vendredi 2 août 2013

Những sự thật cần phải biết (phần 13): Những kẻ cướp ngày

Những sự thật cần phải biết (phần 13): Những kẻ cướp ngày
Đặng Chí Hùng

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Kính thưa bạn đọc!
Trong “Bản cáo trạng tội ác của cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh” phần 5 tôi đã gửi tới bạn đọc tội ác của cộng sản trong việc cướp tài sản của đồng bào thông qua đánh tư sản hoặc đẩy đi vùng kinh tế mới. Đó là bản cáo trạng nên sự việc đó phải thu gọn để gửi tới các cơ quan như LHQ, tòa án hình sự quốc tế. Trong khuôn khổ bài viết này. Tôi xin trình bày cụ thể những âm mưu của đảng và điểm mặt những kẻ chủ mưu cũng như trực tiếp điều hành cộm cán.
Sau khi đánh cho “Mỹ cút – Ngụy nhào” để đến nỗi bà Dương Thu Hương – một cán binh theo đoàn quân vào Sài Gòn đã phải thốt lên “kẻ chiến thắng là kẻ man rợ” thì đảng cộng sản bắt đầu thực hiện chính sách cướp ngày của mình. Đứng đầu chủ mưu cũng như thực hiện âm mưu của đảng cộng sản là Đỗ Mười, Mai Chí Thọ, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh và tầng dưới là Võ Văn Kiệt, Nguyễn Tấn Dũng… Tất cả chỉ một mục tiêu đó là đem của cải của người dân Miền Nam về miền Bắc làm của cải cho đảng mà ngay chính nhân dân Miền Bắc cũng không được thừa hưởng. Trong cuốn hồi ký “Đại Học Máu” của Hà Thúc Sinh đã mô tả sau năm 1975, mặc dù cướp được kho thuốc khổng lồ của VNCH nhưng người dân Miền Nam, Miền Bắc và cả bộ đội cộng sản cũng không có thuốc để dùng đành chờ chết trước những căn bệnh rất đơn giản như kiết lỵ. . trong khi đó đảng lại viện trợ cho một nước Venezuela xa xôi mấy tầu thuốc loan báo trên đài như một hành động anh hùng của đảng. Những kẻ cướp ngày của chính nhân dân Việt Nam đã dùng chính tài sản cướp được của nhân dân để vinh thân phì gia và cũng đồng thời tô điểm cho bộ mặt toàn son phấn rẻ tiền của đảng cộng sản.

I. Cướp Tài sản của nhân dân và đẩy dân đi “kinh tế mới”:

Để cướp đoạt tài sản và tiền của thì đảng cộng sản đã tiến hành chính sách đánh tư bản, đổi tiền và tịch thu tài sản của nhân dân dưới mỹ từ “đánh gian thương”, “tiểu tư sản”. Hậu quả đó là hàng triệu người bị cướp nhà giao cho cán bộ, bị mất cơ nghiệp và bị đẩy đi kinh tế mới. Kết quả X-2 và X-3, với “công lao to lớn” của Đỗ Mười, Mai Chí Thọ. . . thu được khoảng hơn 4. 000 kg vàng, gần 1. 200. 000 đô la, và một khối lượng hàng hóa không thống kê hết. Từ chiếc xe hơi,TiVi, tủ lạnh, đến bịch bột giặt, quả trứng gà đều khê khai và tịch thu chất trong các kho, để rồi không cánh mà bay, hoặc biến thảnh phế thải. Xin quý vị theo dõi những chứng cứ dưới đây để thấy được sự thật này.
Đánh tư sản sau năm 1975
Thứ nhất, trong cuốn sách “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức có đề cập đến chiến dịch cướp bóc này. Tác giả Huy Đức đã viết ở Chương iii - Đánh tư sản như sau: “Sau khi hàng trăm ngàn binh lính đã được “học tập”, đã nhận thấy “tội lỗi” của mình, còn các sỹ quan thì đã bị giữ trong các trại cải tạo, Sài Gòn lại náo động bởi chiến dịch đánh tư sản mại bản. Theo nhận thức của những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Chưa đầy ba năm sau khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, các nhà doanh nghiệp, với tên gọi mới là “tư sản”, đã phải trải qua hai lần bị “đánh”.

“Chiến dịch X-2”
Vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 10-9-1975, Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn họp báo, đưa ra “Bản Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, ra lệnh “bắt giữ một số tư sản mại bản có chứng cứ đầu cơ tích trữ, phá rối thị trường: Mã Hỷ, vua lúa gạo; Lưu Tú Dân, lũng đoạn vải vóc; Bùi Văn Lự, nhập cảng, đầu cơ phụ tùng xe máy; Hoàng Kim Quy, thầu cung cấp kẽm gai cho quân đội Mỹ; Trần Thiện Tứ, độc quyền xuất cảng cà phê... ”117. Hơn bảy giờ trước đó, phần lớn các đối tượng nằm trong danh sách sáu mươi tên đánh đợt đầu đã bị bắt.
Rồi cũng chính Huy Đức - một cựu nhà báo cộng sản cho biết thêm: “Tối 10-9-1975, “tin chiến thắng” liên tục được báo về “Đại bản doanh” của Trung ương Cục đóng tại Dinh Độc Lập. Con số bị bắt cho đến khi ấy vẫn tăng lên. Các đoàn đưa ra những con số chi tiết: hàng chục triệu tiền mặt, hàng chục ký vàng, cả “kho” kim cương, hàng vạn mét vải và cả một cơ sở chăn nuôi gồm “7. 000 con gà, thu hoạch 4. 000 trứng mỗi ngày”120 ở Thủ Đức. Một nhà tư sản đang nằm viện bị yêu cầu kiểm tra xem ốm thật hay cáo bệnh, trong khi đó con trai ông ta bị bắt để buộc phải khai ra nơi cất giấu tiền, vàng. Do tin tức bị lọt ra, một số nhà tư sản đã kịp cao chạy xa bay, có người bị bắt khi đang chuẩn bị trốn.”
Ngoài bắt bớ ra, nhà cầm quyền cộng sản còn tiến hành chính sách đổi tiền để vơ vét tiền vào túi dưới hình thức: cướp trắng. Tác giả Huy Đức mô tả sự kiện đổi tiển như sau: “Sau “Chiến dịch X-2”, Thành uỷ nhận định: “Bọn tư sản mại bản bị cô lập rất cao, chúng đã mất hết chỗ dựa về mặt quân sự và chính trị. Lực lượng kinh tế của chúng đã bị sứt mẻ và đang bị tan vỡ dưới sự tiến công của ta”122. Nhằm “giáng tiếp những đòn mới vào giai cấp tư sản”, ngày 22 và 23-9-75, đồng tiền cũ của chế độ Sài Gòn đã được thay thế bởi đồng tiền mới.
Đổi tiền cũng được coi là “chiến dịch” với mật danh “X-3”. Ba yêu cầu mà Trung ương Cục đưa ra cho Chiến dịch X-3 gồm: “Thiết lập một chế độ tiền tệ mới; ngăn chặn giai cấp tư sản sử dụng tiền mặt để thao túng thị trường, đồng thời tước đoạt bớt phương tiện hoạt động của bọn gián điệp, tình báo; đẩy lùi lạm phát”123. Với nhận thức tiền còn là “phương tiện hoạt động của bọn gián điệp, tình báo”, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chỉ cho đổi một số tiền hạn chế.
Mỗi hộ gia đình được đổi tối đa 100. 000 đồng tiền “Chánh quyền Sài Gòn cũ”- 500 đồng tiền “Chánh quyền Sài Gòn cũ” đổi được một đồng tiền mới Ngân hàng Việt Nam. Cán bộ công nhân viên chức trong các tổ chức tập thể được đổi mỗi người 15. 000; hộ kinh doanh tiểu công nghệ, thương nghiệp, vận tải được đổi 100. 000 đồng; tổ chức kinh doanh lớn được đổi từ 100. 000 đến 500. 000 đồng; khách vãng lai, mỗi người được đổi 20. 000, số còn lại nộp cho ban đổi tiền, lấy biên lai về địa phương giải quyết. Các hộ kinh doanh và hộ gia đình nếu có nhiều tiền hơn mức được đổi ngay thì phần còn lại sẽ quy đổi thành tiền mới, ghi vào sổ tiết kiệm, hoặc sổ tiền gửi tại Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.”
Song song với đánh tư sản và đổi tiền, chính quyền cộng sản còn áp dụng biện pháp “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh” mà tác giả Huy Đức Miêu tả như sau: “Nếu như đối tượng của Cách mạng chỉ có chín mươi hai nhà tư sản giàu có nhất miền Nam thì sau năm 1975, nền kinh tế vẫn còn cơ hội để hồi sinh. Nhưng, hai năm rưỡi sau, “giai cấp tư sản” lại bị “đánh” trong một chiến dịch mới được gọi là “Cải tạo Công Thương nghiệp Tư doanh”, một chiến dịch được ông Đỗ Mười triển khai với “bàn tay sắt”.” [1].
Thứ hai, trong lịch sử thì sự kiện vơ vét tiền của nhân dân sau năm 1975 ở Việt Nam không phải là lần đầu tiên. Lần đầu tiên phải là cuộc cải cách ruộng đất vì theo thống kê chính thức của nhà nước Việt Nam được đăng trong cuốn “Lịch sử kinh tế Việt Nam” (tập hai) cho biết là đã có 172. 008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông (trong đó có 123. 266 người bị quy sai, hơn 70%, tức là bị oan). Lần thứ hai này, đánh “tư sản mại bản”, tịch thu tài sản hàng triệu người, đuổi người dân đi “kinh tế mới”, vào “hợp tác xã”. Nền kinh tế bị thiệt hại kinh hoàng, TRỰC TIẾP gây ra nạn THUYỀN NHÂN chưa từng có trong lịch sử nhân loại, từ 100 ngàn đến 300 ngàn người bỏ mạng ngoài biển khơi.
Trên báo tuổi trẻ online của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có bài viết về một người từng tham gia chiến dịch cướp bóc của quần chúng nhân dân Miền Nam. Bài viết có đoạn trích như sau: “Sau tháng 4-1975, nhà báo Đinh Phong cùng nhóm phóng viên truyền hình túc trực ngày đêm theo những tổ công tác làm công việc “kê biên tài sản” của những nhà tư sản Sài Gòn ở chợ Bến Thành, chợ Tạ Thu Thâu... Đó là một thời điểm khó quên nhưng ai cũng muốn quên. Ông Đinh Phong (ủy viên Ủy ban MTTQ VN TP. HCM, nguyên phó giám đốc Đài truyền hình TP. HCM) hồi tưởng về những ngày ông và nhiều đồng nghiệp được ban tuyên huấn giao những nhiệm vụ đặc biệt nhưng bí mật đến phút cuối cùng. Ngay cả cái tên của những chiến dịch này cũng được mã hóa thành X1, X2. . . Những tổ công tác mật được gấp rút thành lập, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia đình kinh doanh, những gia đình giàu có phải “cải tạo tư sản”. Nguyên tắc hàng đầu của chiến dịch này là bí mật. Những nhà tư sản chỉ bàng hoàng nhận biết những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt bất ngờ có mặt, đọc quyết định “kê biên tài sản”.” [2]
Thứ ba, cũng nói về con số thống kê “thành tích” cướp bóc của nhân dân Miền Nam, Trong cuốn sách “Thông tin lịch sử của TP. HCM” của ủy ban nhân dân TPHCM có cho biết: “Cho đến ngày giải phóng 1975, Sài Gòn đã có một cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật lớn nhất miền Nam, nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp cả miền Nam. Nơi đây tập trung hơn 38. 000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty và 8. 548 cơ sở công nghiệp tư nhân. Để công hữu hóa tư liệu sản xuất và đưa công nhân lao động làm chủ nhà máy, xí nghiệp, sau năm 1975 chính quyền cách mạng đã tiến hành vận động hai đợt cải tạo công thương nghiệp. Kết quả là đã quốc hữu hóa tài sản của 171 tư sản mại bản, 59 tư sản thương nghiệp cỡ lớn... ”
Trên thực tế ở Việt Nam thì việc “quốc hữu hóa” chính là việc nhà cầm quyền cộng sản cướp của dân rồi đem làm tài sản riêng cho đảng viên và các quan chức lãnh đạo thụ hưởng. [3]
Thứ tư, Đi kèm với chính sách đánh tư bản là chính sách dồn nhân dân vào những vùng hoang sơ, rừng thiêng nước độc sau khi đảng đã cướp hết tài san và nhà cửa của nhân dân. Đảng cộng sản không cung cấp phương tiện sản xuất và nhà cửa cho nhân dân. Trái lại còn đẩy họ đi khỏi thành phố lao động khổ sai với nhãn mác “đi vùng kinh tế mới”. 
Dân đi kinh tế mới sau 1975 

Đánh tư sản, đuổi dân đi kinh tế mới 

Bắt học sinh xuống đường "bài trừ văn hóa phản động"

Một thanh niên bị bắt đeo bảng trước ngực và đi lòng vòng địa phương nơi cư trú, dưới sự giám sát của bộ đội cộng sản. Tội danh: Nhảy đầm. Sau đó còn phải thọ án 1 năm trong trại cải tạo. 

Và đây là điển hình cho cái gọi là "Tòa án nhân dân"
Thứ năm, Hãy cùng đọc bức thư sau đây của một gia đình là nạn nhân cộng sản đang sống tại Việt Nam để chúng ta thấy sau năm 1975 đảng cộng sản đã cướp những gì của nhân dân:
“Kính Gửi: Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh Đảng CSVN
Bộ Chính Trị Trung Ương (TW) đảng CSVN

Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội do đảng CSVN cầm quyền. 

Chúng tôi có tên dưới đây:

Huỳnh Ngọc Cảnh, đại diện một số anh chị em công nhân khu công nghiệp AMATA Đồng Nai. 
Nguyễn Tấn Hoành, đại diện một số anh chị em Khu Công nghiệp Điện Bàn Quảng Nam. 
Nguyễn Tấn Dung, đại diện một số anh chị em công nhân khu công nghiệp Biên Hoà II
Dương Thái Phong, Huỳnh Tiến, Trương Long, Vũ Hà, Trần Tá, Võ Hải, Nguyễn thị Tuyết, thuộc khu công nghiệp Tân Bình và khu chế xuất Vĩnh Lộc. 
Hoàng Anh Tuấn, Công Ty Giày da Gia Định, quốc lộ 13 Thủ Đức, Tp. Saigon

Thưa quý Ngài lãnh đạo Bộ Chính Trị TW đảng CSVN

Ngày trước miền Nam 1975, gia đình chúng tôi chưa được cách mạng giải phóng. Cha mẹ chúng tôi có nhà, có đất làm ăn khấm khá chưa biết làm thuê làm mướn là gì. Trong thời đó những nhà thương gia Ấn Độ, kỹ sư người Nhật, Hàn Quốc vào miền Nam làm thuê và mua bán. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào người dân Việt Nam. Sau năm 1975, miền Nam được cách mạng giải phóng khỏi ách nô lệ, đảng hô hào nâng đỡ và đấu tranh cho hai giai cấp công nhân và nông dân. Chính lá cờ đảng CSVN thể hiện biểu tượng búa, liềm. Sự thật có phải như vậy không? Thưa, sự thật rất phũ phàng! Sau khi chiếm được miền Nam là cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản mại bản thì gia đình chúng tôi bị mất nhà, mất đất. Trong khi chúng tôi có tiền dư thóc để, thì chúng tôi bị lấy nhà và bị đuổi đi vùng sâu nước độc để khai phá đất hoang làm ăn. Do những cơn sốt rét vàng da, có những gia đình chết phân nửa, có những gia đình phải chết hết. Khi trở về thành phố thì nhà cao cửa rộng, ruộng vườn của mình thì bị cán bộ đảng viên thu. Điều này chúng tôi có nói sai đâụ Những villa nhà lầu hiện nay là nhà của đảng viên, thì thử hỏi cha ông của mấy ông này mua nhà đất từ thời nào để lại cho mấy ông đảng viên này, nếu không phải cướp của chúng tôi thì từ đâu mà có. Cuộc đời chúng tôi còn sống thì vẫn còn bị cướp. Đời Cha tôi bị cướp, đời tôi cũng bị cướp. Những gia đình chúng tôi lên vùng kinh tế mới khai hoang được vài ba mẫu đất làm ăn, cuộc sống chưa ổn định thì trò cướp bóc lại theo đuổi theo người dân nghèo chúng tôi, kế đến là chiêu thức kêu gọi đầu tư rước ngoại bang vào, lại tiếp tục lấy đất của chúng tôị Bằng nhiều chiêu thức gạt gẫm lừa bịp gian manh quỷ quyệt, trù dập vu khống chụp mũ.” [4]

II. Nạn thuyền nhân vượt biển:

Thuyền nhân đang lênh đênh tìm đường thoát
khỏi cộng sản
Chính vì cướp sạch kinh tế, nhà cửa và đày đọa quân dân cán chính VNCH mà đảng cộng sản Việt Nam đã đây người dân Miền Nam tới nạn "thuyền nhân" để kiếm tìm sự sống mới. Trên thực tê không chỉ có X1 và X3 đánh kinh tế, nhà cầm quyền cộng sản còn dùng X2 để đánh văn nghệ sỹ không theo cộng sản. Chính vì thế toàn Miền Nam là một trại tù khổng lồ, người dân đã phải chấp nhận đánh đổi mạng sống trên những con thuyền lênh đênh ngoài khơi để trốn chạy cộng sản. Bạn đọc có thể tìm hiểu về chiến dịch X2 qua bài viết của một người nạn nhân:
“Tôi bị bắt ngày 5 tháng 4 năm 1976, trong cái trò bắt người mà cộng sản gọi là “chiến dịch X2 đánh Văn Nghệ Sĩ phản động”. Chiến dịch X1 trước đó "đánh" tư sản mại bản (tức những nhà tỷ phú người Việt và người Việt gốc Hoa, đa số ở Chợ Lớn). Có 3 nhà tỷ phú người Việt bị bắt là cụ Hoàng Kim Quy (cựu Thượng Nghị Sĩ đệ nhị VNCH), hai anh em vua tầu thủy Phạm Quang Khai và Phạm Quang Hoa. Trước và sau tôi bị bắt vài ngày có hơn trăm người gồm đủ bộ môn văn nghệ Miền Nam (Văn, Thơ, Báo chí, Nhạc, Kịch, đạo diễn điện ảnh, đạo diễn Cải lương có đôi chút tên tuổi). Đa số giam ở T20 (số 4 Phan Đăng Lưu bên hông chợ Bà Chiểu, Gia Định) vài người đi khám Chí Hòa. Khoảng mười tháng sau một số lớn được tha về, chỉ còn mươi người bị quy kết tội “có nợ máu nhân dân” và “chống cộng ở thượng tầng kiến trúc” bị giữ lại. Đây là những “tội” có thể đưa tới tử hình. Sau hai năm tra vấn hỏi cung xong, họ đưa bọn tôi lên trại Gia Trung (xứ sương mù Pleiku) nằm trong khu rừng già, nghe nói trước đây là mật khu của Việt cộng, để lao động khổ sai.” Trích bài viết: “Những ngày tháng tù đày không thể quên” của tác giả Thanh Thương Hoàng.
Thậm chí khi tác giả này đã ra tù và có chính sách HO thì cũng bị nhà cầm quyền cộng sản gây khó dễ: “Nhưng tất cả đều vô vọng. Lần nào cũng vậy, hai lần, tôi “ôm” hồ sơ xin xuất cảnh tới Sở Ngoại Vụ đường Nguyễn Du đều được các viên chức hữu quyền (công an CS) trả lời dứt khoát: “Nhà Nước không có chính sách cho anh xuất cảnh. Bọn lính cũ không có súng ống đâu còn đánh được chúng tôi nhưng với bọn anh chỉ một cây viết vẫn có thể chống phá chúng tôi như các anh đã làm trước đây. Anh nên biết bên đó bọn báo chí phản động nhiều như nấm”. Thế là con đường sống bị triệt. Hết hy vọng, hết chờ mong. Tôi đành sống kiếp mạt rệp - một thứ công dân hạng bét - ngay trên quê hương đất nước mình.” [5]
Nạn thuyền nhân đã bắt đầu sau khi nhà cầm quyền cộng sản trả thù quân dân cán chính VNCH và cướp đi nguồn sống của nhân dân Miền Nam. Xin quý vị có thể đọc những tài liệu sau đây để thấy rõ điều đó.
Thứ nhất, trên VOA Việt ngữ đã có bài viết thống kê về con số thuyền nhân và những người không may mắn như sau: “Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 - và trong cả hai thập niên kế tiếp - hàng triệu người Việt đã vượt biển, vượt biên tìm tự do. Ngày nay, người ta thường chú ý đến tập thể cựu thuyền nhân, 'bộ nhân' đã sống sót và định cư thành công ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc. Cũng trong hai thập niên đen tối ấy, trên 300 ngàn thuyền nhân Việt Nam đã tử nạn trong rừng sâu, trên biển cả và tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á. Rải rác khắp nơi tại các trại tị nạn cũ - từ Thái Lan, Malaysia đến Indonesia và Philippines, hàng ngàn ngôi mộ thuyền nhân đã bị bỏ quên - cho đến khi tổ chức Văn khố Thuyền nhân Việt Nam phát động chương trình thăm viếng và trùng tu mộ phần cho những đồng bào xấu số.”
Đây là những con số biết nói cho thấy cộng sản là loài thú dữ đã gây nên cảnh tang thương cho dân tộc Việt Nam chúng tôi. Chúng tôi kính mong quý vị xem xét và làm rõ tội ác tày trời này của cộng sản Việt Nam. [6]

Khu mộ tưởng niệm các thuyền nhân tị nạn ở Galang.

Thứ hai, trong một tập tài liệu ấn hành vào năm 2000, mang tựa đề “The State of the World’s Refugees 2000, 50 yearsof Humanitarian Action,” viết về tình trạng tị nạn thế giới, để đánh dấu 50 năm hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, Bà Sadako Ogata, Cao Ủy Trưởng Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã nói về lòng can trường của hàng triệu người tị nạn và lánh nạn trên thế giới đã mất tất cả, ngoại trừ niềm hy vọng, và đã vượt qua biết bao thử thách và chông gai để đi tìm con đường sống. Bà Ogata đã tuyên dương những người này là “Những người sống sót vĩ đại của Thế Kỷ 20”. Cuốn sách cho biết:
“Ngay từ cuối năm 1975, những đợt người tị nạn Việt Nam đã bắt đầu đến lánh nạn tại các nước lân bang. Vào những ngày đó, Thái Lan đã đón nhận 5. 000 người tỵ nạn từ Việt Nam qua, tại Hồng Kông cũng đã có 4. 000 tị nạn, Tân Gia Ba 1, 800 người, và có khoảng 1. 250 người cũng đã đến Phi Luật Tân. Vào tháng 7 năm 1976, khi chế độ Hà Nội loại trừ bộ máy quản chế miền Nam của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam để thực hiện việc thống nhất hai miền, cưỡng chế người dân đi vùng kinh tế mới, và tập trung trên một triệu người miền Nam vào các trại tù cải tạo, những làn sóng di tản bằng đường biển bắt đầu gia tăng. Và đến cuối năm 1977, đã có trên 15. 000 người Việt sang tị nạn tại các nước trong vùng Đông Nam Á. Cho đến năm 1978, khi nhà cầm quyền Cộng Sản phát động chính sách cải tạo tư sản, và tiếp theo đó là việc xua quân xâm chiếm Cam Bốt, và phải đương đầu với cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, làn sóng tị nạn bằng đường biển đã tăng lên gấp bốn lần, với đa số người ra đi thuộc khối người Việt gốc Hoa, để sau đó được đưa sang định cư tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

Vào cuối năm 1978, đã có 62. 000 thuyền nhân người Việt tị nạn tại các nước Đông Nam Á. Riêng trong tháng 6 năm 1979, đã có trên 54. 000 thuyền nhân Việt Nam đến tị nạn tại các nước nói trên. Những làn sóng tị nạn này đã khiến cho các nước trong khối Đông Nam Á, như Mã Lai Á, Thái Lan, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba và Nam Dương tuyên bố không nhận thêm người tị nạn từ Việt Nam, khiến cho những đợt thuyền nhân đến sau đã bị xua đuổi cấm không cho lên bờ. Cũng kể từ đó, con số thuyền nhân tử vong trên biển cả cũng đã gia tăng.

Sau những cuộc hành trình hãi hùng lênh đênh trên đại dương, một số thuyền nhân cũng đã đến được bến bờ tạm dụng. Những lớp người này đã đem cho thế giới bên ngoài những mẫu chuyện về người cha, người mẹ, đã phải chia nhau những hạt cơm rơi từ miệng những đứa con; đến chuyện chia nhau từng giọt nước quý hơn vàng được vắt ra từmiếng vải thấm mưa, để đánh lừa những cơn đói khát triền miên. Hay là những chuyện thương tâm về người chết đã cứu được người sống với thịt máu của chính mình. Hoặc nữa là những chuyện nói nhỏ, kể về những trường hợp phải đương đầu với hải tặc. Ngoài những mối đe dọa do sự đầy đọa của con người đối với con người, những thuyền nhân này còn phải đương đầu với những cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Những cơn phong ba bão táp đã khiến cho không biết bao nhiêu thuyền nhân làm mồi cho biển cả. Không ai dám phỏng đoán với mỗi người có cơ may đặt chân lên bến bờ tự do, đã có bao nhiêu người hy sinh trên đại dương.

Cuối cùng, làn sóng người tị nạn Việt Nam bằng đường biển đã viết lê thiên bi sử của thuyền nhân, và những câu chuyện hãi hùng của các cuộc vượt biển của người tị nạn Việt Nam đã đánh động được lương tâm thế giới. Vào tháng Ba 1979, chương trình Ra Đi Có Trật Tự ra đời để cố gắng ngăn chặn những làn sóng vượt biển. Ngoài ra, cũng vào thời gian này, các chương trình cứu người vượt biển đã được một số tổ chức thiện nguyện quốc tế phát động hai chiếc tầu cứu vớt thuyền nhân ngoài biển là Anamur do một tổ chức từ thiện Đức Quốc vận động vào năm 1979 L’Ile deLumiere của tổ chức từ thiện Pháp Medecins du Monde điều hành vào năm 1980 đã cứu mạng được nhiều thuyền nhân Việt Nam lênh đênh ngoài biển cả trong khoảng thời gian từ 1979 cho đến 1990.”
Thứ ba, theo cuốn video tài liệu của Ủy Ban Cứu Nguy Người Vượt Biển về con tầu J. Charcot, sau 20 ngày tìm vớt ngoài khơi Việt Nam: “tầu đã vớt được 520 người, thành phần tuổi tác như sau: Từ 14 đến 30 tuổi có 269 người, tức 51, 73%. Học trò có 224 em, gồm 136 nam, 88 nữ, chiếm 43, 08%. Người trên 50 tuổi chỉ có 11 người, chiếm 2, 11%. Người có nghề nghiệp là 218 người, chiếm 41, 92% gồm 154 đàn ông và chỉ có 64 đàn bà... Với thành phần trẻ chiếm đa số và nhất là giới học trò đã làm cho Thế giới rúng động ở mức độ khinh hoàng về cuộc ra đi của người Việt. Hàng trăm ký giả, các nhà xã hội và tôn giáo thiện nguyện đổ xô về Đông Nam Á quan sát thảm nạn thuyền nhân khi những chiếc tầu chở hàng ngàn thuyền nhân đổ bộ lên đảo hoang Pulau Bidong, Galang...” [7]
Thứ tư, trên trang chính của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam có đăng tải lại một trong những thảm kịch của thuyền nhân Việt Nam chạy trốn cộng sản: “Sáng 1-12-1978, bão lớn kéo đến. Chẳng bao lâu sau tầu chìm. 170 người thiệt mạng. 150 người sống sót. 123 thi hài được chon chồng chất 4 lớp lên nhau trong nghĩa trang Cherang Ruku. 46 thi hài khác được mai tang 3 ngày sau đó tại nghĩa trang Balai Bachok, cách Cherang Ruku 30km về hướng Bắc”. [8]


Thứ năm, cho đến ngày hôm nay, sau hơn 80 năm cai trị Việt nam thì đảng cộng sản vẫn còn những người ra biển tìm tự do. Xin quý vị chú ý đến bài báo trên RFA sau đây: “Hiện nay vẫn còn có những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi bằng thuyền như phong trào thuyền nhân vượt biển cách đây gần 40 năm sau thời điểm 1975. Hãng thông tấn AP hôm nay loan tin tính đến lúc này trong năm nay có 460 người Việt Nam tìm đến được bến bờ nước Úc. Đây là con số bằng cả năm năm qua gộp lại. Tàu chở thuyền nhân Việt Nam mới nhất đến được đảo Christmas Island của Úc là vào hồi tháng trước. Chiếc tàu có số hiệu đăng ký tại tỉnh Kiên Giang. Đây là tỉnh có khoảng cách đến đảo ChirstmasIsland hơn 2300 kilomet... Một thuyền nhân có tên Trương Chí Liêm 23 tuổi khi AP liên lạc được qua điện thoại từ Trung Tâm Giam giữ Người Nhập cư Villawood, nằm ở ngoại vi Sydney, cho biết là anh ta thà chết ở trại chứ không để bị cưỡng bức về lại Việt Nam. Người này rời Việt Nam cách đây 5 năm và bị bắt giam ở Indonesia 18 tháng khi đang trên đường tìm đến Úc.” [9]
Thứ sáu, còn rất nhiều bằng chứng về thuyền nhân Việt Nam, chúng tôi xin gửi đến ban đọc những đường links đến cácvideo mô tả một trong những sự kiện bi thương của dân tộc Việt nam chúng tôi mà đảng cộng sản chính là những kẻ thủ ác.
Đôi mắt thất thần của những người Việt trong trại tỵ nạn
BẠN ĐỌC HÃY ĐỌC BÀI VIẾT CỦA GABRIELE VENZKY TRÊN BÁO DIE ZEIT (THỜI ĐẠI) ĐÃ GIẢI CỨU 275 NGƯỜI VIỆT NAM TỊ NẠN VỀ ĐẾN HAMBURG ĐỂ THẤY THÊM SỰ THẬT HÃI HÙNG VỀ TỘI ÁC CỘNG SẢN: “Câu chuyện bắt đầu năm 1978. Cuộc chiến tranh Việt nam đã kết thúc được 3 năm. Cảnh tượng những máy bay trực thăng Mỹ cuối cùng cất cánh bay khỏi Sài gòn, dưới càng máy bay còn bám theo bao nhiêu con người hoảng loạn tột độ vẫn còn hằn sâu trong tâm trí chúng ta, và cả làn sóng tị nạn sau đó. Và bây giờ thì dòng người ra đi khỏi Việt nam vẫn không muốn dứt, lần này họ tìm cách vượt biển.

Họ đi trên những chiếc thuyền chài nhỏ và chen chúc đến nghẹt thở hướng về một phương trời vô vọng, không cả bản đồ và compas, cuối cùng sóng đánh trôi dạt đâu đó vào các bờ biển Đông nam châu Á, vào những mỏm đá bên bờ biển Hồng kông, nếu là may mắn. Nhiều người không gặp may. Họ bị hãm hiếp, đánh chết hay bị ném xuống biển và chết đuối. Cứ hai thuyền chở tị nạn vào vùng biển Thái lan thì một thuyền bị cướp. Cứ ba người thì một người bỏ mạng trên đường, người ta tính ra khoảng một nửa triệu người đã chết như thế.” [10]
Tuy nạn thuyền nhân là có thật và ai cũng biết đó là do cộng sản gây nên, nhưng đảng cộng sản đã phủ nhận nó bằng những lời ngụy biện. Trên báo Quân Đội Nhân Dân – cộng sản ngày 31-8-2007, tướng Nguyễn Đình Ước viện trưởng Viện Lịch Sử Quân Sự Việt Nam phát biểu “nạn thuyền nhân là chuyện có thật” nhưng nguyên nhân vì “sau chiến tranh, đất nước bị tàn phá nặng nề mà Việt Nam còn bị bao vây, cấm vận về kinh tế”. Viên tướng này diễn tả xã hội Việt Nam hoàn toàn tốt đẹp, không có chuyện bức chế bất kỳ ai, không có nỗi thống khổ nào và khẳng định nạn thuyền nhân là “âm mưu hậu chiến của Mỹ”, bởi sau khi cấm vận gây khó khăn kinh tế cho Việt Nam, “họ lại kích động, đưa ra viễn cảnh thiên đường ở bên ngoài gây nên tình trạng có một bộ phận người Việt Nam bỏ đất nước ra đi. Không ít người đã thiệt mạng trên biển do bị chìm thuyền, bị bọn đưa người vượt biên trái phép lừa gạt giết chết. Đó đúng là một thảm cảnh nhưng là hệ quả do những chính sách chống phá Việt Nam từ bên ngoài. ”. Nhưng thử hỏi đảng cộng sản và ông Ước là tại sao cho đến ngày hôm nay, sau 38 năm cướp được trọn vẹn Miền Nam mà vẫn có thuyền nhân, vẫn có người tỵ nạ trên đất Thái, Nga, Mã Lai…? Liệu đảng còn đổ thừa cho ai nữa?

III. Điểm mặt một số gương mặt kẻ cướp:

Đảng cộng sản chính là tội đồ của dân tộc gây nên chiến tranh và cướp bóc. Tội đánh cướp nhà cửa, tài sản… của nhân dân rồi đẩy họ đi kinh tế mới hoặc lênh đênh trên thuyền tại Biển Đông cũng không là ngoại lệ. Nổi bật trong số những trùm sò của đảng, xin điểm mặt một số kẻ cướp ngày tiêu biểu.
Thứ nhất, chính Mai Chí Thọ trong 1 bài phỏng vấn đăng trên tờ báo điện tử cộng sản Vietbao.vn đã thừa nhận những hành động cướp bóc của mình một cách công khai: “Trầm ngâm một lát, bác Tám Cao (Mai Chí Thọ) đúc kết: “Sau chiến thắng 30/4/1975 với chủ trương “Tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội”, ngay sau khi giải phóng, TW đã giao nhiệm vụ cho TP. HCM phải bắt tay ngay vào chiến dịch mang bí số X1 và X2 với nội dung “Cải tạo kinh tế tư bản chủ nghĩa” vẫn được quen gọi là “Đánh tư sản mại bản”. Chiến dịch X1, thì tạm được bởi chúng ta thực hiện cải tạo những tư sản có liên quan tới đế quốc, dù trong số họ không ít người chỉ thuần túy “làm kinh tế”.”
Rồi cũng chính Mai Chí Thọ thừa nhận: “Nhưng đến nửa chừng rà soát lại gần 2. 000 “đối tượng X2”, thì chỉ đúng có... 3 đối tượng! Chủ trương duy ý chí này đã làm sa sút ghê gớm, biến dạng diện mạo cũng như nội lực của thành phố, xóa đi hết những ưu thế, cơ sở vật chất sẵn có của “Hòn ngọc Viễn Đông... ”Không khí cải tạo ồ ạt, tịch thu, tịch biên tài sản của các đối tượng “X1, X2”, đem về đổ dồn, chất đống đầy các kho không chứa xuể, phải tấp táp đâu đó, sau một thời gian ngắn, những tài sản này phần thì biến mất, số còn lại hư hỏng trở thành một đống đổ nát khổng lồ...

Đồng bào hãy nhớ đây là một tên cướp ngày
Từ một thành phố hưởng thụ, một Trung tâm công nghiệp lớn nhất, vậy mà chỉ sau mấy năm khi “Chiến dịch X1, X2” đi qua, toàn bộ nền sản xuất công nghiệp của thành phố bị tê liệt tới mức cạn cùng: Nguyên vật liệu không còn, viện trợ từ các phía bị cắt đứt, cơ sở vật chất xuống cấp nhanh chóng, máy móc phương tiện “đắp chiếu” ngủ triền miên hết năm này sang năm khác. Nền kinh tế của thành phố như thoi thóp, lạm phát gia tăng chóng mặt từ 15, 3% đến 31% vào năm 1979; từ 20% năm 1980 đến 40% năm 1981, cộng với thiên tai, mất mùa, tăng viện cho cuộc chiến phía Tây Nam, số người thất nghiệp ngày càng gia tăng. Rồi dịch bệnh tràn lan, phương tiện, thuốc men thiếu thốn đủ thứ khiến cho đời sống người dân ngày càng lâm vào cảnh cùng cực. Có nhiều người không chịu đựng nổi phải vượt biên.”
Qua những gì chính Mai Chí Thọ lúc đó là giám đốc công an Sài Gòn thừa nhận đã cho thấy hậu quả khủng khiếp mà cộng sản gây ra cho nhân dân Việt Nam. Đây là tội ác không thể tha thứ. [11]
Thứ hai, cũng là gương mặt cộm cán chủ mưu cùng Mai Chí Thọ là Đỗ Mười. Chính Nguyễn Văn Linh trong một lần hội nghị ở T78 đã nói thẳng với Đỗ Mười: “Anh Mười tưởng rằng làm Uỷ viên Bộ chính trị là to lắm, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, muốn phê bình ai cũng được… Anh Mười đứng dậy nói: “Tôi nói đó là tinh thần Bôn-sê-vich” (Trích Làm người là khó” – Đoàn Duy Thành – cựu phó thủ tướng nhà cầm quyền cộng sản).Ông Đoàn Duy Thành cho biết Pham Văn Đồng đánh giá về cải tạo công thương Nghiệp của Đỗ Mười: “Có lần tôi hỏi anh Tô (Phạm Văn Đồng): “Còn Đỗ Mười thì sao?”. Anh Tô suy nghĩ hai ba phút rồi nói: “Chỉ có phá !”.

Khi chiến dịch X-3 đã bắt đầu.
Đỗ Mười đọc Quyết định của Thủ tướng, đọc Chỉ thị 100 – CP, và triển khai kế hoạch cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại thành phố Sài Gòn (đã bị đổi tên thành Tp. HCM) và các tỉnh phía Nam. Đỗ Mườinói: “Từ sau giải phóng chúng ta đã thực hiện X-1, tập trung bọn ngụy quân, ngụy quyền học tập cải tạo. Đã thực hiện X-2 đánh bọn tư sản mại bản. Bây giờ chiến dịch X-3, quyết liệt nhất, nhằm tiêu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa tư bản, tay sai đế quốc Mỹ… Đánh rắn phải đánh dập đầu, ta đã đánh dập đầu rồi, nhưng con rắn tư bản đánh dập đầu nó chưa chế, cái đuôi nó còn nguy hiểm hơn cái đầu. Không giần cho nát cái đuôi của nó, thì nó vẫn tác oai tác quái phá chúng ta… Cho nên chúng ta phải róc thịt chúng ra. Bắt chúng lao động sản xuất, tự làm lấy mà ăn. Phải biết cày ruộng, cấy lúa, trồng ngô. Đất hoang còn nhiều, bắt chúng đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm miếng ăn …”
Đỗ Mười kết thúc buổi triển khai chiến dịch X-3, bằng một mấy cái chém tay như có ‘thượng phương bảo kiếm: “Anh nào, chị nào nhụt ít chí thì lui ra một bên. Kẻ nào tỏ ra nhân nhượng với bọn tư sản là phản bội giai cấp, không phải Bôn – sê- vích, có tội với đảng với dân, sẽ bị trừng trị!”.
7 giờ sáng hôm sau, ngày 23-3-1978, tất cả các cửa hàng kinh doanh to nhỏ, đủ mọi ngành nghề, ngóc ngách, đóng cửa, án binh bất động theo lệnh của Ủy ban nhân dân thành phố. Một bản thông báo ngắn gọn do ông Vũ Đình Liệu thay mặt UBND thành phố ký được ban hành ngay sau đó, xác nhận “Chiến dịch X-3”, bắt đầu. Và Tất cả các cơ sở kinh doanh, buôn bán, nhà hàng, cửa hàng, kho tàng, trung tâm dịch vụ bị niêm phong. Danh sách đã được lên từ trước. 
Đỗ Mười và đàn em Võ Văn Kiệt vui mừng vì cướp được của nhân dân Miền nam
Thứ ba, Lê Đức Thọ nắm toàn quyền thực sự trong đảng CSVN từ đại hội 3 năm 1960 với sự đồng tình của tổng bí thư Lê Duẩn. Không ai có thể ngờ vực uy quyền tuyệt đối của Thọ, được gọi một cách kinh sợ là Sáu Búa. Theo hồi ký "Viết cho Mẹ và Quốc Hội" của ông Nguyễn Văn Trấn (xuất bản năm 1993), uy quyền của Thọ lớn đến nỗi ông có thể cấm cả ông Hồ phát biểu trong một hội nghị mà ông Hồ cũng đành chịu. Được ông Trấn hỏi về ông Lê Đức Thọ, ông Tôn Đức Thắng, chủ tịch nước, thú nhận một cách mộc mạc: "Đ. M. , tao cũng sợ nó!". Theo nhiều nhân chứng, Thọ từng xác quyết nhiều lần: "đảng là tao!". Mặc dù Thọ không chính thức là nhân vật số 1 trong đảng; trong danh sách Bộ Chính Trị ông chỉ đứng hàng thứ năm, sau các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng. Nhưng Thọ lại là người nắm bộ máy đảng và là nhân vật quyền lực nhất. Thọ có thể bắt giam những cộng sự viên của các nhân vật này mà không ai dám chống lại hoặc đích thân chỉ huy những công tác quan trọng nhất của chế độ khi cần: Giám sát Hội Nghị Paris và trực tiếp thương thuyết với Mỹ; Chỉ huy cuộc tổng tấn công dứt điểm chiếm Miền Nam năm 1975 với vai trò chính ủy. Và chính quyền lực của Lê Đức Thọ đã giúp không nhỏ cho đảng CSVN có những hành động khủng khiếp như Cải cách ruộng đất; Phát động cuộc chiến với Miền Nam; Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968; Chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972. Tất cả những sai lầm đó gây thiệt hại ghê gớm cho đảng và chế độ, đồng thời cũng là những thảm kịch đối với Việt Nam. Đặc biệt là sau năm 1975, Thọ cũng tham gia vào việc quyết định “đánh tư sản” tại Miền Nam. Trong văn kiện đại hội đảng năm 1979 chính Thọ đã khẳng định: “Với đường lối đúng đăn của bộ chính trị và toàn đảng, chúng ta đã quét sạch được lũ tư bản mại bản và lấy lại những gì của chúng…”
Hãy nhớ lấy đây cũng là gương mặt của tên cướp ngày
Thứ tư, Cũng cần phải nói qua câu chuyện của Nguyễn Tấn Dũng. Năm 1964 Nguyễn tấn Dũng đang học lớp 6 thì vào bưng theo du kích để khủng bố nhân dân. Trong bưng Dũng vừa “đánh Mĩ cứu nước” vừa theo học bổ túc văn hóa. Đến năm 1975 tốt nghiệp Y sĩ nhân dân và về đảm nhiệm chức vụ Thủ trưởng bệnh viện huyện Hà Tiên. Vừa phấn đấu để lập thành tích, vừa học hỏi để phục vụ tốt cho đảng, Dũng đã chứng tỏ là đảng viên trung kiên và là thành phần trí thức nòng cốt, tài sản hiếm quí của đảng. Nhờ sự học uyên bác trong quản lý kinh tế nên Dũng đã được đảng tin tưởng và giao cho trọng trách Trưởng ban tiêu diệt tư sản mại bản tỉnh Rạch giá. Trong đợt đánh tư sản mại bản năm 1978 tỉnh Rạch giá dưới sự chỉ đạo của Dũng đã đạt thành tịch vượt chỉ tiêu, nêu cao ngọn cờ đầu trong công tác tiêu diệt tư sản. Sau đó được Dũng được đề bạt nên Thiếu tướng CA nhân dân tỉnh và đã lập thành tích rực rỡ nhờ bắt trọn ổ “phản động” Trần văn Bá. Sự kiện Dũng phong tướng cho Bùi Tuyết Minh tại Kiên Giang vừa qua chính là sự trả ơn cho mánh khóe làm ăn của 3 Dũng khi còn ở Rạch Giá. Xin xem thêm “Trùm mật vụ bắt người vượt biên trở thành 'bà tướng đầu tiên' của ngành CA” của tác giả Bảng Đỏ Danlambao [12]

Đây là một tên cướp ngày của cộng sản


IV. Kết Luận:

Sau khi cướp sạch tài sản của nhân dân Việt Nam thì đảng cộng sản tiếp tục đẩy họ ra biển với cái chết lên đến 9/10. Những chính sách tàn bạo của đảng cộng sản là không thể bao biện và hết sức tàn ác. Không những thế, để xóa nhòa tội ác của mình đảng cộng sản còn tiếp tục gây tội ác với cả những thuyền nhân đã chết. Theo tờ Jakarta post ngày 20/6/2005 cho biêt là chủ tịch nước của cộng sản Việt Nam đã yêu cầu Indonexia phá bỏ văn bia thuyền nhân bằng tuyên bố “Khẩn cấp đập tượng đài” vì lý do”Xúc phạm tới Việt Nam” và cho rằng những nạn nhân chết thảm trên Biển Đông là do: “Chính sách chống phá Việt Nam từ bên ngoài”.
Ngày hôm nay, những sự thật đã phơi bày, đảng cộng sản đã cho thấy mình là một đảng cướp ngay từ nhũng ngày đầu khi cướp chính quyền của cụ Trần Trọng Kim, cướp thành quả của nhân dân thông qua “đóng góp cho cách mạng” và CCRĐ. Không còn cách nào khác toàn thể đồng bào trong và ngoài nước phải đứng lên tố cáo tội ác của cộng sản để lật đổ bọn cướp ngày đã hơn 80 năm qua cướp bóc của dân tộc Việt Nam.
02/8/2013
Đặng Chí Hùng
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú thích:
[4]. http://saohomsaomai.wordpress.com/2011/05/08/dang-t%C6%B0-b%E1%BA%A3n-lam-gi%E1%BA%A7u-cho-dan-ngheo/

[5]. http://khungtroisaomai.com/forums/viewtopic. php?f=9&t=7699

[6]. http://www.voatiengviet.com/content/ky-niem-ngay-30-thang-4-thuyen-nhan-viet-nam-tu-nan/1651015. html

 


 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire