THUYỀN TRĂNG - TƯỞNG NHỚ NHẠC SĨ NHẬT BẰNG
Biên soạn: Phan Anh Dũng
Nhạc Sĩ Nhật Bằng - Nguyễn Đình Toàn
Cũng như Phạm Ðình
Chương, Nhật Bằng xuất hiện cùng một lúc với ban hợp ca do chính ông
thành lập và điều khiển gồm bốn anh em: Nhật Bằng, Nhật Phượng, Thể Tần,
Hồng Hảo, và sau, thêm Tường Vi, hiền thê của Nhật Bằng, đó là ban hợp
ca Hạc Thành.
Nói về ban hợp ca Hạc Thành mà không có được một bài hát nào do họ trình bày, thật là một điều đáng tiếc. Nhưng e rằng, hiện không còn ai giữ được cái tài liệu quý báu đó, kể cả chính Nhật Bằng. Bởi vì nghệ thuật hợp ca của chúng ta khi ấy còn được coi là mới. Và, ban hợp ca Hạc Thành không có được tầm vóc của ban hợp ca Thăng Long, nên chưa có đĩa nhạc thương mãi nào lưu giữ tiếng hát của họ. Băng ghi âm thì chỉ vài đài phát thanh như Sài Gòn và Quân Ðội là có. Nhưng qua hai biến cố Mậu Thân và 75 đã mất hết. Những gì ban hợp ca Hạc Thành hát trước đó, từ cái thời họ còn ở Hà Nội thì lại càng không hy vọng gì tìm thấy.
Tuy không có được tầm vóc của ban hợp ca “Thăng Long”, nhưng ban hợp ca “Hạc Thành” vẫn gây được nhiều ấn tượng tốt đối với thính giả ở Hà Nội và sau đó ở Sài Gòn nữa. Thể Tần và Hồng Hảo đã để lại một kỷ niệm rất đẹp đối với các học sinh, sinh viên cùng lứa tuổi. Tiếng Sáo Thiên Thai của Phạm Duy và Dưới Nắng Hồng do Thể Tần và Hồng Hảo hát, đến nay, nhiều người nghe đã bạc đầu còn nhớ.
Hiện ban hợp ca “Hạc Thành” cũng có mặt trên đất Mỹ, nhưng đã thiếu đi một người: ca sĩ Thể Tần đã mất.
Nhật Bằng sáng tác không nhiều lắm. Nhưng ngay từ những ca khúc đầu tiên cho phổ biến như Một Chiều Thu, Khúc Nhạc Ngày Xuân v.v. ông đã được yêu mến ngay.
Nhưng bài hát ấy có thể coi như khuôn mẫu cung cách viết nhạc của Nhật Bằng. Không có tiếng la hét, ồn ào trong nhạc Nhật Bằng. Tất cả đều được thu nhỏ, dịu dàng, nỗi vui cũng như nỗi buồn. Không có cái rạt rào, mênh mông của sóng biển. Chỉ có nắng chiếu lấp lánh như nhưng vì sao trên mặt hồ.
Nhạc Nhật Bằng không có cái vẻ thủ thỉ của nhạc Nguyễn Văn Khánh. Ông chỉ muốn nói nhỏ, nói vừa đủ nghe những gì ông muốn nói. Nhạc của ông cũng không có những nốt quá cao hay quá thấp. Ông rất có tài khi sử dụng những nốt thăng hay nốt giáng giữa nhịp bài hát. Những nốt nhạc ấy tạo một sắc thái riêng biệt cho các ca khúc của Nhật Bằng. Ông cho người nghe nhạc của ông cái cảm giác mong manh của một cái gì dễ tan, dễ vỡ. Cái còn là một bóng chiều, cái mất là đêm tối xóa đi.
Dạ Tương Sầu là một trong những ca khúc hay nhất của Nhật Bằng. Ông không nói gì đến quê hương, nhưng hình như toàn thể ca khúc chất nặng một nỗi hoài hương. Người nghe thấy mình đột ngột được đặt trước một cảnh tối sẫm nào đó mình đã nhìn thấy trong đời, một nơi chốn đã đi qua, một cõi mơ ước đã có, nhưng cũng đã đánh mất.
Nếu người ta không vẽ nổi thì cũng chỉ cần ngần ấy thôi, cảnh đã đẹp lắm, người đã đẹp lắm. Ðã đủ cho một nỗi nhớ nhung. Ðã vừa cho một niềm thương tiếc. Nhưng nhớ tiếc gì đây? Nhật Bằng không bao giờ nói rõ điều đó. Ông chỉ hé ra một chút cảnh, bày tỏ nột chút tình. Rồi khi các âm thanh khép lại, các hình ảnh trôi xa hơn một tí nữa trong trí tưởng tượng, tất cả sẽ kết hợp, sẽ để lại trong lòng người, cái dư vị của một chén đời uống dở, một cuộc tình, một niềm vui hay một nỗi tương tư, chúng ta còn theo đuổi, tưởng rằng đã quên.
Nhật Bằng hoạt động rất tích cực trong sinh hoạt âm nhạc của chúng ta mấy chục năm vừa qua.
Khi ban Hạc Thành không hát nữa, Nhật Bằng đã cùng Anh Ngọc, Văn Phụng lập ra ban tam ca Do Si La, cũng được rất nhiều thính giả yêu mến.
Ông soạn hòa âm cho các ban nhạc, chơi đàn trong các vũ trường. Ông được coi là một trong những người soạn hòa âm đạt nhất đối với các ca khúc được gọi chung là nhạc tiền chiến.
Thật vậy, với những phương tiện dồi dào và kỹ thuật tân kỳ như hiện nay, hòa âm của các nhạc sĩ trẻ, hình như đã khoác cho các ca khúc cũ ấy một bộ áo mới.
Hòa âm của Nhật Bằng cho người nghe nhận ra cả da thịt lẫn linh hồn những ca khúc ấy một cách gần gũi hơn, trực tiếp hơn. Và, còn có thể nói, đằng sau những hòa âm của Nhật Bằng, người nghe dường còn cảm nhận ra cả cái không khí của thành phố Hà Nội nữa.
Ca khúc Ðợi Chờ Nhật Bằng viết chung với Phạm Ðình Chương vào cái thời cả hai còn nắm trong tay các ban Thăng Long và Hạc Thành, có thể coi là tác phẩm đánh dấu cho tình bạn của hai người. Trong ca khúc này, cái buồn khác xa với cái buồn trong các ca khúc họ viết trước đó.
Ngoài phần nhạc, chúng ta còn được một bài thơ là phần lời ca của bài hát. Một bài thơ tình dành cho những ai phải xa nhau biết yêu lúc xa, nếu còn được gần, hãy sống sao cho hết lúc gần.
Ước mơ của Nhật Bằng cũng hiền hòa. Bài Nàng Tiên Trắng của ông là một thí dụ.
Cành Hoa Trắng của Phạm Duy có thể làm cho người nghe chảy nước mắt.
Nàng Tiên Trắng của Nhật Bằng cho người cảm tưởng nhẹ nhàng, thanh thoát, mình có thể bay được.
Nhật Bằng sử dụng được nhiều nhạc khí. Nhưng bằng hữu và các thính giả vẫn thích coi và nghe ông đàn đại hoà cầm hơn hết. Cây đàn chỉ đóng vai phụ, đệm cho các nhạc cụ khác. Nhưng một ban nhạc không thể thiếu nó. Tiếng đại hồ cầm của Nhật Bằng bao giờ cũng chắc nịch, và nghe kỹ, người ta cảm thấy như là, trong tay ông, nó đã nói được cái tiếng âm thầm của nó, đóng đúng vai trò của nó.
Trở lại với nhạc Nhật Bằng. Cái buồn trong nhạc của ông không chết cây, gãy cành. Cái vui trong nhạc của ông không rập hoa, vỡ trái. Nhiều khi cái vui, cái buồn lẫn lộn trong một ca khúc của ông nữa. Cái phơi phới của nhạc Nhật Bằng chỉ là trận gió trên sông trăng, dù ông có nói tới Trương Chi chăng nữa.
Một Số Chương Trình Phát Thanh
1. Nhạc Sĩ Nhật Bằng - Âm Nhạc Cuối Tuần, Thy Nga phụ trách (Radio Free Asia)
2. Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Nhật Bằng - Nghệ Sĩ và Đời Sống, Trường Kỳ thực hiện (Voice of America)
3. Nhạc Sĩ Nhật Bằng - 70 Năm Tình Ca Tân Nhạc Việt Nam, Hoài Nam thực hiện (SBS Úc Châu)
http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=602&Itemid=48
Nói về ban hợp ca Hạc Thành mà không có được một bài hát nào do họ trình bày, thật là một điều đáng tiếc. Nhưng e rằng, hiện không còn ai giữ được cái tài liệu quý báu đó, kể cả chính Nhật Bằng. Bởi vì nghệ thuật hợp ca của chúng ta khi ấy còn được coi là mới. Và, ban hợp ca Hạc Thành không có được tầm vóc của ban hợp ca Thăng Long, nên chưa có đĩa nhạc thương mãi nào lưu giữ tiếng hát của họ. Băng ghi âm thì chỉ vài đài phát thanh như Sài Gòn và Quân Ðội là có. Nhưng qua hai biến cố Mậu Thân và 75 đã mất hết. Những gì ban hợp ca Hạc Thành hát trước đó, từ cái thời họ còn ở Hà Nội thì lại càng không hy vọng gì tìm thấy.
Tuy không có được tầm vóc của ban hợp ca “Thăng Long”, nhưng ban hợp ca “Hạc Thành” vẫn gây được nhiều ấn tượng tốt đối với thính giả ở Hà Nội và sau đó ở Sài Gòn nữa. Thể Tần và Hồng Hảo đã để lại một kỷ niệm rất đẹp đối với các học sinh, sinh viên cùng lứa tuổi. Tiếng Sáo Thiên Thai của Phạm Duy và Dưới Nắng Hồng do Thể Tần và Hồng Hảo hát, đến nay, nhiều người nghe đã bạc đầu còn nhớ.
Hiện ban hợp ca “Hạc Thành” cũng có mặt trên đất Mỹ, nhưng đã thiếu đi một người: ca sĩ Thể Tần đã mất.
Nhật Bằng sáng tác không nhiều lắm. Nhưng ngay từ những ca khúc đầu tiên cho phổ biến như Một Chiều Thu, Khúc Nhạc Ngày Xuân v.v. ông đã được yêu mến ngay.
Nhưng bài hát ấy có thể coi như khuôn mẫu cung cách viết nhạc của Nhật Bằng. Không có tiếng la hét, ồn ào trong nhạc Nhật Bằng. Tất cả đều được thu nhỏ, dịu dàng, nỗi vui cũng như nỗi buồn. Không có cái rạt rào, mênh mông của sóng biển. Chỉ có nắng chiếu lấp lánh như nhưng vì sao trên mặt hồ.
Nhạc Nhật Bằng không có cái vẻ thủ thỉ của nhạc Nguyễn Văn Khánh. Ông chỉ muốn nói nhỏ, nói vừa đủ nghe những gì ông muốn nói. Nhạc của ông cũng không có những nốt quá cao hay quá thấp. Ông rất có tài khi sử dụng những nốt thăng hay nốt giáng giữa nhịp bài hát. Những nốt nhạc ấy tạo một sắc thái riêng biệt cho các ca khúc của Nhật Bằng. Ông cho người nghe nhạc của ông cái cảm giác mong manh của một cái gì dễ tan, dễ vỡ. Cái còn là một bóng chiều, cái mất là đêm tối xóa đi.
Dạ Tương Sầu là một trong những ca khúc hay nhất của Nhật Bằng. Ông không nói gì đến quê hương, nhưng hình như toàn thể ca khúc chất nặng một nỗi hoài hương. Người nghe thấy mình đột ngột được đặt trước một cảnh tối sẫm nào đó mình đã nhìn thấy trong đời, một nơi chốn đã đi qua, một cõi mơ ước đã có, nhưng cũng đã đánh mất.
Ðường về xa xa tắp
Bóng người thôn nữ khăn hồng yếm tơ
Bước chân đi
Vẫn còn quay gót
Hé mỉm cười thơ
Nhật Bằng chỉ phác thảo như thế, còn khuôn mặt, người nghe có thể vẽ lấy bằng tưởng tượng của mình. Bóng người thôn nữ khăn hồng yếm tơ
Bước chân đi
Vẫn còn quay gót
Hé mỉm cười thơ
Nếu người ta không vẽ nổi thì cũng chỉ cần ngần ấy thôi, cảnh đã đẹp lắm, người đã đẹp lắm. Ðã đủ cho một nỗi nhớ nhung. Ðã vừa cho một niềm thương tiếc. Nhưng nhớ tiếc gì đây? Nhật Bằng không bao giờ nói rõ điều đó. Ông chỉ hé ra một chút cảnh, bày tỏ nột chút tình. Rồi khi các âm thanh khép lại, các hình ảnh trôi xa hơn một tí nữa trong trí tưởng tượng, tất cả sẽ kết hợp, sẽ để lại trong lòng người, cái dư vị của một chén đời uống dở, một cuộc tình, một niềm vui hay một nỗi tương tư, chúng ta còn theo đuổi, tưởng rằng đã quên.
Nhật Bằng hoạt động rất tích cực trong sinh hoạt âm nhạc của chúng ta mấy chục năm vừa qua.
Khi ban Hạc Thành không hát nữa, Nhật Bằng đã cùng Anh Ngọc, Văn Phụng lập ra ban tam ca Do Si La, cũng được rất nhiều thính giả yêu mến.
Ông soạn hòa âm cho các ban nhạc, chơi đàn trong các vũ trường. Ông được coi là một trong những người soạn hòa âm đạt nhất đối với các ca khúc được gọi chung là nhạc tiền chiến.
Thật vậy, với những phương tiện dồi dào và kỹ thuật tân kỳ như hiện nay, hòa âm của các nhạc sĩ trẻ, hình như đã khoác cho các ca khúc cũ ấy một bộ áo mới.
Hòa âm của Nhật Bằng cho người nghe nhận ra cả da thịt lẫn linh hồn những ca khúc ấy một cách gần gũi hơn, trực tiếp hơn. Và, còn có thể nói, đằng sau những hòa âm của Nhật Bằng, người nghe dường còn cảm nhận ra cả cái không khí của thành phố Hà Nội nữa.
Ca khúc Ðợi Chờ Nhật Bằng viết chung với Phạm Ðình Chương vào cái thời cả hai còn nắm trong tay các ban Thăng Long và Hạc Thành, có thể coi là tác phẩm đánh dấu cho tình bạn của hai người. Trong ca khúc này, cái buồn khác xa với cái buồn trong các ca khúc họ viết trước đó.
Ngoài phần nhạc, chúng ta còn được một bài thơ là phần lời ca của bài hát. Một bài thơ tình dành cho những ai phải xa nhau biết yêu lúc xa, nếu còn được gần, hãy sống sao cho hết lúc gần.
Ước mơ của Nhật Bằng cũng hiền hòa. Bài Nàng Tiên Trắng của ông là một thí dụ.
Cành Hoa Trắng của Phạm Duy có thể làm cho người nghe chảy nước mắt.
Nàng Tiên Trắng của Nhật Bằng cho người cảm tưởng nhẹ nhàng, thanh thoát, mình có thể bay được.
Nhật Bằng sử dụng được nhiều nhạc khí. Nhưng bằng hữu và các thính giả vẫn thích coi và nghe ông đàn đại hoà cầm hơn hết. Cây đàn chỉ đóng vai phụ, đệm cho các nhạc cụ khác. Nhưng một ban nhạc không thể thiếu nó. Tiếng đại hồ cầm của Nhật Bằng bao giờ cũng chắc nịch, và nghe kỹ, người ta cảm thấy như là, trong tay ông, nó đã nói được cái tiếng âm thầm của nó, đóng đúng vai trò của nó.
Trở lại với nhạc Nhật Bằng. Cái buồn trong nhạc của ông không chết cây, gãy cành. Cái vui trong nhạc của ông không rập hoa, vỡ trái. Nhiều khi cái vui, cái buồn lẫn lộn trong một ca khúc của ông nữa. Cái phơi phới của nhạc Nhật Bằng chỉ là trận gió trên sông trăng, dù ông có nói tới Trương Chi chăng nữa.
“Bóng Chiều Tà”
Chiều ơi về đâu
Chiều đi lòng nhớ bao nỗi u sầu
Cành sương im lắng buồn
Mờ xa đôi cánh chim lùa theo gió
Chiều đi lòng nhớ bao nỗi u sầu
Cành sương im lắng buồn
Mờ xa đôi cánh chim lùa theo gió
Chiều xa ngoài khơi
Thuyền theo dòng nước về chốn xa vời
Cành hoa phai sắc tàn
Còn đâu trăng sáng mơ bên vườn lan
Thuyền theo dòng nước về chốn xa vời
Cành hoa phai sắc tàn
Còn đâu trăng sáng mơ bên vườn lan
Nhưng giấc mơ tan
Vương theo gió bao cung đàn
Ðâu dáng duyên xưa
Một chiều thu ta còn nhớ
Vương theo gió bao cung đàn
Ðâu dáng duyên xưa
Một chiều thu ta còn nhớ
Nhớ hồi còn thơ
Vai kề vai trong tiếng tơ
Tuy xa vắng ta vẫn mong chờ
Chiều sao hờ hững lạnh lùng thờ ơ
Nguyễn Đình Toàn May 08, 2004Vai kề vai trong tiếng tơ
Tuy xa vắng ta vẫn mong chờ
Chiều sao hờ hững lạnh lùng thờ ơ
Một Số Chương Trình Phát Thanh
1. Nhạc Sĩ Nhật Bằng - Âm Nhạc Cuối Tuần, Thy Nga phụ trách (Radio Free Asia)
2. Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Nhật Bằng - Nghệ Sĩ và Đời Sống, Trường Kỳ thực hiện (Voice of America)
3. Nhạc Sĩ Nhật Bằng - 70 Năm Tình Ca Tân Nhạc Việt Nam, Hoài Nam thực hiện (SBS Úc Châu)
http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=602&Itemid=48
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire