Việt Dzũng Kẻ Mang Nặng Những Khổ Đau Cùng Đất Nước.
Hoàng Thu Dũng - Giọng đọc Cát Bụi
Việt Dzũng Kẻ Mang Nặng Những Khổ Đau Cùng Đất Nước
Hoàng Thu Dũng
Vào những năm cuối thập niên 1970, do một người bạn làm ký giả lấy tin Nghị Trường, tôi thường theo anh đến Hạ và Thượng viện để săn tin. Nhờ vậy, tôi có dịp quen biết một vài Dân Biểu, Thượng nghị sĩ của cả hai phe, đối lập và thân chính quyền ở Sài Gòn lúc ấy. Trong số những người này, có bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy (thân phụ của Việt Dzũng). Thoắt đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đơn vị cuối tôi phục vụ tan hàng. Thất thểu trên đường về thì gặp Hoàng Kim Quy, ông bàng hoàng hỏi sao cả hai còn ở đây? Hỏi thế nhưng cả ông và cả tôi, không ai trả lời nhau. Lướt qua tình hình, tôi được biết gia đình bác sĩ Bảy đã đi rồi, chỉ còn thân mẫu và một người con trai của ông ở lại.
Khoảng năm 1983 gì đó, anh Cao Thế Dung rủ tôi về D.C dự đại hội của Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Sau một thời gian sống trong trại cải tạo của Cộng Sản, được tha về và nhất là, vừa thoát chết trên đường vượt biên đến Mỹ, nay bỗng dưng gặp đủ mặt nào là các anh Viên Linh, Đỗ Ngọc Yến, Minh AP, Đính NY Times, Tuyết UPI, Phạm Trần VOA, Lê Thiệp Sóng Thần, Đinh Hiển Độc Lập v.v… nên khí thế ngất trời. Mừng rỡ đến lúc nào cũng có thể khóc được, vì thấy quá khứ sờ sờ trước mắt, gần đến độ thật sự là ta đã sờ thấy nó chứ không còn thăm thẳm. Buổi tối tiền đại hội, tôi theo anh Cao Thế Dung đến dự buổi họp bỏ túi ở nhà Hoạ Sĩ Ngọc Dũng. Tại đây, tôi đã gặp Việt Dzũng.
Việt Dzũng ít tuổi hơn tôi cả mươi, mười lăm năm. Tôi đã biết Dzũng phần vì quen bác sĩ Bảy như trên đã nói, phần vì lúc này, với những ca khúc nổi danh như Lời Kinh Đêm, Một Chút Quà Cho Quê Hương của anh, cùng Nguyệt Ánh với Em Vẫn Mơ Một Ngày Về, Đông Tiến, hay Nam Lộc với Vĩnh Biệt Sài Gòn, Phạm Duy với 1975 Ta Bỏ Nước Ra Đi gì đó, đã nổi tiếng trong Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn (CĐ/NVTN).
Qua sơ giao là nhận ra nhau ngay. Tôi buột miệng hỏi Dzũng: “Dzũng còn trẻ mà sao nói y chang lòng người vậy?” Dzũng cười, khuôn mặt bụ bẫm hiền lành kiểu “baby face”, vụt thoáng chút bâng khuâng, đáp: “Thì mọi chuyện nó chềnh ềnh ra đấy, dân Việt mình, ít nhiều ai không từng trải qua kinh nghiệm này, nhất là kể từ khi Miền Nam lọt vào tay Cộng Sản hả anh?!” Câu trả lời đầy vẻ “trưởng thành chính trị” ấy của Dzũng, khiến tôi có chút ngỡ ngàng, những tưởng sẽ như một ông nào đó, quen đao to búa lớn, là vì…thế này hay thế nọ, theo kiểu đánh VC ở chốn trà dư tửu hậu tại Sài Gòn năm xưa. Nói như vậy không phải là trách cứ hay mỉa mai, cũng dễ hiểu thôi, bởi thời gian đó, nhất là thời Đệ I Cộng Hòa, Miền Nam vừa thoát khỏi ách Thực dân đô hộ mà không tốn một giọt máu nào, của lương dân và người yêu nước, cùng bối cảnh, về mọi mặt Kinh tế, Giáo Dục, Xã Hội, Văn Hoá, Văn Nghệ…, đang giống như một cô gái thanh xuân, phát triển căng tròn, trong một thứ trật tự đầy nhân bản, đầy khai phóng mà vẫn giữ nguyên được “nếp nhà”, của một chế độ chính trị…tương đối tự do, độc lập. Được lãnh đạo bởi con người, mà dẫu thương hay ghét, xét lại lịch sử, vẫn thấy là người đạo đức nhất, thanh liêm và đáng kính nhất, đó là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Rồi mới đây, trong mục Chuyện Trò với độc giả Người Việt Online, ngày 14 tháng Năm năm 2013 vừa qua, một độc giả hỏi “Vì sao năm 1975, Việt Dzũng mới 17 tuổi, nhưng động lực nào đã đưa anh làm việc chống Cộng như hiện nay?” Việt Dzũng đã khẳng định (đó là vì) “nghe được những trăn trở của đồng bào mình”.
Ba mươi năm, kể từ này đầu gặp lại Việt Dzũng ở D.C, nội dung và hướng đi của Việt Dzũng, một chàng trai trẻ coi như thế hệ thứ hai của những người tị nạn, vậy mà vẫn không hề suy suyển. Dẫu chung quanh anh, cuộc sống lao đi với tốc độ của ánh sáng, tạo nên bao thay đổi chập chùng.
Những oan nghiệt khổ đau, những đắng cay trầm thống, dù nổi hay chìm, khoác lên một đất nước hay một con người, thường mang theo một quy luật tất yếu, đó là, cùng tôi luyện, cùng hun đúc cho sức sống, sức đấu tranh quyết liệt để sinh tồn của cái đất nước và con người đó, ngày càng vững chãi lên. Chính vì vậy mà Việt Dzũng đã thấm sâu vào bao đớn đau của đất nước chung, của thân phận riêng, đến nhuần nhuyễn, là một, để rồi mỗi tiếng anh ca, mỗi lời anh nói, mỗi việc anh làm, đều mang hơi hướm, cung điệu “tiếng lòng” của mọi tầng lớp nhân dân và đất nước. Với những người anh, Việt Dzũng gửi về “dăm bao thuốc lá”, để…“đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay” trong lao tù Cộng Sản. Với Mẹ, anh gửi về cho bà một “chiếc kim may, để mẹ may hộ con quê hương quá đọa đầy” và rách nát. Với người chị đương độ tuổi xuân thì, nhưng đã bị dập vùi trong cuộc đổi đời nghiệt ngã, sau những cuộc đánh tư sản, kinh tế mới, mất nhà, mất cửa, phải vào thanh niên xung phong, đi làm lao công chiến trường, nhiều lần phải chết thay cho đội quân do đảng Cộng Sản lãnh đạo, tiến đánh Căm Bốt, Việt Dzũng đã gửi về cho chị “dăm ba xấp vải, để chị may áo cưới hay chị may áo tang”. Với những người em Việt Nam bé bỏng, Việr Dũng gửi về cho các em “kẹo bánh” để các em ăn cho quên đời cay đắng. Nhưng bi thảm nhất, đau thương nhất, với người cha Việt Nam, anh gửi về “dăm viên thuốc ngủ” để cha uống cho dứt nợ ngục tù. Làm sao một chàng trai chưa đầy 30 tuổi, chưa từng nếm ngục tù đầy khắc nghiệt của đảng CSVN, lại hiểu được tâm trạng của phần đông những người tù cải tạo, đã nhiều lần muốn chết như thế? Nhất là sau ngày những trại cải tạo này, được chuyển qua sự quản lý của lực lượng gọi là “Công An Nhân Dân, Chỉ biết còn Đảng là còn mình.” Rồi những ý nhạc, lời ca trong Mời Em Về, Tình Ca Cho Nguyễn Thị Sài Gòn, Lời Kinh Đêm, Người Mẹ Dân Oan v.v…Việt Dzũng hầu như không bỏ quên ai hết. Hồn nhạc của anh không vắng mặt ai hết - trong cái tuyệt đại nhân dân Việt Nam đang khổ đau, đói khát nghèo nàn, sinh mệnh bấp bênh sống dưới chế độ XHCN, đầy sắt máu của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nay ông Thủ Tướng của họ lại thêm cái sắc lệnh cho Công An Nhân Dân được phép bắn bất cứ ai, chống lại đường lối đảng và nhà nước gọi là nhà nước XHCN của đảng và của ông ta, kể cả làm buồn lòng “ông chủ” Trung Quốc, nước bảo kê quyền lực của họ.
Nhìn vào bức tranh văn hóa, văn nghệ hôm nay trong Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn, số văn nghệ sĩ tài ba, tử tế, có liêm sỉ như Trầm Tử Thiêng, như Việt Dzũng v.v…vốn đã lưa thưa, nay lại càng ảm đạm. Điều này thể hiện rõ ràng qua câu tán thán của nhạc sĩ Nam Lộc, một bạn đồng hành của Việt Dzũng suốt hơn ba chục năm nay, nói với đài BBC Luân Đôn: “Việt Dũng, ‘Một Trái Tim Của Tự Do’, đã ngừng đập”.
Nhưng thưa Nhạc sĩ Nam Lộc, chúng ta có nên như Dân Nam Phi sau cái chết của ông Mandela, rằng thay vì thương tiếc, xót đau, chúng ta hãy ca hát, vui mừng vì một nhạc sĩ trẻ của chúng ta, anh Việt Dzũng, kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước, đã được Thiên Chúa cất gánh nặng cho anh, và trao lại cho thế hệ trẻ sau anh gánh tiếp.
Và Việt Dzũng, kẻ mang nặng khổ đau cùng đất nước, cũng được Đức Thích Ca lấy đó để tặng chúng ta một công án tu thân, rằng, hãy cố sống cho tử tế, danh vọng, tiền bạc, chân dài, chân ngắn rồi ra cũng sẽ tiêu tan, mục rữa, tan vào cát bụi vì đời là vô thường. Việt Dzũng từ bỏ cuộc sống này, không phải là chết, mà là về với với cái “Không”. Anh Chi Em ơi, CĐ/NVTN ơi đừng khóc, đừng bi quan. Việt Dzũng, kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước của chúng ta không chết, anh chỉ về với nỗi nhớ khôn cùng của mỗi chúng ta.
Việt Dzũng Kẻ Mang Nặng Những Khổ Đau Cùng Đất Nước.
Hoàng Thu Dũng
Vào những năm cuối thập niên 1970, do một người bạn làm ký giả lấy tin Nghị Trường, tôi thường theo anh đến Hạ và Thượng viện để săn tin. Nhờ vậy, tôi có dịp quen biết một vài Dân Biểu, Thượng nghị sĩ của cả hai phe, đối lập và thân chính quyền ở Sài Gòn lúc ấy. Trong số những người này, có bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảy (thân phụ của Việt Dzũng). Thoắt đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đơn vị cuối tôi phục vụ tan hàng. Thất thểu trên đường về thì gặp Hoàng Kim Quy, ông bàng hoàng hỏi sao cả hai còn ở đây? Hỏi thế nhưng cả ông và cả tôi, không ai trả lời nhau. Lướt qua tình hình, tôi được biết gia đình bác sĩ Bảy đã đi rồi, chỉ còn thân mẫu và một người con trai của ông ở lại.
Khoảng năm 1983 gì đó, anh Cao Thế Dung rủ tôi về D.C dự đại hội của Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Sau một thời gian sống trong trại cải tạo của Cộng Sản, được tha về và nhất là, vừa thoát chết trên đường vượt biên đến Mỹ, nay bỗng dưng gặp đủ mặt nào là các anh Viên Linh, Đỗ Ngọc Yến, Minh AP, Đính NY Times, Tuyết UPI, Phạm Trần VOA, Lê Thiệp Sóng Thần, Đinh Hiển Độc Lập v.v… nên khí thế ngất trời. Mừng rỡ đến lúc nào cũng có thể khóc được, vì thấy quá khứ sờ sờ trước mắt, gần đến độ thật sự là ta đã sờ thấy nó chứ không còn thăm thẳm. Buổi tối tiền đại hội, tôi theo anh Cao Thế Dung đến dự buổi họp bỏ túi ở nhà Hoạ Sĩ Ngọc Dũng. Tại đây, tôi đã gặp Việt Dzũng.
Việt Dzũng ít tuổi hơn tôi cả mươi, mười lăm năm. Tôi đã biết Dzũng phần vì quen bác sĩ Bảy như trên đã nói, phần vì lúc này, với những ca khúc nổi danh như Lời Kinh Đêm, Một Chút Quà Cho Quê Hương của anh, cùng Nguyệt Ánh với Em Vẫn Mơ Một Ngày Về, Đông Tiến, hay Nam Lộc với Vĩnh Biệt Sài Gòn, Phạm Duy với 1975 Ta Bỏ Nước Ra Đi gì đó, đã nổi tiếng trong Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn (CĐ/NVTN).
Qua sơ giao là nhận ra nhau ngay. Tôi buột miệng hỏi Dzũng: “Dzũng còn trẻ mà sao nói y chang lòng người vậy?” Dzũng cười, khuôn mặt bụ bẫm hiền lành kiểu “baby face”, vụt thoáng chút bâng khuâng, đáp: “Thì mọi chuyện nó chềnh ềnh ra đấy, dân Việt mình, ít nhiều ai không từng trải qua kinh nghiệm này, nhất là kể từ khi Miền Nam lọt vào tay Cộng Sản hả anh?!” Câu trả lời đầy vẻ “trưởng thành chính trị” ấy của Dzũng, khiến tôi có chút ngỡ ngàng, những tưởng sẽ như một ông nào đó, quen đao to búa lớn, là vì…thế này hay thế nọ, theo kiểu đánh VC ở chốn trà dư tửu hậu tại Sài Gòn năm xưa. Nói như vậy không phải là trách cứ hay mỉa mai, cũng dễ hiểu thôi, bởi thời gian đó, nhất là thời Đệ I Cộng Hòa, Miền Nam vừa thoát khỏi ách Thực dân đô hộ mà không tốn một giọt máu nào, của lương dân và người yêu nước, cùng bối cảnh, về mọi mặt Kinh tế, Giáo Dục, Xã Hội, Văn Hoá, Văn Nghệ…, đang giống như một cô gái thanh xuân, phát triển căng tròn, trong một thứ trật tự đầy nhân bản, đầy khai phóng mà vẫn giữ nguyên được “nếp nhà”, của một chế độ chính trị…tương đối tự do, độc lập. Được lãnh đạo bởi con người, mà dẫu thương hay ghét, xét lại lịch sử, vẫn thấy là người đạo đức nhất, thanh liêm và đáng kính nhất, đó là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Rồi mới đây, trong mục Chuyện Trò với độc giả Người Việt Online, ngày 14 tháng Năm năm 2013 vừa qua, một độc giả hỏi “Vì sao năm 1975, Việt Dzũng mới 17 tuổi, nhưng động lực nào đã đưa anh làm việc chống Cộng như hiện nay?” Việt Dzũng đã khẳng định (đó là vì) “nghe được những trăn trở của đồng bào mình”.
Ba mươi năm, kể từ này đầu gặp lại Việt Dzũng ở D.C, nội dung và hướng đi của Việt Dzũng, một chàng trai trẻ coi như thế hệ thứ hai của những người tị nạn, vậy mà vẫn không hề suy suyển. Dẫu chung quanh anh, cuộc sống lao đi với tốc độ của ánh sáng, tạo nên bao thay đổi chập chùng.
Những oan nghiệt khổ đau, những đắng cay trầm thống, dù nổi hay chìm, khoác lên một đất nước hay một con người, thường mang theo một quy luật tất yếu, đó là, cùng tôi luyện, cùng hun đúc cho sức sống, sức đấu tranh quyết liệt để sinh tồn của cái đất nước và con người đó, ngày càng vững chãi lên. Chính vì vậy mà Việt Dzũng đã thấm sâu vào bao đớn đau của đất nước chung, của thân phận riêng, đến nhuần nhuyễn, là một, để rồi mỗi tiếng anh ca, mỗi lời anh nói, mỗi việc anh làm, đều mang hơi hướm, cung điệu “tiếng lòng” của mọi tầng lớp nhân dân và đất nước. Với những người anh, Việt Dzũng gửi về “dăm bao thuốc lá”, để…“đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay” trong lao tù Cộng Sản. Với Mẹ, anh gửi về cho bà một “chiếc kim may, để mẹ may hộ con quê hương quá đọa đầy” và rách nát. Với người chị đương độ tuổi xuân thì, nhưng đã bị dập vùi trong cuộc đổi đời nghiệt ngã, sau những cuộc đánh tư sản, kinh tế mới, mất nhà, mất cửa, phải vào thanh niên xung phong, đi làm lao công chiến trường, nhiều lần phải chết thay cho đội quân do đảng Cộng Sản lãnh đạo, tiến đánh Căm Bốt, Việt Dzũng đã gửi về cho chị “dăm ba xấp vải, để chị may áo cưới hay chị may áo tang”. Với những người em Việt Nam bé bỏng, Việr Dũng gửi về cho các em “kẹo bánh” để các em ăn cho quên đời cay đắng. Nhưng bi thảm nhất, đau thương nhất, với người cha Việt Nam, anh gửi về “dăm viên thuốc ngủ” để cha uống cho dứt nợ ngục tù. Làm sao một chàng trai chưa đầy 30 tuổi, chưa từng nếm ngục tù đầy khắc nghiệt của đảng CSVN, lại hiểu được tâm trạng của phần đông những người tù cải tạo, đã nhiều lần muốn chết như thế? Nhất là sau ngày những trại cải tạo này, được chuyển qua sự quản lý của lực lượng gọi là “Công An Nhân Dân, Chỉ biết còn Đảng là còn mình.” Rồi những ý nhạc, lời ca trong Mời Em Về, Tình Ca Cho Nguyễn Thị Sài Gòn, Lời Kinh Đêm, Người Mẹ Dân Oan v.v…Việt Dzũng hầu như không bỏ quên ai hết. Hồn nhạc của anh không vắng mặt ai hết - trong cái tuyệt đại nhân dân Việt Nam đang khổ đau, đói khát nghèo nàn, sinh mệnh bấp bênh sống dưới chế độ XHCN, đầy sắt máu của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nay ông Thủ Tướng của họ lại thêm cái sắc lệnh cho Công An Nhân Dân được phép bắn bất cứ ai, chống lại đường lối đảng và nhà nước gọi là nhà nước XHCN của đảng và của ông ta, kể cả làm buồn lòng “ông chủ” Trung Quốc, nước bảo kê quyền lực của họ.
Nhìn vào bức tranh văn hóa, văn nghệ hôm nay trong Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn, số văn nghệ sĩ tài ba, tử tế, có liêm sỉ như Trầm Tử Thiêng, như Việt Dzũng v.v…vốn đã lưa thưa, nay lại càng ảm đạm. Điều này thể hiện rõ ràng qua câu tán thán của nhạc sĩ Nam Lộc, một bạn đồng hành của Việt Dzũng suốt hơn ba chục năm nay, nói với đài BBC Luân Đôn: “Việt Dũng, ‘Một Trái Tim Của Tự Do’, đã ngừng đập”.
Nhưng thưa Nhạc sĩ Nam Lộc, chúng ta có nên như Dân Nam Phi sau cái chết của ông Mandela, rằng thay vì thương tiếc, xót đau, chúng ta hãy ca hát, vui mừng vì một nhạc sĩ trẻ của chúng ta, anh Việt Dzũng, kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước, đã được Thiên Chúa cất gánh nặng cho anh, và trao lại cho thế hệ trẻ sau anh gánh tiếp.
Và Việt Dzũng, kẻ mang nặng khổ đau cùng đất nước, cũng được Đức Thích Ca lấy đó để tặng chúng ta một công án tu thân, rằng, hãy cố sống cho tử tế, danh vọng, tiền bạc, chân dài, chân ngắn rồi ra cũng sẽ tiêu tan, mục rữa, tan vào cát bụi vì đời là vô thường. Việt Dzũng từ bỏ cuộc sống này, không phải là chết, mà là về với với cái “Không”. Anh Chi Em ơi, CĐ/NVTN ơi đừng khóc, đừng bi quan. Việt Dzũng, kẻ mang nặng những khổ đau cùng đất nước của chúng ta không chết, anh chỉ về với nỗi nhớ khôn cùng của mỗi chúng ta.
Việt Dzũng Kẻ Mang Nặng Những Khổ Đau Cùng Đất Nước.
Hoàng Thu Dũng
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire