Mười
hai năm rồi em không gặp anh và sẽ không bao giờ gặp được anh nữa vì
anh đã bỏ mình trong trại cải tạo đã sáu năm qua.
Sáng nay nhận được thơ bạn anh từ Quê Hương gởi sang, nói đã làm xong nhiệm vụ em nhờ, đã đưa được hài cốt của anh từ Vĩnh Phú về Huế, nơi anh đã sinh ra, đã lớn lên, nơi chúng mình đã gặp nhau và thề nguyền sẽ yêu nhau mãi mãi, em buồn vui lẫn lộn.
Anh ơi, em vui vì biết anh đã về lại được Quê Hương nhưng em xót xa khi đọc đến đoạn bạn anh viết về những gian nan phải vượt qua khi đi tìm mộ anh, vì tất cả chỉ là núi rừng hoang dại, mổi người tù chết đi chỉ được vùi sơ với miếng đá nhỏ ghi tên họ và ngày lìa đời cắm trên nấm mộ thấp. Đau đớn nhất cho em là khi đọc đến đoạn bạn anh kể xác thân đã rã mục của anh vẫn còn được bao trong chiếc áo len em tặng anh ngày xưa, chiếc mền dù bao phủ thân anh vẩn còn nguyên nhưng nơi xương cổ anh có mang thêm sợi xích nhỏ với tầm thẻ bài bằng nhôm ghi rõ tên họ và lý do bị quản thúc là "phản quốc"!
Sáng nay nhận được thơ bạn anh từ Quê Hương gởi sang, nói đã làm xong nhiệm vụ em nhờ, đã đưa được hài cốt của anh từ Vĩnh Phú về Huế, nơi anh đã sinh ra, đã lớn lên, nơi chúng mình đã gặp nhau và thề nguyền sẽ yêu nhau mãi mãi, em buồn vui lẫn lộn.
Anh ơi, em vui vì biết anh đã về lại được Quê Hương nhưng em xót xa khi đọc đến đoạn bạn anh viết về những gian nan phải vượt qua khi đi tìm mộ anh, vì tất cả chỉ là núi rừng hoang dại, mổi người tù chết đi chỉ được vùi sơ với miếng đá nhỏ ghi tên họ và ngày lìa đời cắm trên nấm mộ thấp. Đau đớn nhất cho em là khi đọc đến đoạn bạn anh kể xác thân đã rã mục của anh vẫn còn được bao trong chiếc áo len em tặng anh ngày xưa, chiếc mền dù bao phủ thân anh vẩn còn nguyên nhưng nơi xương cổ anh có mang thêm sợi xích nhỏ với tầm thẻ bài bằng nhôm ghi rõ tên họ và lý do bị quản thúc là "phản quốc"!
TẤM THẺ BÀI
Nhạc Huyền Anh - Tiếng hát Thanh Thúy
*
* *
* *
Tấm thẻ bài rách tên.
Sáng tác : Hoài Linh - Tiếng hát : Khánh Ly
Anh ơi, đã chết rồi mà thân thể còn mang nặng nhục nhằn. Có chế độ
nào dã man hơn chế độ Việt Nam ngày nay ?
Vậy mà ngày xưa anh đã hãnh diện biết bao về Quê Hương,Tổ Quốc của mình. Thật ra thì Quê hương vẫn còn đó, hai tiếng Việt Nam vẩn sống trong tim cả triệu người Việt xa xứ, nhưng với người ở lại, người đang trả nợ máu, người đã chết vùi thây trong núi rừng thì hai tiếng Việt Nam đè nặng tâm hồn.
Hôm nay đọc thơ bạn anh, nhớ lại đoạn đường đã qua của mình, sao lòng em thật nhiều đau xót. Năm nay mùa Xuân đến chậm vì mùa Đông không muốn đi, đã tháng ba tháng tư mà khí hậu vẩn còn lạnh, nhưng cái lạnh ngoài trời có thấm chi với cái lạnh, cái buồn của người Việt ly hương, mổi năm khi tháng tư về ?
Sáng nay em nhớ anh,em nhớ anh thật nhiều. Tháng tư làm em mất anh, giờ tháng tư lại trở về, trên tay em cầm tấm thẻ bài có ghi tên họ và lý do hai đứa mình xa nhau. Đau đớn quá anh nhỉ, hai tiếng "Phản Quốc" như muôn ngàn lưởi dao đâm vào tim em.
Em nhớ ngày nào, mổi lần đi hành quân về, anh đến thăm em, mắt môi rạng rỡ. Mổi lần được huy chương là một ngày vui của hai đứa mình. Anh đến khoe với em và hai đứa lại ra Đập Đá nhìn trăng, nghe tiếng sáo diều lơ lửng trên không, anh mỉm cười hãnh diện vì sự thanh bình của Quê Hương, cái thanh bình mà anh đã đem mạng sống ra để bảo vệ. Các huy chương đó ngày nay lại là bản án tử hình của các anh.
Tháng tư là mùa Xuân phải không anh ? Mùa Xuân ở đây cũng như mùa Xuân của Huế xưa. Nhà nào cũng có một vài khóm hồng đang e ấp nở, nhà em lại có thêm cây anh đào đang rực đỏ với nằng Xuân. Quê Hương người đẹp quá, nhưng sao lòng em vẩn thấy mất mát ngậm ngùi.
Em đang ngồi yên với tấm thẻ bài nhục nhã đau thương đã ôm ấp thân xác anh trong sáu năm qua dưới lòng huyệt lạnh, và em đang thả hồn về ngày hai đứa mình còn nhau. Tiếng đàn réo rắt ma quái, quyến rủ dị thường của người nhạc sĩ vô danh trong "Ru khúc mộng thường" đưa em về lại những ngày xưa cũ, những êm đềm của một mùa trăng xưa.
Ở đây không có tiếng sáo diều lơ lững trên không, cũng không có những nữ sinh áo trắng mổi sáng từ Vĩ Dạ đi ngang qua Đập Đá để đến trường nhưng tiếng đàn của người nghệ sĩ tài hoa kia đã đưa em về lại Quê Hương, có trăng sáng, có trời xanh, có mộng ước bình thường. Không hiểu sao sáng nay tiếng đàn ma quái đó ám ảnh em, phải chi tất cả mọi người trên trái đất này đều yêu thơ, yêu nhạc thì ngày nay mình đâu có mất nhau, anh chết sáu năm đâu phải mang thêm tấm thẻ bài nhục nhã.
Với tiếng Tây ban cầm độc tấu cô đơn nhưng đầy ắp tâm sự, em chắc người nhạc sĩ có cái tên cũng lạ như tiếng đàn phải có một nội tâm thật đẹp, một tâm sự thật buồn. Tên ông ta là "Vô Thường". Phải rồi anh nhỉ, tất cả chỉ là hư vô, tất cả chỉ là bình thường, chỉ có tình người, tình Quê Hương là vĩnh cửu.
Nếu tiếng đàn của người Tây ban Nha mang âm điệu hoang dại của một dân tộc nồng nàn ham sống, thì tiếng tây ban cầm của Vô Thường mang âm giai của một người lạc lõng, một kẻ du mục, một kẻ đang đi tìm miền đất hứa. Tiếng đàn khi thổn thức, khi vỗ về, khi chia xẻ thương đau, tiếng đàn mang dư âm của tiếc thương nhung nhớ, của tình yêu đã có và đã bay xa, của Quê Hương hiện hữu nhưng quá tầm tay với, của những mộng ước bình thường nhưng đã vời vợi xa bay.
Anh ơi, tiếng đàn ray rứt của người nhạc sĩ vô danh kia đã cho em ý thức được sự mất mát lớn lao của đời em, tấm thẻ bài nhục nhã trong tay em đã nói lên sự uất hận ngàn đời của người dân Việt phải xa lìa tổ quốc thân yêu.
Quê Hương vẫn còn đó nhưng đã nhuộm màu, thành phố Huế của chúng mình còn đó nhưng đã đổ nát quạnh hiu. Nếu biết không có ngày trở lại, thì ngày xưa em đã rủ anh đi khắp hang cùng ngõ hẻm, đã yêu thương tâm sự với anh nhiều hơn. Quê Hương người tuy đẹp tuy giàu nhưng vẩn thiếu cái đậm đà giữa những người cùng huyết thống, thiếu khói lam chiều trên mái tranh xa, thiếu tiếng sáo diều lơ lửng đêm trăng, thiếu tiếng hò mái đẩy, thiếu tiếng rao hàng trên sông vắng mổi đêm khi khuya về sáng. Giờ chỉ còn lại đây tấm thẻ bài nhục nhằn của anh, của những người ngày xưa đã lấy "Tổ Quốc" làm lẽ sống và giờ đã chết vùi thây khắp các núi rừng gần trại tập trung với hai chữ "Phản Quốc" đè nặng linh hồn.
Quê Hương! Quê Hương! Em đang nhớ nhung hay đang thù hận đây ? Xưa em hãnh diện về Quê Hương gấm vóc bao nhiêu thì giờ nhìn tấm thẻ bài khốn khổ với hai chữ "Phản Quốc" em lại thù ghét Quê Hương bấy nhiêu.
Hãy trả lại cho em Quê Hương ngày cũ, ngày nào còn lũ giặc đỏ, còn hai chữ "Phản Quốc" trên cổ các người ngã ngựa thì ngày đó em còn xa lìa Quê Hương.
Lạy trời cho con giấc mộng bình thường, cho còn tìm lại được quê xưa, ngày còn lá me bay, còn sân cỏ mướt chứ không phải như bây giờ, sân cỏ làm nông trường, sức người thay máy móc, nhiên liệu, trâu bò.
Em sẽ thay anh mang tấm thẻ bài vào cổ, em sẽ mang nó với niềm hãnh diện vô biên của một người đã có người yêu suốt đời hy sinh cho lý tưởng, em cũng mang nó để nhắc nhở những người xa xứ hãy hướng về Quê Hương ngục tù khốn khổ mà làm một cái gì để thắp sáng ngày về.
Thật ra thì đã mười hai năm qua, lòng người đã có phần nào thay đổi. Tháng Tư vẫn mang đến ngậm ngùi, thương tiếc nhưng rồi cuộc sống chạy theo đồng hồ, những nhu cầu cấp bách hàng ngày đã làm tâm hồn nhụt dần chí khí. Phải chi những tấm thẻ bài có ghi hai chữ "Phản Quốc" của các anh hùng đã hy sinh cho đất nước được gởi qua cho mổi người xa xứ thì ngày về của kẻ ly hương chắc sẽ gần hơn.
Trong tận cùng linh hồn, em chắc người dân nào khi xa quê cũng hoài vọng một ngày về, và dù có mất gốc đến đâu thì cũng có một giờ phút trong đời mơ ước về lại quê xưa, thăm lại ngôi nhà cũ.
Anh ơi, giờ em mới hiểu nỗi xúc động tận cùng của bà giáo sư người Pháp dạy em năm em học lớp sáu. Bà đã khóc khi hát cho chúng em nghe một bài nói về thành phố nơi bà đã sinh ra, bài hát lời lẽ thật đơn sơ mộc mạc nhưng sao người nghe thấy ngậm ngùi thổn thức. Bài hát chỉ có thế này:
Quand tout renaît à l’espérance
Et que l’hiver fut loin de nous
Quand la nature est reverdie
Quand l’hirondelle est de retour
J’aime à revoir ma Normandie
C’est le pays qui m’a donné le jour
Em tạm dịch là :
Khi nào hy vọng trở về
Và khi mùa Đông đã đi xa
Khi thiên nhiên trở lại xanh thẳm
Khi chim én trở về cùng ta
Tôi mơ ước nhìn lại Normandie
Là nơi tôi đã chào đời.
Anh ơi, tình hoài hương bàng bạc trong lòng mọi dân tộc. Em cũng đã khóc khi hát lại bài này. Em không mơ ước nhìn lại Normandie của bà giáo sư người Pháp nhưng em mơ ước nhìn lại xứ Huế nghèo nàn, thơ mộng của em ngày xưa. Em mơ ước nhìn lại một Việt Nam tự do đầy tình người, một Việt Nam mà em sẽ hãnh diện mang tấm thẻ bài có ghi hai chử "Phản Quốc" của anh để trở về đi trong lá me bay, trong giòng người cùng huyết thống, cùng lý tưởng, vì anh ơi, dù muôn vàn thay đổi, em muôn đởi vẫn là con bé Việt Nam thích lang thang khắp phố phường cho tóc bay, cho hồn mơ mộng và cho lá rơi đầy trên vai trên áo. Còn ở đây, cuộc sống sao quá vội vàng, bon chen, lừa lọc. Người ta yêu nhau cũng vội, ghét nhau còn vội vàng hơn.
Mùa Xuân quê người, nhưng cũng là mùa Đông của người xa xứ đang mất mát như em. Tiếng đàn tức tưởi cô đơn của người nhạc sĩ vô danh cũng là tiếng khóc nghẹn ngào của người đã mất hết niềm tin, chỉ còn lại Tấm Thẻ bài ghi lại một thời Hạnh Phúc Xưa và đánh dấu một sự nhục nhằn khốn khổ của người ở lại ngày nay.
Cầm tấm thẻ bài bằng nhôm bóng loáng trên tay, em liên tưởng đến trăm ngàn cái khác đang bị vùi sâu dưới lòng đất mẹ cùng những người con yêu của Tổ Quốc. Em chợt nhớ đến hai câu hát mở đầu trong bài Rêveries của Shumann:
"Ce soir dans le jardin du ciel
Les étoiles ont fleuri comme un bouquet d’argent"...
Em hình dung ra một ngày gần đây, trăm ngàn tấm thẻ bài bằng nhôm đó sẽ trở thành những bó hoa bằng bạc nở trên bầu trời để soi sáng và chỉ đường cho những người con xa xứ trở về giải phóng Quê Hương.
Thanh Vân
Vậy mà ngày xưa anh đã hãnh diện biết bao về Quê Hương,Tổ Quốc của mình. Thật ra thì Quê hương vẫn còn đó, hai tiếng Việt Nam vẩn sống trong tim cả triệu người Việt xa xứ, nhưng với người ở lại, người đang trả nợ máu, người đã chết vùi thây trong núi rừng thì hai tiếng Việt Nam đè nặng tâm hồn.
Hôm nay đọc thơ bạn anh, nhớ lại đoạn đường đã qua của mình, sao lòng em thật nhiều đau xót. Năm nay mùa Xuân đến chậm vì mùa Đông không muốn đi, đã tháng ba tháng tư mà khí hậu vẩn còn lạnh, nhưng cái lạnh ngoài trời có thấm chi với cái lạnh, cái buồn của người Việt ly hương, mổi năm khi tháng tư về ?
Sáng nay em nhớ anh,em nhớ anh thật nhiều. Tháng tư làm em mất anh, giờ tháng tư lại trở về, trên tay em cầm tấm thẻ bài có ghi tên họ và lý do hai đứa mình xa nhau. Đau đớn quá anh nhỉ, hai tiếng "Phản Quốc" như muôn ngàn lưởi dao đâm vào tim em.
Em nhớ ngày nào, mổi lần đi hành quân về, anh đến thăm em, mắt môi rạng rỡ. Mổi lần được huy chương là một ngày vui của hai đứa mình. Anh đến khoe với em và hai đứa lại ra Đập Đá nhìn trăng, nghe tiếng sáo diều lơ lửng trên không, anh mỉm cười hãnh diện vì sự thanh bình của Quê Hương, cái thanh bình mà anh đã đem mạng sống ra để bảo vệ. Các huy chương đó ngày nay lại là bản án tử hình của các anh.
Tháng tư là mùa Xuân phải không anh ? Mùa Xuân ở đây cũng như mùa Xuân của Huế xưa. Nhà nào cũng có một vài khóm hồng đang e ấp nở, nhà em lại có thêm cây anh đào đang rực đỏ với nằng Xuân. Quê Hương người đẹp quá, nhưng sao lòng em vẩn thấy mất mát ngậm ngùi.
Em đang ngồi yên với tấm thẻ bài nhục nhã đau thương đã ôm ấp thân xác anh trong sáu năm qua dưới lòng huyệt lạnh, và em đang thả hồn về ngày hai đứa mình còn nhau. Tiếng đàn réo rắt ma quái, quyến rủ dị thường của người nhạc sĩ vô danh trong "Ru khúc mộng thường" đưa em về lại những ngày xưa cũ, những êm đềm của một mùa trăng xưa.
Ở đây không có tiếng sáo diều lơ lững trên không, cũng không có những nữ sinh áo trắng mổi sáng từ Vĩ Dạ đi ngang qua Đập Đá để đến trường nhưng tiếng đàn của người nghệ sĩ tài hoa kia đã đưa em về lại Quê Hương, có trăng sáng, có trời xanh, có mộng ước bình thường. Không hiểu sao sáng nay tiếng đàn ma quái đó ám ảnh em, phải chi tất cả mọi người trên trái đất này đều yêu thơ, yêu nhạc thì ngày nay mình đâu có mất nhau, anh chết sáu năm đâu phải mang thêm tấm thẻ bài nhục nhã.
Với tiếng Tây ban cầm độc tấu cô đơn nhưng đầy ắp tâm sự, em chắc người nhạc sĩ có cái tên cũng lạ như tiếng đàn phải có một nội tâm thật đẹp, một tâm sự thật buồn. Tên ông ta là "Vô Thường". Phải rồi anh nhỉ, tất cả chỉ là hư vô, tất cả chỉ là bình thường, chỉ có tình người, tình Quê Hương là vĩnh cửu.
Nếu tiếng đàn của người Tây ban Nha mang âm điệu hoang dại của một dân tộc nồng nàn ham sống, thì tiếng tây ban cầm của Vô Thường mang âm giai của một người lạc lõng, một kẻ du mục, một kẻ đang đi tìm miền đất hứa. Tiếng đàn khi thổn thức, khi vỗ về, khi chia xẻ thương đau, tiếng đàn mang dư âm của tiếc thương nhung nhớ, của tình yêu đã có và đã bay xa, của Quê Hương hiện hữu nhưng quá tầm tay với, của những mộng ước bình thường nhưng đã vời vợi xa bay.
Anh ơi, tiếng đàn ray rứt của người nhạc sĩ vô danh kia đã cho em ý thức được sự mất mát lớn lao của đời em, tấm thẻ bài nhục nhã trong tay em đã nói lên sự uất hận ngàn đời của người dân Việt phải xa lìa tổ quốc thân yêu.
Quê Hương vẫn còn đó nhưng đã nhuộm màu, thành phố Huế của chúng mình còn đó nhưng đã đổ nát quạnh hiu. Nếu biết không có ngày trở lại, thì ngày xưa em đã rủ anh đi khắp hang cùng ngõ hẻm, đã yêu thương tâm sự với anh nhiều hơn. Quê Hương người tuy đẹp tuy giàu nhưng vẩn thiếu cái đậm đà giữa những người cùng huyết thống, thiếu khói lam chiều trên mái tranh xa, thiếu tiếng sáo diều lơ lửng đêm trăng, thiếu tiếng hò mái đẩy, thiếu tiếng rao hàng trên sông vắng mổi đêm khi khuya về sáng. Giờ chỉ còn lại đây tấm thẻ bài nhục nhằn của anh, của những người ngày xưa đã lấy "Tổ Quốc" làm lẽ sống và giờ đã chết vùi thây khắp các núi rừng gần trại tập trung với hai chữ "Phản Quốc" đè nặng linh hồn.
Quê Hương! Quê Hương! Em đang nhớ nhung hay đang thù hận đây ? Xưa em hãnh diện về Quê Hương gấm vóc bao nhiêu thì giờ nhìn tấm thẻ bài khốn khổ với hai chữ "Phản Quốc" em lại thù ghét Quê Hương bấy nhiêu.
Hãy trả lại cho em Quê Hương ngày cũ, ngày nào còn lũ giặc đỏ, còn hai chữ "Phản Quốc" trên cổ các người ngã ngựa thì ngày đó em còn xa lìa Quê Hương.
Lạy trời cho con giấc mộng bình thường, cho còn tìm lại được quê xưa, ngày còn lá me bay, còn sân cỏ mướt chứ không phải như bây giờ, sân cỏ làm nông trường, sức người thay máy móc, nhiên liệu, trâu bò.
Em sẽ thay anh mang tấm thẻ bài vào cổ, em sẽ mang nó với niềm hãnh diện vô biên của một người đã có người yêu suốt đời hy sinh cho lý tưởng, em cũng mang nó để nhắc nhở những người xa xứ hãy hướng về Quê Hương ngục tù khốn khổ mà làm một cái gì để thắp sáng ngày về.
Thật ra thì đã mười hai năm qua, lòng người đã có phần nào thay đổi. Tháng Tư vẫn mang đến ngậm ngùi, thương tiếc nhưng rồi cuộc sống chạy theo đồng hồ, những nhu cầu cấp bách hàng ngày đã làm tâm hồn nhụt dần chí khí. Phải chi những tấm thẻ bài có ghi hai chữ "Phản Quốc" của các anh hùng đã hy sinh cho đất nước được gởi qua cho mổi người xa xứ thì ngày về của kẻ ly hương chắc sẽ gần hơn.
Trong tận cùng linh hồn, em chắc người dân nào khi xa quê cũng hoài vọng một ngày về, và dù có mất gốc đến đâu thì cũng có một giờ phút trong đời mơ ước về lại quê xưa, thăm lại ngôi nhà cũ.
Anh ơi, giờ em mới hiểu nỗi xúc động tận cùng của bà giáo sư người Pháp dạy em năm em học lớp sáu. Bà đã khóc khi hát cho chúng em nghe một bài nói về thành phố nơi bà đã sinh ra, bài hát lời lẽ thật đơn sơ mộc mạc nhưng sao người nghe thấy ngậm ngùi thổn thức. Bài hát chỉ có thế này:
Quand tout renaît à l’espérance
Et que l’hiver fut loin de nous
Quand la nature est reverdie
Quand l’hirondelle est de retour
J’aime à revoir ma Normandie
C’est le pays qui m’a donné le jour
Em tạm dịch là :
Khi nào hy vọng trở về
Và khi mùa Đông đã đi xa
Khi thiên nhiên trở lại xanh thẳm
Khi chim én trở về cùng ta
Tôi mơ ước nhìn lại Normandie
Là nơi tôi đã chào đời.
Anh ơi, tình hoài hương bàng bạc trong lòng mọi dân tộc. Em cũng đã khóc khi hát lại bài này. Em không mơ ước nhìn lại Normandie của bà giáo sư người Pháp nhưng em mơ ước nhìn lại xứ Huế nghèo nàn, thơ mộng của em ngày xưa. Em mơ ước nhìn lại một Việt Nam tự do đầy tình người, một Việt Nam mà em sẽ hãnh diện mang tấm thẻ bài có ghi hai chử "Phản Quốc" của anh để trở về đi trong lá me bay, trong giòng người cùng huyết thống, cùng lý tưởng, vì anh ơi, dù muôn vàn thay đổi, em muôn đởi vẫn là con bé Việt Nam thích lang thang khắp phố phường cho tóc bay, cho hồn mơ mộng và cho lá rơi đầy trên vai trên áo. Còn ở đây, cuộc sống sao quá vội vàng, bon chen, lừa lọc. Người ta yêu nhau cũng vội, ghét nhau còn vội vàng hơn.
Mùa Xuân quê người, nhưng cũng là mùa Đông của người xa xứ đang mất mát như em. Tiếng đàn tức tưởi cô đơn của người nhạc sĩ vô danh cũng là tiếng khóc nghẹn ngào của người đã mất hết niềm tin, chỉ còn lại Tấm Thẻ bài ghi lại một thời Hạnh Phúc Xưa và đánh dấu một sự nhục nhằn khốn khổ của người ở lại ngày nay.
Cầm tấm thẻ bài bằng nhôm bóng loáng trên tay, em liên tưởng đến trăm ngàn cái khác đang bị vùi sâu dưới lòng đất mẹ cùng những người con yêu của Tổ Quốc. Em chợt nhớ đến hai câu hát mở đầu trong bài Rêveries của Shumann:
"Ce soir dans le jardin du ciel
Les étoiles ont fleuri comme un bouquet d’argent"...
Em hình dung ra một ngày gần đây, trăm ngàn tấm thẻ bài bằng nhôm đó sẽ trở thành những bó hoa bằng bạc nở trên bầu trời để soi sáng và chỉ đường cho những người con xa xứ trở về giải phóng Quê Hương.
Thanh Vân
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire