vendredi 15 mars 2019

Nụ Hồng Tạ Ơn: Nhạc Sĩ Anh Việt Thu

Résultat de recherche d'images pour "NHẠC SĨ ANH VIỆT THU"

Nhạc Sĩ Anh Việt Thu - Thy Lan (Nụ Hồng Tạ Ơn) 

Nhạc sĩ Anh Việt Thu
(1939-1975)
Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939 tại An Hữu – Mỹ Tho (Định Tường) nay là Tiền Giang. Tốt nghiệp Hòa âm Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn năm 1963.

Thụ huấn điều khiển giàn nhạc với nhạc trưởng Otte Soelner. Đệ trình luận án Âm-nhạc-học với đề tài : “Không có Tiếng Động trong Âm Nhạc” tại Nhạc viện Tokyo – Nhật Bản năm 1963. Trưởng Đoàn Văn Nghệ Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia niên khóa 1958-1959

Chủ tịch Sinh viên Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn 1963 – Hát với tuổi trẻ Biên Hòa (1960-1965) – Thành lập Đoàn Du Ca Phù Sa hát dạo từ Cần Thơ ra Huế trong những năm 1965-1966

Những ca khúc đầu tiên được phổ biến từ năm 1956 : Giòng An Giang, Đường Này Anh Về Đâu…

Những tác phẩm chính:

- Dạ khúc Kim Sang (10 bài nhạc không lời cho vĩ cầm và dương cầm) Giải Cantorum Schola – La Mã 1962

- 20 ca khúc Anh Việt Thu phổ biến trong những năm 1964-1968

- Xuân Nguyễn Huệ (trường ca) Giải Đài Phát Thanh Sài Gòn 1966

- Đường chúng ta đi (liên ca)

Ngoài ra đã soạn thảo khoảng trên 200 ca khúc phổ thông. Cùng với Thiên Hà chủ trương chương trình “Phù Sa” ca-ngâm-diễn-đọc, và “Tuần báo Văn Nghệ Truyền Thanh” trên làn sóng phát thanh Sài Gòn (1966 -1968)

Chủ trương “Giờ Âm Nhạc Anh Việt Thu” trên đài Vô Tuyến Truyền Hình Việt Nam từ năm 1971

Hợp tác với hãng đĩa Việt Nam thực hiện một số album như “Bóng Mát Việt Nam”, “Rạng Đông Trên Quê Hương Việt Nam”… dự báo tín hiệu hòa bình đầy ấn tượng trong những năm 1972-1974

Do căn bệnh hiểm nghèo, sau 103 ngày vật lộn với thần chết qua các bệnh viện Rall, Tổng Y Viện Cộng Hòa, Y Viện Quảng Đông, người nhạc sĩ tài hoa ấy đã trút hơi thở cuối cùng hồi 2 giờ 40 phút ngày 15-03-1975 nhằm ngày mùng 3 tháng 2 năm Ất Mão.


Lời trần tình của Anh Việt Thu

Mùa xuân đó có em

… Là những bài tình ca mang bóng dáng những khuôn mặt người yêu và bạn bè, dĩ nhiên có chia ly từ giây phút sum họp, có đau khổ tận cùng trong hạnh phúc vời vợi trong niềm kiêu hãnh vô biên trong tuyệt vời của tuổi trẻ. Là những bài hát đã viết trong suốt quãng đời trẻ tuổi xem như những đóa hoa cỏ dại rải rác bên đường… Và là những dấu hằng năm tháng trên lưng con ngựa già. Không là tường trình đúc kết bởi chưng, tác giả còn hơi thở nhịp đi, còn quờ quạng bò lết, còn chạy nhảy trèo leo, còn bồng bế nâng niu không hơn một loài dã thú giữa cội rừng già buồn hiu…

Lời cuối

Trong giây phút chờ đợi ấn hành, tác giả xin dành lại sự quyết định sau cùng, có thể bán hoặc cho không từng bài hay xóa bỏ tất cã những bài hát trong tuyển tập này và xin xem như không có tác giả trong cái xô bồ của làng nhạc ở đây nữa.

Trân trọng xin giới thưởng ngoạn nghệ thuật đón nghe và đón xem, nhưng đừng đợi chờ. Lời cuối cùng là lời chân thành cảm tạ và có thể là lời tạ từ, bởi chân, sự an nghỉ là linh dược cho người điên.

Để từ đó, tác giả yêu Phạm Công Thiện Và từ đó, thương Nguyễn Đức Sơn vô cùng… (AVT)



Cuộc đời của người nhạc sĩ theo nhạc sĩ Nguyễn Quốc Đông:

Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang quê Cái Bè – An Hữu thuộc tỉnh Tiền Giang. Bút danh nầy theo lời anh Vũ Anh Sương (làm thơ – bạn của Anh Việt Thu ) xuất phát từ câu chuyện gia đình: tên Việt Thu là em trai của ông, do ông phải bảo bọc người em nên đặt tên như thế để nhớ trách nhiệm của mình tức “anh của Việt Thu”. Anh Việt Thu hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn vào những năm 70.

Anh Việt Thu là cựu quân nhân, thuộc binh chủng đia Phương Quân, từng gác cầu Bình Triệu, Thủ đức năm 1970 về phòng Văn Nghệ Cục Tâm Lý Chiến mất năm 1975 tại Sài gòn.
*
*     *
Cố Nhạc sĩ Anh Việt Thu- Cuộc đời & Sự nghiệp
Gồm11 ca khúc:
- Dòng An giang Ánh Tuyết
- Như giọt sầu rơi Hồ Hoàng Yến
- Hai vì sao lạc Mai Thiên Vân
- Tám điệp khúc Thanh Tuyền
- LK Nhớ nhau hoài & Người ngoài phố Hoàng Oanh
- Đa tạ Trường Vũ
- Từ giây phút này Trang Mỹ Dung
- Một mình thôi Băng Châu
- Người ngoài phố Giang Tử & Trang Mỹ Dung
- Gió về miền xuôi Phượng Mai

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire