jeudi 3 octobre 2013

Cố Nhạc sĩ Thanh Sơn- Cuộc đời & Sự nghiệp



Cố Nhạc sĩ Thanh Sơn- Cuộc đời & Sự nghiệp









Nhạc sĩ Thanh Sơn qua đời
[04/04/2012 16:25:07]
Nhạc sĩ Thanh Sơn qua đời
     
     
     
[+] Click vo để xem hnh lớn
Nhạc sĩ Thanh Sơn, tác giả Nỗi buồn Hoa Phượng và nhiều ca khúc lừng danh của dòng nhạc bolero, đã qua đời lúc 13g50 ngày 4.4, do bạo bệnh và tuổi già sức yếu, hưởng thọ 74 tuổi (1938-2012).
Nhiều ca khúc của ông đã trở thành giai điệu tinh thần của các thế hệ người Việt, và tài sản âm nhạc của ông đã đóng góp một phần đáng trân trọng trong di sản văn hoá miền Nam trước và sau 1975.
Nhạc của Thanh Sơn thời kỳ sáng tác đầu tiên thường nói về tình cảm của tuổi học trò, trong đó nổi tiếng hơn hết là những bài về mùa hè. Bài "Nỗi buồn hoa phượng" được ông tâm đắc nhất với những câu ca chân tình rất quen thuộc:
Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...
Nhạc sĩ Thanh Sơn có tên thật là Lê Văn Thiện sinh ngày 1 tháng 5 năm 1938 tại Sóc Trăng, là con thứ mười trong một gia đình có 12 anh chị em.
Ông lớn lên ở Sóc Trăng, với một lòng ưa thích ca hát. Ông học nhạc từ hồi tiểu học với thầy Võ Đức Phấn (em ruột nhạc sĩ Võ Đức Thu). Cũng ít ai biết là thời kỳ đầu, ông chỉ mê làm ca sĩ, đã từng đi theo học nhạc với thầy Lê Thương và nuôi ước mơ trở thành ca sĩ. Tại thành phố này, ông đã làm nhiều công việc như làm thuê, ở mướn...
Đến năm 1959, ông đăng ký tham dự cuộc tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn, và đoạt giải nhất. Ban giám khảo cuộc thi đó có những tên tuổi như: Dương Thiệu Tước, Võ Đức Thu, Thẩm Oánh, Nghiêm Phú Phi. Sau khi đoạt giải ông được mời đi hát trong ban Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng.
Năm 1963, ông bỏ hẳn nghề ca sĩ để chuyên tâm sáng tác. Từ 1973, nhạc của ông bắt đầu chuyển hướng sang đề tài quê hương.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhạc của ông bớt đi thiên hướng trữ tình. Bắt đầu từ thập niên 1990, những ca khúc mang âm hưởng dân ca của ông được đón nhận, gợi mở cho ông một hướng sáng tác mới đó là tiếp tục khai thác chất liệu dân ca Nam Bộ. Nhạc của ông lúc này chú trọng về ca từ, trong bài có nhiều âm sắc, phương ngữ đặc trưng Nam bộ. Nhiều bài hát trong giai đoạn này trở nên rất nổi tiếng như Hình bóng quê nhà, Hành trình trên đất phù sa, Bạc Liêu hoài cổ...
Từ năm 2000 đến nay, ông làm phụ trách biên tập chương trình cho Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông.
Năm 2007, kỷ niệm năm Thanh Sơn 69 tuổi, Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đêm nhạc mang tên ông.
Năm 2009, ông có bay sang Hoa Kỳ để thực hiện cuộc phỏng vấn với Thúy Nga Paris By Night.
Cho đến nay, qua nhiều giai đoạn, ông đã viết trên 500 bài hát với nhiều bài trở nên rất quen thuộc trong dân chúng.
Nhắc lại một số ca khúc quen thuộc của ông, có như:
• Nỗi buồn hoa phượng
• Nhật ký đời tôi
• Lưu bút ngày xanh
• Mùa hoa anh đào
• Gởi cố nhân đôi lời
• Gót phiêu du
• Phượng buồn
• Hát nữa đi em
• Đoản xuân ca
• Thương ca mùa hạ
• Vầng trán suy tư
• Bài ngợi ca quê hương
Sau 1975
Hình bóng quê nhà
• Thương về cố đô
• Gợi nhớ quê hương
• Bạc Liêu hoài cổ
• Áo trắng Gò Công
• Non nước hữu tình
• Hương tóc mạ non
• Hồn quê
• Hành trình trên đất phù sa
...
Nhạc sĩ Tuấn Khanh (tổng hợp)

Nhạc sĩ Thanh Sơn - 70 Năm Tình Ca (Hoài Nam -SBS Úc Châu)
Hình bóng quê nhà qua dòng nhạc Thanh Sơn - Thy Nga 


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire