samedi 14 décembre 2019

Nhiếp Ảnh Gia NGUYỄN NGỌC HẠNH


http://motgoctroi.com/StNguoiNViec/ChandungNgheSi/NNHanh/1.jpgSinh năm 1927 tại Hà Đông, gia nhập Không quân Việt Nam năm 1950. Ông Hạnh tốt nghiệp trường Nhiếp Ảnh Pháp ở Toulouse năm 1956 và trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Năm 1957, ông sáng lập Hội Nhiếp Ảnh Quân Đội Việt Nam . Năm 1961, ông trở thành Sĩ quan nhiếp ảnh chiến trường của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, binh chủng Nhảy Dù. Ông được chọn làm Hội viên danh dự Hội nhiếp ảnh quốc tế năm 1971. Trong thời gian làm phóng viên chiến trường, ông được lãnh nhiều giải thưởng cao quý về nhiếp ảnh tại nhiều quốc gia khác nhau.

mercredi 4 décembre 2019

Tưởng Niệm 46 Năm: Tội Ác Thảm Sát Dak Son Của Đoàn Quân Cộng Sản

Résultat de recherche d'images pour "Tưởng Niệm 46 Năm: Tội Ác Thảm Sát Dak Son Của Đoàn Quân Cộng Sản"Bốn mươi sáu năm trước, đúng vào ngày này 05/12/1967, một vụ thảm sát kinh hoàng đã xảy ra tại khu làng Dak Son, thuộc thị xã Phước Long, tỉnh Sông Bé.  Cuộc thảm sát này đã được thực hiên một cách có hệ thống và có tổ chức bởi hai tiểu đoàn Cộng quân với khoảng gần 600 lính chính quy thuộc trung đoàn 88, sư đoàn 1 bộ binh của Cộng Sản Bắc Việt.  Cuộc thảm sát này đã cho thấy sự tàn bạo, dã man của đoàn quân Cộng Sản xâm lược.  Một tội ác chống lại nhân loại mà Cộng Sản Hà Nội không thể nào chối cãi hay bào chữa.

dimanche 17 novembre 2019

Các Rạp Chiếu Bóng của Saigon Ngày Xưa

Góc bên phải hình chụp này chính là rạp EDEN, một trong những rạp cinéma có thâm niên lâu nhất.Nhu cầu thưởng thức văn hóa và giải trí của người SG đã nổi tiếng là rất phóng phú, từ những ngày đầu tiên thành lập nước, những người đứng đầu của VNCH đã cho xây dựng nhiều Rạp chiếu bóng trên SG mục đích là giúp cho người dân, người lính có nơi để giải trí, xem phim ảnh, những bộ phim kinh điển của thế giới... Hãy cùng xem những rạp chiếu phim nổi tiếng một thời của SG

vendredi 1 novembre 2019

CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

118 HÌNH ẢNH QUÝ HIẾM CỦA CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM CÙNG CÁC TƯỚNG LÃNH VÀ NHÂN SỸ ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA





jeudi 30 mai 2019

Nhà thơ áo lính Tô Thùy Yên Bích Huyền

Nhà thơ áo lính Tô Thùy Yên Bích Huyền








Cánh đồng - Con Ngựa - Chuyến tàu

Résultat de recherche d'images pour "Cánh đồng - Con Ngựa - Chuyến tàu"Cánh đồng, a! cánh đồng sắp hết.
Tàu chạy mau, càng mau, càng mau.
Ngựa ngã lăn, mình mướt như cỏ,
Chấm giữa nền nhung một vết nâu.






Tô Thuỳ Yên, Chiều Trên Phá Tam Giang

Chiều Trên Phá Tam Giang được Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc từ bài thơ dài cùng tên của thi sĩ Tô Thùy Yên. Lời bản nhạc chỉ diễn tả một góc thân phận tình yêu trong cuộc chiến trong không gian bài thơ là về cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, một cuộc chiến mà Tô Thùy Yên gọi những người cầm súng bắn nhau cũng mê muội không khác gì cùng "mê sa một con đĩ thập thành".

Tô Thuỳ Yên, một Hành Giả trong thi ca Việt

Đến khi ông mất thế hệ sau năm 75 mới giật mình là họ đã bỏ lỡ mât cơ hội được học và đọc ông. Võ Phiến nói "toàn bộ sự nghiệp thơ ca của ông là một dấu hỏi khổng lồ trước bí ẩn của vũ trụ", hay cô giáo Thảo Dân sinh năm 74 ở Bắc phát hiện ra trong thơ Tô Thuỳ Yên là hội đủ những thị vị của giới anh hào thơ Việt. Nhà thơ Trần Tiến Dũng thì ví ông như Don Quixote trong miền đất hoang hoá, và tại đây cảm xúc sống chân thành cao cả trọn vẹn bât chấp nghịch cảnh và thời cuộc đã tạo cho ông có một không gian thơ riêng biệt khó ai có được.

Đôi nét về nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ


Image associéeNhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, tên thật là Nguyễn Băng Lĩnh, sinh năm 1937 tại Vĩnh Long. “Băng” là băng giá, băng tuyết; “lĩnh” là ngọn núi cao; “băng lĩnh” là ngọn núi cao quanh năm băng giá. Nhưng văn chương của chị Thụy Vũ thì chẳng băng giá một tí nào mà nó sinh động, hấp dẫn, hết sức tự nhiên, gần như… hơi can đảm vì dám nói thẳng ra những gì mình nghĩ, không sợ phái nữ phiền lòng.
Đây, chúng ta hãy coi thử những câu chị viết trong truyện ngắn “Lìa sông”:
“Em lo lắng lắm, không muốn dạy ở đây lâu hơn. Lật bật rồi đây học trò cũ có cháu nội cháu ngoại, mình phải làm bà cố bà cốc thì còn gì là đời em nữa.

Hãy biểu dương cùng tận - Phan Nhật Nam

Résultat de recherche d'images pour "Trường Sa hành - Tô Thùy Yên"Biểu dương, hãy biểu dương cùng tận
Vinh hiển lầm than một kiếp người.

(Tô Thùy Yên)
Dẫn Nhập.
7 Tháng 9, 1981 nơi Trại 5 Lam Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.
Cửa thứ nhất khu kỷ luật mở ra.. Anh ngó trân trân lên khối sắt sơn xanh không cảm giác, vô hồn bước vào khoảng sân vắng tanh, lau sậy khô teo, vàng úa, xao xác hỗn loạn. Viên cán bộ kỹ luật và gã tù hình sự phải vạch lối đi qua để dẫn anh tới trước tấm cửa bên ngoài dãy buồng giam. Thanh sắt chắn ngang khung cửa gỗ thứ hai được kéo ra, rút bỏ xuống.. Âm rền rĩ siết lê gay gắt, gào chìm rờn rợn.

Trường Sa hành - Tô Thùy Yên

"Trường Sa! Trường Sa! Ðảo chuếnh choáng.
Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề.
Lính thú mươi người lạ sóng nước,
Ðêm nằm còn tưởng đảo trôi đi."


Nhà thơ áo lính Tô Thùy Yên: “ta về cúi mái đầu sương điểm”

Aucune description de photo disponible.Nghe tin nhà thơ Tô Thùy Yên vừa ra đi, nhiều người đã trích dẫn lại những câu thơ của ông như một lời đưa tiễn:
ta về cúi mái đầu sương điểm
nghe nặng từ tâm lượng đất trời
cám ơn hoa đã vì ta nở
thế giới vui từ mỗi lẻ loi
Thơ Tô Thùy Yên thể hiện một sự trái ngược khá lạ lùng. Ông là một trong 5 thành viên của nhóm Sáng Tạo (mà duy nhất ông là người miền Nam), một nhóm thơ mong muốn thổi vào thi ca Saigon khi đó một sự cách tân cả về nội dung lẫn hình thức, nhưng trong những sáng tác của ông, ta thấy ông lại dùng tấm áo gấm cổ điển để gói bọc nội dung siêu hình, giàu tính triết học, vô cùng hiện đại.

Tô Thùy Yên,tác giả của “Chiều Trên Phá Tam Giang”

L’image contient peut-être : 1 personne Vĩnh biệt thi sĩ Tô Thùy Yên,tác giả của “Chiều Trên Phá Tam Giang” .

Phá Tam Giang với cửa Thuận An và sông Hương là thủy lộ chính lên kinh thành Huế nên ngày xưa ai thượng kinh đều phải vượt phá. Tuy là đầm nhưng vì có sóng nên ca dao có câu:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang…

samedi 30 mars 2019

Thời Chinh Chiến

 

Tháng 3-1975 Tuyến đầu thất thủ

danang_197511Tối 29-3-1975 đài phát thanh BBC Luân Đôn cho biết Đà Nẵng thất thủ, một trăm ngàn quân bị bắt làm tù binh, đó cũng là ngày sụp đổ của toàn bộ Quân khu 1, hung tin ghê gớm đã khiến cho cả nước kinh hoàng: Quân khu 1 nơi tập trung những lực lượng tinh nhuệ và thiện chiến nhất của ta, bốn sư đoàn chính qui, bốn liên đoàn Biệt Động quân … đã hoàn toàn tan rã sau 9 ngày cầm cự và triệt thoái. Mặc dù nay Bộ Tổng tham mưu, các vị Tướng lãnh, các giới chức quân sự có liên hệ đã bạch hóa diễn tiến của trận chiến bi thảm này, các nhà nghiên cứu quân sự, các nhân chứng, ký giả chiến trường… đã biên soạn, kể lại diễn tiến của mặt trận vùng Hoả tuyến nhưng người ta tưởng như nó vẫn còn nhiều điều bí ẩn và khó hiểu, chưa bao giờ trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng giai đoạn 1960-1975 một lực lượng to lớn của ta lại có thể thua nhanh đến thế.

30.4.75 – Tháng Ba buồn … hiu !

Thời gian 35 năm, từ 3.75 tới 3.2010, là một nửa đời người nếu tôi chỉ xin được sống bình an đến 70 tuổi thôi là đủ rồi, vậy mà hằng năm cứ đến tháng 3 là lòng tôi lại nao nao buồn bã, bao hình ảnh của chiến trận năm xưa, vào hạ tuần tháng 3.75, lại hiện về khiến tôi giảm tuổi thọ! Cuộc chiến “không chiến*” ấy chỉ xẩy ra trong vòng một tuần lễ trên một đoạn đường không xa, từ cửa Thuận An, Huế đến bờ biển Non Nước Đà Nẵng mà có quá nhiều đổi thay, quá nhiều điều khó hiểu luôn dày vò tâm can khiến tôi lại ngậm ngùi nghĩ về Tháng Ba Buồn Hiu!