Ngày Tết ở Việt nam có tập tục đẹp đi tới nhà những người trong họ mừng tuổi ông bà còn mạnh giỏi, lạy ông bà quá cố trước bàn thờ, thắm viếng, chức Tết quan chức và bạn bè,... Ở trong Nam, còn có tập tục đi lạy ông bà chung vì trên bước đường Nam tiến theo Chúa Nguyễn, biết đâu có họ hàng cùng đi khẩn hoang lập ấp mà không biết nhau.
Đó là những tập tục thật sự đẹp trong nếp văn hóa dân tộc. Ngày nay, nhiều nước Tây phương cũng giử nhiều tập tục đẹp về Ngày Tết. Ngày đầu năm, các vị lãnh đạo quốc gia chúc Tết dân chúng. Chánh phủ tới chúc Tết Tổng thống, Quốc trưởng,... Nhưng đồng thời, cũng ngày Tết đi chúc Tết, mừng tuổi quan lớn, lại mang một ý nghĩa khác hoàn toàn phản văn hóa dân tộc. Cụ thể thường xảy ra ở những nước độc tài tham nhũng như Việt nam.
Phong cách sống cung đình
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Tư gia cán bộ hay Cung điện nhà vua
Trong mấy ngày nay, báo chí ở Hà nội đăng tin, và báo chí việt ngữ hải ngoại thuật lại, ngày 19/2/2015, tức nhằm ngày mùng 1 Tết ta, "Ban Bí Thư Trung ương Đoàn thăm, chúc Tết các cựu lãnh đạo đảng và nhà nước". Theo tập tục cổ truyền việt nam, đó là việc làm biểu lộ ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn”. Phái đoàn do Bí thư Thứ nhứt Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh dẩn đầu tới thăm, chúc Tết các ông Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và tới thắp nhang cho Tướng Võ Nguyên Giáp tại tư gia. Bài báo của Trung ương Đoàn có kèm theo hình ảnh chụp buổi thăm viếng ông cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại tư gia của ông phơi bày nội thất sơn son thếp vàng rực rở không khác cung đìện vua chúa âu châu thời đế quốc phong kiến.
Trong những bức ảnh này, có một bức ảnh chụp ông Nguyễn Đắc Vinh ngồi ngang ông Nông Đức Mạnh, trước tượng Hồ Chí Minh trên bàn thờ, trước mặt trống đồng, tất cả đều thếp vàng óng ánh.
Cảnh nội thất như cung đình của ông Nông Đức Mạnh đã gây sôi nổi dư luận trong ngoài nước. Chỉ ít lâu sau đó, báo Tiền Phong gở ba bức ảnh này xuống, thay vào đó bức ảnh chụp phái đoàn với các thiếu nhi. Ảnh chỉ còn người chớ không còn hình ảnh hoành tráng của cung đình nữa.
Nhưng ngoại cảnh thật sự không quan trọng bằng cái ý nghĩa toát lên từ đó: phong cách vua chúa của một đảng viên của cái đảng tự đề cao là “cách mạng và nhân dân”.
Phong cách của vua chúa
Bài báo tường thuật cuộc viếng thăm ông Nông Đức Mạnh tại nhà riêng, với hình ảnh, đã trở thành câu chuyện làm vở tung dư luận lan tràn mau rộng không còn có thể kiểm soát được nữa. Việc quản lý nghiêm ngặt báo chí của chế độc tài cộng sản cũng phải đành bất lực.
Cảnh nội thất và ông Nông Đức Mạnh, cựu Tổng Bí thư đảng cộng sản hà nội suốt 2 nhiệm kỳ, 2001 – 2011, đã nhanh chống trở thành mục tiêu cho không biết bao nhiêu phản ứng, tập trung vào 2 điểm: phong cách sống xa hoa phung phí, kệch cỡm của một Tổng Bí thư về hưu đã làm người dân mọi tầng lớp nổi giận vì chẳng khác nào ông đã dày xéo trên những tấm lưng đầy mồ hôi của nông dân và công nhân để có những bàn ghế và nội thất vàng son như vua chúa. Thứ hai, nó phản ánh sự thật người cộng sản, cầm quyền nói chung, từ Hồ Chí Minh, liều mạng đi làm kháng chiến là để cướp chánh quyền, làm quan và làm giàu. Hoàn toàn không có gì phảng phất tới lòng ái quốc hết cả.
Nhà báo Võ Văn Tạo nhận xét:
“Nếu như anh là người có học, anh phô trương như thế nó có đúng không? Tôi tin những người có ý thức, có lương tri không ai làm chuyện đó. Không lấy gì làm oai trong một bộ salon bằng gỗ quý cầu kỳ rồng phượng như thế. Thứ hai là một đất nước nghèo đói như thế tôi là người Việt Nam tôi cảm thấy xấu hỗ lắm tại sao lại để cho một người vô học, kệch cỡm phô trương như thế mà lại đứng đấu đất nước? Tôi cảm thấy nhục!
Tôi thấy bàn ghế của Tổng thống Obama cũng bình thuờng làm bằng gỗ tạp, bọc simily, rất đơn giản như một gia đình bình thường ở Việt Nam thôi trong khi Hoa kỳ là cường quốc hàng đầu thế giới còn nước mình hiện nay thì đội sổ”(VOA).
Bức ảnh ông Nông Đức Mạnh tiếp đón bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh trong phòng khách của ngôi nhà rộng 850 m2 nằm ven Hồ Tây, trang hoàng như cung điện vua chúa. Trên bệ thờ phía trong là tượng Hồ Chí Minh cũng mạ vàng ói. Tất cả không thể nói khác hơn là sự biểu hiện lòng mơ ước giàu sang phú quý hơn người và cả phô trương quyền lực vua chúa của đảng viên cộng sản. Tâm lý ấy ngày nay công khai phơi bày trước dân chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý của người cộng sản thiếu học, bản chất bần cố nông mà đầy tham vọng. Kém hơn thổ phí vì thổ phỉ biết tự trọng, sống đời sống thổ phỉ, không chạy theo cách mạng cộng sản cướp chánh quyền, cướp của dân để làm vua chúa giàu có.
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết, nhận xét:
“Tính cách vua quan của những người cộng sản Việt Nam hiện nay đã lộ rõ ngay từ năm 1945-46 kia chứ không phải đến bây giờ nhưng vì lúc ấy chưa cầm quyền, chưa giàu sang, dân cũng chưa có của ăn của để cho nên nó không bộc lộ. Người cộng sản Việt Nam xuất thân từ nông dân, nhà quê, kể cả những anh sau nầy có bằng giáo sư tiến sĩ, thì lốt nhà quê, lốt nông dân, nó vẫn còn nguyên, nó chưa thoát khỏi, cho nên khi cầm quyền, thì họ chưa thể trở thành con người văn minh đô thị, dân chủ được, mà phải trở thành thứ vua chúa, quan lại. Hình ảnh quan lại vua chúa nó ngập trong máu của họ bởi vì họ không có cái gì để thay thế hết cả. Đấy là cái cay đắng của văn hóa Việt Nam của xã hội Việt Nam” (VOA).
Vài nét về Hoàng đế đốn củi Nông Đức Mạnh
Nông Đức Mạnh học chuyên môn Trung cấp Nông Lâm. Năm 1963 váo đảng cộng sản. Cứ từ 1 năm đến 2,5 năm là nhảy lên 1 cấp về chức vụ.
Năm 1989 vào Ban Chấp Hành Trung ương đảng, Dân biểu, Chủ tịch Quốc Hội. Năm 2001, làm Tổng Bí thư đảng luôn 2 nhiệm kỳ (2001-2011). Trong thời gian nắm quyền lực trung ương này, Nông Đức Mạnh được nhắc tới qua dự án Bauxit, ký kết những văn bản về bìên giới lãnh thổ, hợp tác kinh tế thương mại với Bắc kinh như thành tích suốt cuộc đời làm cách mạng cộng sản của ông.
Ông Nguyễn Khắc Mai giải thích tại sao xảy ra hiện tượng kỳ lạ này như một tât yếu của chế độ cộng sản, nhứt là cộng sản hà nội:
“Đó là mặt trái của cuộc gọi là khởi nghĩa, cách mạng. Thật ra nó đi tới điều này vì nó không có cơ sở văn hóa đến nơi đến chốn. Người dân thì không có quyền sở hữu, xã hội thì không có dân chủ và quan lại nắm lấy quyền làm chủ xã hội, làm chủ nền kinh tế. Tất cả mọi chuyện ấy nó dẫn đến hình thù, hình thái triểu đình phong kiến là tất yếu.
Theo ông Nguyễn Văn An, Bộ chính trị là một loại vua tập thể. Tình chất phong kiến lạc hậu càng ngày nó càng bộc lộ rõ ở Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu. Sự giàu có và cái kệch cỡm của họ không lấy làm lạ”(VOA).
Con rơi của Hồ Chí Minh?
Tiểu sử chánh thức của Nông Đức Mạnh cho thấy cha mẹ của ông rất mơ hồ: “… xuất thân trong gia đình nông dân, dân tộc Tày”. Đồng thời có lời đồn ông là con rơi của Hồ chí Minh với người phụ nữ Tày tên Nông thị Ngát, được Hồ Chí Minh nhận làm cháu dưới tên Nông thị Trưng, dạy đọc viết quốc ngữ, huấn chánh trị cộng sản, sau cho làm Chánh án Tòa án nhân dân.
Một số tác giả việt nam và ngoại quốc trong gần đây đưa ra lập luận theo hướng lời đồn đại này. Thép Mới, Hà Cẩn (Hà nội), Willim Duiker (Mỹ), Báo Time (phỏng vấn năm 2002), Mikhail Vasaep (Nga), Constantin Kostadinov (Ba-lan),… đều bày tỏ ý kiến cho rằng Nông Đức Mạnh là con rơi của Hồ Chí Minh với những dẩn chứng mang tính suy diển.
Rìêng Nông Đức Mạnh khi có ai hỏi ông có phải là con rơi của Hồ chí Minh hay không, lại trả lời một cách ổm ờ nên cũng dễ làm cho nhiều người tin đó là sự thật.
Căn cứ theo tài liệu chánh thức của cộng sản hà nội phổ biến, thì Nông Đức Mạnh sanh ngày 11/09/1940 tại xã Cường Lợi, Huyện Na-ri, tỉnh Bắc Cạn. Theo “Hồ Chí Minh biên niên tiều sử”, tập 2, nhà xb Chánh trị Quốc gia, Hà nội, 1993, tg 124, và “Vừa đi đường vừa kể chuyện”, T.Lan, xb Sự Thật, Hà nội, 1976, trg 73, thì Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng lần đầu tiên ngày 28/01/1941. Vậy những đứa con rơi của Hồ Chí Minh ở Việt nam sẽ phải sanh vào đầu tháng 11/1941. Mà Nông Đức Mạnh sanh ngày 11/09/1940 thì không thể là con rơi của Hồ Chí Minh được.
Nhưng tại sao có lời đồn đải như vậy? Chỉ là lời đồn hay là “tuyên truyền nhân dân” của đảng cộng sản? Từ lớp đảng viên thời Lê Duẩn trở về trước, cấp lãnh đạo ở Hà nội đều có thành tích tù Bà-rá hoặc Côn-nôn. Ít lắm cũng Chí hòa dưới thời “Mỹ Ngụy”. Nông Đức Mạnh là tên dốt nhứt trong các đảng vìên dốt lãnh đạo ở Hà nội, không có thành tích học vấn, cả hoạt động cách mạng, ngoài nghề tiều phu ở rừng Bắc thái. Thỉnh thoảng, ông Nông Đức Mạnh lại trở về quê hương Bắc Cạn, nơi từng có một bà chủ quán, nay đã mất, nhưng ông không thể nào quên. Ở Bắc Cạn, ai ai cũng có thể tự kiếm củi lấy, nhưng bà chủ quán đó đã mua củi giúp ông, nhờ đó ông có thể học hành.
Nay muốn đưa Nông Đức Mạnh lên làm Tổng Bí thư đảng khóa IX để vô hiệu hóa sự tranh chấp của các phe cánh Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, … thì phải mặc cho anh ta chiếc áo thụng hoàng tử không ngai mà thôi.
Thần thơại là tâm hồn dân tộc. Nhưng thần thoại về Nông Đức Mạnh là thứ thần thoại xã hội chủ nghĩa!
Nguyễn Thị Cỏ May
ĐCSVN với phương trâm nhất quán đó là TBT chỉ cần trung thành với lý tưởng của đảng , ngu rốt càng tốt nên đừng mong VN sẽ có 1 người vừa có tâm vừa có tài giữ vị trí này .
RépondreSupprimerĐCSVN với phương trâm nhất quán đó là TBT chỉ cần trung thành với lý tưởng của đảng , ngu rốt càng tốt nên đừng mong VN sẽ có 1 người vừa có tâm vừa có tài giữ vị trí này .
RépondreSupprimer