Video do nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris quay và viết lời bình
Hà Nội 100 năm trước (Leon Busy, ảnh, 1914-1917)
Hãy cùng thưởng thức và suy tư! Thật tuyệt vời, cám ơn Leon Busy!
Nhiếp ảnh gia Leon Busy được Viện Bảo tàng Albert Kahn (Pháp) cử sang Việt Nam chụp lại cuộc sống của người dân Bắc Kỳ từ năm 1914 tới năm 1917. 60 ảnh trong triển lãm này chọn lọc từ 1.500 bức do Leon Busy thực hiện. Đây là một bức ảnh về hồ Gươm.
Qua các bức ảnh, người xem có thể thấy được cảnh sinh hoạt, lao động đời thường hay như cách phân tầng xã hội thời bấy giờ. Ảnh cũng thể hiện đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Hà Nội xưa thấm nhuần Lão giáo, như quan niệm về Đạo Tam phủ hay thờ cúng các linh vật hoặc tư tưởng cấm sát sinh của đạo Phật. Ảnh chụp toàn cảnh Văn Miếu.
Ảnh lăng mộ Hoàng Cao Khải mà ngày nay chỉ còn là phế tích.
Bức ảnh về lò giấy ở làng Bưởi. Nghề làm giấy nổi tiếng ở làng Bưởi (làng Yên Thái xưa) nay đã không còn.
Có nhiều nhiếp ảnh gia để lại những bức ảnh giá trị về Hà Nội xưa, song những bức ảnh chưa từng công bố này mang đến một điều đặc biệt. Nó là những bức ảnh màu đầu tiên về đất Thăng Long xưa. Leon Busy được đánh giá rất "chịu chơi" vì áp dụng kỹ thuật này trong khi nó mới ra đời năm 1903. Trong ảnh là phố Hàng Thiếc.
Một góc chợ cuối làng ở vùng ven Hà Nội.
Phố đèn lồng rực rỡ sắc màu qua góc nhìn của Leon Busy. Một mặt hàng nhưng do nhiều nghệ nhân khác nhau làm giúp người mua thoải mái lựa chọn.
Bức ảnh "Móng tay của nhà nho" thể hiện rõ quan niệm thời xưa rằng người có chữ không được làm công việc chân tay.
Bên cạnh đó, những bức ảnh màu đầu tiên còn thể hiện rõ phân biệt đẳng cấp xưa. Trong ảnh một người phụ nữ trung lưu đang nấu cơm.
Tóc vấn, quần áo đắt tiền, có người đứng hầu phía sau cửa... là hình ảnh về những phụ nữ thuộc tầng lớp khá giả xưa. Trong ảnh ba phụ nữ này đang chơi bài.
Leon Busy cũng sắp đặt một số góc cảnh để chụp ảnh. Hai cô gái ngồi bên bể nước vận trang phục cổ truyền là yếm trắng, quần đen, thắt lưng sáng màu, nón ba tầm.
Lão nông ngồi giữa sân phơi thóc thể hiện quan niệm về sự sung túc trong đời sống nông nghiệp thời xưa. Sân phơi thể hiện tham vọng của chủ nhà, sân càng rộng nhà càng nhiều thóc.
Hai thôn nữ vừa đi hái rau muống, họ mặc áo tứ thân, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ.
Đô vật bái thần làng trước trận đấu (làng Xa La, Hà Đông). Triển lãm ảnh "Hà Nội, sắc màu 1914-1917" diễn ra từ ngày 9/12/2013 đến ngày 4/1/2014.
Năm 1909, Albert Kahn, một chủ nhà băng người Pháp, tiến hành kế hoạch đầy tham vọng là xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho các dân tộc trên thế giới. Leon Busy, trung úy hậu cần quân đội Pháp, được giao chụp ảnh ở Việt Nam. Từ năm 1914 tới năm 1917, Busy đã chụp hơn 1.700 bức ảnh. Khoảng 60 bức ảnh của ông đang được trưng bày trong triển lãm Hà Nội sắc màu. Trong ảnh là một cô gái đang têm trầu.
Leon Busy khá ưu ái thiếu nữ đang soi gương trong hình, cô đã xuất hiện trong 16 bức ảnh màu của ông.
Trong từng bức ảnh, nổi bật lên sự khác biệt giai cấp qua trang phục, đồ đạc. Người nhà giàu mặc lụa là gấm vóc, đồ gỗ trong nhà được chạm khảm tinh xảo.
Một ông nhà giàu sửa soạn hút thuốc.
Quần áo và dép của một bà đồng có nét khác biệt rõ rệt với trang phục của các giai cấp tầng lớp trên.
Bốn mẹ con người ăn mày mù lòa ngồi cạnh hàng rào dứa gai xin lòng thương của phật tử tới chùa.
Người ăn mày bị bệnh phong mong manh trong chiếc khố ngồi nơi vệ đường.
Leon Busy còn chụp nhiều ngành nghề khác như nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống.
Ông đồ vận áo the nâu, quần trắng, khăn thếp có học trò mài mực giúp.
Những người buôn bán, dân thường ăn mặc giản dị, áo the khăn vấn gọn gàng. Từ xưa, người dân Hà Nội đã có thói quen ăn hàng dù quán rất đơn giản. Chiếu phủ lên nền đất làm chỗ ngồi, bàn được làm bằng tre, đồ ăn có mẹt đậy.
Người đứng bán hoa quả trước cửa đền Ngọc Sơn.
Nghề bật bông xưa được làm ngay ngoài trời. Thời kỳ người dân còn nghèo, nghề "làm mới" chăn bông rất phát đạt.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire