lundi 7 octobre 2013

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh


Nhật Trường, tiếng hát của một mùa kỷ niệm
Nơi cuối trời em thắp vì sao,
phiên gác buồn anh vẫn lẻ loi

Hầu như mỗi người trong chúng ta đều giữ riêng cho mình những khúc hát, những bài nhạc mình yêu thích nhất. Một bài nhạc cũ đôi lúc không có ý nghĩa gì nhiều lắm đối với người này thế nhưng đối với người khác, mỗi lần nghe lại, như khơi dậy cả “một trời kỷ niệm”. Khi nói về bài nhạc mình yêu thích, người ta cũng thường nói về giọng hát gắn liền với bài nhạc ấy. Không chỉ yêu bài nhạc ấy thôi, có khi người ta còn “yêu” cả giọng hát ấy nữa và chỉ muốn được nghe bài ấy với giọng ấy chứ không phải giọng nào khác. “Bài này là phải nghe Thái Thanh hát” hoặc “bài này không ai hát qua được Thái Thanh”, ta vẫn nghe như vậy. “Bài này” có thể là tên một nhạc phẩm của Phạm Duy, hay của Văn Cao, hay của Phạm Đình Chương…
Người ta có thể thay tên Thái Thanh trong những câu ấy bằng tên một ca sĩ nào khác, và “bài này” có thể là tên một nhạc phẩm của nhạc sĩ nào khác. Một trường hợp khá đặc biệt: khi bài nhạc được yêu thích là của Trần Thiện Thanh thì người ca sĩ hay giọng hát gắn liền với bài ấy nhiều phần lại là… tác giả của bài nhạc: ca sĩ Nhật Trường.....







.............  
Nhiều tên trong đơn vị gọi đùa “anh chiến sĩ của mộng mơ”…

Trong một thoáng, tôi “bắt” được câu hát ấy, và trong một thoáng tôi đã nhận ra anh, nhận ra Nhật Trường, nhận ra Trần Thiện Thanh. Anh phải là “anh chiến sĩ của mộng mơ” trong câu hát ấy. Các ca sĩ trẻ trung ấy, thế hệ tiếp nối ấy, đã gọi tên anh như vậy.
Tiết tấu nhộn nhịp của bài hát ấy, những khuôn mặt rạng rỡ ấy, những ánh mắt tươi vui ấy và những bước nhảy sinh động ấy tựa hồ những bàn chân tiếp bước những bàn chân, những thế hệ tiếp nối những thế hệ, rộn ràng theo nhau lên đường đi xây lại những ước mơ chưa thành tựu của những người đã nằm xuống cho một ngày mai tươi sáng về trên quê hương.
Nỗi mất mát, thiệt thòi lớn nhất sau cái chết của Nhật Trường-Trần Thiện Thanh là chúng ta mất đi một lúc đến hai con người nghệ sĩ, một ca sĩ và một nhạc sĩ, rất gần gũi với quần chúng và rất được quần chúng yêu mến. Những mất mát, thiệt thòi ấy làm sao có thể bù đắp được!
Nhật Trường, hay Trần Thiện Thanh, ông không dễ gì chết được, không hẳn là theo cách mà người ta vẫn gọi ông, “Anh không chết đâu anh”, mà bởi vì ông vẫn sống cùng với những bài hát của ông, cùng với tiếng hát của ông. Những bài hát vẫn còn ở lại cho dù người nhạc sĩ ấy, người ca sĩ ấy đã đi xa. Những bài hát mỗi lần nghe cất lên từ giọng hát nào là mỗi lần người ta lại nhớ đến ông, lại nhớ đến tiếng hát ông, và lại nói với vẻ tiếc nhớ, ngậm ngùi, “Bài này không ai hát qua được Nhật Trường”. Và cứ mỗi lần nghe nhắc đến tên ông như thế, ta cứ ngỡ như ông vẫn còn quanh quẩn đâu đây, ngỡ như ông vẫn còn ở với chúng ta, như là một câu hát của ông vẫn được nhiều người nghe, nhiều người hát, “Anh vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết thương đời lính”.
Cám ơn Nhật Trường, cám ơn tiếng hát đã gợi nhớ trong ta những kỷ niệm ấm áp về những ngày vui mơ hồ và những tháng năm tươi đẹp.

Đối với những người từng có một thời yêu thích những khúc hát Trần Thiện Thanh, từng có một thời rung cảm vì giọng hát Nhật Trường, có lúc nào bất chợt nghe lại giọng hát nồng nàn, tha thiết ấy cất lên đâu đó, ngỡ như bất chợt lật lại những trang sách cũ, lòng bồi hồi gặp lại những bông hoa ép khô của một mùa kỷ niệm. Những khúc hát êm đềm và quen thuộc ấy luôn đánh thức trong ta những giấc mơ ngọt ngào, luôn gợi lại trong ta nỗi tiếc nhớ xa xôi về tiếng hát của một mùa nào lãng mạn.
Rồi đến một chiều phai nắng…

lê hữu

Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh - Nhạc sĩ của Tình yêu của Lính và của Quê Hương
____________________
Nhạc Chủ Đề: Hát Cho Quê Hương Đổ Nát - Đức Cường thực hiện
__________________
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh với Chân Trời Tím - Bích Huyền thực hiện

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire