mardi 8 octobre 2013

Nhạc Sĩ Trần Trịnh



Tác phấm đầu tay của ông là Cung Đàn Muôn Điệu, sáng tác năm 1954.
Tác phẩm đã làm cho ông nổi tiếng là "Chuyến xe về Nam", sáng tác năm 1955.
Ông đã phổ bài thơ "Hai Sắc Hoa Ti Gôn" của T.T.KH. vào năm 1958.
Từ năm 1958-1968, ông tạm ngưng sáng tác để nghiên cứu về nhac.
Năm 1968, ông sáng tác bản "Lệ Đá", và cùng năm ông điều khiển chương trình Đại Hợp Tấu và Hợp Xướng "Đống Đa" trên đài truyền hình. 




Cộng tác với nhạc sĩ Nhật Ngân và nhạc sĩ Lâm Đệ, lấy tên chung là TRỊNH LÂM NGÂN, với những tác phẩm nổi tiếng như: "Xuân này Con không về", "Mùa Xuân của mẹ", "Thu Xuân trên rừng cao", "Qua Cơn Mê", "Yêu Một Mình"...

Ông đến Hoa Kỳ năm 1995, và bắt đầu sáng tác trở lại, mà tác phẩm cuối cùng làm cách đây 20 năm về trước, đó là bản "Tiếng Hát Nửa Vời", sáng tác năm 1975.

Ngó Lui Mấy Chặng Đường Lệ Đá


Vài dòng về Lệ Đá lời 1, 2

Lệ Đá, trước hết, không phải là một bài thơ phổ nhạc. Phải nói là tôi đã đặt lời cho bản nhạc (vốn không tên) của Trần Trịnh mới đúng. Do một cơ duyên đặc biệt, Trung sĩ Nguyễn Văn Đông, chơi Clarinet, giới thiệu Trần Trịnh với tôi:
-Nhạc Trần Trịnh khá lắm, nhưng rất ít người biết đến. Xin anh giúp thằng bạn em một lần, đặt lời ca giùm cho nó.
Tôi rất cảm mến Đông, nhưng liền lắc đầu:
-Em biết là anh vốn mù nhạc mà
Đông tha thiết:
-Em biết chứ, nhưng em thành thực nghĩ rằng chỉ có anh mới giúp được nó.
Trần Trịnh cười hiền:
-Xin anh giúp chọ Tôi nghĩ là sẽ có cách...
Tôi thẳng thắn đặt điều kiện:
-Nể thằng em, coi như tôi thuận trên nguyên tắc. Tuy nhiên, tôi cần nghe anh đàn bản nhạc này vài lần để có khái niề.m về nhạc tính. Và tôi cũng cần ý kiến thẩm định về nhạc thuật của bài này với những Pianist như Dzương Ngọc Hoán (chồng Pianist, ca sĩ Quỳnh Giao)

Chúng tôi kéo nhau lên đài phát thanh Quân Độị Trần Trịnh ngồi vào Pianọ Và điều ngạc nhiên là tôi ưa ngay cái âm hưởng buồn ngất ngây dịu nhẹ, rất Pianissimo ấỵ Melody thật tha thiết, ngọt ngào, bắt nhĩ. Khi ấy Đông đã kéo Dzương Ngọc Hoán qua và Hoán khen bản nhạc này không tiếc lời, khiến tôi có ngay quyết định giúp Trần Trịnh. Sau phần thảo luận, chúng tôi tự chế ra một quy ước riêng. Trần Trịnh ghi dưới các nốt nhạc chữ "o" cho những từ không dấu (bình thanh) / Dấu huyền cho các từ mang dấu huyền, hỏi Nặng./ Sắc cho các từ mang dấu sắc, ngã.
Tiếc là khi ấy loại máy cassette còn chưa được phổ biến. Tôi nghe Trịnh đàn thêm vài lần nữa và cố gắng nhập tâm cái âm hương của bản nhạc. Và tôi bắt đầu chơi ô chữ.
Hôm sau, tôi đem đến Trần Trịnh lời (ca thứ nhất của Lệ Đá. Kết quả ngoài sức tượng tượng tôi, là không biết bằng cảm hứng nào đó, tôi đã hoà được cái rung cảm đích thực của thơ tôi cho nhạc Trịnh. Trần Trịnh mừng rỡ tới sững hồn. Anh và Hoán cùng hân hoan hát Lệ Đá khiến tôi cũng choáng ngợp niềm vui:
"Hỏi đá xanh rêu bao nhiều tuổi đời
Hỏi gió phiêu du qua bao đỉnh trời"
Lập tức tôi viết lời 2. Buổi trưa nắng gắt, dưới mái tôn thấp lè tè của quán cơm lính trong trạị Trên chiếc bàn bọc nhôm nóng bỏng, cáu bẩn, tôi thả hồn bay với Lệ Đá. Tôi viết thật dễ dàng, và khóc cũng dễ dàng với:
"Người đi, đi mãi không về
Thời gian xóa vội câu thề
Bóng anh nhạt nhoà bóng núi
Em với tình yêu trăng soi
Tượng đá kiên trinh ru con đợi chồng
Nhạc lá thu mưa hay chân ngựa hồng..."

Tôi cứ vừa viết vừa khóc thế đó, như khi ngồi chép lại những dòng nàỵ Tôi bỏ dở bữa ăn, đem lời 2 lên đài Quân Độị Gặp Nhật Trường trước phòng vi âm. Tôi đưa Lệ Đá ra khoẹ Nhật Trường hát ngay với nỗi hân hoan bốc lửạ Hắn túm ngay lấy Trần Trịnh đòi soạn cấp kỳ hoà âm cho ban nhạc và 2 bè khác cho Mai Hương, Như Thuỷ. Khoảng nửa giờ sau Lệ Đá được thâu cấp kỳ. Nhật Trường, Mai Hương, Như Thuỷ, mỗi nguời trên tay một bản Lệ Đá "mì ăn liền" say mê hoà ca với nỗi xúc động đồng thiếp. Take onẹ Good take! Hát và thâu hoàn chỉnh ngay lần thứ nhất.
Nhật Trường như bay ra khỏi phòng vi âm ôm lấy tôi và Trần Trịnh:
-Ông đặt lời thần sầụ Bản này sẽ là Top Hit.
Tôi nhún nhường:
-Top Hit được là nhờ nhạc Trần Trịnh bay bổng như diều đấy chứ.
Nhật Trường cướp lời:
-Nhưng ông là gió lớn. Đại phong... )
(Trích bài Lê Tạo phỏng vấn HHC, điện báo VHNT)

..................
Sau biến cố tháng 4 năm 75, Trần Trịnh không còn mấy quan tâm đến công việc sáng tác. Ông chỉ chú trọng đến việc cộng tác với hết đoàn hát này đến đoàn cải lương hay gánh xiệc khác để mưu sinh. Khởi đầu, ông cộng tác với đoàn cải lương Cửu Long cùng với tay trống Phùng Trọng và vài nhạc sĩ khác. Liên tiếp nhiều năm sau, ông đã đàn piano cho rất nhiều đoàn khác trong những chuyến lưu diễn liên miên tại khắp các tỉnh ở Việt Nam. Mãi đến năm 1982, khi các phòng trà được phép hoạt động trở lại, ông mới quay về Sài Gòn làm nhạc trưởng tại phòng trà Đệ Nhất Khách Sạn là nơi ông đã từng giữ vai trò then chốt về chương trình từ khi mới khai trương vào đầu thập niên 70. Có thể coi đây là một ban nhạc có thành phần nhạc sĩ đông đảo nhất, 11 người.

Liên tục đóng đô tại phòng trà Đệ Nhất Khách Sạn (sau là vũ trường) suốt gần 10 năm, Trần Trịnh sang cộng tác với vũ trường Maxim's vào năm 1991. Nhưng sau hơn 3 năm, ông đã xin nghỉ vì tai nạn xe cộ khiến ông bị thương nặng ở chân. Do tai nạn đó, đến nay Trần Trịnh vẫn cần phải dùng gậy trong việc đi đứng. Sau khi tĩnh dưỡng 6 tháng, vợ chồng Trần Trịnh cùng 2 con lên đường sang Mỹ theo diện ODP vào tháng 10 năm 1995 dưới sự bảo lãnh của người chị ruột ông, là vợ của cố giáo sư Nguyễn Đình Hoà và được biết đến như là một phụ nữ Việt Nam đầu tiên sinh con trên đất Mỹ năm 1952, từng được báo chí Mỹ thời đó đề cập tới.
Nhưng chỉ sau 3 tháng ở với gia đình người chị ở San Francisco, gia đình Trần Trịnh quyết định dời xuống Orange County. Một mặt không muốn là một gánh nặng cho vợ chồng người chị, lúc đó đã lớn tuổi cùng với tình trạng sức khoẻ không được khả quan. Mặt khác, môi trường hoạt động âm nhạc của Trần Trịnh sẽ có cơ hội phát triển hơn ở nơi được coi là thủ đô của ca nhạc Việt Nam hải ngoại.

Nhưng thật sự hoạt động của ông chỉ duy trì được một tầm mức trung bình trong thời gian đầu, khi mà ông còn kiếm được lợi nhuận nhờ làm hòa âm cho một số trung tâm nhạc ở nam California. Nhưng chỉ một thời gian sau, khi tình trạng băng đĩa từ Việt Nam càng ngay càng đổ qua ào ạt khiến nhiều trung tâm nhạc cũng như nghệ sĩ độc lập phải chùn bước trước trước sự cạnh tranh đáng ngại này. Bởi vậy, khả năng âm nhạc của ông cũng đã không còn được sử dụng.

Bây giờ ông chỉ hoạt động cho ban nhạc The Stars Band, một ban nhạc gồm một số nhạc sĩ lớn tuổi, hợp nhau lại để trình diễn trong những sinh hoạt có tính cách cộng đồng. Ngoài Trần Trịnh, The Stars Band còn có Quang Anh, Thanh Hùng, Phạm Gia Cổn (cũng là một võ sư!), v.v... Không kể trước đó còn có nhạc sĩ Ngọc Bích cùng sự tham gia đặc biệt của nhạc sĩ Nguyễn Hiền, mà nay cả hai đã vĩnh viễn ra đi.

Hiện nay, Trần Trịnh chỉ chú tâm vào việc nghiên cứu nhạc để viết cho ban The Stars Band trình diễn. Kết quả là nhạc phẩm mang tên Stars Band của ông đã được một trung tâm nhạc của Mỹ thu thanh trên một CD và đã tung ra thị trường vào tháng 11 năm 2006. Gần đây, một nhạc phẩm hòa tấu do ông soạn cũng đã được trung tâm nhạc HillTop của Hoa Kỳ ở Hollywood thu vào CD và đã được phát hành rộng rãi khắp nơi. Đó là nhạc phẩm Forget Me Not.

Cuộc sống hiện nay của Trần Trịnh tương đối vất vả, nhất là vợ ông lại mang một căn bệnh hiểm nghèo, tưởng đã không qua khỏi sau cuộc giải phẫu vào tháng 6 năm 2006. Tuy vậy, Trần Trịnh không tỏ ra bi quan, ngoài việc lo âu những điều không may xẩy ra với ông và gia đình.
Tuy không còn nhiều hứng thú trong việc sáng tác, nhưng gần đây Trần Trịnh đã bất chợt tìm lại được nguồn rung cảm khi được thưởng thức lại bài thơ ông từng học thời trung học là La Dernière Feuille của thi sĩ Théophile Gauthier do người con nuôi ông tình cờ tìm thấy. Liền sau đó, ông đã phổ nhạc cho bài thơ bất hủ này.

Đối với Trần Trịnh, La Dernière Feuille tức Chiếc Lá Cuối Cùng cũng chính là nhạc phẩm cuối cùng trong cuộc đời sáng tác của ông. Nhưng dòng nhạc của riêng ông cũng như của Trịnh Lâm Ngân vẫn sẽ mãi được coi là một dòng nhạc đã có những đóng góp đáng kể cho nền tân nhạc Việt Nam. Đó là chưa kể ngón đàn dương cầm của ông khó có thể phai mờ trong tâm hồn những khách quen của thời kỳ vàng son ở những vũ trường Sài Gòn cũ ngày nào.

TRƯỜNG KỲ



Trái Sầu Đầy
Dạo mới qua chưa quen ai, Ba lô đeo vai
Trườn trên dốc cao, Lê bước mệt nhoài
Váy ngắn phơi đôi chân nai, loanh quanh loay hoay
đành cho cơn gió mơm men quay lại

Mùa thu lá bay, đông sang, xuân qua đến hạ
Bài học ôn dài quá
Sáng sớm ra đi, ban trưa chôn chân dưới nhà
Buồn còn hơn bệnh xá

Rồi đến khi ta quen nhau, thân nhau, yêu nhau
Mà sao vẫn nghe lạc lõng ban đầu
Chiếc bóng đôi ta chung nhau đêm không trăng sao
Vòng tay ôm chắc yên tâm chốn nào
Vậy ta ta sánh vai tung tăng, lên non xuống đồi
Chuyện thần thiên đẹp cũng thế thôi
Chiếc ghế công viên lâu nay không hay vắng mặt
Giựt mình nghe chuyện sắp quanh năm

Nếu anh lên đại học...chắc thân em chẳng còn
những hai ngôi trường
Giờ đây chưa biết đâu là chỗ thuận đường

Lỡ ra anh ở lại, khó cho em ngồi lại
thoáng ra sau này
mộng mơ chưa chiếm thay vào trái sầu đầy 


 Trần Trịnh - Thanh Tuyền - Muốn Quên
Biệt Khúc
Độc Huyền
Nhạc Trần Trịnh, thơ Hà Huyền Chi - Lệ Thu - Lệ Đá
Nhạc Trần Trịnh, thơ Hà Huyền Chi - Ngọc Lan - Lệ Đá
Muốn Quên
Nhớ Về Một Mùa Xuân

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire