Phần lớn những cựu binh chiến tranh Việt Nam đang ở độ
tuổi ngoài 60. Họ trở về nước với bệnh rối loạn tâm lý sau sang chấn
PTSD. Một số người tham gia trong dự án về bộ phim tư liệu này vẫn còn
phải điều trị chứng bệnh này. Những người trực tiếp tham chiến vẫn còn
nặng nề những suy nghĩ về cuộc chiến. Bà Keenan kể:
“Một số người phải uống thuốc mới ngủ được, họ gặp
ác mộng. Có vài người thậm chí còn nói với chúng tôi rằng sau cuộc
phỏng vấn này có lẽ họ không còn sức trò chuyện gì được trong vài tuần
vì dư âm quá nặng nề. Nhiều người mới chỉ bắt đầu tìm kiếm điều trị cho
căn bệnh của họ.”
Một số cựu binh đã quay trở lại Việt Nam kể từ sau
cuộc chiến để thăm lại mảnh đất này, tuy nhiên những người chưa trở lại
vẫn đau đáu một nỗi ám ảnh. Cựu binh có tên là Rolando Roebuck cho biết
ông đã quay lại Việt Nam vài lần kể từ khi cuộc chiến kết thúc. Ông cho
rằng việc quay lại sẽ khiến quá trình hàn gắn sau chiến tranh của các
cựu binh diễn ra nhanh hơn.
Cựu binh chiến tranh VN từ Virgin Islands và những vết sẹo khó phai
Hải Ninh, phóng viên RFA
*
* *
* *
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt tròn 40 năm. Cho đến nay những ký
ức và hậu quả của cuộc chiến đó vẫn chưa phai nhòa. Giới trẻ trong nước
và hải ngoại có cái nhìn thế nào về câu chuyện lịch sử đau thương này
và sự hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc trong hiện tại và tương lai?
Đó chính là những điều mà tạp chí diễn đàn bạn trẻ mong muốn được truyền
tải đến các bạn trong 9 tuần liên tiếp từ tuần này cho đến hết ngày
30/4/ 2015.
Và Chủ đề ngày hôm nay diễn đàn xin đề cập tới những suy nghĩ của
giới trẻ tại hải ngoại về ngày 30 tháng 4 và cuộc chiến tranh VN, họ có
mong muốn quay trở lại VN hay không và cái nhìn của họ như thế nào nếu
không có ngày 30 tháng 4.
Suy nghĩ của giới trẻ hải ngoại về ngày 30.4 và chiến tranh VN
Chân Như, phóng viên RFA
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire