Sau bốn mươi năm Trạch Gầm vẫn còn đi lượm những kỷ niệm rời viết lên
trang sách để lại cho thế hệ mai sau. Từ sau năm 1975 một số người đã
viết những tập hồi ký, bút ký nhưng họ đã quên hết, những mẩu chuyện nhỏ
nhớ đời. Nhưng Trạch Gầm thì không, anh có trí nhớ hơn người, những gì
dù lớn hay nhỏ đã qua đời anh là còn nguyên trong tâm trí anh để bây giờ
anh lần lược kể lại, nhắc nhở cho những đồng đội may mắn còn sống sót
cùng nhau hồi tưởng về một qúa khứ đau thương!
Trạch Gầm:
“Người đi lượm kỷ niệm rời,
Viết lên trang sách để đời mai sau
Một thời sống chết bên nhau.
Chút tình huynh đệ trước sau một lòng.”
Bên Lề Cuộc Chiến là những gì mà người ta cố tình không biết đến, hoặc cố quên đi. Sau bốn mươi năm biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, những ông quan lớn viết hồi ký cuộc đời binh nghiệp nhưng phần đông họ chỉ viết nhiều về họ, ít có ai để ý đến những kỷ niệm nhỏ nhoi nhưng tính về sự hy sinh thì thật là lớn lao, cao cả. Ít có người nghĩ về những mất mát, nhọc nhằn, khổ cực trong chiến tranh, những hy sinh xương máu đó của những người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa.
Trong thơ trong văn Trạch Gầm là nỗi thao thức của một người lúc nào cũng yêu thương và nghĩ về đồng đội về quê hương, về những u uẩn, mất mát…
Trong những năm gần đây, Trạch Gầm không phải là người xa la đối với chúng tạ, qua những sáng tác của anh trong 3 tập thơ: “Vụn Vặt”(2007), “Ráng Chịu” (2009) và “Dấu Giày Chinh Chíến” (2013) đã được rất nhiều người đón nhận. Thơ của anh có kích thướt, vì đã chuyên chở và phơi bày được sự thật của một người lính chiến, trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất của quê hương, chiến tranh đã khiến cho hàng hàng lớp lớp người trai lên đường đi giữ nước và không biết bao nhiêu người đã ra đi mà không hẹn ngày về! Chính vì vậy, mà thơ văn anh đã nói lên được cái tình yêu thương đồng đội, nhiều bài thơ, hay chuyện kể đã chứng minh điều đó.
Trạch Gầm, Anh viết lại những gì xảy ra trên quê hương thân yêu, anh viết cho những đồng đội thương mến và cho những kỷ niệm rời sau những năm tháng tù đày của cộng sản.
Trạch Gầm sinh quán tại Sài Gòn nhưng anh rất gắn liền với nơi chánh quán của anh đó là Quảng Ngãi, nơi có Núi Ấn ngàn năm sừng sững theo với thời gian, với giòng Sông Trà miên man nước chảy, chính nơi đó thời tuổi thơ đã cho anh chất liệu để có nguồn thơ nặng tình với bè bạn với quê hương.
Anh cùng bao nhiêu người khác “cùng một lứa bên trời lận đận” để rồi làm kẻ lữ hành trong cuộc đời bất định. Những địa danh một thời anh đã đặt chân tới nay là kỷ niệm khó quên vì vậy, trong văn, thơ anh, nó đã trở thành tri kỷ trong ký ức đời lính của anh, từ những khốn khó đó nên anh luôn nâng niu quá khứ của mình.
Tấm lòng của Trạch Gầm đã trải rộng cho bạn bè, cho đồng đội, cho những bạn tù sau cơn nghiệt ngã của quê hương. Tất cả những điều đó đã nói lên trong 3 tập thơ và tập truyện “Bên Lề Cuộc Chiến”.
“Bên Lề Cuộc Chiến” trang 174 với bài thơ “Đêm Giao Thừa Của Lính”
Bày ra mầy… một vài chai rượu đế
Giữa núi rừng còn hương vị nào hơn
Đón giao thừa cạn tháng ngày chinh chiến
Mai hòa bình rồi… mỗi đứa một phương
Đã là lính… được như vầy đã sướng
Còn nói, còn cười còn gánh điêu linh
Buồn mẹ gì… lỡ ngày mai nằm xuống
Rất tầm thường chuyện cơm bữa nhà binh…
Chừa vài chén cho những thằng nằm xuống
Gọi nó về cùng ngồi uống cho vui
Chừng nào rảnh mình về thăm bọn nó
Giặc cộng còn, mình còn lắm ngược xuôi.
Trạch Gầm:
“Người đi lượm kỷ niệm rời,
Viết lên trang sách để đời mai sau
Một thời sống chết bên nhau.
Chút tình huynh đệ trước sau một lòng.”
Bên Lề Cuộc Chiến là những gì mà người ta cố tình không biết đến, hoặc cố quên đi. Sau bốn mươi năm biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, những ông quan lớn viết hồi ký cuộc đời binh nghiệp nhưng phần đông họ chỉ viết nhiều về họ, ít có ai để ý đến những kỷ niệm nhỏ nhoi nhưng tính về sự hy sinh thì thật là lớn lao, cao cả. Ít có người nghĩ về những mất mát, nhọc nhằn, khổ cực trong chiến tranh, những hy sinh xương máu đó của những người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa.
Trong thơ trong văn Trạch Gầm là nỗi thao thức của một người lúc nào cũng yêu thương và nghĩ về đồng đội về quê hương, về những u uẩn, mất mát…
Trong những năm gần đây, Trạch Gầm không phải là người xa la đối với chúng tạ, qua những sáng tác của anh trong 3 tập thơ: “Vụn Vặt”(2007), “Ráng Chịu” (2009) và “Dấu Giày Chinh Chíến” (2013) đã được rất nhiều người đón nhận. Thơ của anh có kích thướt, vì đã chuyên chở và phơi bày được sự thật của một người lính chiến, trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt nhất của quê hương, chiến tranh đã khiến cho hàng hàng lớp lớp người trai lên đường đi giữ nước và không biết bao nhiêu người đã ra đi mà không hẹn ngày về! Chính vì vậy, mà thơ văn anh đã nói lên được cái tình yêu thương đồng đội, nhiều bài thơ, hay chuyện kể đã chứng minh điều đó.
Trạch Gầm, Anh viết lại những gì xảy ra trên quê hương thân yêu, anh viết cho những đồng đội thương mến và cho những kỷ niệm rời sau những năm tháng tù đày của cộng sản.
Trạch Gầm sinh quán tại Sài Gòn nhưng anh rất gắn liền với nơi chánh quán của anh đó là Quảng Ngãi, nơi có Núi Ấn ngàn năm sừng sững theo với thời gian, với giòng Sông Trà miên man nước chảy, chính nơi đó thời tuổi thơ đã cho anh chất liệu để có nguồn thơ nặng tình với bè bạn với quê hương.
Anh cùng bao nhiêu người khác “cùng một lứa bên trời lận đận” để rồi làm kẻ lữ hành trong cuộc đời bất định. Những địa danh một thời anh đã đặt chân tới nay là kỷ niệm khó quên vì vậy, trong văn, thơ anh, nó đã trở thành tri kỷ trong ký ức đời lính của anh, từ những khốn khó đó nên anh luôn nâng niu quá khứ của mình.
Tấm lòng của Trạch Gầm đã trải rộng cho bạn bè, cho đồng đội, cho những bạn tù sau cơn nghiệt ngã của quê hương. Tất cả những điều đó đã nói lên trong 3 tập thơ và tập truyện “Bên Lề Cuộc Chiến”.
“Bên Lề Cuộc Chiến” trang 174 với bài thơ “Đêm Giao Thừa Của Lính”
Bày ra mầy… một vài chai rượu đế
Giữa núi rừng còn hương vị nào hơn
Đón giao thừa cạn tháng ngày chinh chiến
Mai hòa bình rồi… mỗi đứa một phương
Đã là lính… được như vầy đã sướng
Còn nói, còn cười còn gánh điêu linh
Buồn mẹ gì… lỡ ngày mai nằm xuống
Rất tầm thường chuyện cơm bữa nhà binh…
Chừa vài chén cho những thằng nằm xuống
Gọi nó về cùng ngồi uống cho vui
Chừng nào rảnh mình về thăm bọn nó
Giặc cộng còn, mình còn lắm ngược xuôi.
Ngồi uống rượu mà Trạch Gầm vẫn không quên những đồng đội nữa chừng bỏ cuộc.
Bên Lề Cuộc Chiến, có vui có buồn nhưng cái có đáng trân qúy nhất của Trạch Gầm là tình đồng đội, tình bạn bè, “tình huynh đệ chi binh”
Trạch Gầm là người chí tình với những kỷ niệm, anh không kể cho riêng mình mà tất cả cho bạn bè, cho những người đã nằm xuống trong âm thầm khi quê hương tan tát…
Trong bài thơ “Tao Viết Bài Thơ Gởi Mầy Nỗi Nhớ” tặng NT. Nguyễn Thanh Huy anh đã nói thật cảm động khi nhớ về từng địa danh, từng kỷ niệm một thời vào sanh ra tử, cảm ơn Trạch Gầm đã khơi dậy những kỷ niệm mà bàng bạt trong văn, thơ anh hầu như người đọc đều thấy có phần mình trong đó.
“Đoạn đường mầy đi là tao lại đến
Mỗi một địa danh… đánh tới đánh lui
Mỗi một địa danh vài thằng bạn chết
Cho quê hương bớt đi nỗi ngậm ngùi …
Năm được mấy lần đụng đầu giữa phố
Ha hả cười rồi chửi mẹ vài câu
Mầy còn sống - Ừ tao cũng còn sống
Nốc cạn nhớ thương… nốc cạn dãi dầu
Thằng vào Long Nguyên thằng qua Thị Tính
Thằng xuống Chánh Lưu thằng tạt Phó Bình
Rừng thức giữa đêm hít toàn thuốc súng
Cây cối gục đầu chào đón bình minh
Giờ… thì sao… hai thằng chung con phố
Con phố tha phương-lặng lẽ-u sầu
Tao viết bài thơ gợi mầy nổi nhớ
Đã hòa bình mà… đất nước vẫn thương đau.”
Trạch Gầm viết cho kẻ sống và kẻ chết. Sự thua thiệt của những người bất hạnh vẫn là nỗi đau khổ ám ảnh anh suốt chiều dài sau biến cố tháng tư.
Trong tác phẩm “Bên Lề Cuộc Chiến” của anh do Việt Tide ấn hành vào cuối Hè 2015. Anh đã lột trần được những ước mơ của người lính Việt Nam Cộng Hòa, những người lính thật sự cầm súng bảo vệ Quê Hương mà đành xuôi tay đánh mất Quê Hương.
Ba mươi chuyện kể, mỗi chuyện chắc là... nó dính chặt với thời gian mà nó hiện diện. Vì là chuyện kể, mỗi chuyện được khởi hứng từ bất chợt. Tác phẩm Bên Lề Cuộc Chiến dày 234 trang, ngoài ba mươi mẩu chuyện được xen kẽ với mười chín bài thơ.
Qua mỗi mẩu chuyện với lối hành văn bình dị, chân chất gói ghém sự chân thật, khi đọc hình dung được nhân vật và sự kiện xảy ra như lời chuyện trò của người trong cuộc.
Khởi đầu với mẩu chuyện Chết Điếng, tác giả cho biết: "Mười năm lính, phục vụ dưới quyền điều động của Phòng 2, Quân Đoàn 3, tôi có mặt gần như hết khi thì âm thầm, khi thì rực lửa trong các địa danh nằm trong lãnh thổ Quân Đoàn III Vùng 3 Chiến Thuật.
Đọc Bên Lề Cuộc Chiến để thấy Trạch Gầm kể lại qua những mẩu chuyện với tựa đề như: Chết Điếng - Chuyện Của Nhơn Trạch - Khó Mà Lường,- Không Hiểu Nổi - Tròng Qua Tréo Lại - Sương Gió Lạnh Lùng - Dây Mơ Rễ Má - Gỗ Mục - Chuyện Đau Đầu - Vòng Xoắn Y Pha Nho - Vòng Tròn Khói Thuốc - Chung Quanh Thanh Tuyền - Gánh Gồng Gian Nan - Đời Có Thiệt - Như Đùa Như Thật - Thằng Em - Thượng Sách - Nỗi Nhớ Trật Chìa - Trớt Quớt - Suối 12 Ống Cống - Nốc Cạn Gió Sương – Nợ - Trở Lại Cò Mi - Một Vòng Nhớ Thương - Gà Tử Mị - Năm Thạch - Ngô Vững - Chuyện Đáng Buồn – Nếu - Xin Lỗi.
Đây là một tập truyện để con cháu chúng ta thấy được tính nhân bản, tình chiến hữu cao quý của thế hệ cha, ông đã sống trong thời binh lửa giửa chốn sa trường.
Trạch Gầm với Bên Lề Cuộc Chiến, anh không viết cho riêng anh mà anh viết cho những người cùng thế hệ với anh, cùng dấn thân trên bước đường gìn giữ quê hương thân yêu sau những năm dài chinh chiến và lao tù cộng sản.
Thơ văn của Trạch Gầm là nỗi thao thức của một người lính Việt Nam Cộng Hòa. Những tác phẩm của anh là một chứng tích sẽ tồn tại lâu dài theo với thời gian.
Xin được giới thiệu Trạch Gầm với “Bên Lề Cuộc Chiến” đến tất cả đồng hương, bạn bè và chiến hữu, đọc Bên Lề Cuộc Chiến để tìm thấy có một phần mình với những kỷ niệm một thời đã qua trong đó có mình.
Bên Lề Cuộc Chiến, có vui có buồn nhưng cái có đáng trân qúy nhất của Trạch Gầm là tình đồng đội, tình bạn bè, “tình huynh đệ chi binh”
Trạch Gầm là người chí tình với những kỷ niệm, anh không kể cho riêng mình mà tất cả cho bạn bè, cho những người đã nằm xuống trong âm thầm khi quê hương tan tát…
Trong bài thơ “Tao Viết Bài Thơ Gởi Mầy Nỗi Nhớ” tặng NT. Nguyễn Thanh Huy anh đã nói thật cảm động khi nhớ về từng địa danh, từng kỷ niệm một thời vào sanh ra tử, cảm ơn Trạch Gầm đã khơi dậy những kỷ niệm mà bàng bạt trong văn, thơ anh hầu như người đọc đều thấy có phần mình trong đó.
“Đoạn đường mầy đi là tao lại đến
Mỗi một địa danh… đánh tới đánh lui
Mỗi một địa danh vài thằng bạn chết
Cho quê hương bớt đi nỗi ngậm ngùi …
Năm được mấy lần đụng đầu giữa phố
Ha hả cười rồi chửi mẹ vài câu
Mầy còn sống - Ừ tao cũng còn sống
Nốc cạn nhớ thương… nốc cạn dãi dầu
Thằng vào Long Nguyên thằng qua Thị Tính
Thằng xuống Chánh Lưu thằng tạt Phó Bình
Rừng thức giữa đêm hít toàn thuốc súng
Cây cối gục đầu chào đón bình minh
Giờ… thì sao… hai thằng chung con phố
Con phố tha phương-lặng lẽ-u sầu
Tao viết bài thơ gợi mầy nổi nhớ
Đã hòa bình mà… đất nước vẫn thương đau.”
Trạch Gầm viết cho kẻ sống và kẻ chết. Sự thua thiệt của những người bất hạnh vẫn là nỗi đau khổ ám ảnh anh suốt chiều dài sau biến cố tháng tư.
Trong tác phẩm “Bên Lề Cuộc Chiến” của anh do Việt Tide ấn hành vào cuối Hè 2015. Anh đã lột trần được những ước mơ của người lính Việt Nam Cộng Hòa, những người lính thật sự cầm súng bảo vệ Quê Hương mà đành xuôi tay đánh mất Quê Hương.
Ba mươi chuyện kể, mỗi chuyện chắc là... nó dính chặt với thời gian mà nó hiện diện. Vì là chuyện kể, mỗi chuyện được khởi hứng từ bất chợt. Tác phẩm Bên Lề Cuộc Chiến dày 234 trang, ngoài ba mươi mẩu chuyện được xen kẽ với mười chín bài thơ.
Qua mỗi mẩu chuyện với lối hành văn bình dị, chân chất gói ghém sự chân thật, khi đọc hình dung được nhân vật và sự kiện xảy ra như lời chuyện trò của người trong cuộc.
Khởi đầu với mẩu chuyện Chết Điếng, tác giả cho biết: "Mười năm lính, phục vụ dưới quyền điều động của Phòng 2, Quân Đoàn 3, tôi có mặt gần như hết khi thì âm thầm, khi thì rực lửa trong các địa danh nằm trong lãnh thổ Quân Đoàn III Vùng 3 Chiến Thuật.
Đọc Bên Lề Cuộc Chiến để thấy Trạch Gầm kể lại qua những mẩu chuyện với tựa đề như: Chết Điếng - Chuyện Của Nhơn Trạch - Khó Mà Lường,- Không Hiểu Nổi - Tròng Qua Tréo Lại - Sương Gió Lạnh Lùng - Dây Mơ Rễ Má - Gỗ Mục - Chuyện Đau Đầu - Vòng Xoắn Y Pha Nho - Vòng Tròn Khói Thuốc - Chung Quanh Thanh Tuyền - Gánh Gồng Gian Nan - Đời Có Thiệt - Như Đùa Như Thật - Thằng Em - Thượng Sách - Nỗi Nhớ Trật Chìa - Trớt Quớt - Suối 12 Ống Cống - Nốc Cạn Gió Sương – Nợ - Trở Lại Cò Mi - Một Vòng Nhớ Thương - Gà Tử Mị - Năm Thạch - Ngô Vững - Chuyện Đáng Buồn – Nếu - Xin Lỗi.
Đây là một tập truyện để con cháu chúng ta thấy được tính nhân bản, tình chiến hữu cao quý của thế hệ cha, ông đã sống trong thời binh lửa giửa chốn sa trường.
Trạch Gầm với Bên Lề Cuộc Chiến, anh không viết cho riêng anh mà anh viết cho những người cùng thế hệ với anh, cùng dấn thân trên bước đường gìn giữ quê hương thân yêu sau những năm dài chinh chiến và lao tù cộng sản.
Thơ văn của Trạch Gầm là nỗi thao thức của một người lính Việt Nam Cộng Hòa. Những tác phẩm của anh là một chứng tích sẽ tồn tại lâu dài theo với thời gian.
Xin được giới thiệu Trạch Gầm với “Bên Lề Cuộc Chiến” đến tất cả đồng hương, bạn bè và chiến hữu, đọc Bên Lề Cuộc Chiến để tìm thấy có một phần mình với những kỷ niệm một thời đã qua trong đó có mình.
Bình Sa
https://vietbao.com/a243505/trach-gam-ben-le-cuoc-chien
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire