúc ngày 21 tháng 7 năm 1954

 http://giangnamlangtu.wordpress.com/2013/01/14/tuyen-bo-cuoi-cung-ngay-21-thang-7-nam-1954/

                  Sinh viên Sài gòn biểu tình phản đối Hiệp định Geneva, treo cổ hình    nộm De Gaulle và Hồ Chí Minh

 

Dấu triện và chữ ký của Quốc trưởng Bảo Đại
Dấu triện và chữ ký của Quốc trưởng Bảo Đại.
Saigon 1948 - French propaganda poster hanging on building, in French Indo China
Sài Gòn năm 1948.
1948 - Vietnam Premier, General Van Xuan Nguyen sitting at his desk
Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Xuân (1892 – 1989).
Governor of South Vietnam Tran Van Huu, wearing a white suite while peering into the distance - April 1950
Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Ngoại giao Trần Văn Hữu (1895 – 1985). Nội các của ông đã có hai hành động lịch sử là tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa trước chính giới quốc tế và từ chối ký kết Hiệp định Genève, một văn kiện cho thấy các cường quốc coi Việt Nam là món hàng để ngã giá với nhau.
Indochine ca1949-50 - Groupe de représentants indochinois
Quốc trưởng Bảo Đại và các quan chức Trung Kỳ.
Phan Văn Giáo
Ông Phan Văn Giáo – Thủ hiến Trung Kỳ.
1950 Father Joseph Yen and soldiers under blockhouse at Vinh Yen
Đức cha Joseph Yên đứng cạnh các tay súng dân vệ tại giáo xứ Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), năm 1950. Thời kỳ này, hầu hết các làng mạc và giáo xứ đều tự tổ chức ra lực lượng bán quân sự để phòng vệ trước các cuộc tập kích của Việt Minh.
1950 Vietnamese locals recruited to build blockhouse in Vĩnh Yên
Giáo xứ được gia cố vững chắc để tránh tổn thất nhân mạng.
North Vietnam 1950 - People standing in tower of newly built Catholic church in Vĩnh Yên
Trẻ em chơi đùa trên một tháp chuông mới xây.
North Vietnam 1950 - Young women in Catholic village of Vinh Yen
Các thiếu nữ tươi cười trước ống kính nhiếp ảnh.
1950 Chief of State Bao Dai walking through village past children
Quốc trưởng Bảo Đại viếng thăm một làng Công giáo, năm 1950.
1950 Group of boys waving State of Vietnam flags
1950 Woman holding child and State of Vietnam flag
Pham Duy - Thai Hang - Duy Quang
Vợ chồng nhạc sĩ Phạm Duy – ca sĩ Thái Hằng và con đầu lòng Duy Quang năm 1951. Bức ảnh được chụp ít lâu sau khi họ “rentrer”, lúc này ban hợp ca Thăng Long là những thành viên trụ cột của ban văn nghệ Đài Phát thanh Pháp Á (Radio France Asie).
Thai Hang - Pham Duy
Vợ chồng Phạm Duy – Thái Hằng bên cầu Thê Húc, năm 1953. Theo lời nhạc sĩ Phạm Duy, sở dĩ ông và nhiều văn nghệ sĩ khác quyết định rời bỏ Việt Minh là vì không được tự do sáng tạo nghệ thuật, các cán bộ Việt Minh chỉ coi văn nghệ là công cụ tuyên truyền chính trị.
1951 Indochine - Saigon - Défilé des troupes indochinoises
Lễ duyệt binh tại Sài Gòn năm 1951 của liên quân Pháp – Việt.
1951 Indochine - Saigon - Défilé des dirigeants indochinois
Thủ tướng Trần Văn Hữu và Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh (Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam) duyệt hàng quân danh dự.
Trung tướng Nguyễn Văn Hinh gắn băng tuyên công lên quân kỳ của Đạo binh Cộng hòa thứ nhì
Một sĩ quan cấp cao gắn băng tuyên công lên quân kỳ của Đạo binh Cộng hòa thứ nhì (Régiment de la Garde).
1951 Indochine - Saigon - Fête nationale indochinoise
Các quan chức, sĩ quan Việt Nam và ngoại quốc tham dự buổi lễ. Phía sau lưng là Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn.
1951 Indochine - Saigon - Tribune officielle franco-indochinoise
Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh (1915 – 2004) ngồi giữa hai tướng Pháp.
Indochine, le Ministre de la Défense Nationale - Bác sĩ Phan Huy Quát
Tổng trưởng Quốc phòng Phan Huy Quát (1908 – 1979) dự lễ mãn khóa I của trường Võ bị Liên quân Đà Lạt năm 1951.
Indochine, Officier exécutant un salut
Khóa sinh đọc lời tuyên thệ : “Thề luôn luôn nêu cao danh dự quân đội / Hy sinh vì dân tộc / Trung thành với Tổ quốc”.
Indochine, archer indochinois
Nghi thức bắn tên đi 4 hướng để tượng trưng cho chí nam nhi tang bồng hồ thỉ.
Indochine, soldat en présenter arme
Nghi thức chào kiếm.
Thái tử Bảo Long
Thái tử Nguyễn Phước Bảo Long (阮福保隆 ; 1936 – 2007), ảnh chụp tại Paris khoảng tháng 1 năm 1952 trước khi sang London dự lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II.
Man and woman look at 1810 illustrated map of road to Peking
Huế, 1952.
Smiling women in split dresses and pants stand on foot bridge
A boy plowing a hillside field guides his bull with a single rein
Một người Thái Đen đang cày ruộng, ảnh chụp tại xứ Thái.
Black Thai mother holding umbrella carries her son in a sling
Bà mẹ Thái Đen.
Chinese refugee sailmakers spread bamboo matts on a beach
Những người Hoa tị nạn cộng sản đang làm thuyền đánh cá, ảnh chụp tại Móng Cái.
A son arrivée à Go-Cong, le Président Nguyen Van Tam a été accueilli avec enthousiasme par la population
Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm (1893 – 1990) viếng thăm tỉnh Gò Công, tháng 10 năm 1953.
INDOCHINE 1953 - GO CONG - Cérémonie à Go-Cong, octobre 1953
Hanoi 1953 - Cérémonie du souvenir aux morts - Richard Nixon - Phan Huy Quat
Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon (1913 – 1994) đến Hà Nội để tìm kiếm giải pháp vấn đề Chiến tranh Đông Dương, 1 tháng 11 năm 1953. Bên trái ông là Trung tướng René Cogny (1904 – 1968, Tư lệnh quân đoàn Bắc Kỳ), bên phải là Tổng ủy Maurice Dejean và Tổng trưởng Phan Huy Quát.
Refugees Saigon 1954 - 1
Đồng bào miền Bắc di cư được đón tiếp chu đáo tại miền Nam, ảnh chụp năm 1954.
Refugees Saigon 1954 - 2
Premier Diem in Qui Nhon 1955
Thủ tướng Ngô Đình Diệm (1901 – 1963) kinh lý Quy Nhơn, 1955.
Premier Diem in Qui Nhon 1955 - 2
Referendum Diem v. Bao Dai. Oct. 23, 1955
Cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại và suy tôn Ngô Đình Diệm, ngày 23 tháng 10 năm 1955. Sự kiện này dẫn tới việc kết thúc chính thể Quốc gia Việt Nam và đưa lịch sử Việt  Nam sang thời kỳ mới.
Referendum Diem v. Bao Dai. Oct. 23, 1955 - 2
Referendum Diem v. Bao Dai. Oct. 23, 1955 - 3

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire