Pianist Quỳnh Giao trên đài Truyền Hình Việt Nam trước 1975.
Quỳnh Giao tên
thật là Nguyễn Ðoan Trang, Pháp Danh Như Nghiêm, sinh năm 1946 tại làng
Vỹ Dạ, Huế, là con gái của nữ danh ca tân nhạc Minh Trang.
Khi mới 5 tuổi, thân phụ của bà qua đời, và người mẹ tái giá với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.
Nghệ sĩ Quỳnh Giao nổi tiếng ngay từ lúc thiếu thời, từng hát trên đài phát thanh quốc gia Sài Gòn, trong các chương trình của Ban Nhi Ðồng Kiều Hạnh.
Nghệ sĩ Quỳnh Giao tốt nghiệp thủ khoa lớp dương cầm, và được một nhạc sĩ của Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Alliance Française, hướng dẫn về thanh nhạc và opera.
Từ tuổi 15, Quỳnh Giao đã trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, là một trong những ca sĩ quan trọng trong các chương trình của các đài phát thanh Sài Gòn, Quân Ðội và Tiếng Nói Tự Do.
Trong những năm đầu thập niên 1970, Quỳnh Giao cũng với các em gái là Vân Quỳnh, Vân Khanh và Vân Hòa thành lập ban tứ ca Bốn Phương, chuyên hát tại vũ trường Ritz và thu âm cho các trung tâm băng nhạc Jo Marcel, Phạm Mạnh Cương và Premier.
Bà sang Mỹ năm 1975, định cư đầu tiên tại tiểu bang Virginia, đến thập niên 1990 thì chuyển về sống tại California.
Nghệ sĩ Quỳnh Giao cùng với hai ca sĩ Mai Hương và Kim Tước lập ban Tiếng Tơ Ðồng ở hải ngoại và thu được nhiều thành công.
Ngoài ra, bà luôn luôn hỗ trợ các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật trong cộng đồng, và cũng cộng tác với nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ. Nghệ sĩ Quỳnh Giao phụ trách mục Câu Chuyện Âm Nhạc trên nhật báo Người Việt và Người Việt TV trong nhiều năm.
Vài tháng cuối đời, vì sức khỏe yếu, bà không còn viết nữa. Tuy nhiên, chỉ cách đây vài tuần, bà đã viết bài viết - có lẽ là cuối cùng trong đời - về âm nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, cho số báo đặc biệt kỷ niệm 60 Năm Hiệp Định Geneva, đăng trên Người Việt. (Ð.D.)
Khi mới 5 tuổi, thân phụ của bà qua đời, và người mẹ tái giá với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.
Nghệ sĩ Quỳnh Giao nổi tiếng ngay từ lúc thiếu thời, từng hát trên đài phát thanh quốc gia Sài Gòn, trong các chương trình của Ban Nhi Ðồng Kiều Hạnh.
Nghệ sĩ Quỳnh Giao tốt nghiệp thủ khoa lớp dương cầm, và được một nhạc sĩ của Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Alliance Française, hướng dẫn về thanh nhạc và opera.
Từ tuổi 15, Quỳnh Giao đã trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, là một trong những ca sĩ quan trọng trong các chương trình của các đài phát thanh Sài Gòn, Quân Ðội và Tiếng Nói Tự Do.
Trong những năm đầu thập niên 1970, Quỳnh Giao cũng với các em gái là Vân Quỳnh, Vân Khanh và Vân Hòa thành lập ban tứ ca Bốn Phương, chuyên hát tại vũ trường Ritz và thu âm cho các trung tâm băng nhạc Jo Marcel, Phạm Mạnh Cương và Premier.
Bà sang Mỹ năm 1975, định cư đầu tiên tại tiểu bang Virginia, đến thập niên 1990 thì chuyển về sống tại California.
Nghệ sĩ Quỳnh Giao cùng với hai ca sĩ Mai Hương và Kim Tước lập ban Tiếng Tơ Ðồng ở hải ngoại và thu được nhiều thành công.
Ngoài ra, bà luôn luôn hỗ trợ các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật trong cộng đồng, và cũng cộng tác với nhiều cơ quan truyền thông Việt ngữ. Nghệ sĩ Quỳnh Giao phụ trách mục Câu Chuyện Âm Nhạc trên nhật báo Người Việt và Người Việt TV trong nhiều năm.
Vài tháng cuối đời, vì sức khỏe yếu, bà không còn viết nữa. Tuy nhiên, chỉ cách đây vài tuần, bà đã viết bài viết - có lẽ là cuối cùng trong đời - về âm nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975, cho số báo đặc biệt kỷ niệm 60 Năm Hiệp Định Geneva, đăng trên Người Việt. (Ð.D.)
Theo Tự điển bách khoa:
Quỳnh Giao tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang, sinh năm 1946 tại làng Vỹ Dạ, Huế, Việt Nam. Quỳnh Giao là con gái của Minh Trang, nữ danh ca của tân nhạc những năm đầu. Năm Quỳnh Giao 5 tuổi, cha của bà qua đời và mẹ bà tái giá với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.
Ngay từ bé, với tên thật Đoan Trang, Quỳnh Giao đã hát trên đài Phát thanh Quốc Gia Sài Gòn, trong những chương trình Tuổi Xanh của Ban Nhi Đồng Kiều Hạnh. Quỳnh Giao cũng từng tốt nghiệp thủ khoa lớp dương cầm và được bà Robin của Trung Tâm văn Hóa Pháp, Alliance Française, hướng dẫn về thanh nhạc và opera.
Quỳnh Giao thực sự đến với âm nhạc khi 15 tuổi. Đó là năm 1961, bà Minh Trang đang cộng tác với ban Tây Hồ của nhạc sĩ Hoàng Trọng thì mất giọng do căn bệnh hen suyễn nên Quỳnh Giao được mời vào thay thế cho mẹ. Từ đó bà đi hát với nghệ danh Quỳnh Giao và trở thành một ca sĩ quan trọng trong những chương trình ca nhạc của các đài phát thanh Sài Gòn, Quân Đội và Tiếng Nói Tự Do trước năm 1975. Trong những năm đầu 1970 Quỳnh Giao cũng với các em gái Vân Quỳnh, Vân Khanh và Vân Hòa thành lập Ban tứ ca Bốn Phương chuyên hát tại vũ trường Ritz và thâu âm cho các trung tâm Băng nhạc Jo Marcel, Phạm Mạnh Cương và Premier.
Ngày 24 tháng 4 năm 1975, Quỳnh Giao cùng chồng và con rời Việt Nam sang cư ngụ tại thành phố Annandale, tiểu bang Virginia. Trong thời gian ở Annandale, bà gần như ngưng mọi hoạt động về ca nhạc ngoài việc tiếp tục mở lớp dạy dương cầm và thỉnh thoảng thực hiện vài băng nhạc có tính cách lưu niệm do chính bà tự đàn và hát.
Năm 1990, sau khi lập gia đình lần thứ hai, Quỳnh Giao cùng chồng về sống tại California. Từ đó, bà bắt đầu quay lại với âm nhạc và phát hành nhiều CD thành công như Khúc nguyệt quỳnh, Hành trình Phạm Duy... Quỳnh Giao cũng cùng với Mai Hương, Kim Tước lập ban Tiếng Tơ Đồng ở hải ngoại và thu được nhiều thành công.
Ca sĩ Quỳnh Giao qua đời vào lúc 3 giờ sáng hôm thứ tư ngày 23 tháng 7 năm 2014 tại Garden Grove, California, hưởng thọ 68 tuổi.
CD của Quỳnh Giao đã phát hành:
Khúc Nguyệt Quỳnh, 1992
Đêm Tàn Bến Ngự - Tình Khúc Dương Thiệu Tước. Cùng Kim Tước, 1995
Tình khúc Văn Cao. Cùng Mai Hương, 1995
Tiếng chuông chiều thu, 1996
Chiều về trên sông, 1997
Ngàn thu áo tím, 1998
Tìm nhau bốn mùa. Cùng Kim Tước, Mai Hương và Duy Trác, 1998
Hành trình Phạm Duy, 1999
Hình ảnh một buổi chiều, 2000
Tình khúc Văn Phụng & Hoàng Trọng, 2001
Thơ tình phổ nhạc, 2002
Hoa xuân, 2003
Tình ca Phạm Duy, 2005
Trở về thôn cũ, 2005
Các bản thâu âm lẻ cho các Chương trình CD: Đoàn Chuẩn, Xuân, Hùng Ca, Giáng Sinh của Trung tâm Mai Ngọc Khánh từ năm 1995 ~ 1998
Các bản thâu âm lẻ cho các Chương trình CD: CD Đưa Người Về Phương Đông-Tình Ca Phạm Anh Dũng phát hành 1992.
CD Thiền Ca do Tuấn Khanh soạn nhạc, thơ thiền Tu sĩ Tịnh Liên do Thiền viện Sùng Nghiêm phát hành 2001
Quỳnh Giao tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang, sinh năm 1946 tại làng Vỹ Dạ, Huế, Việt Nam. Quỳnh Giao là con gái của Minh Trang, nữ danh ca của tân nhạc những năm đầu. Năm Quỳnh Giao 5 tuổi, cha của bà qua đời và mẹ bà tái giá với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.
Ngay từ bé, với tên thật Đoan Trang, Quỳnh Giao đã hát trên đài Phát thanh Quốc Gia Sài Gòn, trong những chương trình Tuổi Xanh của Ban Nhi Đồng Kiều Hạnh. Quỳnh Giao cũng từng tốt nghiệp thủ khoa lớp dương cầm và được bà Robin của Trung Tâm văn Hóa Pháp, Alliance Française, hướng dẫn về thanh nhạc và opera.
Quỳnh Giao thực sự đến với âm nhạc khi 15 tuổi. Đó là năm 1961, bà Minh Trang đang cộng tác với ban Tây Hồ của nhạc sĩ Hoàng Trọng thì mất giọng do căn bệnh hen suyễn nên Quỳnh Giao được mời vào thay thế cho mẹ. Từ đó bà đi hát với nghệ danh Quỳnh Giao và trở thành một ca sĩ quan trọng trong những chương trình ca nhạc của các đài phát thanh Sài Gòn, Quân Đội và Tiếng Nói Tự Do trước năm 1975. Trong những năm đầu 1970 Quỳnh Giao cũng với các em gái Vân Quỳnh, Vân Khanh và Vân Hòa thành lập Ban tứ ca Bốn Phương chuyên hát tại vũ trường Ritz và thâu âm cho các trung tâm Băng nhạc Jo Marcel, Phạm Mạnh Cương và Premier.
Ngày 24 tháng 4 năm 1975, Quỳnh Giao cùng chồng và con rời Việt Nam sang cư ngụ tại thành phố Annandale, tiểu bang Virginia. Trong thời gian ở Annandale, bà gần như ngưng mọi hoạt động về ca nhạc ngoài việc tiếp tục mở lớp dạy dương cầm và thỉnh thoảng thực hiện vài băng nhạc có tính cách lưu niệm do chính bà tự đàn và hát.
Năm 1990, sau khi lập gia đình lần thứ hai, Quỳnh Giao cùng chồng về sống tại California. Từ đó, bà bắt đầu quay lại với âm nhạc và phát hành nhiều CD thành công như Khúc nguyệt quỳnh, Hành trình Phạm Duy... Quỳnh Giao cũng cùng với Mai Hương, Kim Tước lập ban Tiếng Tơ Đồng ở hải ngoại và thu được nhiều thành công.
Ca sĩ Quỳnh Giao qua đời vào lúc 3 giờ sáng hôm thứ tư ngày 23 tháng 7 năm 2014 tại Garden Grove, California, hưởng thọ 68 tuổi.
CD của Quỳnh Giao đã phát hành:
Khúc Nguyệt Quỳnh, 1992
Đêm Tàn Bến Ngự - Tình Khúc Dương Thiệu Tước. Cùng Kim Tước, 1995
Tình khúc Văn Cao. Cùng Mai Hương, 1995
Tiếng chuông chiều thu, 1996
Chiều về trên sông, 1997
Ngàn thu áo tím, 1998
Tìm nhau bốn mùa. Cùng Kim Tước, Mai Hương và Duy Trác, 1998
Hành trình Phạm Duy, 1999
Hình ảnh một buổi chiều, 2000
Tình khúc Văn Phụng & Hoàng Trọng, 2001
Thơ tình phổ nhạc, 2002
Hoa xuân, 2003
Tình ca Phạm Duy, 2005
Trở về thôn cũ, 2005
Các bản thâu âm lẻ cho các Chương trình CD: Đoàn Chuẩn, Xuân, Hùng Ca, Giáng Sinh của Trung tâm Mai Ngọc Khánh từ năm 1995 ~ 1998
Các bản thâu âm lẻ cho các Chương trình CD: CD Đưa Người Về Phương Đông-Tình Ca Phạm Anh Dũng phát hành 1992.
CD Thiền Ca do Tuấn Khanh soạn nhạc, thơ thiền Tu sĩ Tịnh Liên do Thiền viện Sùng Nghiêm phát hành 2001
Tân nhạc Việt Nam sau di cư và trước di tản
Quỳnh Giao
Người Việt lãng mạn của chúng ta thường bị giằng xé với hai giấc mơ tương phản.
Sống tại vùng chật hẹp với giang hồ sông nước là sự cách trở, chúng ta mơ chân trời xa lạ “như lũ chim quyết tung trời mây”... Và dù có gặp “biển hồ mênh mông không nơi ngừng cánh tránh gió táp,” chúng ta vẫn “thề quyết ra đi từ đây.” Nhạc sĩ Lâm Tuyền ghi lại cho tiềm thức chung cái giấc mơ đó.
Thế rồi, khi đã toại lòng với “bao năm qua ta sống giang hồ xa quê nhà, nơi xa xôi muôn ý phiêu lưu dâng cho đời,” thì cũng chính tâm hồn lãng mạn ấy hát khúc ngày về. Giấc mơ hồi hương là phần tương phản của cái chí tung hoành đi tìm đất lạ.
Nếu đọc lại nhiều bài viết của Vũ Hoàng Chương thì có thể mường tượng ra giấc mơ giang hồ đó. Nó trải rộng trong hồn thơ chứ vẫn thu hẹp vào khoảnh đất nhỏ xíu. Từ Nam Ðịnh đến Hà Nội đã là một phiêu lưu. Lên tới núi rừng Việt Bắc thì đấy là cõi bạt ngàn!...
Quỳnh Giao nhắc lại Lâm Tuyền hay Vũ Hoàng Chương vì nhớ tuổi ấu thơ thao thức của mình khi sắp được đi Vũng Tầu! Lên tới Ðà Lạt thì đã tựa như vào Thiên Thai trong cổ tích....
Thế rồi một biến cố đã giập giấc mơ vào thực tại. Với nhiều người thì đấy là cơn ác mộng.
Hiệp định Genève năm 1954 chia đất nước ra hai vùng giới tuyến làm nhiều người phải giang hồ thật! Phong trào di cư từ Bắc vào Nam là biến cố lớn lao nhất thế kỷ, cho đến ngày có cuộc di tản năm 1975 và sau đó.
Nền tân nhạc cải cách Việt Nam xuất phát đầu tiên từ trong Nam vào quãng 1938-1940. Rồi bùng phát và trưởng thành là ở ngoài Bắc trong thời kỳ 1945-1954. Ðấy là giai đoạn hào hùng mà lãng mạn với rất nhiều ca khúc trữ tình. Rồi cuộc di cư 54 là một giao động lớn trong thế giới tân nhạc ấy.....
Chúng ta có những nhà soạn nhạc đã thành danh ở miền Bắc. Phần lớn trong số này cũng là nhạc công, là nhạc sĩ trình diễn chuyên nghiệp với một hay nhiều nhạc cụ. Những người vào Nam từ trước chỉ là một thiểu số hiếm hoi. Sớm nhất thì có Lê Thương từ năm 1941, trễ hơn chục năm thì có Phạm Duy và Phạm Ðình Chương trong “gia đình Thăng Long.”
Phong trào di cư từ 1954 mới xô đẩy đa số còn lại vào Nam và làm thay đổi không khí tân nhạc.
Các nhạc sĩ tên tuổi từ miền Bắc có Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Ngọc Bích, Hoàng Trọng và Vũ Thành. Những nhạc sĩ kế tiếp nổi danh như cồn ở trong Nam thì có Ðan Thọ, Nguyễn Hiền hay Nhật Bằng, Cung Tiến. Phải gõ chữ vân vân vì nhiều lắm. Những người còn ở lại miền Bắc, như Văn Cao, Hoàng Giác, Hoàng Phú, Tô Vũ hay Ðoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Tý thì hết viết... như cũ.
Nhớ lại chuyện 60 năm trước, chúng ta tự hỏi là lớp nhạc sĩ di cư đã sáng tác những gì sau đó?
Trong mọi cơn chấn động bàng hoàng, con người chúng ta chỉ là lũ trẻ thơ. Hãy nhìn bầy trẻ khi chúng hãi sợ, hoặc gặp điều phật ý mà khó hiểu. Có những đứa thì hờn lẫy giẫy giụa, nhưng cũng có đứa lặng người không thể gào khóc. Còn gào thét là còn tin rằng ai đó sẽ phải lo cho mình, chứ nếu lặng người nín thinh thì đấy là lúc đứa trẻ bần thần tuyệt vọng nhất. Sau cơn chấn động như 1954 hay 1975, chúng ta đều lặng người trong tê tái.
Nhưng các nhạc sĩ của chúng ta lại khác bầy trẻ. Họ không nín lặng mà khóc bằng nhạc.
Cảm hứng viết nhạc hoài hương có sẵn trong tâm khảm đã từ biến cố 54 đưa tới nhiều ca khúc về cố hương. Không kể những bài đã có từ trước như “Ôi Quê Xưa” của Dương Thiệu Tước, “Tình Hoài Hương” của Phạm Duy hay “Hướng Về Hà Nội” của Hoàng Dương, chúng ta nhớ lại “Khóc Biệt Kinh Kỳ” và “Bên Bờ Ðại Dương” của Hoàng Trọng, “Xa Quê Hương” của Ðan Thọ, “Bóng Quê Xưa” của Nhật Bằng và “Tìm Về Bến Xưa” hay “Thanh Bình Ca” của Nguyễn Hiền, v.v....
Ðan Thọ và Nguyễn Hiền là hai nhạc sĩ có nhiều tác phẩm về nỗi hoài niệm quê hương đã mất kể từ thời 54.
Ngày nay, Ðan Thọ vẫn còn và có lẽ không quên sự thổn thức của 60 năm trước.
Ngồi nhớ và nghe lại thì sau biến cố Genève 54, các nhạc sĩ của chúng ta còn bị giằng xé theo một cách khác. Nhiều người vẫn tin vào một ngày trở về.
“Giấc mơ hồi hương” của Vũ Thành là tác phẩm đẹp nhất của đề tài này. Ngoài lời một được gợi lên từ một bài thơ, lời hai của chính tác giả trong điệp khúc có âm điệu khải hoàn ca: “ngoài chân mây xa bừng lên muôn ánh hào quang” vì đấy là lúc giấc mơ đã thành, là “cùng dìu nhau sát vai sống trong tình thương.”...
Người khác thì khám phá và hát mừng sự bao la choáng ngợp của miền đất mới.
Vào Nam từ trước, Phạm Ðình Chương sớm ngợi ca miền Nam đôn hậu từ hình ảnh Cửu Long của trường ca Hội Trùng Dương. Rồi qua năm 1955, ông chấm nơi này là “Ðất Lành” và hát về mối tình Nam-Bắc một nhà: “Em gái Bắc Ninh, anh trai Biên Hòa. Em đất Thanh Nghệ, anh nhà Cà Mâu. Ðồi nương thương sức cần lao, se duyên Nam Bắc ngọt ngào tình yêu”...
Cũng trong dòng nhạc đó, trường ca “Con Ðường Cái Quan” do Phạm Duy thai nghén từ năm 54 tại Paris và hoàn thành về sau ở trong Nam đã có những giai điệu “tốt tươi” nhất - chữ “tốt tươi” là của ông - là từ đoạn 16 trở về sau, khi chàng lữ khách mơ giấc hải hồ vào tới trong Nam!
Trong số nhạc sĩ di cư, Hoàng Trọng nổi danh từ đất Nam Ðịnh với nhiều ca khúc luyến nhớ. Sau khi vào Nam, từ “Mộng Ngày Hồi Hương” năm 1956, ông hòa vào niềm vui mới qua bài “Ðẹp Mùa Yên Vui” sáng tác năm 1958 với lời từ của Hồ Ðình Phương: “Miền Nam mưa nắng giao hòa, Câu hát câu hò say trời quê đẹp như gấm hoa...”
Sự giằng xé dễ hiểu mà đáng thương của người viết nhạc diễn tả tâm tình day dứt của chúng ta giữa cái cũ đã mất và cái mới đã thành đời sống thật.
Ngồi hát lại trong tâm tưởng, “Con Ðường Cái Quan” đã từ đoạn Cửu Long Giang mà hò “Về Miền Nam” và dẫn tới đoạn kết là “Ðường Ði Ðã Tới.” “Về Miền Nam” cũng là tên ca khúc của Trọng Khương. Chúng ta không đi nữa mà về. Thâm tâm hát mừng như vậy thật, chứ không vì sự tuyên truyền của loại nhạc cổ động, mà dẫu gì thì hai miền vẫn chung một đất nước.
Rồi thời gian và sự tự do của miền Nam hàn gắn tất cả và dẫn tân nhạc qua một thế giới khác lạ.
Sau khi đất nước chia đôi, trong số đông đảo các nhạc sĩ và ca sĩ di cư vào Nam có nhiều nhạc công cự phách. Nhạc khúc mới và cách trình diễn tân kỳ thổi gió mới vào nhạc qua đài phát thanh, phần phụ diễn văn nghệ của phim chiếu bóng rồi đại nhạc hội và phòng trà hay khiêu vũ trường...
Khác bộ môn văn chương là nơi mà lối viết của dân miền Nam làm phong thái chân phương của nhà văn miền Bắc trở thành sống động hơn, với những đối thoại rất gần với thực tế ngoài đời, bộ môn tân nhạc ở miền Nam lại tiếp nhận tính chất trang nhã nhiều khi cầu kỳ của ca nhạc sĩ di cư từ miền Bắc. Nghệ sĩ di cư như Dương Thiệu Tước, Vũ Thành, Hoàng Trọng, Anh Ngọc cùng các ban nhạc và lối hòa âm đã thật sự làm tân nhạc miền Nam đổi khác. Từ đó, các nhạc sĩ trong Nam không còn viết như trước nữa, nhiều ca sĩ cũng trình bày theo giọng Bắc.
Sau đấy còn có sự đóng góp của đông đảo thi sĩ di cư từ miền Bắc, và cả các nhà thơ tòng quân nhập ngũ, khiến nghệ thuật phổ thơ vào nhạc còn đem lại một phong thái khác hẳn cái thời mà chúng ta gọi là “tiền chiến.”
Cũng từ đấy, người nghe khó phân biệt được sáng tác Y Vân, Nguyễn Văn Ðông, Lê Dinh, Minh Kỳ hay Lam Phương với ca khúc của nhạc sĩ di cư đất Bắc. Nếu có khác thì đấy là giữa thể loại ca khúc của thành phố thanh bình, có men rượu, khói thuốc và cả một chút Paris, với nhạc chân quê hay nhạc của người lính thời chiến.
Cho đến khi Nam Bắc thật sự là một nhà, và khi nền tân nhạc hết phân biệt hậu phương hay tiền tuyến thì chúng ta gặp cuộc đổi đời thứ hai, biến cố 1975. Lần này cũng vẫn phong ba giông tố, nhưng không là một nơi chốn mới của quê hương mà là một sự giã biệt bi thảm hơn. Sang năm, chúng ta sẽ viết lại chuyện này....
***
Từ nhiều tháng nay, người viết ngồi dưỡng bệnh bằng nhạc, cho đến khi tòa soạn Người Việt yêu cầu một bài đặc biệt về tân nhạc trong và sau biến cố 54.
Không vì “yêu sách” của tờ báo mà vì yêu nhạc, Quỳnh Giao cố gõ lại trí nhớ mà gửi độc giả bài này, với một kết luận là sự tri ân của một người đã nghe và hát: “Nền tân nhạc Việt Nam có nhiều tác phẩm nghệ thuật nhất, và đáng nhớ nhất vì còn được hát ngày nay, là ở miền Nam, trong giai đoạn 1954-1975. Trước đấy thì chưa có và sau đó thì không còn...”
Quỳnh Giao
Người Việt lãng mạn của chúng ta thường bị giằng xé với hai giấc mơ tương phản.
Sống tại vùng chật hẹp với giang hồ sông nước là sự cách trở, chúng ta mơ chân trời xa lạ “như lũ chim quyết tung trời mây”... Và dù có gặp “biển hồ mênh mông không nơi ngừng cánh tránh gió táp,” chúng ta vẫn “thề quyết ra đi từ đây.” Nhạc sĩ Lâm Tuyền ghi lại cho tiềm thức chung cái giấc mơ đó.
Thế rồi, khi đã toại lòng với “bao năm qua ta sống giang hồ xa quê nhà, nơi xa xôi muôn ý phiêu lưu dâng cho đời,” thì cũng chính tâm hồn lãng mạn ấy hát khúc ngày về. Giấc mơ hồi hương là phần tương phản của cái chí tung hoành đi tìm đất lạ.
Nếu đọc lại nhiều bài viết của Vũ Hoàng Chương thì có thể mường tượng ra giấc mơ giang hồ đó. Nó trải rộng trong hồn thơ chứ vẫn thu hẹp vào khoảnh đất nhỏ xíu. Từ Nam Ðịnh đến Hà Nội đã là một phiêu lưu. Lên tới núi rừng Việt Bắc thì đấy là cõi bạt ngàn!...
Quỳnh Giao nhắc lại Lâm Tuyền hay Vũ Hoàng Chương vì nhớ tuổi ấu thơ thao thức của mình khi sắp được đi Vũng Tầu! Lên tới Ðà Lạt thì đã tựa như vào Thiên Thai trong cổ tích....
Thế rồi một biến cố đã giập giấc mơ vào thực tại. Với nhiều người thì đấy là cơn ác mộng.
Hiệp định Genève năm 1954 chia đất nước ra hai vùng giới tuyến làm nhiều người phải giang hồ thật! Phong trào di cư từ Bắc vào Nam là biến cố lớn lao nhất thế kỷ, cho đến ngày có cuộc di tản năm 1975 và sau đó.
Nền tân nhạc cải cách Việt Nam xuất phát đầu tiên từ trong Nam vào quãng 1938-1940. Rồi bùng phát và trưởng thành là ở ngoài Bắc trong thời kỳ 1945-1954. Ðấy là giai đoạn hào hùng mà lãng mạn với rất nhiều ca khúc trữ tình. Rồi cuộc di cư 54 là một giao động lớn trong thế giới tân nhạc ấy.....
Chúng ta có những nhà soạn nhạc đã thành danh ở miền Bắc. Phần lớn trong số này cũng là nhạc công, là nhạc sĩ trình diễn chuyên nghiệp với một hay nhiều nhạc cụ. Những người vào Nam từ trước chỉ là một thiểu số hiếm hoi. Sớm nhất thì có Lê Thương từ năm 1941, trễ hơn chục năm thì có Phạm Duy và Phạm Ðình Chương trong “gia đình Thăng Long.”
Phong trào di cư từ 1954 mới xô đẩy đa số còn lại vào Nam và làm thay đổi không khí tân nhạc.
Các nhạc sĩ tên tuổi từ miền Bắc có Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Ngọc Bích, Hoàng Trọng và Vũ Thành. Những nhạc sĩ kế tiếp nổi danh như cồn ở trong Nam thì có Ðan Thọ, Nguyễn Hiền hay Nhật Bằng, Cung Tiến. Phải gõ chữ vân vân vì nhiều lắm. Những người còn ở lại miền Bắc, như Văn Cao, Hoàng Giác, Hoàng Phú, Tô Vũ hay Ðoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Tý thì hết viết... như cũ.
Nhớ lại chuyện 60 năm trước, chúng ta tự hỏi là lớp nhạc sĩ di cư đã sáng tác những gì sau đó?
Trong mọi cơn chấn động bàng hoàng, con người chúng ta chỉ là lũ trẻ thơ. Hãy nhìn bầy trẻ khi chúng hãi sợ, hoặc gặp điều phật ý mà khó hiểu. Có những đứa thì hờn lẫy giẫy giụa, nhưng cũng có đứa lặng người không thể gào khóc. Còn gào thét là còn tin rằng ai đó sẽ phải lo cho mình, chứ nếu lặng người nín thinh thì đấy là lúc đứa trẻ bần thần tuyệt vọng nhất. Sau cơn chấn động như 1954 hay 1975, chúng ta đều lặng người trong tê tái.
Nhưng các nhạc sĩ của chúng ta lại khác bầy trẻ. Họ không nín lặng mà khóc bằng nhạc.
Cảm hứng viết nhạc hoài hương có sẵn trong tâm khảm đã từ biến cố 54 đưa tới nhiều ca khúc về cố hương. Không kể những bài đã có từ trước như “Ôi Quê Xưa” của Dương Thiệu Tước, “Tình Hoài Hương” của Phạm Duy hay “Hướng Về Hà Nội” của Hoàng Dương, chúng ta nhớ lại “Khóc Biệt Kinh Kỳ” và “Bên Bờ Ðại Dương” của Hoàng Trọng, “Xa Quê Hương” của Ðan Thọ, “Bóng Quê Xưa” của Nhật Bằng và “Tìm Về Bến Xưa” hay “Thanh Bình Ca” của Nguyễn Hiền, v.v....
Ðan Thọ và Nguyễn Hiền là hai nhạc sĩ có nhiều tác phẩm về nỗi hoài niệm quê hương đã mất kể từ thời 54.
Ngày nay, Ðan Thọ vẫn còn và có lẽ không quên sự thổn thức của 60 năm trước.
Ngồi nhớ và nghe lại thì sau biến cố Genève 54, các nhạc sĩ của chúng ta còn bị giằng xé theo một cách khác. Nhiều người vẫn tin vào một ngày trở về.
“Giấc mơ hồi hương” của Vũ Thành là tác phẩm đẹp nhất của đề tài này. Ngoài lời một được gợi lên từ một bài thơ, lời hai của chính tác giả trong điệp khúc có âm điệu khải hoàn ca: “ngoài chân mây xa bừng lên muôn ánh hào quang” vì đấy là lúc giấc mơ đã thành, là “cùng dìu nhau sát vai sống trong tình thương.”...
Người khác thì khám phá và hát mừng sự bao la choáng ngợp của miền đất mới.
Vào Nam từ trước, Phạm Ðình Chương sớm ngợi ca miền Nam đôn hậu từ hình ảnh Cửu Long của trường ca Hội Trùng Dương. Rồi qua năm 1955, ông chấm nơi này là “Ðất Lành” và hát về mối tình Nam-Bắc một nhà: “Em gái Bắc Ninh, anh trai Biên Hòa. Em đất Thanh Nghệ, anh nhà Cà Mâu. Ðồi nương thương sức cần lao, se duyên Nam Bắc ngọt ngào tình yêu”...
Cũng trong dòng nhạc đó, trường ca “Con Ðường Cái Quan” do Phạm Duy thai nghén từ năm 54 tại Paris và hoàn thành về sau ở trong Nam đã có những giai điệu “tốt tươi” nhất - chữ “tốt tươi” là của ông - là từ đoạn 16 trở về sau, khi chàng lữ khách mơ giấc hải hồ vào tới trong Nam!
Trong số nhạc sĩ di cư, Hoàng Trọng nổi danh từ đất Nam Ðịnh với nhiều ca khúc luyến nhớ. Sau khi vào Nam, từ “Mộng Ngày Hồi Hương” năm 1956, ông hòa vào niềm vui mới qua bài “Ðẹp Mùa Yên Vui” sáng tác năm 1958 với lời từ của Hồ Ðình Phương: “Miền Nam mưa nắng giao hòa, Câu hát câu hò say trời quê đẹp như gấm hoa...”
Sự giằng xé dễ hiểu mà đáng thương của người viết nhạc diễn tả tâm tình day dứt của chúng ta giữa cái cũ đã mất và cái mới đã thành đời sống thật.
Ngồi hát lại trong tâm tưởng, “Con Ðường Cái Quan” đã từ đoạn Cửu Long Giang mà hò “Về Miền Nam” và dẫn tới đoạn kết là “Ðường Ði Ðã Tới.” “Về Miền Nam” cũng là tên ca khúc của Trọng Khương. Chúng ta không đi nữa mà về. Thâm tâm hát mừng như vậy thật, chứ không vì sự tuyên truyền của loại nhạc cổ động, mà dẫu gì thì hai miền vẫn chung một đất nước.
Rồi thời gian và sự tự do của miền Nam hàn gắn tất cả và dẫn tân nhạc qua một thế giới khác lạ.
Sau khi đất nước chia đôi, trong số đông đảo các nhạc sĩ và ca sĩ di cư vào Nam có nhiều nhạc công cự phách. Nhạc khúc mới và cách trình diễn tân kỳ thổi gió mới vào nhạc qua đài phát thanh, phần phụ diễn văn nghệ của phim chiếu bóng rồi đại nhạc hội và phòng trà hay khiêu vũ trường...
Khác bộ môn văn chương là nơi mà lối viết của dân miền Nam làm phong thái chân phương của nhà văn miền Bắc trở thành sống động hơn, với những đối thoại rất gần với thực tế ngoài đời, bộ môn tân nhạc ở miền Nam lại tiếp nhận tính chất trang nhã nhiều khi cầu kỳ của ca nhạc sĩ di cư từ miền Bắc. Nghệ sĩ di cư như Dương Thiệu Tước, Vũ Thành, Hoàng Trọng, Anh Ngọc cùng các ban nhạc và lối hòa âm đã thật sự làm tân nhạc miền Nam đổi khác. Từ đó, các nhạc sĩ trong Nam không còn viết như trước nữa, nhiều ca sĩ cũng trình bày theo giọng Bắc.
Sau đấy còn có sự đóng góp của đông đảo thi sĩ di cư từ miền Bắc, và cả các nhà thơ tòng quân nhập ngũ, khiến nghệ thuật phổ thơ vào nhạc còn đem lại một phong thái khác hẳn cái thời mà chúng ta gọi là “tiền chiến.”
Cũng từ đấy, người nghe khó phân biệt được sáng tác Y Vân, Nguyễn Văn Ðông, Lê Dinh, Minh Kỳ hay Lam Phương với ca khúc của nhạc sĩ di cư đất Bắc. Nếu có khác thì đấy là giữa thể loại ca khúc của thành phố thanh bình, có men rượu, khói thuốc và cả một chút Paris, với nhạc chân quê hay nhạc của người lính thời chiến.
Cho đến khi Nam Bắc thật sự là một nhà, và khi nền tân nhạc hết phân biệt hậu phương hay tiền tuyến thì chúng ta gặp cuộc đổi đời thứ hai, biến cố 1975. Lần này cũng vẫn phong ba giông tố, nhưng không là một nơi chốn mới của quê hương mà là một sự giã biệt bi thảm hơn. Sang năm, chúng ta sẽ viết lại chuyện này....
***
Từ nhiều tháng nay, người viết ngồi dưỡng bệnh bằng nhạc, cho đến khi tòa soạn Người Việt yêu cầu một bài đặc biệt về tân nhạc trong và sau biến cố 54.
Không vì “yêu sách” của tờ báo mà vì yêu nhạc, Quỳnh Giao cố gõ lại trí nhớ mà gửi độc giả bài này, với một kết luận là sự tri ân của một người đã nghe và hát: “Nền tân nhạc Việt Nam có nhiều tác phẩm nghệ thuật nhất, và đáng nhớ nhất vì còn được hát ngày nay, là ở miền Nam, trong giai đoạn 1954-1975. Trước đấy thì chưa có và sau đó thì không còn...”
Ca sĩ Minh Trang (giữa) cùng con trai Bửu Minh (T) và con gái Đoan Trang (tức ca sĩ Quỳnh Giao)
Người Việt Online ngày 18 tháng 7, 2014
*
* *
* *
Tuyển tập Tiếng hát Quỳnh Giao – Vol 2
*
* *
* *
Phỏng vấn ca sĩ Quỳnh Giao
Hình Ảnh Một Buổi Chiều
Lâm Tuyền-Quỳnh Giao
Xóm Đêm - Phạm Đình Chương
Ban Tiếng Tơ Đồng
Lâm Tuyền-Quỳnh Giao
Ban Tiếng Tơ Đồng
Áng Mây Chiều (Dương Thiệu Tước) - Quỳnh Giao
Tác giả Quỳnh Giao cùng tập sách “Tạp Ghi Quỳnh Giao” sẽ ra mắt độc giả vào chiều Chủ Nhật, 23 Tháng Mười. (Hình: Dan Huynh/Người Việt)
Nguyễn Đình Toàn
Tác giả Quỳnh Giao cùng tập sách “Tạp Ghi Quỳnh Giao” sẽ ra mắt độc giả vào chiều Chủ Nhật, 23 Tháng Mười. (Hình: Dan Huynh/Người Việt)
Quỳnh Giao Với Tình Khúc Phạm Duy "Trở Về Thôn Cũ"
Nguyễn Đình Toàn
Trong số các ca
sĩ của chúng ta, nổi tiếng ở trong nước từ trước 1975, ra khỏi nước sau
1975, vẫn còn tiếp tục hát, có lẽ Quỳnh Giao là người ít tuổi nhất.
Nhưng, trong buổi trình diễn chung mới đây, nhân dịp kỷ niệm 50 năm hát của Mai Hương, trước số khán giả đông nghẹt hội trường của nhật báo Người Việt, Kim Tước đã nói một câu hài hước rằng, ban hợp ca “Tiếng Tơ Ðồng” của họ, [gồm Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao], nay có thể gọi là ban “Tiếng Tơ Bạc” được rồi. Ðiều ấy, cũng có nghĩa là cái người ít tuổi nhất kia giờ cũng không còn trẻ nữa.
Song phải thấy Quỳnh Giao đứng trên sân khấu, nói chuyện, ứng phó với khán giả, với thái độ chững chạc - mới thấy “tuổi tác” có cái đẹp riêng. Chẳng hạn khi xuất hiện trong một tiết mục [sau] - bận một bộ đồ mới, màu vàng điểm hoa hơi sặc sỡ với một chiếc khăn cùng màu “rất điệu” vắt ngang trên tóc, khán giả cười ồ. Quỳnh Giao đã quay xuống hỏi: “Có phải quý vị cười vì Quỳnh Giao thay áo không”. Thay áo? Thật khéo. Câu nói đã lấy được hết cảm tình của khán giả. Tự nhiên người ta quên cả cách ăn mặc chỉ trước đó vài phút có thể người ta cho là hơi “xí soọng” giờ lại thấy nó có vẻ gì đó duyên dáng!
Có những tiếng hát, nghe rồi, khi gặp người hát, người ta có cảm tưởng, giữa người hát và tiếng hát, có một cái gì đó sai lạc.
Tiếng hát Quỳnh Giao hợp nhất với khuôn mặt và cả vóc dáng người hát.
Nghe và xem Quỳnh Giao hát, người ta có thể thấy ngay rằng, người như thế ắt tiếng hát phải như thế.
Mong manh. Trong sáng. Dịu dàng.
Có người cho rằng giọng hát Quỳnh Giao hơi mỏng.
Ðó là điều người ta có thể thích hay không thích.
Nhưng cái vẻ sang trọng và kỹ thuật điêu luyện của tiếng hát thì không ai có thể phủ nhận được.
Hai CD sau cùng vừa hoàn tất của Quỳnh Giao “Trở Về Thôn Cũ” và “Tình Khúc Phạm Duy” ghi dấu sự đổi thay thật sự của giọng hát Quỳnh Giao.
Như trái đã đủ chín, rượu đã đủ nồng.
Không phải chỉ vì ảnh hưởng của thời gian mà còn do những đổi thay, vui buồn của cuộc sống làm nên nữa.
Tiếng hát khoan thai hơn, dịu dàng hơn.
Người ta càng thấy rõ cái vẻ mỏng manh của giọng hát Quỳnh Giao vừa là khuyết điểm vừa là ưu điểm.
Nó không chuyên chở được những đam mê bốc cháy, nhưng lại làm cho người ta hiểu được cái đẹp, cái mong manh của đời sống.
Tham dự buổi trình diễn kỷ niệm 50 năm hát của Mai Hương, có sự tham dự của Quỳnh Giao và Kim Tước người ta ghi nhận hiện tượng này: Thính giả của họ là những thính giả đặc biệt, dù đông đảo như thế, nhưng hình như không có một người nào dưới 40 tuổi. Nhiều nhất vẫn là những người ở quanh tuổi với người hát.
Thật cảm động khi thấy quanh những hàng ghế khán giả, giữa những mái đầu hoa râm, và cả bạc trắng nữa, luôn có những tiếng lẩm nhẩm hát theo ca sĩ.
Họ thuộc gần hết các bài ca sĩ hát.
Ca sĩ hát sai cho dù chỉ một từ trong phần lời ca chắc chắn đủ gây cho họ sự khó chịu.
Họ đến đấy không phải chỉ để nghe hát mà còn muốn chia xẻ với người hát và cả tác giả nữa cái hay, cái đẹp của tác phẩm, những tang thương biến đổi của lịch sử, vì những tác phẩm ấy đã nằm sâu trong lòng họ, nhắc lại với nhau một quá khứ chung đã mất và những ngày còn lại.
Họ đến đấy để gặp lại nhau và cả để biệt nhau nữa. Như người xưa tới thăm hoa và biệt hoa vì hiểu rằng “thất thập tam nhân nan tái đáo”, một người 73 tuổi khó còn có lần trở lại...
Người hát, người nghe và một số tác giả, đã cùng tạo ra một thế giới riêng, có thể như thế.
Cái thế giới đó đã khô cạn, người đã chết, cảnh đã thay đổi, đã biến mất, tình cảm xa lạ, không có gì hấp dẫn và dính dấp với họ, họ nhập vào đấy để làm gì?
Ðó là một thực tế.
Chấp nhận thực tế ấy là chấp nhận một sự đứt rời với quá khứ.
Nhưng nếu các tác phẩm ấy rồi vẫn sẽ còn tồn tại, như nó từng tồn tại, và “người sau” có lúc chợt thắc mắc tự hỏi không biết “người xưa lưu luyến ra sao nhỉ”, họ có thể tìm và nghe lại Quỳnh Giao, để hiểu điều đó và để biết người đồng thời yêu và trình diễn những tác phẩm ấy thế nào.
Vì, Quỳnh Giao là một trong những người đáng tin cậy đấy.
Thursday, June 23, 2005
Nhưng, trong buổi trình diễn chung mới đây, nhân dịp kỷ niệm 50 năm hát của Mai Hương, trước số khán giả đông nghẹt hội trường của nhật báo Người Việt, Kim Tước đã nói một câu hài hước rằng, ban hợp ca “Tiếng Tơ Ðồng” của họ, [gồm Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao], nay có thể gọi là ban “Tiếng Tơ Bạc” được rồi. Ðiều ấy, cũng có nghĩa là cái người ít tuổi nhất kia giờ cũng không còn trẻ nữa.
Song phải thấy Quỳnh Giao đứng trên sân khấu, nói chuyện, ứng phó với khán giả, với thái độ chững chạc - mới thấy “tuổi tác” có cái đẹp riêng. Chẳng hạn khi xuất hiện trong một tiết mục [sau] - bận một bộ đồ mới, màu vàng điểm hoa hơi sặc sỡ với một chiếc khăn cùng màu “rất điệu” vắt ngang trên tóc, khán giả cười ồ. Quỳnh Giao đã quay xuống hỏi: “Có phải quý vị cười vì Quỳnh Giao thay áo không”. Thay áo? Thật khéo. Câu nói đã lấy được hết cảm tình của khán giả. Tự nhiên người ta quên cả cách ăn mặc chỉ trước đó vài phút có thể người ta cho là hơi “xí soọng” giờ lại thấy nó có vẻ gì đó duyên dáng!
Có những tiếng hát, nghe rồi, khi gặp người hát, người ta có cảm tưởng, giữa người hát và tiếng hát, có một cái gì đó sai lạc.
Tiếng hát Quỳnh Giao hợp nhất với khuôn mặt và cả vóc dáng người hát.
Nghe và xem Quỳnh Giao hát, người ta có thể thấy ngay rằng, người như thế ắt tiếng hát phải như thế.
Mong manh. Trong sáng. Dịu dàng.
Có người cho rằng giọng hát Quỳnh Giao hơi mỏng.
Ðó là điều người ta có thể thích hay không thích.
Nhưng cái vẻ sang trọng và kỹ thuật điêu luyện của tiếng hát thì không ai có thể phủ nhận được.
Hai CD sau cùng vừa hoàn tất của Quỳnh Giao “Trở Về Thôn Cũ” và “Tình Khúc Phạm Duy” ghi dấu sự đổi thay thật sự của giọng hát Quỳnh Giao.
Như trái đã đủ chín, rượu đã đủ nồng.
Không phải chỉ vì ảnh hưởng của thời gian mà còn do những đổi thay, vui buồn của cuộc sống làm nên nữa.
Tiếng hát khoan thai hơn, dịu dàng hơn.
Người ta càng thấy rõ cái vẻ mỏng manh của giọng hát Quỳnh Giao vừa là khuyết điểm vừa là ưu điểm.
Nó không chuyên chở được những đam mê bốc cháy, nhưng lại làm cho người ta hiểu được cái đẹp, cái mong manh của đời sống.
Tham dự buổi trình diễn kỷ niệm 50 năm hát của Mai Hương, có sự tham dự của Quỳnh Giao và Kim Tước người ta ghi nhận hiện tượng này: Thính giả của họ là những thính giả đặc biệt, dù đông đảo như thế, nhưng hình như không có một người nào dưới 40 tuổi. Nhiều nhất vẫn là những người ở quanh tuổi với người hát.
Thật cảm động khi thấy quanh những hàng ghế khán giả, giữa những mái đầu hoa râm, và cả bạc trắng nữa, luôn có những tiếng lẩm nhẩm hát theo ca sĩ.
Họ thuộc gần hết các bài ca sĩ hát.
Ca sĩ hát sai cho dù chỉ một từ trong phần lời ca chắc chắn đủ gây cho họ sự khó chịu.
Họ đến đấy không phải chỉ để nghe hát mà còn muốn chia xẻ với người hát và cả tác giả nữa cái hay, cái đẹp của tác phẩm, những tang thương biến đổi của lịch sử, vì những tác phẩm ấy đã nằm sâu trong lòng họ, nhắc lại với nhau một quá khứ chung đã mất và những ngày còn lại.
Họ đến đấy để gặp lại nhau và cả để biệt nhau nữa. Như người xưa tới thăm hoa và biệt hoa vì hiểu rằng “thất thập tam nhân nan tái đáo”, một người 73 tuổi khó còn có lần trở lại...
Người hát, người nghe và một số tác giả, đã cùng tạo ra một thế giới riêng, có thể như thế.
Cái thế giới đó đã khô cạn, người đã chết, cảnh đã thay đổi, đã biến mất, tình cảm xa lạ, không có gì hấp dẫn và dính dấp với họ, họ nhập vào đấy để làm gì?
Ðó là một thực tế.
Chấp nhận thực tế ấy là chấp nhận một sự đứt rời với quá khứ.
Nhưng nếu các tác phẩm ấy rồi vẫn sẽ còn tồn tại, như nó từng tồn tại, và “người sau” có lúc chợt thắc mắc tự hỏi không biết “người xưa lưu luyến ra sao nhỉ”, họ có thể tìm và nghe lại Quỳnh Giao, để hiểu điều đó và để biết người đồng thời yêu và trình diễn những tác phẩm ấy thế nào.
Vì, Quỳnh Giao là một trong những người đáng tin cậy đấy.
Thursday, June 23, 2005
Ảnh trên là ca sĩ Hà Thanh. Ảnh dưới, từ trái sang phải là các ca sĩ Anh
Ngọc, Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao và Hà Thanh chụp năm 1992
Quỳnh Giao, người nghệ sĩ chuyển tải cái đẹp của âm nhạc nghệ thuật đến cho chúng ta
Phượng Hoàng giới thiệu (SBS Úc Châu)
*
* *
Phượng Hoàng giới thiệu (SBS Úc Châu)
*
* *
Thuở Ban Đầu (Phạm Đình Chương) - Quỳnh Giao
*
* *
*
* *
Nhạc Chủ Đề giới thiệu Quỳnh Giao
Duy Trác thực hiện - VOVN Houston TX - 2004
*
* *
Duy Trác thực hiện - VOVN Houston TX - 2004
*
* *
Tang lễ Nghệ sĩ Quỳnh Giao ngày 30 Tháng 7 Năm 2014
*
* *
*
* *
Ca Sĩ Quỳnh Giao
Thy Lan (Nụ Hồng Tạ Ơn)
Thy Lan (Nụ Hồng Tạ Ơn)
cô này hát hay lắm
RépondreSupprimerMời bạn ghé thăm web mình nhé
dịch vụ phát tờ rơi hiệu quả tại TP.HCM hoặc dich vu phat to roi chuyen nghiep tai TP.HCM