Không tiền bạc và không một ai thân quen ở đô thành Sài Gòn, ban đầu Trúc Phương ở trọ trong nhà một gia đình giàu có bên Gia Định và dạy nhạc cho cô con gái của chủ nhà. Không bao lâu sau thì cô gái này đã yêu chàng nhạc sĩ nghèo tạm trú trong nhà, vì con tim cô ta đã dần dần rung động trước tài năng của Trúc Phương. Biết được chuyện này, ba mẹ của cô gái bèn đuổi Trúc Phương đi nơi khác. Sau chuyện tình ngang trái này, Trúc Phương càng tự học thêm về âm nhạc và càng sáng tác hăng hơn. Nhưng những bài hát sau này lại nghiêng về chủ đề tình yêu đôi lứa với những nghịch cảnh chia lià. Theo lời khuyên của những người bạn mới quen trong giới văn nghệ, Trúc Phương đã cộng tác với vài nhạc sĩ khác để thành lập một ban nhạc nhỏ đi lưu diễn khắp nơi như Biên Hòa, Long Khánh, Vũng Tàu ...(trong đó có nhạc sĩ Trần Trịnh, tác giả bài Lệ Đá sau này).
Trúc Phương sáng tác rất dễ dàng, nhưng với bản tính trầm lặng, bi quan và khép kín sau những cuộc tình dang dỡ, những bài hát sau này của ông thường mang âm điệu u buồn, thê lương như phảng phất nỗi sầu của cổ nhạc miền Nam
Nổi tiếng nhất là "Nửa Đêm Ngoài Phố" với tiếng hát liêu trai Thanh Thúy. Sau đó là "Buồn Trong Kỷ Niệm" với những câu hát đớn đau, buốt nhói tim gan người nghe như "Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn. Đôi khi nhầm lẫn đánh mất ân tình cũ, có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế. Khi hai mơ ước không chung lối về ...". Có người cho là bài hát này ông đã viết ra sau khi bị thất tình một cô ca sĩ lừng danh thời đó.
*
* *
* *
Nhạc sỉ Trúc Phương- 70 Năm Tình Ca Việt Nam
Hoài Nam [Úc Châu]
*
* *
*
* *
Nhạc sĩ Trúc Phương - Cuộc đời & Sự nghiệp (Phần 1)
Trường Kỳ
*
* *
*
* *
Nhạc sĩ Trúc Phương - Cuộc đời & Sự nghiệp (Phần 2)
Trường Kỳ.
*
* *
Trường Kỳ.
*
* *
Nhạc sĩ Trúc Phương và Những Ca Khúc (Phần 1)
*
* *
*
* *
Nhạc sĩ Trúc Phương và Những Ca Khúc (Phần 2)
*
* *
*
* *
Thi Ca Yêu Nước - Trúc Phương bi đát của Kiếp Người
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire