mardi 5 novembre 2013

Chúng ta phải làm gì? (Kỳ 6) - Sức ép công luận

 
Chúng ta phải làm gì? (Kỳ 6) - Sức ép công luận 
Đặng Chí Hùng

1. Giá trị của sức ép công luận

Trong cuộc gặp tại nhà Trắng với Trương Tấn Sang, khi nói về vấn đề nhân quyền, Tổng thống Barack Obama nói: “Về vấn đề nhân quyền, chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại”. Rõ ràng ý kiến của ông Obama rất thẳng thắn đó là Việt Nam cần phải giải quyết nhân quyền đang vi phạm rồi hãy nói đến chuyện kinh tế hay là hợp tác chiến lược mà cộng sản đang mong muốn có nó. Cùng lúc đó, Hoa Kỳ đã cho cả một phái đoàn Hạ nghị viện sang Hà Nội tìm hiểu tình hình tại chỗ về nhân quyền. Phái đoàn đã đến Sài Gòn, An Giang, Nghệ An, Tây Nguyên… Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức phản đối việc báo chí nhà cầm quyền cộng sản loan tin thất thiệt là Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đã “công nhận nhân quyền ở Việt nam đã có tiến bộ đáng kể” và yêu cầu cải chính. Và cũng chính Hoa Kỳ lên án về cái nghị định 72 của cộng sản ra đời chỉ nhằm bịt miệng nhân dân. Các nhà lãnh đạo cộng sản cũng nhận thức được rằng Tổng thống Hoa Kỳ phải đáp ứng yêu cầu về nhân quyền rất mạnh mẽ của ngành lập pháp ở vào thời điểm này, khi Đạo luật HR1897 được thông qua với tỷ lê 405/3, một tỷ lệ áp đảo gần như tuyệt đối, theo đó Việt Nam có thể bị trừng phạt rất nặng nếu vấn đề nhân quyền vẫn trì trệ như hiện nay.
Chính vì đang khó khăn kinh tế và bị sức ép dân chủ đang dâng cao, cộng với những phán xét mạnh mẽ của chính quyền Hoa Kỳ nên cộng sản đã phải giở bài câu kéo. Đầu tiên việc xét xử Luật sư Lê Quốc Quân được hoãn lại do “thẩm phán chủ tọa hội đồng xét xử ốm” sau khi bắt các blogger Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy. Mặc dù công an có danh sách dự định bắt thêm chừng 20 blogger nữa, nhưng họ đã ngừng lại. Công an đã phải đấu dịu với vụ Luật sư Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày trong vấn đề tuyệt thực. Bước tiếp theo làm giảm sức ép về đấu tranh và nhân quyền, nhà cầm quyền cộng sản đã cho giảm án 2 sinh viên yêu nước Phương Uyên – Nguyên Kha.
Nhưng câu hỏi được đặt ra là nhà cầm quyền cộng sản có thực tâm thay đổi hay không? Câu trả lời là hoàn toàn không. Vì thực chất nhà cầm quyền đang hướng tới cái lợi trước mắt cụ thể để cứu vãn đảng đang bị Hoa Kỳ thúc ép về nhân quyền, đấu tranh trong nước có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Xa hơn nữa là cộng sản Việt Nam đang hướng đến thời cơ để được gia nhập tổ chức Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để có được sự duy trì và tăng thêm 2 nguồn chi viện đầu tư ODA và FDI cho những năm. Đồng thời là cái ghế tại Hội Đồng Nhân Quyền. Do đó đảng cộng sản tạm thời nhượng bộ. Nhưng lý do nói đảng tạm thời nhượng bộ mà không thực tâm cũng rất dễ tìm ra bằng chứng.
Lý do thứ nhất là đảng vẫn ôm khư khư điêu 4 Hiến Pháp, chính Nguyễn Phú Trọng trong ngày 19/8 đã phát biểu rằng “Công an phải bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng” thì làm gì có dân chủ, tự do và nhân quyền cho Việt Nam?. Lý do thứ hai đó là đảng cộng sản không chịu thả rất nhiều tù nhân lương tâm. Đó là một trong những yếu tố quyết định chứng tỏ thiện chí về tự do và nhân quyền của đảng. Lý do là ngay sau phiên tòa phúc thẩm Phương Uyên và Nguyên Kha thì đảng đã cho côn an, côn đồ đánh đập những người đi tham gia như Bùi Minh Hằng, Trần Thị Nga, Lê Quốc Quyết ngay tại Long An, nơi diễn ra phiên tòa. Thậm chí còn theo những người đến tận Vũng Tàu để hành hung. Hoặc gần đây nhất là việc bắt blogger Dũng Aduku hay đàn áp dân oan ngay giữa Sài Gòn trong ngày 2/9 và bắt Nguyên Kha nhận tội “khủng bố” không hề có.
Tổng hợp tất cả những động thái nói trên có thể kết luận chắc chắn rằng tất cả chỉ là chiêu trò của đảng mà thôi. Nhưng lần này có lẽ đảng không lừa được ai nữa, kể cả chính quyền Hoa Kỳ. Người dân Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh ngay thẳng và cung cấp thêm nhiều thông tin đàn áp nhân quyền cho chính quyền Hoa Kỳ, HRW, LHQ… để họ thấy bộ mặt thật của đảng cộng sản gian manh và lừa đảo đến đâu. Và chính sức ép công luận đã góp phần làm cho cộng sản dù chỉ là lừa dối nhưng cũng tạo ra những bước lùi tạm thời cho chúng ta tiếp tục tiến bước.
Cùng nhau đến tòa và biểu tình đòi công lý
Nhìn ra thế giới, vai trò của sức ép công luận cũng rất có giá trị. Người Việt Nam thường nói “Con có khóc thì mẹ mới cho bú”. Muốn có sức ép từ quốc tế đối với cộng sản chúng ta cần phải lên tiếng. Nếu không lên tiếng thì ai sẽ giúp chúng ta? Ai sẽ biết Việt Nam có độc tài, có vi phạm nhân quyền vv…?. Nếu như không có sự lên án, sự nổi dậy và biểu tình của các tổ chức tại Syria, Lybia... thì làm gì có can thiệp của quốc tế vào những chính quyền độc tài tại nước họ. Và Việt Nam chúng ta cũng không thoát ra khỏi quy luật này. Vậy phải làm sao tạo ra sức ép công luận?. Xin có đôi dòng góp ý dưới đây.

2. Phải tạo ra sức ép công luận:

Một ví dụ điển hình nhất mà chúng ta dễ thấy ngay trước mắt là vụ án của luật sư Lê Quốc Quân. Để có được yếu tố của sức ép đối với 2 cái ghế TPP và Hội đồng nhân quyền thì việc dùng công luận làm sức mạnh hết sức quan trọng.
Phiên xử luật sư Lê Quốc Quân đã bị nhà cộng sản Việt Nam hoãn lại có phải vì lo ngại sức ép của công luận và những hoạt động ủng hộ luật sư Quân diễn ra trong và ngoài nước.
Đầu tiên là những hiệp thông ủng hộ. Suốt thời gian trước phiên xử luật sư Quân ngày 9/7 nhiều nơi đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân. Mới chiều ngày 7 tháng 7, lại có thêm thánh lễ ở giáo xứ Thái Hà. Những buổi cầu nguyện cho Ls Lê Quốc Quân không chỉ ở Thái Hà, Hà Nội mà ở nhiều giáo xứ trên cả nước. Có khoảng chừng hơn 30 buổi cầu nguyện như thế ở các mức độ khác nhau. Riêng nhà thờ Thái Hà đã có ba buổi, buổi vào chiều hôm qua (7/7) là buổi thứ ba trước khi luật sư Lê Quốc Quân ra tòa.
Việc mọi người đến tham dự phiên tòa cũng là một việc đáng lưu ý. Không chỉ dừng lại ở việc cầu nguyện, hiệp thông với luật sư Lê Quốc Quân, mà những người ủng hộ anh còn có kế hoạch đến tham dự phiên tòa được cho là công khai vào ngày 9 tháng 7 ở Hà Nội. Dù rằng họ biết rõ dù phiên xử được gọi là công khai nhưng cũng sẽ như những phiên tòa xử những thành phần bất đồng chính kiến khác, công an và lực lượng an ninh sẽ ra sức ngăn chặn.
Cuối vùng đó là đồng lòng lên tiếng về sự vô tội của luật sư Quân cũng là việc cân thiết có hiệu quả. Trước khi phiên xử diễn ra, nhiều nhận định được nêu ra. Theo đó trên thực tế, sau khi nghiên cứu hồ sơ thì thực tế chính là chính quyền cộng sản còn nợ anh Quân và công ty của anh 172 triệu đồng. Và có nhiều điểm sai trái trong quá trình tố tụng… đã được cộng đồng mạng, một số luật sư và chính gia đình luật sư Quân lên án.
Hiệp thông cho luật sư Lê Quốc Quân
Rút kinh nghiệm từ những bài học về giá trị của sức ép công luận tôi xin đưa ra một số ý kiến dưới đây để tạo ra sức ép công luận trong việc đối đầu với cộng sản mà chúng ta nên làm trong thời gian tới đây:
- Cộng sản rất sợ vấn đề kinh tế đang bị chết dần và vỡ nợ nên cần cầu việc từ nhiều quốc gia, nguồn lực khác nhau. Muốn chống cộng sản phải biết gắn sức mạnh công luận kèm với sức ép kinh tế. Đó chính là việc chúng ta đưa thêm thông tin về sự lạm dụng trẻ em trong lao động hay việc vi phạm nhân quyền đối với công nhân để các công ty nước ngoài tẩy chay hàng hóa của tư bản đỏ.
- Tiến hành mạnh mẽ hơn nữa các biện pháp về đấu tranh nhân quyền để gây sức ép tới các tổ chức, quốc gia để cắt viện trợ, đầu tư cho cộng sản.
- Hiện nay cộng sản đang tìm cách tẩu tán tài sản và rửa tiền thông qua con cái, người thân ở nước ngoài. Nguồn tiền đó có thể đầu tư ngược lại Việt Nam để cứu vãn chế độ. Chính vì vậy cần phải tích cực lần ra các đường dây tham nhũng và rửa tiền như vậy thông báo ra công luận trong nước và quốc tế.
- Việc đưa tuyên bố 258 rất đáng hoan nghênh nhưng nên kèm theo các phong trào đưa tuyên bố về việc phản đối nghị định 72 hay điều 88, điều 4 Hiến Pháp cộng sản đối với các tổ chức quốc tế. Nếu làm tổng hợp được những điều này thì thòng lọng sẽ xiết cổ cộng sản nhanh hơn nữa.
- Công khai kiện tội ác của Hồ Chí Minh và cộng sản ra tòa án quốc tế (Việc này tôi đang tiến hành các bước chuẩn bị cuối cùng để tiến hành các thủ tục cần thiết). Việc này có 2 lợi điểm. Tố cáo tội ác của Hồ Chí Minh để đánh thức dư luận trong nước bị cộng sản lừa bịp nhiều năm nay. Tuy Hồ đã chết không xử được nhưng mang nhiều ý nghĩa về mặt dân trí. Kiện trực tiếp tội ác vi phạm nhân quyền của những tên đầu sỏ hiện nay như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang… vì chúng còn đương quyền và đang sống nên sẽ phải ra tòa án quốc tế khi đủ điều kiện.
- Đoàn kết các tôn giáo trong phong trào Liên Tôn để hiệp thông cho tất cả các tù nhân lương tâm bị cộng sản bỏ tù và lên án cộng sản cho dư luận quốc tế biết về sự đàn áp tôn giáo tại Việt Nam.
- Tích cực giúp đỡ các bà con dân oan để họ đem tới những sự thật mà công luận rất cần thiết để lên án chính sách ăn cướp của cộng sản.
Phải lên án cộng sản cướp bóc của dân

3. Kết luận:

Việc dùng công luận mang lại rất nhiều lợi ích khi chúng ta phải chiến đấu với kẻ thù xảo trá như cộng sản mà trong tay không có vũ khí. Chỉ có dùng sức ép của công luận mới có thể có hiệu quả trong kinh tế mà cộng sản rất sợ điều này. Việc vận dụng sáng tạo những biện pháp đã có cũng như kết hợp các phong trào mới có thể giúp cho việc chiến đấu chống cộng sản nhanh đi đến kết thúc thắng lợi hơn. Và tôi hi vọng với sự đoàn kết hiện nay, chúng ta sẽ sớm có ngày được thấy Việt Nam được tự do và dân chủ thật sư.
15/10/2013

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire