NEWPORT BEACH, California (NV) - Hôm
Thứ Bảy, 2 Tháng Giêng, nắng vàng tươi nhưng lòng người nặng trĩu,
nhiều giọt nước mắt lăn dài trên má khi tiễn biệt Giáo Sư Lưu Trung
Khảo, một trong những đại thụ đã cất công thành lập những lớp học Việt
ngữ để bảo tồn văn hóa Việt và tiếng Việt được lưu truyền mãi mãi ở hải
ngoại, tại Pacific View Memorial Park ở Newport Beach.
Đến viếng Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Giáo Sư Bùi Mỹ Dương mang theo di ảnh của ông kèm theo câu đối “Đất nước nhiễu nhương vững lái, tháng năm dốc sức bôn ba ngành giáo dục/ Thế gian chao đảo bền lòng, khuya sớm bình tâm rong ruổi đạo từ bi.”
Bà cho biết: “Câu đối này do con trai tôi là bác sĩ làm, cháu rất quý bác Khảo. Tôi định đăng báo câu đối này để tiễn biệt anh, nhưng nghĩ lại, làm khung ảnh để tặng gia đình sẽ ý nghĩa hơn. Sự ra đi của anh, cộng đồng chúng ta đã mất một cây đại thụ. Một sự mất mát thật lớn lao, có thể nói, một mặt trời của cộng đồng chúng ta vừa chợp tắt.”
Nặng lòng với tự do, nhân quyền
Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu, tổng thư ký Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, tâm tình: “Nếu nói rằng Little Saigon là thủ đô của người Việt tị nạn, thì tôi tin chắc rằng mọi người đều nghe tới danh của Giáo Sư Lưu Trung Khảo. Chẳng những ở tại miền Nam California, mà tôi tin rằng những việc làm rất có ý nghĩa của ông đều được biết trên toàn thế giới.”
“Theo dòng lịch sử đau buồn của dân tộc ra hải ngoại, ông không còn gói gọn trong ngành giáo dục nữa, mà ông còn là một nhà ái quốc, một nhà tranh đấu không biết mệt mỏi. Ngày hôm nay chúng ta có một cộng đồng tị nạn tại miền Nam California vững mạnh, thì ông là một trong những người truyền lửa cho cộng đồng này. Những tổ chức chính trị ngày hôm nay có mặt và liên tục tranh đấu chống Cộng Sản, chống độc tài, đem lại nền tự do dân chủ, và nhân quyền cho Việt Nam, thì ông cũng từng là một trong những người làm nên những điều đó,” Giáo Sư Giàu nói tiếp.
Ông Nguyễn Địch Hà, hội trưởng Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Bưởi-Chu Văn An, xúc động: “Sinh thời giáo sư là một công dân gương mẫu, yêu nghề, yêu nước. Ông đã hoạt động, tranh đấu cho tự do, dân chủ, và nhân quyền của Việt Nam. Ông đóng góp rất nhiều trong sự bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam. Riêng đối với trường Chu Văn An, ông luôn quan tâm đến thanh danh của ngôi trường, đến uy tín của tập thể Chu Văn An. Ông tích cực tham gia mọi sinh hoạt và đóng góp ý kiến cho hội chúng tôi. Sự ra đi của ông là một mất mát rất lớn cho tập thể Bưởi-Chu Văn An.”
Thầy của những người thầy
Giáo Sư Nguyễn Đình Cường chia sẻ: “Tôi không được là học trò của Giáo Sư Lưu Trung Khảo, nhưng tôi lại có hân hạnh được gọi ông là anh. Tuy nhiên, tôi vẫn tâm niệm mình là học trò của ông, ông luôn là một người anh, một vị thầy đáng yêu và đáng kính. Kể từ ngày cùng tiếp tay ông làm chương trình phát thanh Phật Giáo Hải Triều Âm khoảng hơn 20 năm trước trên các đài phát thanh Little Saigon Radio, rồi sau này là Radio Bolsa, tôi lại càng được gần gũi ông hơn và cũng nhờ đó tôi đã học hỏi được rất nhiều điều ở ông. Kiến thức của ông sâu rộng về nhiều lĩnh vực văn học, triết học, tôn giáo, chính trị,… Ông đã có nhiều đóng góp tích vực trong sinh hoạt cộng đồng từ nhiều năm nay trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, tôn giáo, chính trị.”
Đến giờ này, Giáo Sư Văn Tường, đại diện Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hải Ngoại, vẫn chưa tin rằng Giáo Sư Lưu Trung Khảo đã ra đi. Ông chia sẻ: “Khi nhận được tin giáo sư đã ra đi qua email, tôi đang chạy xe, liền tấp vào lề, đọc đi đọc lại email đôi ba lần, lòng tôi chùng xuống, bàng hoàng, thương tiếc, cổ hơi nghèn nghẹn, mắt hơi xầm lại, với một cảm giác như một người thân yêu nào đó trong gia đình mình ra đi. Ngồi định thần lại năm ba giây phút rồi mới dám tiếp tục lái xe.”
“Chết là thể phách, còn là tinh anh. Cọp chết để da, người ta chết để tiếng, tiếng thơm giáo sư đã để lại cho đời, chúng tôi và gia đình ông hãnh diện về ông,” Giáo Sư Tường nói.
Mọi người đều nghèn nghẹn nơi cổ họng khi nghe đọc bức thư của bà Lan Chi Đỗ Tuyết. “Em là học sinh của thầy, là nữ sinh của trường Trung Học Trung Vương được học nhờ trường Trung Học Nguyễn Trãi hai niên khóa 1955-1956 và 1956-1957. Môn Việt văn do thầy dạy hật là sống động và vui biết chừng nào. Tới giờ này tính ra đã được 60 năm rồi, nhưng em còn nhớ được đôi chút. Thầy dạy chúng em cách viết từng câu văn cho đúng, cách góp nhặt những câu văn hay để làm tài liệu. Lúc ấy mỗi khi có giờ Việt văn của thầy, chúng em vui lắm. Thầy đọc rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khiến cho cả lớp học của chúng em tràn ngập không khí sinh động. Cô học trò bé bỏng của thầy năm xưa, nay là bà cụ già tóc đã bạc màu. Cả lớp chúng em đều tưởng nhớ đến thầy…”
Để lại vốn tiếng Việt
Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu cho hay: “Ông đã tạo ra nhiều cơ hội để giới trẻ Việt Nam biết về văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chúng ta lưu vong, mất nước nhưng giáo sư và một số giáo sư khác đã đồng lòng thành lập những lớp học Việt ngữ, những chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Việt, để mong rằng văn hóa, tiếng Việt của chúng ta sẽ được lưu truyền mãi mãi ở hải ngoại. Giáo sư là một trong những vị có công lớn nhất trong phong trào đó.”
Ông Vũ Hoàng, đại diện các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California, tâm sự: “Thầy luôn là người hỏi han, nhắc nhở chúng tôi về tầm quan trọng của việc dạy tiếng Việt cho con em tại hải ngoại. Thầy đã không bao giờ từ chối khi được mời tham gia các sinh hoạt liên quan đến Việt Ngữ như làm giảng viên các khóa huấn luyện và tu nghiệp sư phạm, giám khảo cho các cuộc thi. Tháng Tám, 2015, để giúp chúng tôi trình bày đề tài ’40 năm tiếng Việt tại hải ngoại,’ dù trời không nóng lắm để phải đổ mồ hôi, nhưng khi chạm đến thầy, chúng tôi đã cảm nhận chiếc áo vest đã thấm mồ hôi lạnh của thầy, cho thấy sức khỏe của thầy không được tốt lắm nhưng thầy vẫn ở lại với chúng tôi cho đến giờ phút chót.”
Và tại tang lễ của Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Beverly Bảo Ngọc, một cô gái 20 tuổi được sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, đã tâm sự bằng vốn tiếng Việt rành rọt: “Hôm nay con rất xúc động và vinh hạnh được có mặt ở đây để tiễn đưa thầy về nơi an giấc ngàn thu, bằng những lời chân tình nhất, tận đáy lòng của một người học trò không bao giờ quên được hình ảnh thầy qua bao cuộc thi tiếng Việt mà con đã từng tham dự. Chính nhờ sự tận tâm của thầy mà lớp trẻ chúng con tuy sống xa quê hương nhưng vẫn luôn hãnh diện giữ gìn tiếng mẹ đẻ và tự hào về nguồn gốc Việt của mình.”
Không ai bảo ai, mọi người đều không cầm được nước mắt khi nghe con gái của ông là cô Lưu Trần Trinh Thục tâm sự về cha mình.
“Bố thương yêu của con. Sáng hôm nay ngủ dậy, ngày nắng hơn, con nhấc điện thoại muốn gọi nói chuyện với bố như con đã từng làm trong vòng hơn 50 năm nay. Tuy nhiên, con không thực hiện được, vì bố đã ra đi. Trong cộng đồng, bố rất được mến chuộng đối với mọi người qua những công việc bố đã thực hiện. Sự ra đi của bố là một mất mát cho cộng đồng nói chung, và bạn bè thân thiết nói riêng.
Phần con, riêng con, con rất bơ vơ, vì khi mất bố con đã mất đi một người cha, một người mẹ thứ hai, người thầy và người bạn. Từ khi con mở mắt chào đời, bố luôn làm tròn bổn phận người cha. Con đã được hưởng thụ một cuộc sống dư dả, và hạnh phúc. Ở Việt Nam, con vẫn không quên những ngày nghỉ hè ở biển, ở Đà Lạt, picnic và mỗi tuần đi coi phim ở Rex.
Khi gia đình mình định cư qua California, bố đã phải làm lại từ đầu, bố đã không còn làm giáo sư nữa. Bố phải lo cho vợ và ba con nhỏ trong một môi trường và xã hội mới. Con nhớ việc làm đầu tiên của bố là nhân viên tính tiền ở trạm xăng, lương bố chỉ có $1.75 một giờ, bố vẫn tự hào, tươi cười, vui vẻ, và đặc biệt không bao giờ đi làm trễ. Bố còn khoe, bố làm toán nhẩm rất chính xác và không bao giờ bố tính lộn tiền. Rất nhiều khách hàng mến thương bố. Con còn nhớ có người mời gia đình mình lên núi chơi tuyết. Bố ơi, bố có nhớ đó là lần đầu tiên mình thấy tuyết không bố?
Sau này bố đi làm nghề đồ gốm. Từ một vị giáo sư, bàn tay chỉ cầm bút và phấn, mà nay bàn tay đó đã trở thành bàn tay lao động, cằn cỗi. Tuy đời sống eo hẹp, con không còn học trường tư, nhưng qua sự hy sinh của bố, con không thiếu thốn gì cả. Hằng tuần bố vẫn dẫn các con vô thư viện, và sau đó đi ăn Carl’s Jr. Bố ơi, bây giờ dù đi ăn nhà hàng ba sao Michelin, con cũng không thể so sánh với những ngày đi ăn ở Carl’s Jr với bố.
Bố là một người thầy nghiêm khắc, điểm học phải giỏi. Bố chỉ chấp nhận A, bố không la mắng nhưng âm thầm con biết phải cố gắng được A. Bố sẵn sàng hy sinh tất cả cho tương lai học vấn của tụi con. Mỗi kỳ nhập học, bố để dành tiền mua sắm đầy đủ cho con cái. Bố dạy con sự nhẫn nại, cố gắng, chăm chỉ trong học vấn, cũng như việc làm. Bố thường nói, ‘Không có việc làm nào dưới mình,’ hay ‘Mình chỉ thất bại khi mình không làm xong công việc một cách hoàn hảo.’
Tình thương bố dành cho con dồi dào, bao la như người mẹ. Bố tỉ mỉ, để ý, săn sóc khi con cảm cúm. Tới phút cuối cuộc đời, khi bố nghe con than dạo này con bị căng thẳng quá, bố bảo con cần tập yoga để xuống áp huyết. Nằm trên giường bệnh, bố còn nhỏ nhẹ hỏi con: ‘Áp huyết dạo này ra sao rồi hả Thục?’
Bố là một người bạn mà con có thể tâm sự, đùa cợt, và chọc ghẹo. Người bạn cho con những khuyên nhủ, chia sẻ những buồn phiền và vui tươi của cuộc sống hằng ngày. Suốt cuộc đời, con đã sống ỷ lại trong sự bảo bọc, nuôi nấng của bố. Ngày hôm nay, dưới sự mất mát quá đớn đau này, con không biết tương lai ra sao khi bố không còn ở cạnh con. Con hứa sẽ theo gương bố, bố yêu dấu, bố vẫn mãi mãi ở trong lòng và tim của con.
Con rất hãnh diện đã được gọi bố là bố của con. Hy vọng bây giờ bố sẽ được thực hiện ước mơ trở về quê hương yêu quý, và gặp được ông nội, bà nội, bác Lam, và bác Chuyển, mà bố đã bị xa cách từ năm 1954. Bố nhớ cho con hỏi thăm chú Giần, bác Khánh, và Nissy. Con sẽ gặp lại bố sau.”
Giáo Sư Lưu Trung Khảo sinh năm 1932 tại Hà Nam, mất ngày 22 Tháng Mười Hai, 2015. Thời niên thiếu ông học Tiểu Học Lam Cầu, Trung Học Nguyễn Trãi, Nguyễn Biểu và Chu Văn An. Sau trung học, ông theo học Đại Học Văn Khoa và Cao Đẳng Sư Phạm. Tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, ông dạy học tại các trường Trung Học Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc), Lycéum Cửu Long, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bá Tòng, Regina Mundi (Couvent des Oiseaux), Văn Học, Văn Khôi.
Ông lần lượt đảm trách các chức vụ: hiệu trưởng Trung Học Kiến Phong, chủ sự phòng Thanh Niên Học Đường Bộ Quốc Gia Giáo Dục, công cán ủy viên đặc trách Thanh Niên và Báo Chí, thanh tra Trung học Tư thục.
Theo lệnh động viên, ông nhập ngũ, thụ huấn khóa 24 trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Tốt nghiệp, ông phục vụ tại Cục Xã Hội, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị với chức vụ trưởng ban Tiểu học. Sau được biệt phái về Tòa Đô Chính Sài Gòn với chức vụ Tùy Viên Báo Chí, rồi về Bộ Quốc Gia Giáo Dục giữ chức vụ Thanh Tra Đặc Biệt Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Chánh Văn Phòng Thứ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục.
Trở về dạy học tại trường Trung Học Chu Văn An cho đến ngày di tản, ông đảm trách chức vụ Chánh Chủ Khảo nhiều kỳ thi Trung Học, Tú Tài 1, Tú Tài 2 và Trung Học toàn quốc. Ông được ân thưởng Văn Hóa Giáo Dục Bội Tinh.
Quốc Dũng/Người Việt
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=220241&zoneid=1
Đến viếng Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Giáo Sư Bùi Mỹ Dương mang theo di ảnh của ông kèm theo câu đối “Đất nước nhiễu nhương vững lái, tháng năm dốc sức bôn ba ngành giáo dục/ Thế gian chao đảo bền lòng, khuya sớm bình tâm rong ruổi đạo từ bi.”
Bà cho biết: “Câu đối này do con trai tôi là bác sĩ làm, cháu rất quý bác Khảo. Tôi định đăng báo câu đối này để tiễn biệt anh, nhưng nghĩ lại, làm khung ảnh để tặng gia đình sẽ ý nghĩa hơn. Sự ra đi của anh, cộng đồng chúng ta đã mất một cây đại thụ. Một sự mất mát thật lớn lao, có thể nói, một mặt trời của cộng đồng chúng ta vừa chợp tắt.”
Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu, tổng thư ký Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, tâm tình: “Nếu nói rằng Little Saigon là thủ đô của người Việt tị nạn, thì tôi tin chắc rằng mọi người đều nghe tới danh của Giáo Sư Lưu Trung Khảo. Chẳng những ở tại miền Nam California, mà tôi tin rằng những việc làm rất có ý nghĩa của ông đều được biết trên toàn thế giới.”
“Theo dòng lịch sử đau buồn của dân tộc ra hải ngoại, ông không còn gói gọn trong ngành giáo dục nữa, mà ông còn là một nhà ái quốc, một nhà tranh đấu không biết mệt mỏi. Ngày hôm nay chúng ta có một cộng đồng tị nạn tại miền Nam California vững mạnh, thì ông là một trong những người truyền lửa cho cộng đồng này. Những tổ chức chính trị ngày hôm nay có mặt và liên tục tranh đấu chống Cộng Sản, chống độc tài, đem lại nền tự do dân chủ, và nhân quyền cho Việt Nam, thì ông cũng từng là một trong những người làm nên những điều đó,” Giáo Sư Giàu nói tiếp.
Ông Nguyễn Địch Hà, hội trưởng Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Bưởi-Chu Văn An, xúc động: “Sinh thời giáo sư là một công dân gương mẫu, yêu nghề, yêu nước. Ông đã hoạt động, tranh đấu cho tự do, dân chủ, và nhân quyền của Việt Nam. Ông đóng góp rất nhiều trong sự bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam. Riêng đối với trường Chu Văn An, ông luôn quan tâm đến thanh danh của ngôi trường, đến uy tín của tập thể Chu Văn An. Ông tích cực tham gia mọi sinh hoạt và đóng góp ý kiến cho hội chúng tôi. Sự ra đi của ông là một mất mát rất lớn cho tập thể Bưởi-Chu Văn An.”
Thầy của những người thầy
Giáo Sư Nguyễn Đình Cường chia sẻ: “Tôi không được là học trò của Giáo Sư Lưu Trung Khảo, nhưng tôi lại có hân hạnh được gọi ông là anh. Tuy nhiên, tôi vẫn tâm niệm mình là học trò của ông, ông luôn là một người anh, một vị thầy đáng yêu và đáng kính. Kể từ ngày cùng tiếp tay ông làm chương trình phát thanh Phật Giáo Hải Triều Âm khoảng hơn 20 năm trước trên các đài phát thanh Little Saigon Radio, rồi sau này là Radio Bolsa, tôi lại càng được gần gũi ông hơn và cũng nhờ đó tôi đã học hỏi được rất nhiều điều ở ông. Kiến thức của ông sâu rộng về nhiều lĩnh vực văn học, triết học, tôn giáo, chính trị,… Ông đã có nhiều đóng góp tích vực trong sinh hoạt cộng đồng từ nhiều năm nay trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, tôn giáo, chính trị.”
Đến giờ này, Giáo Sư Văn Tường, đại diện Hội Ái Hữu Cựu Giáo Chức Việt Nam tại Hải Ngoại, vẫn chưa tin rằng Giáo Sư Lưu Trung Khảo đã ra đi. Ông chia sẻ: “Khi nhận được tin giáo sư đã ra đi qua email, tôi đang chạy xe, liền tấp vào lề, đọc đi đọc lại email đôi ba lần, lòng tôi chùng xuống, bàng hoàng, thương tiếc, cổ hơi nghèn nghẹn, mắt hơi xầm lại, với một cảm giác như một người thân yêu nào đó trong gia đình mình ra đi. Ngồi định thần lại năm ba giây phút rồi mới dám tiếp tục lái xe.”
“Chết là thể phách, còn là tinh anh. Cọp chết để da, người ta chết để tiếng, tiếng thơm giáo sư đã để lại cho đời, chúng tôi và gia đình ông hãnh diện về ông,” Giáo Sư Tường nói.
Mọi người đều nghèn nghẹn nơi cổ họng khi nghe đọc bức thư của bà Lan Chi Đỗ Tuyết. “Em là học sinh của thầy, là nữ sinh của trường Trung Học Trung Vương được học nhờ trường Trung Học Nguyễn Trãi hai niên khóa 1955-1956 và 1956-1957. Môn Việt văn do thầy dạy hật là sống động và vui biết chừng nào. Tới giờ này tính ra đã được 60 năm rồi, nhưng em còn nhớ được đôi chút. Thầy dạy chúng em cách viết từng câu văn cho đúng, cách góp nhặt những câu văn hay để làm tài liệu. Lúc ấy mỗi khi có giờ Việt văn của thầy, chúng em vui lắm. Thầy đọc rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khiến cho cả lớp học của chúng em tràn ngập không khí sinh động. Cô học trò bé bỏng của thầy năm xưa, nay là bà cụ già tóc đã bạc màu. Cả lớp chúng em đều tưởng nhớ đến thầy…”
Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu cho hay: “Ông đã tạo ra nhiều cơ hội để giới trẻ Việt Nam biết về văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chúng ta lưu vong, mất nước nhưng giáo sư và một số giáo sư khác đã đồng lòng thành lập những lớp học Việt ngữ, những chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng Việt, để mong rằng văn hóa, tiếng Việt của chúng ta sẽ được lưu truyền mãi mãi ở hải ngoại. Giáo sư là một trong những vị có công lớn nhất trong phong trào đó.”
Ông Vũ Hoàng, đại diện các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California, tâm sự: “Thầy luôn là người hỏi han, nhắc nhở chúng tôi về tầm quan trọng của việc dạy tiếng Việt cho con em tại hải ngoại. Thầy đã không bao giờ từ chối khi được mời tham gia các sinh hoạt liên quan đến Việt Ngữ như làm giảng viên các khóa huấn luyện và tu nghiệp sư phạm, giám khảo cho các cuộc thi. Tháng Tám, 2015, để giúp chúng tôi trình bày đề tài ’40 năm tiếng Việt tại hải ngoại,’ dù trời không nóng lắm để phải đổ mồ hôi, nhưng khi chạm đến thầy, chúng tôi đã cảm nhận chiếc áo vest đã thấm mồ hôi lạnh của thầy, cho thấy sức khỏe của thầy không được tốt lắm nhưng thầy vẫn ở lại với chúng tôi cho đến giờ phút chót.”
Và tại tang lễ của Giáo Sư Lưu Trung Khảo, Beverly Bảo Ngọc, một cô gái 20 tuổi được sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, đã tâm sự bằng vốn tiếng Việt rành rọt: “Hôm nay con rất xúc động và vinh hạnh được có mặt ở đây để tiễn đưa thầy về nơi an giấc ngàn thu, bằng những lời chân tình nhất, tận đáy lòng của một người học trò không bao giờ quên được hình ảnh thầy qua bao cuộc thi tiếng Việt mà con đã từng tham dự. Chính nhờ sự tận tâm của thầy mà lớp trẻ chúng con tuy sống xa quê hương nhưng vẫn luôn hãnh diện giữ gìn tiếng mẹ đẻ và tự hào về nguồn gốc Việt của mình.”
Giáo Sư Bùi Mỹ Dương và di ảnh tặng gia đình Giáo Sư Lưu Trung Khảo. (Hình: Quốc Dũng/Người Việt)
“Bố là người bạn”Không ai bảo ai, mọi người đều không cầm được nước mắt khi nghe con gái của ông là cô Lưu Trần Trinh Thục tâm sự về cha mình.
“Bố thương yêu của con. Sáng hôm nay ngủ dậy, ngày nắng hơn, con nhấc điện thoại muốn gọi nói chuyện với bố như con đã từng làm trong vòng hơn 50 năm nay. Tuy nhiên, con không thực hiện được, vì bố đã ra đi. Trong cộng đồng, bố rất được mến chuộng đối với mọi người qua những công việc bố đã thực hiện. Sự ra đi của bố là một mất mát cho cộng đồng nói chung, và bạn bè thân thiết nói riêng.
Phần con, riêng con, con rất bơ vơ, vì khi mất bố con đã mất đi một người cha, một người mẹ thứ hai, người thầy và người bạn. Từ khi con mở mắt chào đời, bố luôn làm tròn bổn phận người cha. Con đã được hưởng thụ một cuộc sống dư dả, và hạnh phúc. Ở Việt Nam, con vẫn không quên những ngày nghỉ hè ở biển, ở Đà Lạt, picnic và mỗi tuần đi coi phim ở Rex.
Khi gia đình mình định cư qua California, bố đã phải làm lại từ đầu, bố đã không còn làm giáo sư nữa. Bố phải lo cho vợ và ba con nhỏ trong một môi trường và xã hội mới. Con nhớ việc làm đầu tiên của bố là nhân viên tính tiền ở trạm xăng, lương bố chỉ có $1.75 một giờ, bố vẫn tự hào, tươi cười, vui vẻ, và đặc biệt không bao giờ đi làm trễ. Bố còn khoe, bố làm toán nhẩm rất chính xác và không bao giờ bố tính lộn tiền. Rất nhiều khách hàng mến thương bố. Con còn nhớ có người mời gia đình mình lên núi chơi tuyết. Bố ơi, bố có nhớ đó là lần đầu tiên mình thấy tuyết không bố?
Sau này bố đi làm nghề đồ gốm. Từ một vị giáo sư, bàn tay chỉ cầm bút và phấn, mà nay bàn tay đó đã trở thành bàn tay lao động, cằn cỗi. Tuy đời sống eo hẹp, con không còn học trường tư, nhưng qua sự hy sinh của bố, con không thiếu thốn gì cả. Hằng tuần bố vẫn dẫn các con vô thư viện, và sau đó đi ăn Carl’s Jr. Bố ơi, bây giờ dù đi ăn nhà hàng ba sao Michelin, con cũng không thể so sánh với những ngày đi ăn ở Carl’s Jr với bố.
Bố là một người thầy nghiêm khắc, điểm học phải giỏi. Bố chỉ chấp nhận A, bố không la mắng nhưng âm thầm con biết phải cố gắng được A. Bố sẵn sàng hy sinh tất cả cho tương lai học vấn của tụi con. Mỗi kỳ nhập học, bố để dành tiền mua sắm đầy đủ cho con cái. Bố dạy con sự nhẫn nại, cố gắng, chăm chỉ trong học vấn, cũng như việc làm. Bố thường nói, ‘Không có việc làm nào dưới mình,’ hay ‘Mình chỉ thất bại khi mình không làm xong công việc một cách hoàn hảo.’
Tình thương bố dành cho con dồi dào, bao la như người mẹ. Bố tỉ mỉ, để ý, săn sóc khi con cảm cúm. Tới phút cuối cuộc đời, khi bố nghe con than dạo này con bị căng thẳng quá, bố bảo con cần tập yoga để xuống áp huyết. Nằm trên giường bệnh, bố còn nhỏ nhẹ hỏi con: ‘Áp huyết dạo này ra sao rồi hả Thục?’
Bố là một người bạn mà con có thể tâm sự, đùa cợt, và chọc ghẹo. Người bạn cho con những khuyên nhủ, chia sẻ những buồn phiền và vui tươi của cuộc sống hằng ngày. Suốt cuộc đời, con đã sống ỷ lại trong sự bảo bọc, nuôi nấng của bố. Ngày hôm nay, dưới sự mất mát quá đớn đau này, con không biết tương lai ra sao khi bố không còn ở cạnh con. Con hứa sẽ theo gương bố, bố yêu dấu, bố vẫn mãi mãi ở trong lòng và tim của con.
Con rất hãnh diện đã được gọi bố là bố của con. Hy vọng bây giờ bố sẽ được thực hiện ước mơ trở về quê hương yêu quý, và gặp được ông nội, bà nội, bác Lam, và bác Chuyển, mà bố đã bị xa cách từ năm 1954. Bố nhớ cho con hỏi thăm chú Giần, bác Khánh, và Nissy. Con sẽ gặp lại bố sau.”
Giáo Sư Lưu Trung Khảo sinh năm 1932 tại Hà Nam, mất ngày 22 Tháng Mười Hai, 2015. Thời niên thiếu ông học Tiểu Học Lam Cầu, Trung Học Nguyễn Trãi, Nguyễn Biểu và Chu Văn An. Sau trung học, ông theo học Đại Học Văn Khoa và Cao Đẳng Sư Phạm. Tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, ông dạy học tại các trường Trung Học Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Thủ Khoa Nghĩa (Châu Đốc), Lycéum Cửu Long, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bá Tòng, Regina Mundi (Couvent des Oiseaux), Văn Học, Văn Khôi.
Ông lần lượt đảm trách các chức vụ: hiệu trưởng Trung Học Kiến Phong, chủ sự phòng Thanh Niên Học Đường Bộ Quốc Gia Giáo Dục, công cán ủy viên đặc trách Thanh Niên và Báo Chí, thanh tra Trung học Tư thục.
Theo lệnh động viên, ông nhập ngũ, thụ huấn khóa 24 trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Tốt nghiệp, ông phục vụ tại Cục Xã Hội, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị với chức vụ trưởng ban Tiểu học. Sau được biệt phái về Tòa Đô Chính Sài Gòn với chức vụ Tùy Viên Báo Chí, rồi về Bộ Quốc Gia Giáo Dục giữ chức vụ Thanh Tra Đặc Biệt Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Chánh Văn Phòng Thứ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục.
Trở về dạy học tại trường Trung Học Chu Văn An cho đến ngày di tản, ông đảm trách chức vụ Chánh Chủ Khảo nhiều kỳ thi Trung Học, Tú Tài 1, Tú Tài 2 và Trung Học toàn quốc. Ông được ân thưởng Văn Hóa Giáo Dục Bội Tinh.
Quốc Dũng/Người Việt
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=220241&zoneid=1
*
* *
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire