mardi 8 octobre 2013

Ca Sĩ Kim Tước

 
Bà tên thật là Nguyễn Kim Tước, sinh năm 1938 tại Nam Định trong một gia đình có 6 người con. Khi còn nhỏ, Kim Tước được theo học chương trình Pháp tại Hà Nội và Huế. Sau đó cô theo học trung học tại trường Lycée Francais De Hue, rồi trường Marie Curie ở Sài Gòn và đậu tú tài Pháp năm 1957.


Từ khi còn đi học, Kim Tước đã được học về âm nhạc và piano. Trong một cuộc thi tuyển ca sĩ của đài phát thanh Hà Nội, Kim Tước ghi tên và đạt giải nhất của giọng ca nữ. Sau đó Kim Tước tiếp tục học thanh nhạc với một nữ giáo viên người Pháp trong Hội khuyến nhạc. Năm 14 tuổi, cô bắt đầu bước vào ca hát chuyên nghiệp.

Năm 1954, Kim Tước cùng gia đình di cư vào Huế và tiếp tục hát cho đài phát thanh ở đây. Hơn một năm sau, gia đình cô chuyển vào Sài Gòn, Kim Tước hát trên đài Pháp Á và theo học tại trường Marie Curie. Cô cũng tham gia ban nhạc giao hưởng đầu tiên tại Sài Gòn do nhạc sĩ Nguyễn Phụng thành lập.

Năm 1958, ban nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Phụng giải tán. Một thời gian sau, Kim Tước tham gia ban đại hòa tấu của nhạc sĩ Vũ Thành. Cô cùng với Mộc Lan và Châu Hà hợp thành một ban tam ca nổi tiếng. Bộ ba này đã hợp tác với nhau một thời gian dài trong những chương trình phát thanh và truyền hình - nhiều hơn cả trong chương trình của các nhạc sĩ Hoàng Trọng và Văn Phụng - nhưng ít khi họ trình diễn trên sân khấu. Với khả năng vững vàng về nhạc, Mộc Lan, Kim Tước và Châu Hà đã giữ phần hát bè cho rất nhiều ca sĩ, trong số có Thái Thanh, Khánh Ly, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Thanh Vũ,... để thu âm. Tuy vậy ban tam ca Mộc Lan, Kim Tước và Châu chưa từng thu thanh chung với nhau trên một đĩa nhạc nào và riêng Kim Tước khi còn ở Việt Nam cũng chỉ thu thanh một vài nhạc phẩm.

Do chuyên trình bày các nhạc phẩm mang âm hưởng cổ điển với phần nặng về kỹ thuật, nên Kim Tước tự nhận xét là tên tuổi của mình không được biết tới nhiều trong tầng lớp khán giả ưa thích loại nhạc phổ thông: "Tôi nhận thấy ở Sài Gòn, tên tuổi tôi không được mến chuộng nhiều trong đại chúng tại vì lối hát của tôi hơi cứng quá và nhất là hơi nặng về vấn đề kỹ thuật. Về sau này những người sau tôi như Hà Thanh hay những người khác, họ hát uyển chuyển hơn cho nên dễ đi vào quần chúng nhiều hơn và dễ được thông cảm hơn."

Ngoài phần cộng tác về nghệ thuật với các đài phát thanh Quân Đội, Sài Gòn, Tiếng Nói Tự Do và Mẹ Việt Nam cho đến khi rời khỏi Việt Nam vào năm 1975, Kim Tước đã từng một thời gian làm biên tập viên cho đài Tiếng Nói Tự Do cùng thời kỳ với các nghệ sĩ nổi tiếng như Từ Công Phụng, Hồ Đăng Tín, Lê Gia Thẩm và Hoàng Quốc Bảo trong thời gian từ năm 1961 đến 1964.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Kim Tước cùng chồng và hai con rời khỏi Việt Nam định cư ở Hawaii. Một thời gian sau, họ về sống tại California. Ở đây, Kim Tước tiếp tục đi trình diễn tại một số tiểu bang khác ở Hoa Kỳ và tại một vài quốc gia châu Âu khác. Năm 1987, Kim Tước thực hiện CD đầu tiên của mình là Gió thoảng hương duyên. Mười năm sau, Kim Tước thu âm CD thứ hai Sau lũy tre xanh. CD gần đây nhất của Kim Tước là Ngàn năm mây bay, năm 2003. 

Văn Phụng - Kim Tước - Dịu Dàng
Dòng sông nhuộm ánh trăng vàng,
Nhẹ dâng làn sóng mơ màng,
Thuyền ai bỏ lái trôi hững hờ,
Lờ lững đi tìm bến mơ...

Từ xa vọng mấy cung đàn,
Hoà trong làn gió mơ màng,
Vầng trăng còn đó như ngóng chờ,
Những ai chưa từng biết mộng mơ...

Đêm nay trăng thanh ta ca bên nhau
khúc ca tâm tình hoà cùng nhịp đàn hoà vang.
Ánh trăng sáng soi trên muôn bông hoa xinh tươi, lả lơi,
Mơ màng trong đêm thanh vắng,
Nhạc lắng êm đềm,
Cung đàn dâng lên tha thiết,
Say đắm mơ hồ...

Đàn ơi hoà khúc tâm tình,
Tìm nhau tặng đoá hoa xinh,
Thuyền ơi tìm mãi đâu bến bờ,
Chốn đây dịu dàng đắm tình thơ.


Võ Đức Thu - Kim Tước - Đồng Quê
 Đồng quê một màu xanh in cánh biếc
Dìu dịu nghiêng cơn gió hiu hắt từ từ đưa đến nhè nhẹ ru ru duyên
Hoàng hôn trên đồi vắng sương chiều xuống
Mờ mờ xa bao phủ trên cánh đồng bát ngát
dưới trời thanh thanh bao la

Cảnh vật êm đềm hồn thiên nhiên của nước non
Bóng cây la đà đồng lúa chín vàng vànt tươi
Tiếng tiêu mục đồng xa văng vẳng lùa theo gió
Từng áng mây hồng lờ lững trôi trên cô thôn 

 

Hoàng Quốc Bảo - Kim Tước - Người Về Như Bụi
Người về như bụi
vàng trang sách xưa
người về như mưa
soi tìm dấu cũ
người về như mưa
người về như mưa

Tôi buồn như cỏ ... dại
một đời héo khô
lạnh lùng mưa qua
tôi buồn như gió
bay ngang thềm nhà
thấy ai ngồi đợi
sầu tôi đã già

sầu tôi đã già
sầu tôi lụ khụ
đành tôi với người
bóng đời chia đôi

Người về như sóng
buồn tôi quanh năm
tôi buồn , tôi buồn quanh nam
Người về đêm gió
Tình tôi phập phều
những tăm phụ bạc
của lon`g toi của đơì tôi ơ ơ gian ác
dấu trong miệng cười
người về sương đọng ummm chập chùng
tả tơi phấn gương
người về trong gương
thấy mình mất tích
Người về tan thương

Người về sông rộng
Hồn tôi bão lên
người về như đêm
mơ hồ cõi chết
Người về trăm năm  

 

 Võ Đức Thu - Kim Tước - Nhớ Người Xa Vắng
 Sương chiều dần rơi
Bao phủ cánh đồng khắp nơi
Gió chiều nhẹ đưa
Liễu buồn rũ lá
Như nhớ người phương xa
Lá vàng nhẹ rơi
Nhìn lá riêng ta ngậm ngùi
Cánh gió chơi vơi
Nhắn ai nơi chốn xa vời

Chiều chiều riêng đứng bên sông
Lòng tràn ngập đầy bao nỗi nhớ nhung
Dòng nước trôi lững lờ
Thuyền ai lướt nhẹ trên sóng xanh mơ
Lời nguyện trong lúc chia ly
Sầu vương vấn từ khi bước chân đi
Buồn nhớ người xa vắng
Lòng mến thương người đi đã mấy trăng
 

Hoàng Trọng & Vĩnh Phúc - Kim Tước - Rồi Ngày Sẽ Trôi Qua
Rồi ngày sẽ trôi qua
Bao nhiêu ngày thơ ấu mộng
Xinh như ngàn tia nắng hồng
Sẽ khuất bóng theo thời gian

Rồi ngày sẽ trôi qua
Bao nhiêu ngày xinh chói lọi
Theo nhau vào nơi cuối trời
Vụt biến xa tầm tay với

Rồi ngày sẽ trôi qua
Hôm nay còn trông thấy người
Mai đây là xa cách rồi
Sống với nhớ thương mà thôi

Rồi ngày sẽ trôi qua
Hoa tươi rồi hoa héo tàn
Cây xanh rồi cây úa vàng
Tài năng rồi cũng phai tàn

Điệp khúc
Bao nhiêu lưu luyến
Bao nhiêu thân mến
Sẽ theo nhau chìm trong . . . lãng quên

Địa vị giàu sang
Mộng đẹp đời sống
Sẽ qua tựa hơi gió

Rồi ngày sẽ trôi qua
Công danh rồi đây cũng tàn
Rơi nhanh tựa như lá vàng
Những lúc gió Thu tràn lan

Rồi ngày sẽ trôi qua
Ta đi rồi ta trở lại
Trôi theo sầu thương tháng ngày
Chìm trong ngàn bóng đêm dài 


 

Phạm Duy - Kim Tước - Thu Chiến Trường
Chiều biên khu, vào mùa sang Thu
Không còn nghe tiếng oán thù (u ú)
Rừng vi vu là lời thiên thu
Ru người chốn phiêu du.
Ai chinh phu nghe mùa Thu tới
Âm vang trong trời, hồn quê đến với muôn đời.
Hề Thu ơi ới ! Hề Thu ơi ới !
Nghe gió thu tơi bời trong góc trời chiến tranh
Nghe lá thu thương tình bao kiếp người mong manh.
Hề Thu ơi ới ! Hề Thu ơi ới !
Hương thắm xưa đã về với những người chiến chinh
Bao khúc ca thanh bình vang tới ngàn dâu xanh.
Thu đã về với ta
Nhớ tiếc không oán thù (u ù)
Ta nghe chăng một mùa
Thu bao la, vang tiếng bom cuối cùng
Còn đây mùa gươm súng
Khi lá hoa bừng sống với non sông
Nhớ tiếc không nát lòng (ư ừ)
Ta nghe chăng một mùa
Thu muôn năm hoà bình
Hề Thu ơi ới ! Hề Thu ơi ới !
Thu ơi Thu ! Ta vỗ súng ca,
Ca cho đời, cho Thu với ta.
Nơi biên khu, mong nhớ khúc ca
Câu Thái Hoà cho muôn chúng ta.
 
 


Phạm Duy - Thái Thanh - Thu Chiến Trường


Vũ Thành - Kim Tước - Thụy Khúc
Hè tàn úa, vấn vương tia nắng cuối mùa, hấp hối bên đồi
Trời vừa chớm thu, ố hoen mây chiều, gió vàng hắt hiu
Chiều dần xuống, tâm tư chan chứa mối sầu cô lữ u hoài
Ngàn thông bóng nghiêng, khẽ ru triền miên

Hương chiều nhạt phai màu, sương dần lan đêm về, man mác nhẹ khép cánh mi dài
Ru hồn vào mơ, ru lòng say sưa, quên thề đã lỡ tình đã sớm phai, chiều đã chiều rồi

Nhớ chi bao năm tháng ân tình đã thoáng qua rồi
Lại đây lắng nghe sáo thu ngang trời, hát cùng gió thu
Mặc đời phù du, mặc tình thờ ơ, lòng tan nát theo cùng làn gió

Gió đưa hồn phiêu lãng theo ngàn lá úa quay cuồng tan tác bên đồi
Lại đây sánh vai tựa đầu bên nhau lắng tiếng chiều rơi 





Văn Phụng - Mộc Lan - Tiếng Dương Cầm
Nhớ hôm nào mùa xuân mới sang
Muôn bầy chim ca hót vang
Tung cánh nhẹ bay la đà
Bướm khoe màu trên muôn sắc hoa
Chập chờn tung bay thướt tha
Đùa giỡn trong tia nắng vàng

Nhớ đêm nào tình xuân ngất ngây
Mưa phùn rơi rơi ướt vai
Đi mãi tìm ai yêu đàn
Bước chân lạc nơi đây chốn nao
Trên lầu ai kia cất cao
Vang tiếng dương cầm thiết tha

Trầm trầm êm êm thánh thót
Nhịp nhàng khoan thai thắm thiết
Nhạc lòng đưa câu luyến tiếc
Người ơi còn nhớ
Chopin ngày xưa vì ai dệt nên câu nhạc lâm ly
Cho đời say trong tiếng tơ
Cho tình dâng muôn ý thơ
Dù cõi lòng ai mong chờ

Tiếng dương cầm còn vang thiết tha
Riêng mình ta đây với ta
Chìm đắm trong một giấc mơ...  

 


Phạm Duy - Vũ Anh & Kim Tước - Trên Rừng Già Ba Mươi Sáu Thứ Chim 
Con công tố hộ trên rừng
Chim trời cá nước vẫy vùng dọc ngang.
Tiếng chim qúy báu vô chừng
Con công tố hộ trên rừng, mặc công.

Lên rừng già ba mươi sáu ơ... chim loài chim.
Có con chim chèo bẻo
Có con chim anh hùng
Quan họ rằng, tôi hiểu rằng
Chim chèo bẻo đánh, đánh chim đen.
Nơi rừng nhà ba mươi sáu ơ... chim loài chim.
Có con chim ở lại,
Có con chim đi rồi,
Quan họ rằng, tôi hiểu rằng
Chim ở lại quyết, quyết không thua.
Chim thuở nào chim đã hót ơ... tiếng chim vượt thời gian.
Hát cho, cho cuộc sống
Hát cho, cho cuộc tình
Quan họ rằng, tôi hiểu rằng
Rằng chim hót tiếng chim Thanh !
Chim ở nhà, chim không hót ơ... chim nhất định lặng thinh.
Dẫu cho chim thèm khóc
Dẫu cho chim thèm cười
Quan họ rằng, tôi hiểu rằng
Chim gìn giữ tiếng, tiếng chim Thanh  

 


 Từ Công Phụng - Kim Tước - Vào Mưa
Đường về chiều xưa mưa buồn đưa bước chân đêm.
Đường về chiều nay mưa còn rơi nữa không em ?
Mái tóc hong vàng hạ thưa, em bước đi vào mùa mưa cho mưa thương ướt bờ môi.
Ngập ngừng mùa thu đi vào đôi mắt long lanh.
Và trời vào mưa đem buồn lên ngón tay em.
Năm ngón thon mềm nhẹ đưa những giấc mơ ngà ngọc đi trong đêm tăm tối tìm nhau.
Mưa, mưa hoài không dứt ngỡ như muôn tinh cầu rụng.
Ai ôm ấp giùm cho tôi, ôm ấp giùm đôi môi khi tiếng mưa bâng khuâng gọi hồn khi tiếng mưa rơi rơi vào đời.
Xin ôm ấp giùm cho tôi.
Xin mặt trời đừng đi ngủ sớm khi áng mây mãi đi gọi mùa Thu về làm mưa mưa trong mắt em, mưa trên nỗi buồn không tên.
Mùa Thu mây bay phố đìu hiu. Ôi ! ngàn đời mình vẫn làm mây bay hoài về ngày tháng buồn tênh nên tâm hồn chợt nghe băng giá. Mùa Thu mưa bay trong lòng phố ôi biết đến bao giờ mưa thôi buồn mắt em.
Mưa đi vào mưa. 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire