Khoảng một, hay hai tuần, sau 30/4/1975, tôi và thằng bạn ngồi tại
góc ngã tư đường Trương Minh Giảng – Trần Quang Diệu, là trạm xăng Shell
cũ. Lúc đó không phải bán xăng mà người ta bày bán đủ thứ linh tinh,
thượng vàng hạ cám. Một góc là quán nhậu dã chiến. Thằng bạn, lục trong
tủ nhà của cô em, đem theo một chai Martel, Hennessy, Courvoisier hay
Whisky chi đó còn sót lại. Hai đứa, dù chẳng phải là bợm nhậu, cũng cưa
đứt. Ngồi nhìn Sài Gòn đang ngơ ngác. Ngồi nhìn Sài Gòn đang hoảng loạn.
Ngồi nhìn Sài Gòn đang nhếch nhác. Chúng tôi cũng hoảng loạn, cũng ngơ
ngác, cũng nhếch nhác. Cái gì sẽ đến cho bản thân và gia đình? Cái gì sẽ
đến cho thành phố, cho xã hội miền Nam? Tự chọn
ở lại quê hương là khôn hay dại? Phải chăng mức độ căng thẳng như thế,
lớn hơn, mạnh hơn nồng độ cồn nên cả hai đứa vẫn tỉnh bơ, không xỉn?
Hai đứa tôi đã bỏ chạy khỏi Đà Lạt gần hai tháng trước theo hai ngã
khác nhau. Hắn làm việc tại Ủy ban Điều hợp Quân sự bốn bên, theo Hiệp
định Ba Lê về Việt Nam, ngay tại thành phố Đà Lạt.
Hắn kể, trước khi bỏ chạy đã kịp khuân ra sân đốt sạch tất cả sách vở giấy tờ trên kệ sách trong phòng khách của chúng tôi. Phần lớn sách trên kệ là tài liệu, về triết, về chính trị, đặc biệt là sách phân tích về chủ nghĩa cộng sản. Số còn lại là văn chương. Trong số sách đó tôi quý nhất là cả chục cuốn dày cộm có chữ ký của vị chỉ huy trưởng một quân trường, nơi tôi đã theo học. Đó là phần thưởng của hai giải diễn thuyết và biện luận.
Còn tại Sài Gòn thì thằng em tôi phải đem tất cả sách giao nộp cho công an để họ hỏa táng “văn hoá đồi trụy, tàn dư Mỹ-Ngụy”!
Tần Thủy Hoàng xưa, đốt sách! CSVN vào cuối thế kỷ 20 nay, cũng đốt sách của miền Nam! Mao đốt sách trắng thay bằng sách hồng trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, kèm theo sinh mạng 35 triệu dân Trung Quốc do bọn Hồng Vệ binh thi hành. Thì, CSVN cũng đốt sách của nền văn minh tự do miền Nam, đày ải hàng trăm ngàn quân cán chính vào các trại tập trung cải tạo. Chết bờ chết bụi, chết trong lao tù ở rừng sâu núi thẳm từ Nam ra Bắc do bộ đội và công an thực hiện!
Đốt sách là chối bỏ văn minh xã hội. Nhưng khi nền văn minh đã thấm đẫm vào từng tâm hồn, từng thớ đất của người miền Nam thì về mặt nổi, dù có biến thành tro bụi, nhưng phần chìm, phần nền tảng, vẫn còn nguyên. Và những tro bụi đó đã tự bay theo gió từ Nam ra Bắc trong thời điểm sớm nhất, ngay sau 30 tháng Tư. Là thời điểm hàng hàng lớp lớp, đủ loại xe bị trưng dụng, nối đuôi nhau chở tài sản cướp được về Bắc. Họ mang theo cả văn hóa, văn chương “ngụy” miền Nam, một loại rất quý hiếm lúc bấy giờ!
Còn Hà Nội thì ra sức trấn an phe “ta” trước sự choáng ngợp về tính tráng lệ, giàu có và văn minh tại miền Nam.
Họ ra rả lên án “nhạc vàng”, “văn hóa đồi trụy Mỹ-Ngụy”, kinh tế “phồn vinh giả tạo” của miền Nam!
Để đến bây giờ, tháng Năm năm 2013, nhiều nhà phân tích công nhận: Chính văn minh và kinh tế miền Nam đã giải phóng miền Bắc!
Miền Bắc chiếm được miền Nam bằng quân sự nhưng miền Nam giải phóng miền Bắc bằng tự do dân chủ và văn minh.
Giới văn nghệ sĩ miền Nam ngày đó cũng theo vận nước, tứ tán như bầy ong vỡ tổ. Cho dù chỉ 20 năm ngắn ngủi (1954-1975) được tự do, được tích lũy góp mật thu từ những tinh hoa của thế giới văn minh đem về, nhưng như thế cũng đã thừa đủ độ ngọt để làm ngọng những cái lưỡi gỗ tuyên truyền!
Trong số tứ tán đó thì nhóm Trần Hoài Thư lại lặng lẽ gom tụ tại nơi ở mới dù thời gian đã cướp gần cạn sinh lực đời người. Không còn khả năng, sức khỏe và sự nóng cháy của tuổi thanh niên. Không còn thời gian để khám phá chân trời mới của văn học nên nhóm quay về chủ trương khác. Chủ trương đi tìm lại những giọt mật bị tản lạc, rơi rớt mà cuộc tản hàng bất ngờ không thể mang theo. Những bản thảo chưa kịp xuất bản tại miền Nam, đã xuất bản nhưng chưa kịp phát hành, hay phát hành nhưng bị mai một vì tai ương của lịch sử nên bị rơi vào quên lãng… Cả nhóm từ từ tìm lại. Gom góp lại. Dù có lớp bụi thời gian che phủ nhưng cũng giống như bụi phủ trên gương soi. Thổi đám bụi bay đi, tấm kiếng sẽ sáng lại. Sẽ soi lại nhân dáng của một thời đã mất. Nhân dáng đó, dung nhan đó đang là chứng nhân cho lịch sử. Chẳng những lịch sử về chiến trận mà cả lịch sử về nhân văn miền Nam.
Cho đến bây giờ, thực tình tôi không biết nhóm Trần Hoài Thư đã gom góp được bao nhiêu tác phẩm. Đã đánh máy lại bao nhiêu bản thảo cũ nát, sao lục lại từ bao nhiêu thư viện, tái tạo được bao nhiêu sách. Chỉ biết là thỉnh thoảng thấy một tác phẩm tái sinh hay ra đời, kèm theo một tạp chí mang tên Thư Quán Bản Thảo, lâu lâu lại xuất hiện. Xuất hiện không theo định kỳ mà sách lại có giá trị, đạt tiêu chuẩn về phẩm và mỹ thuật!
Và lạ nhất, sách không bao giờ bán! Chỉ tặng. Gửi tặng qua bưu điện không đòi một xu tiền tem!
Tại hải ngoại đã có vô số những tạp chí, ấn phẩm có giá trị, xuất bản định kỳ để bán, sống dai dẳng được như Thế Kỷ 21, Văn Học, Văn Nghệ Tiền Phong… là rất hiếm. Nhưng cuối cùng cũng chết! Ấy thế mà sách của nhóm Trần Hoài Thư, với Thư Ấn Quán xuất bản thì còn đó. Xuất bản lặng lẽ, sống lặng lẽ, dù không đều mà không phải để bán.
Sách in ra, tạp chí in ra chỉ để tặng! Dứt khoát không bán! Mỗi ấn phẩm đều là công khó của nhóm chủ trương. Là tác phẩm của nghệ thuật. Như đứa con cầu tự của vợ chồng già!
Vì, nó là hạt giống văn chương miền Nam ươm mầm cho tương lai.
Trong nước thì chế độ cộng sản lo thủ tiêu. Ngoài nước thì nhóm Trần Hoài Thư lo gây mầm! So sánh lực lượng, một bên là chủ trương của nhà nước, một bên chỉ năm bảy người tự xoay xở kiếm sống và tằn tiện từng đồng, tự tay làm tất cả mọi việc in ấn để xuất bản. Một gã khổng lồ Goliath CSVN tỉ đấu với anh chàng tí hon David.
Nhưng lịch sử cho biết, David thắng!
Và hôm nay, cũng thế. Văn chương miền Nam ngày một được phục hồi. Miền Nam mất nhưng văn chương miền Nam không mất!
Sự thật, văn chương miền Nam vẫn sống như hơi thở của người miền Nam. Hơi thở của cuộc sống. Hơi thở đó là hơi thở của văn minh nhân loại, nên tự nó tồn tại.
Và con số hiếm hoi của những nhóm cố gắng giữ mầm văn chương trước bể dâu thời cuộc đó, phải kể đến nhóm Trần Hoài Thư.
Tôi tin văn chương miền Nam từ sau 30/4/1975 đến nay chỉ đang bị khô hạn nên không thể phát triển trong nước. Nhưng có được những tấm lòng như nhóm Trần Hoài Thư, như những bác nông dân cứ cố giữ tốt hạt giống cho vụ mùa, bất chấp nắng cháy, bất chấp khô hạn để chờ một ngày có cơn mưa lớn.
Cơn mưa làm hồi sinh!
Như mầm sống của cỏ cây, hoa lá chịu ẩn mình dưới băng tuyết với không gian tê cóng, rặt một màu xám xịt. Nhưng khi mùa Xuân đến, lại nhú mầm. Lại bùng lên nhiều loại hoa tuyệt đẹp giữa lớp băng tan. Chính những giọt thủy tinh lóng lánh còn vươn trên những cánh hoa đó lại có tác dụng làm hoa thêm đẹp, thêm tinh khiết.
Trong số sách nhóm Trần Hoài Thư tìm tòi, tái bản để giữ mầm đó tôi may mắn có được cuốn Cõi Đá Vàng của Nguyễn Thị Thanh Sâm.
Vì thế, mùa Xuân của văn chương miền Nam phải trở lại. Phải hồi sinh ngay tại Việt Nam như đã và đang bùng phát qua in chui, nhà xuất bản chui, phát hành chui.
Và, có lẽ, chỉ một Việt Nam XHCN mới có loại văn hóa phẩm mà phải chui!
Chúng ta có thể thờ ơ với nhiều thứ nhưng khó thể thờ ơ với văn chương. Vì, văn chương sẽ luân hồi. Chết đi và sống lại. Như văn chương miền Nam hôm nay.
© Hồ Phú Bông
Người giữ mầm cho Văn chương miền Nam
Hắn kể, trước khi bỏ chạy đã kịp khuân ra sân đốt sạch tất cả sách vở giấy tờ trên kệ sách trong phòng khách của chúng tôi. Phần lớn sách trên kệ là tài liệu, về triết, về chính trị, đặc biệt là sách phân tích về chủ nghĩa cộng sản. Số còn lại là văn chương. Trong số sách đó tôi quý nhất là cả chục cuốn dày cộm có chữ ký của vị chỉ huy trưởng một quân trường, nơi tôi đã theo học. Đó là phần thưởng của hai giải diễn thuyết và biện luận.
Còn tại Sài Gòn thì thằng em tôi phải đem tất cả sách giao nộp cho công an để họ hỏa táng “văn hoá đồi trụy, tàn dư Mỹ-Ngụy”!
Tần Thủy Hoàng xưa, đốt sách! CSVN vào cuối thế kỷ 20 nay, cũng đốt sách của miền Nam! Mao đốt sách trắng thay bằng sách hồng trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, kèm theo sinh mạng 35 triệu dân Trung Quốc do bọn Hồng Vệ binh thi hành. Thì, CSVN cũng đốt sách của nền văn minh tự do miền Nam, đày ải hàng trăm ngàn quân cán chính vào các trại tập trung cải tạo. Chết bờ chết bụi, chết trong lao tù ở rừng sâu núi thẳm từ Nam ra Bắc do bộ đội và công an thực hiện!
Đốt sách là chối bỏ văn minh xã hội. Nhưng khi nền văn minh đã thấm đẫm vào từng tâm hồn, từng thớ đất của người miền Nam thì về mặt nổi, dù có biến thành tro bụi, nhưng phần chìm, phần nền tảng, vẫn còn nguyên. Và những tro bụi đó đã tự bay theo gió từ Nam ra Bắc trong thời điểm sớm nhất, ngay sau 30 tháng Tư. Là thời điểm hàng hàng lớp lớp, đủ loại xe bị trưng dụng, nối đuôi nhau chở tài sản cướp được về Bắc. Họ mang theo cả văn hóa, văn chương “ngụy” miền Nam, một loại rất quý hiếm lúc bấy giờ!
Còn Hà Nội thì ra sức trấn an phe “ta” trước sự choáng ngợp về tính tráng lệ, giàu có và văn minh tại miền Nam.
Họ ra rả lên án “nhạc vàng”, “văn hóa đồi trụy Mỹ-Ngụy”, kinh tế “phồn vinh giả tạo” của miền Nam!
Để đến bây giờ, tháng Năm năm 2013, nhiều nhà phân tích công nhận: Chính văn minh và kinh tế miền Nam đã giải phóng miền Bắc!
Miền Bắc chiếm được miền Nam bằng quân sự nhưng miền Nam giải phóng miền Bắc bằng tự do dân chủ và văn minh.
Giới văn nghệ sĩ miền Nam ngày đó cũng theo vận nước, tứ tán như bầy ong vỡ tổ. Cho dù chỉ 20 năm ngắn ngủi (1954-1975) được tự do, được tích lũy góp mật thu từ những tinh hoa của thế giới văn minh đem về, nhưng như thế cũng đã thừa đủ độ ngọt để làm ngọng những cái lưỡi gỗ tuyên truyền!
Trong số tứ tán đó thì nhóm Trần Hoài Thư lại lặng lẽ gom tụ tại nơi ở mới dù thời gian đã cướp gần cạn sinh lực đời người. Không còn khả năng, sức khỏe và sự nóng cháy của tuổi thanh niên. Không còn thời gian để khám phá chân trời mới của văn học nên nhóm quay về chủ trương khác. Chủ trương đi tìm lại những giọt mật bị tản lạc, rơi rớt mà cuộc tản hàng bất ngờ không thể mang theo. Những bản thảo chưa kịp xuất bản tại miền Nam, đã xuất bản nhưng chưa kịp phát hành, hay phát hành nhưng bị mai một vì tai ương của lịch sử nên bị rơi vào quên lãng… Cả nhóm từ từ tìm lại. Gom góp lại. Dù có lớp bụi thời gian che phủ nhưng cũng giống như bụi phủ trên gương soi. Thổi đám bụi bay đi, tấm kiếng sẽ sáng lại. Sẽ soi lại nhân dáng của một thời đã mất. Nhân dáng đó, dung nhan đó đang là chứng nhân cho lịch sử. Chẳng những lịch sử về chiến trận mà cả lịch sử về nhân văn miền Nam.
Cho đến bây giờ, thực tình tôi không biết nhóm Trần Hoài Thư đã gom góp được bao nhiêu tác phẩm. Đã đánh máy lại bao nhiêu bản thảo cũ nát, sao lục lại từ bao nhiêu thư viện, tái tạo được bao nhiêu sách. Chỉ biết là thỉnh thoảng thấy một tác phẩm tái sinh hay ra đời, kèm theo một tạp chí mang tên Thư Quán Bản Thảo, lâu lâu lại xuất hiện. Xuất hiện không theo định kỳ mà sách lại có giá trị, đạt tiêu chuẩn về phẩm và mỹ thuật!
Và lạ nhất, sách không bao giờ bán! Chỉ tặng. Gửi tặng qua bưu điện không đòi một xu tiền tem!
Tại hải ngoại đã có vô số những tạp chí, ấn phẩm có giá trị, xuất bản định kỳ để bán, sống dai dẳng được như Thế Kỷ 21, Văn Học, Văn Nghệ Tiền Phong… là rất hiếm. Nhưng cuối cùng cũng chết! Ấy thế mà sách của nhóm Trần Hoài Thư, với Thư Ấn Quán xuất bản thì còn đó. Xuất bản lặng lẽ, sống lặng lẽ, dù không đều mà không phải để bán.
Sách in ra, tạp chí in ra chỉ để tặng! Dứt khoát không bán! Mỗi ấn phẩm đều là công khó của nhóm chủ trương. Là tác phẩm của nghệ thuật. Như đứa con cầu tự của vợ chồng già!
Vì, nó là hạt giống văn chương miền Nam ươm mầm cho tương lai.
Trong nước thì chế độ cộng sản lo thủ tiêu. Ngoài nước thì nhóm Trần Hoài Thư lo gây mầm! So sánh lực lượng, một bên là chủ trương của nhà nước, một bên chỉ năm bảy người tự xoay xở kiếm sống và tằn tiện từng đồng, tự tay làm tất cả mọi việc in ấn để xuất bản. Một gã khổng lồ Goliath CSVN tỉ đấu với anh chàng tí hon David.
Nhưng lịch sử cho biết, David thắng!
Và hôm nay, cũng thế. Văn chương miền Nam ngày một được phục hồi. Miền Nam mất nhưng văn chương miền Nam không mất!
Sự thật, văn chương miền Nam vẫn sống như hơi thở của người miền Nam. Hơi thở của cuộc sống. Hơi thở đó là hơi thở của văn minh nhân loại, nên tự nó tồn tại.
Và con số hiếm hoi của những nhóm cố gắng giữ mầm văn chương trước bể dâu thời cuộc đó, phải kể đến nhóm Trần Hoài Thư.
Tôi tin văn chương miền Nam từ sau 30/4/1975 đến nay chỉ đang bị khô hạn nên không thể phát triển trong nước. Nhưng có được những tấm lòng như nhóm Trần Hoài Thư, như những bác nông dân cứ cố giữ tốt hạt giống cho vụ mùa, bất chấp nắng cháy, bất chấp khô hạn để chờ một ngày có cơn mưa lớn.
Cơn mưa làm hồi sinh!
Như mầm sống của cỏ cây, hoa lá chịu ẩn mình dưới băng tuyết với không gian tê cóng, rặt một màu xám xịt. Nhưng khi mùa Xuân đến, lại nhú mầm. Lại bùng lên nhiều loại hoa tuyệt đẹp giữa lớp băng tan. Chính những giọt thủy tinh lóng lánh còn vươn trên những cánh hoa đó lại có tác dụng làm hoa thêm đẹp, thêm tinh khiết.
Trong số sách nhóm Trần Hoài Thư tìm tòi, tái bản để giữ mầm đó tôi may mắn có được cuốn Cõi Đá Vàng của Nguyễn Thị Thanh Sâm.
Vì thế, mùa Xuân của văn chương miền Nam phải trở lại. Phải hồi sinh ngay tại Việt Nam như đã và đang bùng phát qua in chui, nhà xuất bản chui, phát hành chui.
Và, có lẽ, chỉ một Việt Nam XHCN mới có loại văn hóa phẩm mà phải chui!
Chúng ta có thể thờ ơ với nhiều thứ nhưng khó thể thờ ơ với văn chương. Vì, văn chương sẽ luân hồi. Chết đi và sống lại. Như văn chương miền Nam hôm nay.
© Hồ Phú Bông
Người giữ mầm cho Văn chương miền Nam
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire