Cuộc Chiến Đấu Bi Hùng của Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu
Đào Vũ Anh Hùng
LTS – Bài viết dưới đây đã được nữ xướng ngôn viên Liên Bích của đài phát thanh VBS, Dallas đọc trong buổi lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực 19-6-97 tại Arlington, Texas, gây xúc động toàn thể cử tọa.
Bài ca ly biệt của quân lực VNCH được diễn tả bằng những hành động ngoạn mục, những trận đánh ngoạn mục của người lính VNCH trong trận thư hùng với các binh đoàn cộng sản lần cuối, vào giờ phút hấp hối của miền Nam. Đó là những trận đánh cực cùng dũng cảm, bi thương, hùng tráng và tuyệt vọng, trước sự chứng kiến của hàng trăm ký giả, phóng viên ngoại quốc, những nhà ngoại giao, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu quân sử.
Đó là thiên anh hùng ca bất khuất của một quân lực trong suốt hơn hai mươi năm chống giữ và bảo vệ cái tiền đồn của thế giới tự do trước làn sóng xâm lăng cộng sản. Thiên anh hùng ca bất hủ đã được nhiều nhân chứng tôn vinh và ngưỡng phục. Sau cuộc tan hoang, miền Nam Việt Nam bị mất về tay cộng sản, nhiều người đã công khai nói lên lòng cảm phục cùng sự thương tiếc cho một quân lực hùng mạnh và quả cảm đã gánh chịu một kết thúc đau thương ngập tràn uất hận.
Ký giả Peter Kahn của đại nhật báo The Wall Street Journal, dưới cái tựa “Truy Điệu Nam Việt Nam”, ngày 2-5-75, nghĩa là hai ngày sau khi Saigon sụp đổ, đã ngậm ngùi kết luận, “Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25 năm và không phải họ luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ không có quốc gia nào có thể chịu đựng được một cuộc chiến dai dẳng và tàn khốc đến như vậy … Rốt cuộc, quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của mọi người!…”
David Halberstam, một ký giả Mỹ đầy thiên lệch khi nhận định về chiến tranh Việt Nam, nhưng khi chứng kiến sự sụp đổ của miền Nam, cũng phải phẫn nộ thú nhận trên tờ Newsweek, “Tất cả những sự thất bại lịch sử, và tất cả những sự hèn nhát tồi tệ của các nhà lãnh đạo Tây phương đều chồng chất lên lưng những người lính Nam Việt Nam. Thật là bất lương và bất công! Sự nhục nhã là của chúng ta chứ không phải là của quân đội VNCH!”
Hầu hết các phóng viên báo chí, các ký giả ngoại quốc trước đây từng công khai bênh vực và nghiêng hẳn về phe Việt cộng, đã phản tỉnh, đã sám hối khi chứng kiến sự kháng cự dũng mãnh, hào hùng và bi thảm của những đơn vị quân đội ở lại chiến đấu đến người lính cuối cùng, đến giọt máu cuối cùng. Pière Darcourt đã nồng nhiệt ca tụng lòng dũng cảm của quân lực VNCH ở Xuân Lộc, của một đơn vị Nhảy Dù ở Lăng Cha Cả, của anh em Biệt Kích 81 ở Bộ Tổng Tham Mưu và dành hẳn một đoạn dài mô tả cuộc chống trả hiên ngang của các sinh viên trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt trên các đường phố Saigon. Người ta đã nói rất nhiều đến những tấm gương tuẫn tiết của các vị tướng anh hùng, những cuộc tự sát tập thể của những người lính vô danh không chịu đầu hàng kẻ thù, nói đến những kỳ tích chiến đấu của những đơn vị quân lực miền Nam.
Một trong những trận đánh anh hùng ấy đã làm mủi lòng biết bao nhiêu người, đã gây xúc động biết bao nhiêu con tim. Những giòng nước mắt đã dàn dụa đổ xuống khi chứng kiến sự chống trả tuyệt vời và ngoạn mục, có thể nói trên thế giới, không một quân sử nước nào có được.
Đó là cuộc chống trả của các Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tầu trong đêm 29 và gần trọn ngày 30-4-75, khi cộng quân xâm nhập và chiếm đóng các vị trí trọng yếu trong thị xã. Vũng Tàu coi như bỏ ngỏ và rơi vào tay cộng quân, ngoại trừ một cứ điểm duy nhất còn chống cự do những thiếu niên tuổi 12, 13 … đến 17 tự lập phòng tuyến quyết tâm tử thủ. Cứ điểm đó là trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và những chiến sĩ gan dạ anh hùng đó là những thiếu sinh măng trẻ của trường. Địch đã tung ra hai tiểu đoàn xung kích bao vây cứ điểm cuối cùng này nhưng chúng đã gặp phải một lực lượng vũ trang đáng kể hiên ngang đương đầu với chúng.
Cộng sản đã coi thường những chú lính sữa chưa bao giờ biết mùi trận
mạc. Chúng bắc loa kêu gọi các em đầu hàng và buông lời dậm dọa. Tiếng
loa vừa dứt, Việt cộng nhận được ngay một tràng đại liên thay cho câu
trả lời, gọn gàng và cương quyết của gần 400 tay súng tí hon. Tiếp theo
là hàng trăm mũi súng nhắm thẳng vào bọn Việt cộng bên ngoài, phẫn nộ
nẩy cò. Vài tên bộ đội bị đốn ngã ngay trong loạt đạn đầu tiên. Bọn Việt
cộng phải đứng khựng lại trước tinh thần quyết tử của 400 hậu duệ anh
hùng Trần Quốc Toản. Chúng không dám tấn công ngay vì các em quá nhỏ và
vì có sự hiện diện của đồng bào. Chúng lui ra xa tránh đạn, bắc loa ra
lệnh các em phải đầu hàng đúng 9 giờ 30 sáng hôm sau, ngày 30 tháng Tư
1975.
Mặc Việt cộng kêu gọi và đe dọa, Thiếu Sinh Quân vẫn kiên trì tử thủ, khiêng chướng ngại vật làm tuyến phòng ngự, tổ chức giao liên, tiếp tế đạn dược, nước uống và lương khô, cứu thương và cứu hỏa. Anh lớn chỉ huy các em nhỏ, áp dụng tuyệt vời những bài học quân sự và kỹ thuật tác chiến đã được giảng dạy ở quân trường. Đúng 9 giờ 30 sáng ngày 30-4, cộng quân ra lệnh gọi đầu hàng lần chót nhưng các chiến sĩ tí hon vẫn kiên quyết kháng cự, trả lời chúng bằng những loạt đạn dữ dội hơn.
Việt cộng nổi cơn khát máu. Chúng khai hỏa, mở cuộc tấn công ào ạt mong giải quyết chiến trường nhanh chóng. Nhưng chúng phải lập tức dội ngược lại, không ngờ sức chống cự quá mãnh liệt và hỏa lực từ bên trong bắn ra vô cùng chính xác vào những cái bia sống – những cái bia người “sinh Bắc tử Nam”! Các em chưa bao giờ được bắn, nay đã bắn với tất cả căm thù, mong giành lại những gì sắp bị cướp mất.
Thiếu Sinh Quân có đầy đủ vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng. Ngoài ra còn có lợi điểm là các công sự phòng thủ trong trường, vừa đánh vừa di chuyển, ẩn núp trong khi bộ đội cộng sản lớ ngớ như bầy chuột chù ra ngoài ánh sáng. Lại có những thanh thiếu niên và quân nhân vỡ ngũ từ bên ngoài, hào hứng và kích động, tìm cách lẻn vào tăng cường tay súng, nhập cuộc cùng các Thiếu Sinh Quân chiến đấu ngay trong sân trường hay đột kích, đánh bọc hậu bọn bộ đội khiến chúng nao núng và rối hoảng. Việt cộng bắn sập một khoảng tường nhưng không thể nào vượt qua lưới đạn của các chiến sĩ nhỏ tuổi mà can trường. Các em đã chiến đấu thật gan dạ, nhanh nhẹn, khôn ngoan, phối hợp nhịp nhàng và kỷ luật như những đơn vị tinh nhuệ, thiện chiến, nhà nghề. Đây là trận đánh thực sự đầu tiên mà cũng là trận đánh cuối cùng của các em còn dở dang khóa học. Trận đánh quyết tử đã đi vào lịch sử.
Các thiếu sinh quân chiến đấu không nao núng dù có nhiều em ngã gục.
Những đứa con bé bỏng của quê hương đã chết trong giờ phút cuối cùng của
miền Nam, khi tóc còn xanh, rất xanh, mộng đời chưa trọn. Đồng bào
chứng kiến cảnh bi thương này đã oà lên khóc. Có những bà mẹ kêu gào,
lăn xả vào cản ngăn, trì kéo ngọn súng bọn bộ đội để che chở cho những
thiếu niên ở bên trong. Tiếng nổ, tiếng hò hét, tiếng kêu khóc, tiếng
loa uy hiếp của Việt cộng đã tạo nên một không khí chiến trường lạ lùng
chưa từng thấy… Các Thiếu Sinh Quân chiến đấu với tất cả nhiệt tình và
sinh lực tuổi trẻ, hăng say, hào hứng như đang tham dự một trò chơi lớn.
Cuộc chống cự kéo dài đến 3 giờ chiều. Cho tới khi kho đạn dược đã cạn và kho lương bị bốc cháy, các Thiếu Sinh Quân mới bằng lòng cho Việt cộng thương thảo. Họ đòi hỏi Việt cộng chấp nhận một giờ ngưng bắn, sau đó sẽ buông súng và mở cổng.
Các em đã dùng một giờ ngưng bắn để thu dọn chiến trường, săn sóc đồng đội bị thương, gói liệm thi hài những vị tiểu anh hùng đã gục ngã và chuẩn bị làm lễ hạ kỳ. Họ không để cho bọn cộng sản làm nhục lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ biểu tượng thiêng liêng gói ủ hồn dân tộc mà họ đã thề nguyền phải thương yêu và bảo vệ.
Chừng hơn một trung đội Thiếu Sinh Quân đã tập họp trước sân cờ, đứng trang nghiêm và thành kính nhìn lên lá quốc kỳ còn nguyên vẹn màu tươi thắm bay phất phới trên nền mây ngọc bích. Hai Thiếu Sinh Quân lớp 12 là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Văn Chung bước tới, đứng nghiêm trước kỳ đài theo lễ nghi quân cách, dơ tay chào. Họ từ từ nắm từng nấc dây, cho lá cờ hạ xuống thật chậm và từ tốn như cố kéo dài cái phút giây thiêng liêng cảm động đó, nước mắt chảy đầm đìa.
Tất cả Thiếu Sinh Quân từ trong các từng lầu, từ các hố cá nhân, các giao thông hào, sau những gốc cây, sau những bờ tường, trên mái nhà … không ai bảo ai, đồng loạt đứng bật giậy, đồng thanh cất tiếng hát bài quốc ca. Gần 400 giọng hát hùng tráng cất lên, vang khắp sân trường. Bọn địch nghe, ngơ ngác không phản ứng. Tiếng hát phủ tràn trên tuyến địch, vang đến tận Bãi Dâu, đến tận Bến Đình … Mọi người dân Vũng Tàu đều nghe và rúng động. Tiếng hát bay ra biển khơi, bay lên trời cao, âm thanh lồng lộng theo gió chiều, đất trời cũng ngẩn ngơ rớm lệ khi nghe tiếng hát.
Các Thiếu Sinh Quân đã làm lễ mai táng đất nước, đã trang nghiêm rửa sạch tấm bia danh dự của quân đội Cộng hòa, đã vuốt mắt cho Mẹ Việt Nam yên nghỉ qua lễ hạ kỳ lần cuối. Họ hát bằng tiếng nấc thê lương và phẫn uất từ sâu thẳm trái tim, nước mắt chảy ra ràn rụa, nghẹn ngào. Đồng bào cũng thổn thức hát theo và thương tủi khóc theo.
Thời gian ngưng đọng lại trong giờ khắc thiêng liêng, bi thảm, xúc động và lẫm liệt đó. Cho đến bây giờ, hàng chục năm sau, nhiều người vẫn còn nghe văng vẳng trong sâu thẳm buồng tim thắt nghẹn, tiếng bi thương hùng tráng của các em Thiếu Sinh Quân hát bài Quốc ca trên đất nước lần cuối cùng, trong ngày cuối cùng của tháng Tư đen, ngày oan khiên định mệnh của dân tộc Việt.
Đào Vũ Anh Hùng
Đào Vũ Anh Hùng
LTS – Bài viết dưới đây đã được nữ xướng ngôn viên Liên Bích của đài phát thanh VBS, Dallas đọc trong buổi lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực 19-6-97 tại Arlington, Texas, gây xúc động toàn thể cử tọa.
Bài ca ly biệt của quân lực VNCH được diễn tả bằng những hành động ngoạn mục, những trận đánh ngoạn mục của người lính VNCH trong trận thư hùng với các binh đoàn cộng sản lần cuối, vào giờ phút hấp hối của miền Nam. Đó là những trận đánh cực cùng dũng cảm, bi thương, hùng tráng và tuyệt vọng, trước sự chứng kiến của hàng trăm ký giả, phóng viên ngoại quốc, những nhà ngoại giao, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu quân sử.
Đó là thiên anh hùng ca bất khuất của một quân lực trong suốt hơn hai mươi năm chống giữ và bảo vệ cái tiền đồn của thế giới tự do trước làn sóng xâm lăng cộng sản. Thiên anh hùng ca bất hủ đã được nhiều nhân chứng tôn vinh và ngưỡng phục. Sau cuộc tan hoang, miền Nam Việt Nam bị mất về tay cộng sản, nhiều người đã công khai nói lên lòng cảm phục cùng sự thương tiếc cho một quân lực hùng mạnh và quả cảm đã gánh chịu một kết thúc đau thương ngập tràn uất hận.
Ký giả Peter Kahn của đại nhật báo The Wall Street Journal, dưới cái tựa “Truy Điệu Nam Việt Nam”, ngày 2-5-75, nghĩa là hai ngày sau khi Saigon sụp đổ, đã ngậm ngùi kết luận, “Nam Việt Nam đã chống cự hữu hiệu trong 25 năm và không phải họ luôn luôn được người Mỹ giúp. Tôi nghĩ không có quốc gia nào có thể chịu đựng được một cuộc chiến dai dẳng và tàn khốc đến như vậy … Rốt cuộc, quân lực ấy đã tài giỏi hơn sự ước lượng của mọi người!…”
David Halberstam, một ký giả Mỹ đầy thiên lệch khi nhận định về chiến tranh Việt Nam, nhưng khi chứng kiến sự sụp đổ của miền Nam, cũng phải phẫn nộ thú nhận trên tờ Newsweek, “Tất cả những sự thất bại lịch sử, và tất cả những sự hèn nhát tồi tệ của các nhà lãnh đạo Tây phương đều chồng chất lên lưng những người lính Nam Việt Nam. Thật là bất lương và bất công! Sự nhục nhã là của chúng ta chứ không phải là của quân đội VNCH!”
Hầu hết các phóng viên báo chí, các ký giả ngoại quốc trước đây từng công khai bênh vực và nghiêng hẳn về phe Việt cộng, đã phản tỉnh, đã sám hối khi chứng kiến sự kháng cự dũng mãnh, hào hùng và bi thảm của những đơn vị quân đội ở lại chiến đấu đến người lính cuối cùng, đến giọt máu cuối cùng. Pière Darcourt đã nồng nhiệt ca tụng lòng dũng cảm của quân lực VNCH ở Xuân Lộc, của một đơn vị Nhảy Dù ở Lăng Cha Cả, của anh em Biệt Kích 81 ở Bộ Tổng Tham Mưu và dành hẳn một đoạn dài mô tả cuộc chống trả hiên ngang của các sinh viên trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt trên các đường phố Saigon. Người ta đã nói rất nhiều đến những tấm gương tuẫn tiết của các vị tướng anh hùng, những cuộc tự sát tập thể của những người lính vô danh không chịu đầu hàng kẻ thù, nói đến những kỳ tích chiến đấu của những đơn vị quân lực miền Nam.
Một trong những trận đánh anh hùng ấy đã làm mủi lòng biết bao nhiêu người, đã gây xúc động biết bao nhiêu con tim. Những giòng nước mắt đã dàn dụa đổ xuống khi chứng kiến sự chống trả tuyệt vời và ngoạn mục, có thể nói trên thế giới, không một quân sử nước nào có được.
Đó là cuộc chống trả của các Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tầu trong đêm 29 và gần trọn ngày 30-4-75, khi cộng quân xâm nhập và chiếm đóng các vị trí trọng yếu trong thị xã. Vũng Tàu coi như bỏ ngỏ và rơi vào tay cộng quân, ngoại trừ một cứ điểm duy nhất còn chống cự do những thiếu niên tuổi 12, 13 … đến 17 tự lập phòng tuyến quyết tâm tử thủ. Cứ điểm đó là trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và những chiến sĩ gan dạ anh hùng đó là những thiếu sinh măng trẻ của trường. Địch đã tung ra hai tiểu đoàn xung kích bao vây cứ điểm cuối cùng này nhưng chúng đã gặp phải một lực lượng vũ trang đáng kể hiên ngang đương đầu với chúng.
Mặc Việt cộng kêu gọi và đe dọa, Thiếu Sinh Quân vẫn kiên trì tử thủ, khiêng chướng ngại vật làm tuyến phòng ngự, tổ chức giao liên, tiếp tế đạn dược, nước uống và lương khô, cứu thương và cứu hỏa. Anh lớn chỉ huy các em nhỏ, áp dụng tuyệt vời những bài học quân sự và kỹ thuật tác chiến đã được giảng dạy ở quân trường. Đúng 9 giờ 30 sáng ngày 30-4, cộng quân ra lệnh gọi đầu hàng lần chót nhưng các chiến sĩ tí hon vẫn kiên quyết kháng cự, trả lời chúng bằng những loạt đạn dữ dội hơn.
Việt cộng nổi cơn khát máu. Chúng khai hỏa, mở cuộc tấn công ào ạt mong giải quyết chiến trường nhanh chóng. Nhưng chúng phải lập tức dội ngược lại, không ngờ sức chống cự quá mãnh liệt và hỏa lực từ bên trong bắn ra vô cùng chính xác vào những cái bia sống – những cái bia người “sinh Bắc tử Nam”! Các em chưa bao giờ được bắn, nay đã bắn với tất cả căm thù, mong giành lại những gì sắp bị cướp mất.
Thiếu Sinh Quân có đầy đủ vũ khí cá nhân và vũ khí cộng đồng. Ngoài ra còn có lợi điểm là các công sự phòng thủ trong trường, vừa đánh vừa di chuyển, ẩn núp trong khi bộ đội cộng sản lớ ngớ như bầy chuột chù ra ngoài ánh sáng. Lại có những thanh thiếu niên và quân nhân vỡ ngũ từ bên ngoài, hào hứng và kích động, tìm cách lẻn vào tăng cường tay súng, nhập cuộc cùng các Thiếu Sinh Quân chiến đấu ngay trong sân trường hay đột kích, đánh bọc hậu bọn bộ đội khiến chúng nao núng và rối hoảng. Việt cộng bắn sập một khoảng tường nhưng không thể nào vượt qua lưới đạn của các chiến sĩ nhỏ tuổi mà can trường. Các em đã chiến đấu thật gan dạ, nhanh nhẹn, khôn ngoan, phối hợp nhịp nhàng và kỷ luật như những đơn vị tinh nhuệ, thiện chiến, nhà nghề. Đây là trận đánh thực sự đầu tiên mà cũng là trận đánh cuối cùng của các em còn dở dang khóa học. Trận đánh quyết tử đã đi vào lịch sử.
Cuộc chống cự kéo dài đến 3 giờ chiều. Cho tới khi kho đạn dược đã cạn và kho lương bị bốc cháy, các Thiếu Sinh Quân mới bằng lòng cho Việt cộng thương thảo. Họ đòi hỏi Việt cộng chấp nhận một giờ ngưng bắn, sau đó sẽ buông súng và mở cổng.
Các em đã dùng một giờ ngưng bắn để thu dọn chiến trường, săn sóc đồng đội bị thương, gói liệm thi hài những vị tiểu anh hùng đã gục ngã và chuẩn bị làm lễ hạ kỳ. Họ không để cho bọn cộng sản làm nhục lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ biểu tượng thiêng liêng gói ủ hồn dân tộc mà họ đã thề nguyền phải thương yêu và bảo vệ.
Chừng hơn một trung đội Thiếu Sinh Quân đã tập họp trước sân cờ, đứng trang nghiêm và thành kính nhìn lên lá quốc kỳ còn nguyên vẹn màu tươi thắm bay phất phới trên nền mây ngọc bích. Hai Thiếu Sinh Quân lớp 12 là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Văn Chung bước tới, đứng nghiêm trước kỳ đài theo lễ nghi quân cách, dơ tay chào. Họ từ từ nắm từng nấc dây, cho lá cờ hạ xuống thật chậm và từ tốn như cố kéo dài cái phút giây thiêng liêng cảm động đó, nước mắt chảy đầm đìa.
Tất cả Thiếu Sinh Quân từ trong các từng lầu, từ các hố cá nhân, các giao thông hào, sau những gốc cây, sau những bờ tường, trên mái nhà … không ai bảo ai, đồng loạt đứng bật giậy, đồng thanh cất tiếng hát bài quốc ca. Gần 400 giọng hát hùng tráng cất lên, vang khắp sân trường. Bọn địch nghe, ngơ ngác không phản ứng. Tiếng hát phủ tràn trên tuyến địch, vang đến tận Bãi Dâu, đến tận Bến Đình … Mọi người dân Vũng Tàu đều nghe và rúng động. Tiếng hát bay ra biển khơi, bay lên trời cao, âm thanh lồng lộng theo gió chiều, đất trời cũng ngẩn ngơ rớm lệ khi nghe tiếng hát.
Các Thiếu Sinh Quân đã làm lễ mai táng đất nước, đã trang nghiêm rửa sạch tấm bia danh dự của quân đội Cộng hòa, đã vuốt mắt cho Mẹ Việt Nam yên nghỉ qua lễ hạ kỳ lần cuối. Họ hát bằng tiếng nấc thê lương và phẫn uất từ sâu thẳm trái tim, nước mắt chảy ra ràn rụa, nghẹn ngào. Đồng bào cũng thổn thức hát theo và thương tủi khóc theo.
Thời gian ngưng đọng lại trong giờ khắc thiêng liêng, bi thảm, xúc động và lẫm liệt đó. Cho đến bây giờ, hàng chục năm sau, nhiều người vẫn còn nghe văng vẳng trong sâu thẳm buồng tim thắt nghẹn, tiếng bi thương hùng tráng của các em Thiếu Sinh Quân hát bài Quốc ca trên đất nước lần cuối cùng, trong ngày cuối cùng của tháng Tư đen, ngày oan khiên định mệnh của dân tộc Việt.
Đào Vũ Anh Hùng
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire