Năm 1957, ông sáng lập Hội Nhiếp
Ảnh Quân Đội Việt Nam . Năm
1961, ông trở thành Sĩ quan
nhiếp ảnh chiến trường của Quân
lực Việt Nam Cộng Hoà, binh
chủng Nhảy Dù. Ông được chọn làm
Hội viên danh dự Hội nhiếp ảnh
quốc tế năm 1971. Trong thời
gian làm phóng viên chiến trường,
ông được lãnh nhiều giải thưởng
cao quý về nhiếp ảnh tại nhiều
quốc gia khác nhau.
P/V Nhiếp ảnh gia quân đội Nguyễn Ngọc Hạnh
Hà Vũ (VOA)
Căn phòng ngủ chứa đầy ảnh... và NNH ra Sofa ngủ.
Khó khăn để bước đến phòng khách sát bên bởi chung quanh ông để khá nhiều hình ảnh, khung và kể cả khá nhiều vật dụng trang trí lỉnh kỉnh. Phòng khách của ông được trang trí bằng những tác phẩm khổ lớn nổi tiếng một thời của ông và một vài khung ảnh nho nhỏ chụp với gia đình... Kỷ niệm, ký ức, một thời trai trẻ, một mái ấm, một cuộc tình, một tác phẩm xen lẫn nhau để cho ông chiêm nghiệm, ngắm nghía trong yên lặng... Ðó là những gì còn lại trong đời sống tinh thần của người nghệ sĩ.
Ông ngủ một mình trên chiếc ghế sofa nhỏ nhắn, chắc cũng là nơi ông làm việc với những tác phẩm thân thương của mình. Ông mở cửa một căn phòng lớn giới thiệu kho ảnh của mình... Căn phòng này là phòng ngủ của ông nhưng lại trở thành kho ảnh vô giá của mình, thật ngạc nhiên chỉ toàn là ảnh và khung ảnh chất đầy cứng căn phòng không chừa đủ một lối đi, bên trên là bàn thờ Chúa... Sự công nhận người nghệ sĩ đam mê nghệ thuật suốt cả một đời người đã không riêng bởi cuộc đời mà còn có Chúa, đó là niềm tin mãi mãi của ông.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh đã chia sẻ những cảm xúc của ông đối với khách đến thăm: “Tôi nghĩ sẽ không bao giờ ‘gác kiếm’, cũng như tôi chưa bao giờ tuyên bố về hưu. Cuộc đời nhiếp ảnh của tôi là nỗi đam mê, tôi quan niệm người nghệ sĩ là tất cả những gì nhìn sáng tạo trong khung ngắm đều hướng về lòng tốt, lòng thành đó là một hy sinh rất lớn ta sẽ được trả công, không phải thế gian mà trời đất sẽ trả công cho ta...”
Dưới đây là cuộc phỏng vấn ngắn với nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh tại tư gia của ông ở San Jose:
NV: Có nhận định trong giới ảnh nghệ thuật cho rằng nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh chuyên chụp ảnh dàn dựng, vậy với những ảnh dàn dựng chu đáo tỉ mỉ như vậy sẽ mất đi sự trung thực, mất đi những moment và như vậy tác phẩm mất đi một điều gì đó chăng? Xin cho biết cảm nghĩ của ông?
Nhiếp ảnh gia NNH: Tôi thiết nghĩ rằng người nhiếp ảnh có 2 cách chụp. Cách thứ 1 chụp ngoài trời chúng ta kiên nhẫn chờ đợi ánh sáng, chờ thời điểm. Ánh sáng là linh hồn của nhiếp ảnh, và nhiếp ảnh là nghệ thuật của ánh sáng, nếu không có ánh sáng đẹp chúng ta trở lại set up bằng ánh sáng của mình, dàn dựng để tạo ra như thật, nó giả nhưng là thật, người nhiếp ảnh phải chịu trách nhiệm trong khung ngắm của mình, phải biết tác động sự thật lên người mẫu của mình từ âm thanh, mệnh lệnh chỉ huy, âm nhạc... Ðiều khó nhất là... “thôi miên” và tác động lên người mẫu, đó là tài riêng của tôi. Ví dụ như tác phẩm Tiếc Thương của tôi đã được dàn dựng đến nỗi người mẫu của tôi đã khóc thật, ngoài những giọt nước mắt thật trên mặt người mẫu, có cả giọt nước mắt giả tôi nhỏ lên chiếc thẻ bài! Ngày xưa tôi đã dàn dựng ngay ngoài chiến trường thật, bắn thật, khói lửa chiến tranh thật và người lính sống trong cảm xúc của mình ngoài chiến trường, bấm máy đúng lúc trong dàn dựng vẫn bắt được cái hồn của ảnh. Ðể người thưởng ngoạn không tìm được khuyết điểm trong tác phẩm đó là thành công của nhiếp ảnh dàn dựng.
NV: Ðược biết ông cũng có nhiều tác phẩm khỏa thân, xin ông cho biết cảm nghĩ của ông về thể loại này?
NNH: Ðấng tạo hóa đã tạo nên người nữ và người nam rất là perfect. Thượng đế tạo người nam để lôi kéo tình ái, và chúng ta phải biết dùng ánh sáng để vẽ lên những tác phẩm của tạo hóa. Sự phối hợp nghệ thuật với sự trần truồng là một biên giới rất mong manh, tác phẩm nude được thể hiện bởi sự phối hợp đó để được thiêng liêng tinh túy, hoặc là sự dâm đãng trần tục của ác quỷ làm ô uế thân xác của mình. Ba tác phẩm nude của tôi đang được treo ở vị trí danh dự nhất trong ngôi nhà này nói lên sự thoát tục đó...
NV: Là một nhiếp ảnh gia có nhiều thành công trên quốc tế, xin ông cho thế hệ trẻ nhiếp ảnh Việt Nam vài lời chỉ giáo?
NNH: Tôi chỉ khuyên những thế hệ trẻ nhiếp ảnh đi sau nên công bình trung thực khi trở về quê hương chụp hình, phải biết chụp sự thật, ngoài những cảnh thành phố, building cao đẹp còn có những hình ảnh người dân nghèo đau khổ, những khu nhà ổ chuột. Nói lên sự thật, mặt trái của xã hội, phải có tương phản, đừng nhìn một hướng, phải công bình trong ống kính của mình đó là sự trong sáng của người nhiếp ảnh. Sự công bình sẽ không mất lòng ai vì mình đã được ban ra để sáng tạo.
NV: Xin ông cho biết những dự định sắp tới của ông? Một chuyến sáng tác hoặc một cuộc triển lãm?
NNH: Tôi chưa bao giờ nghỉ ngơi nên đang có một chương trình lớn cuối đời nhiếp ảnh của tôi là sẽ tổ chức cuộc triển lãm Top Ten Photoghrapher vào năm 2011, mười nhà nhiếp ảnh hàng đầu của PSA đúc kết. Tôi muốn mời 10 nhiếp ảnh gia có thành tích Top Ten nhiều nhất từ xưa đến nay, trong đó có 3 nhiếp ảnh gia Việt Nam: Ông Thomas Lang (USA), Huỳnh Hoa (Australia) và tôi... Tôi dự định đầu tiên sẽ tổ chức ở San Jose, kế đó là Nam Cali tại báo Người Việt, Los Angeles và sau cùng là sẽ qua Houston, Texas. Ðây là cuộc triển lãm Top Ten Photographer đầu tiên từ năm 1975 đến giờ. Dự định sẽ in sách và trophy, đây là chương trình rất lớn và tốn kém. Tôi nghĩ rằng cuộc triển lãm này sẽ hấp dẫn với giới nhiếp ảnh và cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, cộng đồng bé nhỏ ở đây so với 80 triệu người ở Việt Nam sẽ làm được vì có được những nhiếp ảnh gia Top Ten mà trong nước chưa có được điều đó.
Trong một không gian nhiếp ảnh, chúng tôi cảm nhận được lòng đam mê của một nhiếp ảnh gia tuổi đã 84. Ông đã sống trọn vẹn cho nghề nghiệp và trong nỗi cô đơn trống vắng đó chắc không thể ảnh hưởng đến tinh thần trẻ trung của ông, có thể ông đã tìm được một hạnh phúc thầm lặng qua những tác phẩm một thời vang bóng của mình: “Người lính”, “Người quả phụ với chiếc thẻ bài”, “Cô gái vá cờ” và kể cả những thân thể ngọc ngà thánh thiện... chung quanh ông. Khi chúng tôi chia tay, ông vui vẻ chân tình nói: “Lần đầu tiên có nhiều người đến khám phá không gian yên tĩnh của ông, thật... vui như vậy!”
Chúc nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh thành công trong cuộc triển lãm Top Ten sắp tới, một ước nguyện đơn giản cuối đời của một nhà nhiếp ảnh.
*
* *
* *
Sau khi miền Nam thất thủ năm
1975, ông Nguyễn Ngọc Hạnh bị đi
tù Cộng sản như bao nhiêu đồng
đội khác . Đến năm 1983, hội The
Royal Photographic Society of
Great Britain can thiệp cho ông
được trả tự do với 63 chử ký của
nhiều quốc gia khác nhau. Ông
đến Hoa Kỳ năm 1989.
Ông Hạnh thành lập Hội Nhiếp Ảnh
Việt Nam tại San Jose năm 1990.
Sau đó hội trở thành Hội Nhiếp
Ảnh Việt Nam Bắc California vào
năm 2000. Sau gần 20 năm định cư
tại Hoa Kỳ, ông Hạnh đã đào tạo
hàng trăm nhiếp ảnh viên chuyên
nghiêp. Nhiều học trò của ông
được nhận làm Hội viên danh dự
Hội Nhiếp Ảnh Hoàng Gia Anh và
các Hội Nhiếp Ảnh Chuyên Nghiệp
Hoa Kỳ.
Ông được nhận là hội viên của
nhiều Hội Nhiếp Ảnh trên nhiều
quốc gia khác nhau. Trong cuộc
đời nhiếp ảnh, ông Hạnh đã nhận
được 92 huy chương Vàng, 110 huy
chương Bạc và rất nhiều giải
thưởng khác nhau cho sự nghiệp
nhiếp ảnh của ông. Ông Hạnh hiện
nay vẫn còn dạy nhiếp ảnh, tiếp
tục đào tạo những Nhiếp ảnh viên
chuyên nghiệp cho cuộc đời thêm
tươi đẹp.
Hiện ông đang định cư tại
San Jose (Bắc Cali)
Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn
Ngọc Hạnh
Hình 1: Nhiếp ảnh gia Nguyễn
Ngọc Hạnh trong cuộc triển
lãm ảnh nghệ thuật của ông
cùng hai nhiếp ảnh gia
Nguyễn Khải và Phạm Hiếu
Những ai đã từng lớn lên
thời chiến tranh chắc không
thể không biết nhiếp ảnh gia
Nguyễn Ngọc Hạnh với những
bức hình nói về cuộc chiến
tại Việt Nam đầy tính nhân
bản. Trong những năm phục
vụ trong quân đội Việt Nam
Cộng Hòa, có một biến cố
khiến ông trở thành một
nhiếp ảnh gia nổi tiếng sau
này. Trong một cuộc giao
tranh ở Bồng Sơn, Quảng Nam,
ông từ chối ra lệnh cho binh
sĩ ném lựu đạn xuống hầm để
tiêu diệt Việt Cộng. Lý do
rất đơn giản, Việt Cộng đã
bắt cả gia đình người dân
xuống hầm chung với chúng,
giết chúng là giết thêm 5, 6
thường dân vô tội. “Ðành
rằng là một quân nhân phải
tuyệt đối phục tùng mệnh
lệnh, nhưng lệnh của trái
tim tôi không cho phép tôi
làm chuyện đó nữa sau khi đã
chứng kiến mười mấy căn hầm
như vậy. Tôi xin chấp nhận
hình phạt.” Trở về Bộ Tổng
Tham Mưu nhận hình phạt thì
được Tướng Thanh, Phòng I
nhìn ra khả năng nhiếp ảnh
của ông do ông đã có 4 năm
học bên Pháp nên cho phép
ông phục chức và điều ra mặt
trận làm phóng viên chiến
trường. Thế là ông đi từ
chiến trường này đến chiến
trường kia. Những bức hình
của ông đã giới thiệu cho
thế giới biết cuộc chiến
tranh Việt Nam như thế nào,
và người lính Việt Nam Cộng
Hòa nhân bản ra sao. Trong
thời gian này, ông viết cuốn
sánh “Việt Nam Khói Lửa” và
xuất bản được một cuốn sách
hình, lưu lại những hình ảnh
sống động của cuộc chiến.
Những bức hình ông chụp được
mọi người ngưỡng mộ không
phải là những hình thời sự.
Ông chỉ là người tái tạo lại
những câu chuyện đã xảy ra
qua góc nhìn của một người
lính cầm máy hình. Tất cả
hầu như đều được dàn dựng
công phu, tỉ mỉ để nói lên
sự thật, mà theo ông “Lịch
sử phải được dựng lại với
tất cả lòng kính trọng.”
Trong khuôn khổ trang Người
Việt Trẻ, chúng tôi giới
thiệu đôi nét về ông và một
số tác phẩm với từng hoàn
cảnh ra đời của nó, qua lời
kể của nhiếp ảnh gia Nguyễn
Ngọc Hạnh.
Hình 2: Dựng cờ “Trong cuộc
tổng công kích Tết Mậu Thân
1968 tại Huế, Việt Cộng đã
chiếm được Ðại Nội, họ chuẩn
bị sẵn một lá cờ rất lớn
treo lên cột cờ tại đây.
Chúng ta phản kích và lấy
lại được khu đất này. Trong
khi vẫn còn những ụ súng
phản kháng của Việt Cộng thì
một trung sĩ quân lực Việt
Nam Cộng Hòa trèo lên cột
cờ, xé tan lá cờ Việt Cộng
và treo lá cờ của mình lên.
Khi vừa leo xuống đến khoang
đứng trên cùng thì anh bị
Việt Cộng hạ sát, té rớt
xuống đất. Lúc đó tôi còn
bên kia sông Hương, cầu
Tràng Tiền đã bị gãy, và tôi
phải tìm cách vượt qua sông
để vào Ðại Nội. Sau 45 phút
dưới làn đạn địch, cuối cùng
tôi cũng đến được nơi đó.
Tôi được thuật lại rằng: khi
người trung sĩ hy sinh, bà
vợ của ông ta từ trại gia
binh gần đó chạy ra, khóc
lóc thảm thiết. Tiểu đoàn
trưởng Tiểu Ðoàn 81 Hắc Báo
81 bọc lá cờ Việt Nam Cộng
Hòa cho người trung sĩ và
chuyển anh ta về tuyến sau.
Sau đó Tiểu Ðoàn 81 Hắc Báo
truy lùng tàn quân Việt Cộng
và dẹp sạch số còn lại ẩn
nấp gần đó. Hôm sau tôi quay
lại đúng lúc đơn vị Hắc Báo
chuẩn bị rút khỏi Ðại Nội,
tôi xin thiếu tá tiểu đoàn
trưởng cho chụp một bức hình
ghi nhận công lao của đơn
vị. Ðược sự đồng ý của ông,
tôi mới sắp xếp chỗ đứng cho
các đơn vị chung quanh cột
cờ.
Sau đó tôi đề
nghị mọi người giơ súng
reo hò ‘Việt Nam Cộng
Hòa Muôn Năm
!!... ’ Bức hình
được chụp trong hoàn
cảnh đó.”
Hình 3: Tấn công “Tại mặt
trận Bồng Sơn, Quảng Nam
khoảng năm 1965-1966, tôi
dẫn một đại đội +, tức là
khoảng gần 100 binh sĩ chiếm
cứ một ngọn đồi trong vùng.
Việt Cộng cũng chiếm một
ngọn đồi khác, cao hơn gần
đó. Ban ngày hai bên đều
thấy rõ những hoạt động của
nhau như di chuyển, đào hầm
hố... Tôi nhận định là tụi
nó sẽ tấn công chúng tôi vào
ban đêm nên cho anh em chuẩn
bị hầm hố cẩn thận và yêu
cầu hậu cứ tiếp tế lựu đạn.
Hôm sau, trời vừa nhá nhem
tối thì họ tấn công. Tôi
lệnh cho binh sĩ dùng lựu
đạn để đẩy lui bọn chúng,
súng chỉ được dùng trong lúc
đánh xáp lá cà. Ðánh bằng
lựu đạn rất hiệu quả nhưng
cũng rất nguy hiểm vì chúng
tôi phải ước lượng được từ
nơi đóng quân đến chỗ Việt
Cộng la xung phong để sau
khi rút chốt phải đếm giây
trước khi ném. Nếu đếm sai,
nhất là bị chậm, sẽ dẫn đến
tử thương. Tôi vừa chỉ huy
vừa quan sát cách rút chốt
lựu đạn của binh sĩ, và thấy
được những khuôn mặt căng
thẳng và quyết tâm của binh
sĩ. Năm giờ sáng hôm sau thì
Việt Cộng rút, để lại một số
xác. Hôm đó tôi kêu một anh
lính người gốc Miên, mua cho
anh một xị rượu cho anh uống,
rồi dẫn anh ta xuống chân
đồi cùng 2 két lựu đạn bảo
anh ta quăng thật. Thế giới
biết đến tôi nhiều cũng qua
tấm hình này.”
Hình 4: Tiếc thương “Khoảng
năm 1965, Việt Cộng tấn công
vào một đồn lính ở Củ Chi,
ngoại thành Sài Gòn. Chúng
tôi đến giải vây. Khi Việt
Cộng rút đi, họ để lại 6 xác
chết không đầu của những
người Nhân Dân Tự Vệ. Chúng
tôi đến chỗ để xác thì thấy
một cô gái khóc lóc thảm
thương, đang lần mò tìm xác
chồng. Tôi giúp cô tìm thẻ
bài để nhận diện, sau đó cho
cuốn xác tất cả lại đem về.
Hôm sau tôi đến nhà cô gái
mong có thể chụp một tấm
hình của cô nhưng cô vẫn
khóc lóc thảm thương quá nên
không thực hiện được. Khi về
dưỡng quân ở rừng cao su Ngã
Ba Ông Tạ, tôi nhờ con gái
tôi, lúc đó 11 tuổi tìm giúp
một người bạn gái nào đó có
một hoàn cảnh tương tự như
cô gái ở Củ Chi để dựng tấm
hình ‘Tiếc thương’. Cô Tâm
là người con gái mà con tôi
tìm được. Hiện nay cô đang
sống tại thành phố Oklahoma.
Lúc đó cô mới 19 tuổi, ý
trung nhân của cô trong một
chuyến bay nhảy toán ngoài
Bắc bị Bắc Việt bắn rơi máy
bay và bị bắt làm tù binh.
Tôi đến gặp gia đình cô và
xin phép được mời cô đi chụp
hình với tôi. Gia đình cô
đồng ý. Chỗ chụp hình là một
quán bia ở xa lộ Biên Hòa.
Tôi nhờ một anh bạn biết
thổi sáo và nói anh ta ngồi
phòng bên cạnh chơi những
bản nhạc chiêu hồn như
chương trình đài Saigon. Con
tôi cũng ở đó, đọc những lá
thư của ý trung nhân cô Tâm
viết cho cô. Tôi chải tóc
cho cô như trong hình, đưa
tấm thẻ bài cho cô cầm, tấm
thẻ bài này tôi mua chợ đen,
một tấm thẻ bài được làm từ
thời Pháp. Trong không khí u
buồn, và bị tác động bởi
tiếng sáo não lòng cùng với
những lời lẽ trong bức thư
của ý trung nhân, cô ta khóc
nấc lên. Những giọt nước mắt
lăn trên má, rớt xuống tay
là những giọt nước mắt thật.
Hai giọt nước mắt trên tấm
thẻ bài là do tôi tạo ra.
Chụp được 6 tấm thì cô tỉnh
lại, không khóc nữa. Ðây là
tấm hình lúc cao điểm nhất
khi cô ấy nấc lên.”
Hình 5: Hạnh phúc trong tầm
tay “Năm 1973, tôi nghe
rằng ở Bạc Liêu có một người
như trong hình, tức là bị
cụt tay chân nên đến đó nhờ
ông tỉnh trưởng dẫn tới nhà
chụp hình. Ðây là một anh
Nhân Dân Tự Vệ trong thôn có
nhiệm vụ mở đường mỗi sáng.
Một buổi sáng anh xâm được
quả mìn Việt Cộng gài đêm
trước, sắp đưa được nó lên
thì quả mìn phát nổ. Anh bị
cụt một tay và một chân trái.
Tới nhà anh, một ngôi nhà lá
đơn sơ, chỉ có hai cha con ở
nhà, người vợ đi bán buôn ở
chợ. Anh nấu cơm, cho gà ăn,
giặt quần áo, và làm tất cả
mọi việc có thể làm để giúp
vợ. Ðến khi anh ru con anh
ngủ thì tôi biết rằng mình
đã gặp một tuyệt tác phẩm.
Anh quên hẳn mình là người
tàn tật đùa với đứa con trai
nằm trên võng, thằng bé cũng
đùa với bố một cách vô tư và
hạnh phúc.”
Hình 6: Mầm măng non “Ðây
là hai đứa con tôi. Hương và
Tuấn. Và hậu cảnh là một đồn
canh tại Bình Chánh trước
năm 1968. Ðây là một đồn
canh rất mong manh, trong đó
có 15 anh Nhân Dân Tự Vệ bảo
vệ. Một đêm, khoảng một đại
đội Việt Cộng tràn vào và 9
anh đã hy sinh trong khi
chiến đấu. Trận chiến tuy
nhỏ nhưng ác liệt vì các anh
đã hết sức chống lại sự xâm
nhập của Việt Cộng dù chỉ
được trang bị vũ khí không
bằng địch. Khi chúng tôi đến
giải vây thì đồn canh tan
hoang vì đạn pháo, xác các
anh nằm la liệt trong đồn.
Tôi cho binh sĩ mai táng cho
các anh, dọn dẹp đồn canh
cho sạch. Chúng tôi đóng
quân lại và chuẩn bị mọi thứ
‘đón tiếp’ nếu địch quay lại
và lên kế hoạch hành quân
tìm địch. Hai tháng sau, nhớ
con quá nên tôi cho đem hai
đứa con tôi lên đơn vị chơi.
Mua cho hai cháu 2 bộ quần
áo mới màu đỏ và vàng để tạo
màu lá cờ và để cho hai cháu
chơi trong đồn canh đó. Tôi
muốn nói với mọi người rằng
những mầm măng non của đất
nước sẽ lớn lên trên đống
hoang tàn của chiến tranh
nhờ sự hy sinh của người
lính Việt Nam Cộng Hòa.”
Hình 7: Vá cờ “Trong trận
chiếm lại Ðại Nội, Huế năm
1968, tôi có gặp vợ người
trung sĩ tử trận. Tôi ghé
nhà chị mong chụp được một
tấm hình chân dung người góa
phụ nhưng không được. Trước
nỗi tiếc thương người chồng
vừa mất, tôi không muốn chị
phải đau thêm. Thế rồi khi
qua Mỹ tôi lại tình cờ gặp
lại chị trong khu chợ Lion ở
San Jose, ý định chụp tấm
hình vá cờ trở lại, nhưng
chị đã già đi nhiều, không
thích hợp và tôi đành phải
đi tìm người khác.” “Tôi
quen với anh chị Hải Bằng,
chị bằng lòng làm người mẫu
cho tôi chụp bức hình ‘Vá cờ’
này. Tôi mua một cái nón sắt
ở chợ trời, mượn cây súng
trường của anh bạn Bùi Ðức
Lạc là cả một chuyện khó
khăn. Tôi dùng hai thứ đó
làm hậu cảnh. Lá cờ được tôi
đốt lỗ chỗ để chị ấy vá. Chị
cứ ngồi vá cờ và tôi cứ chụp.
Ðến động tác như trong hình
thì tôi nói chị giữ nguyên
động tác đó, tôi mở hé cửa
sổ chỉ cho một phần ánh sáng
rọi vào lá cờ, rọi vào nón
sắt. Tuyệt vời. Bức hình chỉ
có một ý nghĩa duy nhất:
Chúng ta hãy vá lại những
mảnh đời, những mảnh tình,
những đơn vị chia rẽ, vá lại
tình đoàn kết.”
Hình 8: Hai cha con Gia
đình anh bạn trong hình ở
San Jose. Tôi đến nhà một cô
học trò và gặp anh đang sửa
chữa nhà cho chị ấy. Nhà anh
cũng ở cạnh và con anh, đứa
bé trong hình hay chạy qua
trò chuyện với anh. Tôi thấy
hình ảnh hai cha con đẹp quá
nên mới đề nghị được chụp
hình hai cha con. Chủ đề tôi
muốn là một buổi gặp gỡ hai
cha con khi người cha từ
chiến trận trở về. Tôi nói
với anh hãy cố tạo những câu
chuyện kể cho cậu bé nghe và
để cho bé đặt những câu hỏi.
Hai cha con thật tự nhiên
trò chuyện, thằng bé đặt
nhiều câu hỏi cho cha mình
và cười thật tươi. Một tấm
hình thật đẹp, thật yên bình.
Hình 9: Chân dung người lính
Tôi có một người bạn học tên
Tuấn học chung tại trường
Tarbert, Sài Gòn. Chúng tôi
cùng đi lính, và sau này về
chung một đơn vị. Tôi là
tiểu đoàn phó Tiểu Ðoàn 1
Nhảy Dù, anh là đại đội
trưởng Ðại Ðội 2. Hôm đụng
trận ở Ðất Cuốc, Củ Chi, đơn
vị anh đổ bộ xuống cánh đồng
trống thì bị phục, ngay đợt
đầu tiên chúng tôi đã bị
thương vong. Từ trong những
bó rơm lớn, Việt Cộng núp
trong đó bắn ra đội hình
chúng tôi. Trong trận đánh
này, anh Tuấn hy sinh. Sau
này tôi hay mơ thấy anh về
đứng bên giường tôi với đôi
mắt như trong bức hình này.
Anh cứ đứng nhìn tôi một
cách buồn thảm rồi biến mất.
Khi qua Mỹ chỉ được 2, 3
ngày thôi anh lại về với tôi
trong giấc mơ, cũng nhìn tôi
với đôi mắt như thế này.
Giật mình tỉnh dậy, tôi nghĩ
là anh theo tôi qua tới đây.
Cố gắng ngủ lại, tôi lại
thấy anh, anh như muốn nói
với tôi rằng ‘Bây giờ niên
trưởng tới đất Mỹ bình an,
nhưng đừng quên những phút
tác chiến bên nhau. Xin đừng
quên những ngày gian khổ.’
Tôi cầu nguyện cho anh và
hứa với lòng sẽ cầu nguyện
cho anh suốt đời, và có ý
định tìm người mẫu để tái
tạo lại cái nhìn của anh
Tuấn. Nhờ ơn trên, tôi gặp
được anh Dư trong một buổi
sinh hoạt Gia Ðình Mũ Ðỏ.
Tôi kể cho anh Dư nghe câu
chuyện của anh Tuấn, anh
đồng ý giúp tôi. Lúc chụp
hình tôi mở cho anh nghe
những bài nhạc hành quân oai
hùng. Khi bài nhạc đang ở
cao trào, tôi xin anh đứng
lên và chào cờ theo nghi lễ
quân cách. Anh đứng lên chào
và nhìn thẳng vào lá cờ tôi
treo sau máy hình. Tấm hình
được thực hiện như thế, còn
kỹ thuật rửa hình là phần
của tôi để tạo được tác phẩm
này. Bức hình đã tái tạo lại
được cái nhìn của một chiến
sĩ đã hy sinh, như đang nói
giùm những người đã nằm
xuống rằng ‘Em thì đã đành
rồi, người trưởng thượng thì
vẫn còn sống. Thế thì nhiệm
vụ của các anh chưa hết đâu,
các anh phải tiếp tục phục
vụ đất nước.’”
NGUYỄN NGỌC HẠNH - NGƯỜI
DÀN DỰNG SETUP BẬC THẦY
Trước năm 1975, nền nhiếp
ảnh Việt Nam đã có không ít
những thành tích trong làng
nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế
với những tên tuổi của
Nguyễn Cao Ðàm, Trần Cao
Lĩnh, Mạnh Ðan, Khưu Từ
Chấn, Lý Lan Siêu, Phạm Văn
Mùi, Tôn Lập, Ngô Ðình
Cường, v.v.
Ảnh nghệ thuật thời đó đa số là ảnh phong cảnh quê hương, con người, chân dung, tĩnh vật... Mỗi một tác phẩm, thể loại đều mang theo ý nghĩa và ngôn ngữ riêng của tác giả...
Nhưng người có nhiều tác phẩm về chiến tranh và đoạt được nhiều giải thưởng quốc tế chắc chắn không ai thành công bằng nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh. Ông có riêng một phong cách nhiếp ảnh để diễn tả chân dung người lính và những mối liên quan đến cuộc sống, tâm tư của đời lính...
Những tác phẩm của ông đã làm rung động biết bao nhiêu quả tim trong thời chiến tranh Việt Nam như: “Tiếc thương”, “Tấn công”, “Hạnh phúc trong tầm tay”, “Chân dung người lính”, v.v. Phong cách đó được ông trau chuốt, ý tứ, dàn dựng đến từng centimét; từ ánh sáng đến bố cục không chê vào đâu và chỉ bấy nhiêu đủ nói lên ông là nhiếp ảnh gia dàn dựng (set up) bậc thầy!
Ðến thăm ông vào một ngày cuối Thu, được ông mời đến tư gia. Ði theo những bước chân của ông với chiếc gậy thời gian chậm rãi trên muôn ngàn chiếc lá vàng khô để cảm xúc được tiếng thu và cảm nhận thời gian trải qua một đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh...
Ông ở một mình trong khu apartment thật giản dị, yên tĩnh và kín đáo. Bước vào căn nhà nhỏ của ông mới thấy được sức sống của người nhiếp ảnh gia 84 tuổi mãnh liệt đến dường nào! Không gian ảnh ấm cúng của ông được đón chào khách đến thăm bởi 3 tác phẩm ảnh khỏa thân ngay cửa bước vào, ba ảnh nghệ thuật khỏa thân đen trắng, ánh sáng ven tạo đường nét thanh thoát... Bên dưới, trang trí chiếc bàn nhỏ với hai chiếc chén nhỏ, đôi đũa và đôi muỗng như một bữa cơm tình yêu luôn đang chờ hai người hạnh ngộ!
Ảnh nghệ thuật thời đó đa số là ảnh phong cảnh quê hương, con người, chân dung, tĩnh vật... Mỗi một tác phẩm, thể loại đều mang theo ý nghĩa và ngôn ngữ riêng của tác giả...
Nhưng người có nhiều tác phẩm về chiến tranh và đoạt được nhiều giải thưởng quốc tế chắc chắn không ai thành công bằng nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh. Ông có riêng một phong cách nhiếp ảnh để diễn tả chân dung người lính và những mối liên quan đến cuộc sống, tâm tư của đời lính...
Những tác phẩm của ông đã làm rung động biết bao nhiêu quả tim trong thời chiến tranh Việt Nam như: “Tiếc thương”, “Tấn công”, “Hạnh phúc trong tầm tay”, “Chân dung người lính”, v.v. Phong cách đó được ông trau chuốt, ý tứ, dàn dựng đến từng centimét; từ ánh sáng đến bố cục không chê vào đâu và chỉ bấy nhiêu đủ nói lên ông là nhiếp ảnh gia dàn dựng (set up) bậc thầy!
Ðến thăm ông vào một ngày cuối Thu, được ông mời đến tư gia. Ði theo những bước chân của ông với chiếc gậy thời gian chậm rãi trên muôn ngàn chiếc lá vàng khô để cảm xúc được tiếng thu và cảm nhận thời gian trải qua một đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh...
Ông ở một mình trong khu apartment thật giản dị, yên tĩnh và kín đáo. Bước vào căn nhà nhỏ của ông mới thấy được sức sống của người nhiếp ảnh gia 84 tuổi mãnh liệt đến dường nào! Không gian ảnh ấm cúng của ông được đón chào khách đến thăm bởi 3 tác phẩm ảnh khỏa thân ngay cửa bước vào, ba ảnh nghệ thuật khỏa thân đen trắng, ánh sáng ven tạo đường nét thanh thoát... Bên dưới, trang trí chiếc bàn nhỏ với hai chiếc chén nhỏ, đôi đũa và đôi muỗng như một bữa cơm tình yêu luôn đang chờ hai người hạnh ngộ!
Không gian nhiếp ảnh của
Nguyễn Ngọc Hạnh
Căn phòng ngủ chứa đầy ảnh... và NNH ra Sofa ngủ.
Khó khăn để bước đến phòng khách sát bên bởi chung quanh ông để khá nhiều hình ảnh, khung và kể cả khá nhiều vật dụng trang trí lỉnh kỉnh. Phòng khách của ông được trang trí bằng những tác phẩm khổ lớn nổi tiếng một thời của ông và một vài khung ảnh nho nhỏ chụp với gia đình... Kỷ niệm, ký ức, một thời trai trẻ, một mái ấm, một cuộc tình, một tác phẩm xen lẫn nhau để cho ông chiêm nghiệm, ngắm nghía trong yên lặng... Ðó là những gì còn lại trong đời sống tinh thần của người nghệ sĩ.
Ông ngủ một mình trên chiếc ghế sofa nhỏ nhắn, chắc cũng là nơi ông làm việc với những tác phẩm thân thương của mình. Ông mở cửa một căn phòng lớn giới thiệu kho ảnh của mình... Căn phòng này là phòng ngủ của ông nhưng lại trở thành kho ảnh vô giá của mình, thật ngạc nhiên chỉ toàn là ảnh và khung ảnh chất đầy cứng căn phòng không chừa đủ một lối đi, bên trên là bàn thờ Chúa... Sự công nhận người nghệ sĩ đam mê nghệ thuật suốt cả một đời người đã không riêng bởi cuộc đời mà còn có Chúa, đó là niềm tin mãi mãi của ông.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh đã chia sẻ những cảm xúc của ông đối với khách đến thăm: “Tôi nghĩ sẽ không bao giờ ‘gác kiếm’, cũng như tôi chưa bao giờ tuyên bố về hưu. Cuộc đời nhiếp ảnh của tôi là nỗi đam mê, tôi quan niệm người nghệ sĩ là tất cả những gì nhìn sáng tạo trong khung ngắm đều hướng về lòng tốt, lòng thành đó là một hy sinh rất lớn ta sẽ được trả công, không phải thế gian mà trời đất sẽ trả công cho ta...”
Dưới đây là cuộc phỏng vấn ngắn với nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh tại tư gia của ông ở San Jose:
NV: Có nhận định trong giới ảnh nghệ thuật cho rằng nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh chuyên chụp ảnh dàn dựng, vậy với những ảnh dàn dựng chu đáo tỉ mỉ như vậy sẽ mất đi sự trung thực, mất đi những moment và như vậy tác phẩm mất đi một điều gì đó chăng? Xin cho biết cảm nghĩ của ông?
Nhiếp ảnh gia NNH: Tôi thiết nghĩ rằng người nhiếp ảnh có 2 cách chụp. Cách thứ 1 chụp ngoài trời chúng ta kiên nhẫn chờ đợi ánh sáng, chờ thời điểm. Ánh sáng là linh hồn của nhiếp ảnh, và nhiếp ảnh là nghệ thuật của ánh sáng, nếu không có ánh sáng đẹp chúng ta trở lại set up bằng ánh sáng của mình, dàn dựng để tạo ra như thật, nó giả nhưng là thật, người nhiếp ảnh phải chịu trách nhiệm trong khung ngắm của mình, phải biết tác động sự thật lên người mẫu của mình từ âm thanh, mệnh lệnh chỉ huy, âm nhạc... Ðiều khó nhất là... “thôi miên” và tác động lên người mẫu, đó là tài riêng của tôi. Ví dụ như tác phẩm Tiếc Thương của tôi đã được dàn dựng đến nỗi người mẫu của tôi đã khóc thật, ngoài những giọt nước mắt thật trên mặt người mẫu, có cả giọt nước mắt giả tôi nhỏ lên chiếc thẻ bài! Ngày xưa tôi đã dàn dựng ngay ngoài chiến trường thật, bắn thật, khói lửa chiến tranh thật và người lính sống trong cảm xúc của mình ngoài chiến trường, bấm máy đúng lúc trong dàn dựng vẫn bắt được cái hồn của ảnh. Ðể người thưởng ngoạn không tìm được khuyết điểm trong tác phẩm đó là thành công của nhiếp ảnh dàn dựng.
NV: Ðược biết ông cũng có nhiều tác phẩm khỏa thân, xin ông cho biết cảm nghĩ của ông về thể loại này?
NNH: Ðấng tạo hóa đã tạo nên người nữ và người nam rất là perfect. Thượng đế tạo người nam để lôi kéo tình ái, và chúng ta phải biết dùng ánh sáng để vẽ lên những tác phẩm của tạo hóa. Sự phối hợp nghệ thuật với sự trần truồng là một biên giới rất mong manh, tác phẩm nude được thể hiện bởi sự phối hợp đó để được thiêng liêng tinh túy, hoặc là sự dâm đãng trần tục của ác quỷ làm ô uế thân xác của mình. Ba tác phẩm nude của tôi đang được treo ở vị trí danh dự nhất trong ngôi nhà này nói lên sự thoát tục đó...
NV: Là một nhiếp ảnh gia có nhiều thành công trên quốc tế, xin ông cho thế hệ trẻ nhiếp ảnh Việt Nam vài lời chỉ giáo?
NNH: Tôi chỉ khuyên những thế hệ trẻ nhiếp ảnh đi sau nên công bình trung thực khi trở về quê hương chụp hình, phải biết chụp sự thật, ngoài những cảnh thành phố, building cao đẹp còn có những hình ảnh người dân nghèo đau khổ, những khu nhà ổ chuột. Nói lên sự thật, mặt trái của xã hội, phải có tương phản, đừng nhìn một hướng, phải công bình trong ống kính của mình đó là sự trong sáng của người nhiếp ảnh. Sự công bình sẽ không mất lòng ai vì mình đã được ban ra để sáng tạo.
NV: Xin ông cho biết những dự định sắp tới của ông? Một chuyến sáng tác hoặc một cuộc triển lãm?
NNH: Tôi chưa bao giờ nghỉ ngơi nên đang có một chương trình lớn cuối đời nhiếp ảnh của tôi là sẽ tổ chức cuộc triển lãm Top Ten Photoghrapher vào năm 2011, mười nhà nhiếp ảnh hàng đầu của PSA đúc kết. Tôi muốn mời 10 nhiếp ảnh gia có thành tích Top Ten nhiều nhất từ xưa đến nay, trong đó có 3 nhiếp ảnh gia Việt Nam: Ông Thomas Lang (USA), Huỳnh Hoa (Australia) và tôi... Tôi dự định đầu tiên sẽ tổ chức ở San Jose, kế đó là Nam Cali tại báo Người Việt, Los Angeles và sau cùng là sẽ qua Houston, Texas. Ðây là cuộc triển lãm Top Ten Photographer đầu tiên từ năm 1975 đến giờ. Dự định sẽ in sách và trophy, đây là chương trình rất lớn và tốn kém. Tôi nghĩ rằng cuộc triển lãm này sẽ hấp dẫn với giới nhiếp ảnh và cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, cộng đồng bé nhỏ ở đây so với 80 triệu người ở Việt Nam sẽ làm được vì có được những nhiếp ảnh gia Top Ten mà trong nước chưa có được điều đó.
Trong một không gian nhiếp ảnh, chúng tôi cảm nhận được lòng đam mê của một nhiếp ảnh gia tuổi đã 84. Ông đã sống trọn vẹn cho nghề nghiệp và trong nỗi cô đơn trống vắng đó chắc không thể ảnh hưởng đến tinh thần trẻ trung của ông, có thể ông đã tìm được một hạnh phúc thầm lặng qua những tác phẩm một thời vang bóng của mình: “Người lính”, “Người quả phụ với chiếc thẻ bài”, “Cô gái vá cờ” và kể cả những thân thể ngọc ngà thánh thiện... chung quanh ông. Khi chúng tôi chia tay, ông vui vẻ chân tình nói: “Lần đầu tiên có nhiều người đến khám phá không gian yên tĩnh của ông, thật... vui như vậy!”
Chúc nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh thành công trong cuộc triển lãm Top Ten sắp tới, một ước nguyện đơn giản cuối đời của một nhà nhiếp ảnh.
*
* *
* *
NguyenNgocHanh
PV Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire