mardi 30 septembre 2014

ĐẠI HỌA DIỆT CHỦNG - TRẦN NHU

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/195318-DP-091814-TranNhu--400.jpg 
Ra mắt sách ‘Ðại Họa Diệt Chủng’ của tác giả Trần Nhu
Nguyên Huy/Người Việt

WESTMINSTER (NV) - Bộ sách “Ðại Họa Diệt Chủng” của Trần Nhu sẽ được ra mắt vào ngày Chủ Nhật, 28 Tháng Chín, lúc 4 giờ chiều tại Ramada Plaza Hotel trên đường Garden Grove thuộc thành phố Garden Grove, Nam California.
https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcS_PAx132nTY96ONNr_4fpqmQ8dwfYcVcsYTBhMwiMKnRT7DvIz

Buổi ra mắt sách nằm trong chương trình “Lễ Công Bố Tuyên Ngôn và Chương Trình Hành Ðộng Cứu Nước” của tổ chức Liên Minh Dân Tộc Việt Nam được diễn ra vào lúc 1 giờ chiều cùng ngày cũng tại địa điểm trên.

Trong thư mời của ban tổ chức, ông Nguyễn Hữu Chánh thay mặt ban tổ chức kêu gọi: “Trước bi kịch đó (bi kịch đất nước lại bị Bắc thuộc vào đầu thế kỷ XXI) chúng ta không thể khoanh tay thúc thủ mặc cho hiểm họa lù lù đến với dân tộc, mang nỗi nhục thiên thu cho con cháu!”

Cho nên, vẫn theo ông Nguyễn Hữu Chánh, “Chúng tôi nhận thấy việc trước mắt là phổ biến tác phẩm này và mong người đọc xem như một thứ vũ khí chống lại kẻ thù. Sức mạnh của dân tộc là tổng hợp ở mỗi cá nhân. Chúng tôi mong sự có mặt của quí vị như một sự biểu thị lòng ái quốc.”

Bộ sách “Ðại Họa Diệt Chủng” của Trần Nhu gồm hai tập, mỗi tập dày hơn 600 trang, tổng cộng trên 1200 trang, được tác giả chia làm 5 phần và một phần kết.

Phần thứ nhất gồm 12 chương đề cập đến chủ nghĩa Ðại Hán của Trung Hoa đã khiến nhân dân Tây Tạng phải mất nước. Một chính phủ của Tây Tạng phải lưu vong mấy chục năm nay, kiên trì tranh đấu bất bạo động để giành lại độc lập. Trong khi đó thì Hồ Chí Minh đã “rước voi về dày mả Tổ” qua cuộc chiến tranh chống Pháp. Tác giả vạch mặt lũ Ðại Hán Mao Trạch Ðông, Lưu Thiếu Kỳ, Ðặng Tiểu Bình... cầm trịch xua Việt Nam vào cuộc chiến tranh này trong mục đích Hán hóa toàn cõi Á Châu. Bốn chương 9, 10, 11 và 12 tác giả đã đối chiếu rất nhiều tài liệu của hai phía Trung Cộng và Việt Cộng để lôi ra sự thực mà họ che giấu cả thế giới là cái gọi là “chiến thắng thần thánh Ðiện Biên Phủ” của quân đội Cộng Sản Việt Nam.

Phần thứ hai gồm 33 chương, tác giả đề cập đến những diễn tiến của cuộc Hán hóa âm thầm mà những kẻ cầm đầu Ðảng Cộng Sản Việt Nam cố che giấu trong cuộc chiến tranh gọi lá kháng chiến, đã tiến hành theo mọi lệnh, mọi chính sách của Mao Trạch Ðông từ cách cầm quyền của bạo chúa với sổ hộ khẩu, với công an trị, với cải cách ruộng đất, với lương thực quốc doanh, cải tạo trí thức, Nhân Văn Giai Phẩm... Về quân sự thì Mao vạch ra “đường mòn Hồ Chí Minh,” áp dụng chiến tranh biển người xua hàng hai ba thế hệ thanh niên vào những cuộc chiến “sinh Bắc tử Nam” chỉ cốt cho Việt Nam đánh Mỹ thay cho Trung Cộng để cuối cùng bắt tay được với Mỹ mà phân chia quyền lực thế giới.

Phần thứ ba gồm 10 chương đề cập đến Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn này, giai đoạn “Việt-Miên-Lào trong ván bài Nixon-Kissinger-Mao-Chu.”

Phần thứ tư gồm 34 chương, tác giả đề cập đến đảng Cộng Sản Việt Nam, một đảng cam làm tay sai cho Bắc Kinh chỉ là một đảng “lưu manh, chính quyền côn đồ... ăn bám lớn nhất thế giới”. Ðảng ấy đã phung phí máu xương Việt Nam qua hai, ba thế hệ chiến tranh, để rồi những người lính từ tướng đến quân sau chiến tranh còn sống sót đã bị vất bỏ, bạc đãi khiến họ phải “phản tỉnh” mà bỏ đảng, mong được đứng về phía dân chúng oan khiên, gióng lên những tiếng kêu cuối đời. Sau chiến tranh, đảng ấy lộ trần bộ mặt bán nước hại dân, trắng trợn hành xử như một tổ chức mafia, cá mập, coi kẻ thù trước đó thành ân nhân. Trong khi đó, để giữ vững được sự cai trị đất nước, bọn cầm quyền đã phải tuân phục những gì qua hội nghị Thành Ðô “vừa nhục vừa mất nước.”

Trong chương này, tác giả dùng đến 21 trang để trích dẫn cái nhục và mất nước qua hội nghị Thành Ðô từ các tài liệu “Hồi Ức” của Trần Quang Cơ, bộ trưởng Ngoại Giao Việt cộng lúc đó và “hồi ký” của Ðại Sứ Tàu Trương Ðức Duy cũng vào thời gian đó. Mười Sáu Chữ Vàng và Bốn Tốt sau hội nghị được quan thầy Trung Cộng ban cho CSVN nay đã trở thành “muối mặn gừng cay“của CSVN trước thế giới và dân tộc Việt Nam.

Phần thứ năm gồm 12 chương, tác giả đề cập đến hiện tình “Chú Sam mắc nợ chú Chệt,” mọi chuyện ngoại giao chỉ là “tiền bạc, bạc tiền” càng đưa bọn cầm quyền “Bắc Bộ Phủ” chìm sâu trong cái thế tôi mọi cho quan thầy Trung Cộng. Nhưng lịch sử Việt Nam đời Trần với ba lần thắng quân Nguyên vẫn sáng ngời trong lòng mọi người dân Việt.
Phần Kết sau cùng tác giả đề cập đến những “Giác Thư” gửi các tướng lãnh Cộng Sản Việt Nam, quân đội CSVN, Bộ Chính Trị CSVN sau khi tác giả gióng lên tiếng kêu Việt Nam! S.O.S! Tổ quốc lâm nguy.

Bộ sách “Ðại Họa Diệt Chủng” của Trần Nhu có thể được xem như một tài liệu “tổng quan” về Việt Nam trong vòng tay diệt chủng của bọn Hán Hóa Trung Nam Hải. Rất nhiều tài liệu được tác giả dẫn ra để chứng minh nhiều điều mà sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc đã đề cập đến nhưng chưa đủ sức thuyết phục vì sự dẫn chứng còn thiếu sót.

Còn rất nhiều chi tiết khác về điều được CSVN thánh hóa đảng, thánh hóa lãnh tụ, thánh hóa cuộc chiến tranh “đánh bại hai kẻ thù sừng sỏ quốc tế” đã bị tác giả Trần Nhu lột trần ra cho người đọc thấy cái dã tâm của Cộng Trung Nam Hải Bắc Kinh và cái nhục bán nước của Hà Nội, cam tâm làm lính đánh thuê để được tiếp tục làm tay sai trị vì đất nước Việt Nam.

*
*   *
Hình ảnh
Tác giả Trần Nhu


ĐẠI HỌA DIỆT CHỦNG


TÀU CỘNG NGUỒN GỐC CỦA MỌI HIỂM HỌA ĐỐI VỚI NHÂN LOẠI

LỜI PHI LỘ
Đại Họa Diệt Chủng
Mấy năm gần đây người ta tổ chức những hội nghị quốc tế bàn về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã, người ta lo ngại cho một số động vật sẽ bị diệt chủng. Điều đó tốt, nhưng còn nhiều dân tộc đang bị diệt chủng thì sao?
Và chúng ta cũng thấy mỗi khi có dịch cúm gia cầm làm chết vài trăm người là các cá nhân, các hội đoàn, các nhà cầm quyền ở nhiều nước hoảng sợ hô hoán lên… còn một thứ đại dịch đã và đang hủy diệt hàng trăm triệu con người, thậm chí cả một dân tộc thì họ lại im thin thít. Thứ đại dịch nguy hiểm ấy, ai cũng biết, cũng thấy: Đó là Tầu Cộng.
Vậy quý vị có đủ lương thiện, tri thức để nhìn nhận rằng: Tầu Cộng đích thực là kẻ thù nguy hiểm nhất của các dân tộc? Nếu quý vị thực sự muốn làm điều gì tốt lành hơn cho nhân loại, quý vị mong muốn có một thế giới an bình tràn đầy ánh sáng, quý vị hãy chống lại bọn quỷ đỏ Bắc Kinh. Chúng chính là một thứ đại dịch đáng lo ngại nhất của nhân loại.
Đây là lời kêu gọi thiết tha và còn cả hàng trăm ngàn lời ở khắp nơi trên thế giới đã cảnh tỉnh chúng ta rằng: Tầu Cộng là kẻ thù nguy hiểm nhất của loài người.
Không có Tàu Cộng, không có chiến tranh Việt Nam. Không có Tàu Cộng, không có họa diệt chủng trên đất nước Chùa Tháp. Không có Tầu Cộng, không có đại họa Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) ở miền Bắc nước ta. Không có Trung Cộng, không có thảm kịch Tây Tạng. Không có Tàu Cộng, nửa nước Mông Cổ không bị sát nhập vào nước Tàu, Không có TầuCộng, chế độ quái gở Bắc Hàn đã sụp đổ từ lâu.
Chúng là kẻ thù sinh tử của các dân tộc Á Đông. Với chính sách đồng hóa và diệt chủng.
Quý vị có biết TầuCộng đương đại, những vùng đất được coi là quê hương của người Mông Cổ (khu tự trị Nội Mông), một vùng đất rộng lớn bằng một phần mười nước Tầu, gồm 6 triệu dân Mông Cổ trong vài thập niên qua khoảng trên 30 triệu người Hán đến lập nghiệp ở đây, dân gốc Mông cổ bị đẩy ra ngoài lề, khi dân số của nước Mông Cổ bên cạnh chỉ có 3 triệu người. Nội-Ngoại Mông đều là con cháu của Thành Cát Tư Hãn vang bóng một thời. Họ có bản sắc văn hóa riêng, nhưng hiện nay nền văn hóa đó đang bị mai một, không còn mấy người Mông trong khu tự trị nói được tiếng mẹ đẻ.
Quý vị có biết, những vùng đất được coi là quê hương của người Tây Tạng rộng gấp 8 lần nước Pháp? Và các vị có biết tại Trung Cộng còn có những vùng đất được coi là quê hương của người Muslim, rộng tương đương bằng 5 lần nước Pháp, hoặc 8 lần nước Việt Nam? Các vị có biết một dải đất gọi là Ninh Hạ với diện tích khoảng 66,400 km2, chưa bằng 1% diện tích Trung Hoa. Nhưng nếu đem so sánh với các quốc gia khác, thì vùng đất này lại rộng hơn hai nước Bỉ và Hòa Lan nhập lại.
Các vùng đất mênh mông mà Tàu Cộng vừa ăn tươi nuốt sống của đất nước Tây Tạng vào năm 1949, khi quân của Mao hừng hực sát khí tràn vào cưỡng chiếm một quốc gia hoàn toàn độc lập, có chủ quyền như Tây Tạng, cũng như người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) để sát nhập vào nước CHDCNDTH (của Mao Trạch Đông) thì tỷ lệ người Hán chưa đến 1% ở Tân Cương của người Hồi xấp xỉ 3%. Vậy mà chỉ trong một thời gian 60 năm cai trị áp đặt chính sách Hán hóa trên lãnh thổ quốc gia Tây Tạng, tỷ lệ người Hán đã lên đến 90%. Nghĩa là chiếm gần như tuyệt đối, còn ở Tân Cương tỷ lệ người Hán đã lên đến 64%.
Có một truyện ký “Đi Tìm Tây Tạng” của nhà văn Minh Đức trên Blog của Osin, giống như bức ảnh chụp. Xin dẫn một đoạn để quý vị thấy thực trạng của Tây Tạng bây giờ.
“Ôi! đất nước Tây Tạng mà không tìm thấy một người. Đi thăm những người Tây Tạng bây giờ phải bỏ tiền ra mua vé mới được xem. Phải mất 45 quan đắt quá nhỉ, Trung Quốc thu tiền về mà họ chẳng tốn gì:” (…)
Những nhà tu hành, những người dân hiền hòa bên trong Tây Tạng, những người đã khổ đau và tiếp tục khổ đau quá nhiều. Tất cả họ đang đối diện trước một chương trình, chiến lược và một hệ thống kỹ thuật có tính toán kỹ lưỡng nhằm phá hủy truyền thống văn hóa và mục tiêu cuối cùng là diệt chủng dân tộc. Chiến lược này không phải chỉ áp dụng ở Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng mà nó đang diễn ra ở Vương quốc Lào, Cao Miên, Miến Điện và Việt Nam..
Đọc những tài liệu về Trung Cộng đối với các nước láng giềng, với các dân tộc nhỏ, thật là buồn, nhiều khi không muốn đọc nữa vì nó quá khủng khiếp, quá man rợ đối với con người. Tôi tự hỏi, có bao giờ giới lãnh đạo Bắc Kinh nghĩ đến số phận của người Mông Cổ, người Tây Tạng và các dân tộc khác? Không, không bao giờ. Họ phải chiếm lấy bằng bất kỳ giá nào, bất kỳ một hành động dã man tàn bạo nào. Họ không suy nghĩ như một con người, như chúng ta. Dù là bạn ở châu Phi, châu Mỹ La Tinh, châu Âu, châu Úc… Tất cả chúng ta là những con người như nhau. Tất cả chúng ta cùng tìm kiếm hạnh phúc, sự bình an và cố gắng tránh khổ đau. Nghĩa là chúng ta có cùng một căn bản nhân tính đầy đủ tự nhiên của con người. Ngược lại, giống người Hán không có cùng căn bản như chúng ta. Chúng là một thứ quỷ không ngừng gây họa cho con người.
Thật không vui chút nào khi nói ra những lời cay độc hay dùng những danh từ quá nặng nề để chỉ cả một dân tộc. Tôi e rằng tôi không tạo được sự hài lòng đối với người Hoa, và cho các thế lực hắc ám khác trên thế giới. Điều này không có gì lạ, bởi vì chính tôi cũng không hài lòng về mình cho nên tôi hẳn là một người cầm bút rất khó ưa, đáng ghét, đáng tống ngục…
Nhưng cuốn sách này được viết vào giai đoạn đặc biệt bởi sự bất hạnh của nhiều dân tộc! Nó mang đến những dấu vết diệt chủng hiển nhiên và tấm mạng che mặt “giải phóng hòa bình” biến mất.
Nhân loại, nếu có kẻ thù nào cần phải tiêu diệt để thế giới được sống an bình thì đó chính là chủ nghĩa Đại Hán. Chúng đã gây ra không biết bao nhiêu thảm họa cho con người, và cả thế giới đều chứng kiến từ thảm họa này đến thảm họa khác...
Tàu Cộng từng ngày một đều làm tăng sự lo ngại của thế giới, từng ngày một các bạn đều tai nghe mắt thấy chúng thọc bàn tay đẫm máu vào mọi ngõ ngách đời sống nhiều dân tộc. Chúng đích thực là kẻ thù của hòa bình thế giới.
Tình huống mỗi quốc gia một khác nhau, thì các kiểu giết người của Tàu Cộng cũng phải khác nhau. Những tên trùm diệt chủng ở Bắc Kinh đã sử dụng các loại, các phương pháp khác nhau để xâm lăng, đồng hóa, hoặc diệt chủng các dân tộc… Tùy theo thời kỳ, tùy theo bối cảnh lịch sử trong hiện tại phần lớn trường hợp chúng dùng tiền, đầu tư kinh tế, di dân đại quy mô để xâm chiếm các nước.
Việc di dân, đầu tư thương mại để che đậy hành động xâm lăng đã lộ rõ nguyên hình ở Vương Quốc Lào, Campuchia, Miến Điện, Phi Châu v.v…
Tiêu tiền của Trung Cộng, dùng hàng hóa của Tầu một thời gian dài, tâm hồn dân xứ đó dễ trở thành quái dị… Hiện nay, không ít nhà văn Việt Nam (ngụy văn) có khuynh hướng hạ nhục các vị anh hùng dân tộc và ca tụng kẻ thù truyền kiếp… Tuyên truyền nhồi sọ văn hóa Hán cho lớp trẻ bằng nhiều hình thức đập vào mắt mọi người là phim ảnh, truyện Tầu ngay trên các kênh truyền hình nhà nước, sản phẩm độc hại đó tràn ngập xã hội Việt Nam! Nguy hiểm xảo trá vô cùng. Kẻ thù âm mưu tiêu diệt chất Việt trong người Việt, khi bản chất văn hóa hai dân tộc là “riêng biệt.” Tính cách Việt không như một lớp sơn bên ngoài, nó biểu hiện một tính cách tuyệt đối thị hiếu của dân Lạc Việt: đạo đức, trí tuệ và mỹ thuật, tình cảm sống nhân phẩm. Người Tàu không vượt lên trên dù chỉ một tí.
Về chiến trận kẻ thù truyền kiếp nhiều lần đã bị đè bẹp, nhiều đạo quân Tàu bị đập tan. Truyền thống yêu nước người Việt mạnh và mãnh liệt hơn người Tàu.
Các mặt trận không thể thắng, nay họ mưu đồ hủy diệt dân tộc ta thông qua các hiệp ước “Hợp tác toàn diện”, “Hợp tác văn hóa và giáo dục” với bọn Việt gian (xin xem “Thăng Long Xưa Hà Nội Nay” cùng tác giả).
******

DẪN NHẬP
Mục đích chính của sách này là để giúp thế hệ trẻ suy nghĩ một cách minh mẫn hơn về những sự kiện có liên quan đến vận mệnh nước nhà, phần bên mở rộng ra ngoài đối chiếu nhiều nguồn tài liệu mà các sử liệu cũ của Hà Nội mập mờ một chiều trong lúc các liên kết xưa cũng đã thay đổi, các chuẩn mực cũ phần lớn đã sụp đổ. Tấm màn che mặt người anh cả, người đồng chí dù trong giao thiệp cũng đã rơi xuống trong một thời điểm khác thường, khi cuộc sống đang hoàn toàn bị xáo trộn.
Một vài nét trong quá trình thực hiện tác phẩm.
Câu hỏi có thể được đặt ra với bạn đọc là Đại Họa Diệt Chủng được thai nghén từ khi nào? Và được thực hiện như thế nào?
Cái ý niệm viết một cuốn sách viết về nước Tàu đối với các quốc gia lân bang đã từ lâu trong bối cảnh thế giới ngày càng có nhiều biến động. Tầu cộng càng tỏ ra hung hăng xâm lăng lãnh thổ các quốc gia láng giềng, rồi tình hình đất nước mỗi lúc thêm nguy hiểm và cả thế giới đang lo ngại họa diệt chủng tại các nước bị Tầu cộng chiếm đóng như đã nêu trên càng thôi thúc tôi tăng tốc hơn. Nhưng làm thế nào để thực hiện một cuốn sách mang đề tài lịch sử lớn như vậy. Sự thực có gì to lớn lắm đâu, nó chỉ là một công việc góp nhặt, sưu khảo, ghi chép, phiên dịch những gì đã xẩy ra giữa nước Tàu với các nước khác…tác giả chỉ cần kiên trì và bổ túc, sắp xếp những tài liệu, sưu khảo đã chọn lựa trong các sách vào các đề tài hợp lý. Trích dẫn những đoạn quan yếu. Tôi cố gắng hết sức thể hiện những điều mình quan sát, những suy nghĩ và cảm xúc của tôi để vẽ lại, ở mức độ mà mình có thể làm được chứ không phải viết ra một cái gì tổng quan về lịch sử toàn diện. Tuy nhiên, trong chính sử thời hiện đại nhiều sự kiện quan trọng đã bị bỏ qua và nhiều nhân vật quan trọng trong đoàn cố vấn Tàu giúp họ Hồ và Đảng CSVN trong hai cuộc chiến, cũng như các chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất không được nói đến. Đây là một việc không thể chấp nhận được. Những câu chuyện cá nhân có thể nhận đuợc sự khoan dung. Những người muốn nghiên cứu thích đáng về quá khứ không được phép bỏ qua hoặc đề cập một cách mơ hồ và không trực tiếp.
Tôi không có đủ thời gian để luận bàn thấu đáo các vấn đề đã viết. Vì vậy tập truyện này vẫn coi là tập tài liệu phác họa có tính cách cá nhân không đầy đủ về một quá khứ, mặc dù có những khắc họa đương đại.
Trình bày bối cảnh lịch sử có liên quan đến tư tưởng hành động của giới lãnh đạo Tầu đối với nước ta và các quốc gia khác.
Khởi hành bằng mỗi sự kiện xẩy ra trong nước viết một vài trang bỏ đó. 20 năm với hàng trăm mảnh vụn, đến khi có cơ duyên lắp ráp chúng lại, bổ túc thêm thành tác phẩm. Người xưa nói:
“Một giọt nước không gọt mòn tảng đá, nhưng nhiều giọt nước sẽ làm xói mòn tảng đá. Một con kiến không ăn trọn cả xác con gấu, nhưng những đàn kiến sẽ ăn trọn cả xác con gấu. Một tảng đá không thể xây thành Kim Tự Tháp, một viên gạch không xây cất được tòa lâu đài, một hạt cát không thành sa mạc”. Cũng vậy, tôi viết tác phẩm này bằng lòng kiên nhẫn và nhờ nguồn cảm hứng khí thiêng của tiền nhân. Đây là động lực ngầm nuôi dưỡng tinh thần tôi trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi chốn. Nếu không nó chỉ còn là cái xác vật vờ tan hoại theo thời gian!
Phương pháp, kỹ thuật tác giả thực hiện không thuộc hẳn một thể loại nào, mà sử dụng nhiều phương tiện để chuyển tải tác phẩm… khi đề cập đến vấn đề lịch sử. Đôi lúc, người viết ứng dụng phương pháp quy nạp và tổng hợp để nhấn mạnh những nét chính, tô đậm những điểm đã được đa số các sử gia, học giả các nhà chuyên môn đồng thuận.
Sử dụng lối tiếp cận liên ngành (Interdisciplinary Approach) để tìm ra những giải đáp mà riêng một ngành, một bộ môn không thể thỏa mãn: Lịch sử, khảo cổ, nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học sẽ được đối chiếu và bổ túc lẫn cho nhau. Khi dẫn giải các sự kiện lịch sử nó gần với biên khảo, nghiên cứu, phê phán, bình luận…lúc mô tả đời sống xã hội nó lại ở dạng tiểu thuyết lịch sử…
Đối với tác giả, phần quan yếu trước tiên là tìm hiểu văn hóa Tầu, những đại biểu sáng giá nhất của nền văn hóa đó như Khổng Tử qua con người Tầu, tức là nhìn thẳng vào tim, óc của họ, với những sự kiện thực tế qua cách sống, cách suy nghĩ, cách cư xử, ngôn ngữ và hành động biểu hiện rất rõ bản chất Tầu trong suốt quá trình lịch sử 5.000 năm của họ. Tác giả cũng không coi đây là một cách nhìn khác hay khám phá gì mới mẻ, đơn giản chỉ là đúc kết kinh nghiệm. Ở một phương diện khác, những nhân vật trong truyện ở nhiều chương sau hư thực đến mức nào, người đọc dễ dàng nhận ra. Nhưng cũng xin thưa rằng, người viết không lạm dụng đặc quyền viết văn để tô chuốt cho nhân vật của mình. Tôi không bị nhốt trong những xảo thuật ma quái của những tay viết kiếm hiệp Tầu. Tôi viết với óc quan sát, hiện thực xã hội. Nhân vật trong truyện của tôi không phải những bóng ma vật vờ, chập chờn, từ đáy mồ đi ra, mà là những nhân chứng, nhân vật thật, người thật hành động thường trong đời sống xã hội cộng sản, với bao nhiêu chi tiết mà bạn đều nhận thấy được, và bằng tất cả con mắt của đại chúng. Theo tôi, nghệ thuật là làm cách nào để chuyển tải thông tin cho đại chúng một cách trung thực. Văn chương dù trải chuốt óng ả đến nhường nào , nhưng nội dung tác phẩm không phản ảnh được đời sống hiện thực thì nghệ thuật khiếm khuyết, do vậy, tôi quan niệm muốn hay và có giá trị thì phải thật. Đành rằng nhiều khi người viết cần tới óc tưởng tượng mới có thể tạo được thân hình, bóng dáng bấy lâu lật lên, lật xuống, và bằng đủ mọi góc độ thì nhân vật mới có sức sống và phải cố gắng tối đa, phải nhạy bén nắm bắt thời cuộc cùng những chuyển biến lớn lao xẩy ra trên khắp thế giới. Viết như chính cuộc đời đang du hành khám phá. Cuộc du hành này là cuộc du hành siêu hình. Tuy nhiên, cuộc ngao du tinh thần này chẳng phải là hư cấu, tưởng tượng tách rời đời sống mà nó là một cách đến cuộc đời một cách gián tiếp. Thủ đắc một vũ khí thông tin hiện đại… giải phóng khỏi không gian và thời gian, ngay khoảnh khắc tựa này. Tôi cảm nhận thời gian thật sự có cánh, nên đôi khi có chủ đề không định trước, trong cuộc ngao du xuôi ngược, dọc ngang cũng chẳng có đề tài nhất định như một quá trình càng ngày càng có vẻ vô hạn khi tôi tiếp cận các nguồn văn hóa, văn minh, lịch sử, tài liệu và các sự kiện nóng vừa xẩy ra đang nói đến trên máy computer. Sau đó là những giờ phút lắng sâu vào tâm tưởng, và nhờ đặc ân trực khởi, tôi càng phát huy khả năng lãnh hội, phân tích, tổng hợp, xếp loại… trong khi các sự vật càng ngày càng sẵn sàng diễn ra trước mắt tôi. Ngắm nhìn những nhân vật bên kia Đại Dương, những cơn sóng của biến động. Cả dân tộc bị lôi vào giữa những bi kịch cũng như chính tác giả cùng tham gia những hoạt động của các nhân vật, các vấn đề, khuấy lên đốt cháy sự nhạy cảm đầy phẫn nộ đối với chúng. Cũng như tiếng nói của mọi con người từ mọi nơi trên thế giới, đang khao khát những điều giống như chúng ta, mong muốn, thoát khỏi đói nghèo, bệnh tật và sợ hãi, được tự do nói lên nguyện vọng của mình.
Cuộc hành trình của tôi là sự học hỏi liên tục về nhiều điều mở mang tâm trí tôi. Tôi phải đưa vào đây những tiếng nói không được nghe tới, hay ít được nghe thấy từ người dân miền Bắc của thế kỷ trước, họ sống trong một thế giới thông tin trong ngoài bị bịt kín và hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài. Ngày nay dù ngàn trùng xa cách nhưng nhờ thông tin hiện đại, tôi gần gũi quê hương, gần như đang sống và tham dự mọi sinh hoạt xã hội… trước những cay đắng, chua chát ở đời. Trong cuộc hành trình trái tim tôi sôi nổi nhảy từ hài kịch, sang bi kịch với vẻ dễ dàng. Và ưa thích những vấn đề tâm linh, trí tuệ. Nhưng trong đời sống thế gian tôi lại thích chọc ghẹo, lật tẩy những bí mật của các chính khách… Coi sống chết, nguy hiểm như chơi, không bám giữ vào bất kể một thứ gì của thế gian. Nhưng cũng không rời thế gian. Có lẽ tôi chẳng giống ai, cả trong quan niệm nghệ thuật. Dẫu cho sự vặn vẹo, lệch lạc ngoài cái mà người ta gọi là hiện thực XHCN, hay cái gì đó... tôi vẫn nghĩ Văn học là phải phá rào, phải vượt qua những con đường mòn cùn trơ khai mở những chân trời mới. Tôi chẳng phải loại người ấy, nhưng trong mỗi người cầm bút, tự nhiên không chấp nhận sự ngưng lại trong hiểu biết. Không một ranh giới nào buộc văn chương dừng lại, không gì ngăn được và buộc được nhà văn phải viết theo khuynh hướng này hay khuynh hướng khác. Nơi nào quyền lực xâm lấn mọi hoạt động của con người, thì văn học nghệ thuật tàn tạ.
Trên phương diện nghệ thuật, đối với tôi mới hay cũ, nghệ thuật cổ điển, hay hiện đại chẳng qua chỉ là tương quan do ước lệ. Điều thiết yếu của nhà văn là đem lại sinh khí đời sống vào văn học. Bởi vì mỗi thế hệ nhà văn đều do đời sống và hoàn cảnh lịch sử, xã hội chi phối nó giống như những thứ thời trang của phụ nữ mà thôi. Còn cá tính, theo tôi nghĩ, mỗi nhà văn có hoàn cảnh riêng, phong thái riêng, lối sống riêng, chính ngần ấy yếu tố đã tạo ra bút pháp. Tuy nhiên vẫn có một nét tương đồng bởi tâm lý thời đại.
Những người đã vượt Đại Dương bằng chiếc thuyền nhỏ đến xứ sở mới. Suy nghĩ về các mối tương quan xung quanh. Phải thừa nhận rằng, chẳng có nơi nào sặc sỡ màu sắc như Hoa Kỳ, đối lập nhau mà vẫn nương vào nhau, hòa điệu cùng nhau.
Một bản đại hòa tấu tuyệt vời của hàng trăm sắc dân sống trong tình bằng hữu. Tinh thần đó cho tất cả anh em Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và như vậy, chúng ta có thể nói được tiếng nói cuối cùng về sự hài hòa vĩ đại theo tinh thần phúc âm (Thiên Chúa Giáo). Đến mức bất kể một sắc dân nào đến Mỹ đều trở thành một bộ phận hòa lẫn nhau mà vẫn giữ được bản sắc, và ý thức được sự tồn tại của mình.
Thật là may mắn cho những ai liều lĩnh tới được đây. Là người của một dân tộc đã phải gánh chịu những đòn thù nặng nề nhất mà sự mê muội, điên rồ trong thiết chế xã hội cộng sản. Tất nhiên, tôi có suy nghĩ khác làng văn bên nhà và cũng không giống ai ở đây. Mặc dù tôi không bao giờ coi quê hương thứ hai như một nơi xa lạ với văn học.

Ân huệ!
Trong sinh hoạt đời sống hàng ngày: Động đến bất cứ một thứ gì như đọc một cuốn sách hay, xem một cuốn phim tài liệu có giá trị, ngồi trên bàn viết sử dụng máy computer… dùng đến bất cứ vật gì tôi cũng thấy nó chứa đầy ơn huệ, kèm theo một món nợ, nợ cơm áo, nợ tinh thần sâu dầy. Làm sao trang trải? Viết sách này âu cũng là một cách để trang trải nợ đời.
Sau chót, xin đa tạ tất cả tấm lòng vàng đã góp công sức vào cuốn sách này. Trước hết là Hòa Thượng Thích Giác Lượng, Hòa Thượng Thích Tuệ Minh, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng, Giáo Sư Bùi Diễm, các cụ Nguyễn Hữu Hãn, Trương Đình Sửu, đã đọc và khuyến cáo những điều hữu ích. Đặc biệt là chị Trâm Anh đã hết lòng giúp đỡ, đọc bản thảo, sửa chữa những lỗi lầm từ vựng và đóng góp nhiều ý kiến đáng kể cho quyển sách nầy.
Sau nhiều lần chỉnh lý nó được tương đối hoàn chỉnh như ngày hôm nay cũng là nhờ quý vị thiện hữu tri thức. Tác giả tri ân tất cả bằng hữu chân tình.
Cuối cùng, chúng tôi không quên cảm ơn những tác giả của những tác phẩm mà chúng tôi đã trích dẫn, đặc biệt là cụ Dương Danh Dy, dịch giả sách hồi ký “Ghi chép thực về việc Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp” và dịch giả Quốc Thanh trong sách “Hồi ký của Trương Đức Duy” đại sứ Tầu tại Hà Nội (1989-1993).


Trân trọng
Trần Nhu 


  
Nói chuyện với Phan Nhật Nam về Đại Hoạ Diệt Chủng!

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire