G
iống như anh Nguyễn Thanh Ty, tôi cũng có một thời thơ ấu ở thành phố biển.
Chỉ khác với tác giả, nơi " đóng đô" của tôi là Xóm Rộc Rau Muống - một vùng đất trủng nằm cạnh
Quốc lộ Một gần Sinh Trung mà địa chỉ gởi thư là ấp Hà Thanh, Phường Đệ Tam, Nha Trang.
Nhưng cho dù là Rộc, nhưng Rộc và Cồn vẫn là anh em bạn bè. Cùng chung biển, mặt trời. Cùng chung những trái bàng, trái tra, trái thanh long. Cùng chung những dấu chân tuổi thơ trên cát bỏng. Cùng chung những ngọn đèn giăng câu ngoài khơi. Cùng chung gánh xiệc Mãi Võ Sơn Đông ở chợ Đầm...
Chúng tôi đã lớn lên với những quà tặng dư dật của đất trời cũng như những oan khiên của lịch sử. Nha Trang ơi trái bàng khô vỏ. đi đâu rồi cũng thương nhớ Nha Trang. Nhớ Nha Trang, như nhớ những trái me xanh chua ngắt ở Nhà Ga, vị ngọt lịm của trái dzúi dzẻ ở Hòn Chồng, những con nhông, rắn mối nạn nhân tội tình. Nhớ Nha Trang như nhớ những cọng rau muống xanh xanh, cắn vào đến tê tê cả lưỡi, mà bồi hồi theo cả tiếng gáy nho nhỏ của lũ dế mèn, dế lữa, dế mun... Nỗi nhớ ấy có lúc mơ hồ, có lúc bàng bạc, có khi da diết. Như tiếng gọi từ xa thẩm vọng lại. Như âm thanh của ký ức bỗng trổi lên, khi có dịp. Khi thấy mình trơ trọi, xung quanh là tuyết trắng, là những người xa lạ, là những xa lộ ngang dọc, là những tất bật lo toan, là lúc tuổi già cùng với bốn vách vôi trắng... Bởi vì có ở trong lửa đạn, mới hiểu rõ lửa đạn là như thế nào, có xa Nha Trang, mới thấy rõ được Nha Trang, có mất xóm Cồn, xóm Rộc mới c àng biết được cái thời thơ ấu tuyệt vời của mình.
Bây giờ đọc Dư Âm Ngày Cũ, trận bão nhớ lại cuồn cuộn thổi về. Thấy lại một thời xưa cũ. Thấy không phải chỉ là mặt tiền của cái nhà, nhưng bên trong, đàng sau. Thấy không phải chỉ là ông lực sĩ Đỗ Khánh Du, với gánh Mãi Võ Sơn Đông thường xuyên có mặt ở Chợ Đầm, vai u, thịt bắp, biểu diễn những thế công, hay vận công, khiến bọn con nít phải nín thở kính phục, mà qua sách, thấy như thấy một cuốn Video chi tiết. Không thể ngờ anh lại nhớ đến tên của hai con khỉ của gánh xiếc. Hay nhắc đến chi tiết hai lọ keo, một đựng sán lải, một chứa răng. Và cả cô gái trong đoàn, tóc thắt bím...
Anh nhắc đến ông Tây ở nhà hàng đối diện với Bưu Điện. Anh may mắn lắm đó. Tôi muốn như anh cũng không được.. Má tôi bán trứng gà ở chợ Đầm và tôi có nhiệm vụ phải mang rỗ trứng gà để giao cho nhà hàng.
Anh tả về những trò chơi thả diều, hay giởn sóng hay bắt khúm núm. Thả diều thì ở đâu cũng có, nhưng giởn sóng hay bắt khúm núm thì chắc chỉ ở Nha Trang chúng ta, thằng bé nào của thời ấy, đều phải biết., không ít thì nhiều.
Khi đọc đến những đoạn này, tôi lại thấy rõ ràng cái bóng của chính tôi. Có lẽ ở đâu đó, rất gần anh, mà anh không nhận ra thôi. Chỉ khác là anh còn mang quần đùi, còn tôi thì trần truồng như nhộng. Chúng ta tha hồ hò hét, lặn ngụp, vùng vẫy... Cám ơn Nha Trang đã ưu đãi chúng ta bằng những niềm vui bất tận. Như những toa tàu vùn vụt chạy qua, mang tuổi thơ chúng ta về những động hang huyền thoại, ngoài khơi xa tít.
Còn rất nhiều, rất nhiều. Như những cuốn chả ram vàng ngậy giữa chén rau đắng của bà Cai trường Nam tiểu học. Thú thật, tôi cũng học ở đấy bắt đầu lớp Ba sau khi học trường thầy Trực, rồi Sinh Trung. Mà không thể nào nhớ được tên ông Cai trường, bây giờ anh nhắc lại, mà lại nhắc đến tỉ mỉ, từ những nét đặc biệt của quí thầy cô, của hai ông Cai, bà Cai đến những cuốn chả ram dầm nước mắm ăn chung với rau đắng ở lối vào trường, đến những cách phá nghịch của đám học trò trường Nam thời ấy. Kể lại bằng một ngòi bút dí dỏm, nhưng thiệt thà, bình dị, "nghĩ sao viết vậy người ơi ". Không biết anh còn nhớ thầy Bổng không. Không hiểu anh có nghe những tiếng nổ ầm ầm dữ dội vọng về làm rung chuyền cả lớp học khi một chiếc tàu Tây chở vũ khí đạn dược bị nổ ở cảng Cầu Đá không.
Càng đọc càng thấy gần gủi như hôm qua, những con đường, những tên họ, những ngỏ ngách, những rạp hát như Thạnh Xương, Tân Tân, Tấn Tiến, Moderne, như chợ Đầm, những cây bàng chợ Đầm (ông bạn già tác giả này làm người đọc muốn chảy nước mắt đây). Tôi đã có bao nhiêu ngày ngồi dưới gốc để tiếp má bán hàng. Cám ơn anh đã giúp tôi được dịp nhớ lại, những cái vuốt đầu, vuốt tóc khen ngợi của các bạn hàng khi tôi trúng tuyển tiểu học... Anh nhớ gì mà nhớ dai, nhớ rõ đến mấy nhánh rễ cũng nhớ !
Trong Dư âm ngày cũ, đôi khi tác giả đã phóng bút không kiềm hảm được tư tưởng và hoài niệm. Tôi cũng vậy, cũng phóng bút. Bởi vì Nha Trang dư dật quá. Kỷ niệm dư dật quá. Bởi vì nắng nhiều quá. Biển bao la quá. Bởi vì một gốc cây bàng là một nới trú mát của tuổi thơ. Một con khúm núm cũng là một niềm vui tuổi nhỏ. Bởi vì một cánh diều trong bầu trời xanh lơ, dù đuôi nó bị dán bởi cơm nguội, nhưng mình nó trải rộng ra, ra mãi, đến bát ngát cả chân trời, đến no nê đôi mắt...
Xóm Cồn của anh cũng vậy. Cũng mở rộng lòng. Nơi đó, người với đất, và đất với người gần gủi. Nơi đó, có những người tứ chiếng giang hồ, theo những chiếc ghe bầu, đã cắm sào, cắm thêm phong tục, tập quán, văn hoá, truyền thống, để thêm vào tính cách đa dạng của một cộng đồng nhỏ bé. Nơi đó, truyền thống ăn rể vào tận máu huyết, để một người như chị Tám Lại Cái phải chịu đựng trước bao cái nhìn hà khắc. Nơi đó, những đêm trăng, giả sắn, có thơ Lục Văn Tiên, có bài chòi Bình định, có giọng Nam Ngãi Bình Phú bên cạnh giọng Nam Kỳ và giọng Nha Trang. Nơi đó, tội tình cho những người quê mùa, cầm tầm vông, để rồi gục ngã trước những viên đạn đồng... Nơi đó, chúng ta có thể thấy được thiên nhiên hầu như bao trùm lấy thân phận của người miền biển. Thiên nhiên đã nuôi dưởng họ, đã khiến họ mạnh dạn ra khơi, hay sợ hãi trước thần linh. Biển cả mênh mông bao bọc xóm, để họ thấy được cái côi cút của họ. Nhưng biển cũng giúp họ chiến đấu. Những cơn bão biển lúc nào cũng đe doạ, những ngôi nhà dựng rồi bị sập, bị cuốn. Nhưng cuối cùng, chúng vẫn được tái dựng, vươn lên, và đêm trăng, tiếp tục vang lên những câu hò điệu hát.
Lúc tôi còn nhỏ, tôi chỉ được biết xóm Cồn qua truyền thuyết cho rằng, ông quan tư đã bắn trúng con mắt của sóng thần để từ đó xóm Cồn không còn bị sóng dữ tàn phá nữa. Bởi vậy, mỗi lần qua cầu xóm Bóng, tôi vẫn hay nhìn ra phía cửa biển, để cố tìm cái pháo đài của vị quan Tây. Tôi chỉ thấy ngôi lầu ngói đỏ vách tường vôi, sừng sửng vươn lên, bên cái xóm lụp xụp, trên bải cát vàng tươi. Không ngờ, qua Dư Âm Ngày cũ, tôi mới hiểu rõ hơn về cái xóm mà ngày xưa tôi chẳng bao giờ bận tâm thắc mắc. Nó khiến tôi càng yêu Nha Trang hơn.
Bây giờ, cái pháo đài huyền thoại của tuổi thơ đã bị san bằng.
Thềm lục địa không còn có pháo đài để ngăn chặn cơn sóng dữ nữa. Cả một miền Nam bị quét, bị cuốn lốc, huống hồ một xóm biển là xóm Cồn.
Nếu còn chăng, bây giờ chỉ là Dư Âm Ngày Cũ, phải không ông bạn già xóm Cồn.
Trần Hoài Thư
(dân gốc xóm Rộc)
Nhưng cho dù là Rộc, nhưng Rộc và Cồn vẫn là anh em bạn bè. Cùng chung biển, mặt trời. Cùng chung những trái bàng, trái tra, trái thanh long. Cùng chung những dấu chân tuổi thơ trên cát bỏng. Cùng chung những ngọn đèn giăng câu ngoài khơi. Cùng chung gánh xiệc Mãi Võ Sơn Đông ở chợ Đầm...
Chúng tôi đã lớn lên với những quà tặng dư dật của đất trời cũng như những oan khiên của lịch sử. Nha Trang ơi trái bàng khô vỏ. đi đâu rồi cũng thương nhớ Nha Trang. Nhớ Nha Trang, như nhớ những trái me xanh chua ngắt ở Nhà Ga, vị ngọt lịm của trái dzúi dzẻ ở Hòn Chồng, những con nhông, rắn mối nạn nhân tội tình. Nhớ Nha Trang như nhớ những cọng rau muống xanh xanh, cắn vào đến tê tê cả lưỡi, mà bồi hồi theo cả tiếng gáy nho nhỏ của lũ dế mèn, dế lữa, dế mun... Nỗi nhớ ấy có lúc mơ hồ, có lúc bàng bạc, có khi da diết. Như tiếng gọi từ xa thẩm vọng lại. Như âm thanh của ký ức bỗng trổi lên, khi có dịp. Khi thấy mình trơ trọi, xung quanh là tuyết trắng, là những người xa lạ, là những xa lộ ngang dọc, là những tất bật lo toan, là lúc tuổi già cùng với bốn vách vôi trắng... Bởi vì có ở trong lửa đạn, mới hiểu rõ lửa đạn là như thế nào, có xa Nha Trang, mới thấy rõ được Nha Trang, có mất xóm Cồn, xóm Rộc mới c àng biết được cái thời thơ ấu tuyệt vời của mình.
Bây giờ đọc Dư Âm Ngày Cũ, trận bão nhớ lại cuồn cuộn thổi về. Thấy lại một thời xưa cũ. Thấy không phải chỉ là mặt tiền của cái nhà, nhưng bên trong, đàng sau. Thấy không phải chỉ là ông lực sĩ Đỗ Khánh Du, với gánh Mãi Võ Sơn Đông thường xuyên có mặt ở Chợ Đầm, vai u, thịt bắp, biểu diễn những thế công, hay vận công, khiến bọn con nít phải nín thở kính phục, mà qua sách, thấy như thấy một cuốn Video chi tiết. Không thể ngờ anh lại nhớ đến tên của hai con khỉ của gánh xiếc. Hay nhắc đến chi tiết hai lọ keo, một đựng sán lải, một chứa răng. Và cả cô gái trong đoàn, tóc thắt bím...
Anh nhắc đến ông Tây ở nhà hàng đối diện với Bưu Điện. Anh may mắn lắm đó. Tôi muốn như anh cũng không được.. Má tôi bán trứng gà ở chợ Đầm và tôi có nhiệm vụ phải mang rỗ trứng gà để giao cho nhà hàng.
Anh tả về những trò chơi thả diều, hay giởn sóng hay bắt khúm núm. Thả diều thì ở đâu cũng có, nhưng giởn sóng hay bắt khúm núm thì chắc chỉ ở Nha Trang chúng ta, thằng bé nào của thời ấy, đều phải biết., không ít thì nhiều.
Khi đọc đến những đoạn này, tôi lại thấy rõ ràng cái bóng của chính tôi. Có lẽ ở đâu đó, rất gần anh, mà anh không nhận ra thôi. Chỉ khác là anh còn mang quần đùi, còn tôi thì trần truồng như nhộng. Chúng ta tha hồ hò hét, lặn ngụp, vùng vẫy... Cám ơn Nha Trang đã ưu đãi chúng ta bằng những niềm vui bất tận. Như những toa tàu vùn vụt chạy qua, mang tuổi thơ chúng ta về những động hang huyền thoại, ngoài khơi xa tít.
Còn rất nhiều, rất nhiều. Như những cuốn chả ram vàng ngậy giữa chén rau đắng của bà Cai trường Nam tiểu học. Thú thật, tôi cũng học ở đấy bắt đầu lớp Ba sau khi học trường thầy Trực, rồi Sinh Trung. Mà không thể nào nhớ được tên ông Cai trường, bây giờ anh nhắc lại, mà lại nhắc đến tỉ mỉ, từ những nét đặc biệt của quí thầy cô, của hai ông Cai, bà Cai đến những cuốn chả ram dầm nước mắm ăn chung với rau đắng ở lối vào trường, đến những cách phá nghịch của đám học trò trường Nam thời ấy. Kể lại bằng một ngòi bút dí dỏm, nhưng thiệt thà, bình dị, "nghĩ sao viết vậy người ơi ". Không biết anh còn nhớ thầy Bổng không. Không hiểu anh có nghe những tiếng nổ ầm ầm dữ dội vọng về làm rung chuyền cả lớp học khi một chiếc tàu Tây chở vũ khí đạn dược bị nổ ở cảng Cầu Đá không.
Càng đọc càng thấy gần gủi như hôm qua, những con đường, những tên họ, những ngỏ ngách, những rạp hát như Thạnh Xương, Tân Tân, Tấn Tiến, Moderne, như chợ Đầm, những cây bàng chợ Đầm (ông bạn già tác giả này làm người đọc muốn chảy nước mắt đây). Tôi đã có bao nhiêu ngày ngồi dưới gốc để tiếp má bán hàng. Cám ơn anh đã giúp tôi được dịp nhớ lại, những cái vuốt đầu, vuốt tóc khen ngợi của các bạn hàng khi tôi trúng tuyển tiểu học... Anh nhớ gì mà nhớ dai, nhớ rõ đến mấy nhánh rễ cũng nhớ !
Trong Dư âm ngày cũ, đôi khi tác giả đã phóng bút không kiềm hảm được tư tưởng và hoài niệm. Tôi cũng vậy, cũng phóng bút. Bởi vì Nha Trang dư dật quá. Kỷ niệm dư dật quá. Bởi vì nắng nhiều quá. Biển bao la quá. Bởi vì một gốc cây bàng là một nới trú mát của tuổi thơ. Một con khúm núm cũng là một niềm vui tuổi nhỏ. Bởi vì một cánh diều trong bầu trời xanh lơ, dù đuôi nó bị dán bởi cơm nguội, nhưng mình nó trải rộng ra, ra mãi, đến bát ngát cả chân trời, đến no nê đôi mắt...
Xóm Cồn của anh cũng vậy. Cũng mở rộng lòng. Nơi đó, người với đất, và đất với người gần gủi. Nơi đó, có những người tứ chiếng giang hồ, theo những chiếc ghe bầu, đã cắm sào, cắm thêm phong tục, tập quán, văn hoá, truyền thống, để thêm vào tính cách đa dạng của một cộng đồng nhỏ bé. Nơi đó, truyền thống ăn rể vào tận máu huyết, để một người như chị Tám Lại Cái phải chịu đựng trước bao cái nhìn hà khắc. Nơi đó, những đêm trăng, giả sắn, có thơ Lục Văn Tiên, có bài chòi Bình định, có giọng Nam Ngãi Bình Phú bên cạnh giọng Nam Kỳ và giọng Nha Trang. Nơi đó, tội tình cho những người quê mùa, cầm tầm vông, để rồi gục ngã trước những viên đạn đồng... Nơi đó, chúng ta có thể thấy được thiên nhiên hầu như bao trùm lấy thân phận của người miền biển. Thiên nhiên đã nuôi dưởng họ, đã khiến họ mạnh dạn ra khơi, hay sợ hãi trước thần linh. Biển cả mênh mông bao bọc xóm, để họ thấy được cái côi cút của họ. Nhưng biển cũng giúp họ chiến đấu. Những cơn bão biển lúc nào cũng đe doạ, những ngôi nhà dựng rồi bị sập, bị cuốn. Nhưng cuối cùng, chúng vẫn được tái dựng, vươn lên, và đêm trăng, tiếp tục vang lên những câu hò điệu hát.
Lúc tôi còn nhỏ, tôi chỉ được biết xóm Cồn qua truyền thuyết cho rằng, ông quan tư đã bắn trúng con mắt của sóng thần để từ đó xóm Cồn không còn bị sóng dữ tàn phá nữa. Bởi vậy, mỗi lần qua cầu xóm Bóng, tôi vẫn hay nhìn ra phía cửa biển, để cố tìm cái pháo đài của vị quan Tây. Tôi chỉ thấy ngôi lầu ngói đỏ vách tường vôi, sừng sửng vươn lên, bên cái xóm lụp xụp, trên bải cát vàng tươi. Không ngờ, qua Dư Âm Ngày cũ, tôi mới hiểu rõ hơn về cái xóm mà ngày xưa tôi chẳng bao giờ bận tâm thắc mắc. Nó khiến tôi càng yêu Nha Trang hơn.
Bây giờ, cái pháo đài huyền thoại của tuổi thơ đã bị san bằng.
Thềm lục địa không còn có pháo đài để ngăn chặn cơn sóng dữ nữa. Cả một miền Nam bị quét, bị cuốn lốc, huống hồ một xóm biển là xóm Cồn.
Nếu còn chăng, bây giờ chỉ là Dư Âm Ngày Cũ, phải không ông bạn già xóm Cồn.
Trần Hoài Thư
(dân gốc xóm Rộc)
*
* *
* *
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire