lundi 5 septembre 2016

Nhạc Sĩ Nhật Ngân


Nhạc Sĩ Nhật Ngân

Dòng nhạc Nhật Ngân 4 - VongNgayXanh on Blip  




Tên thật là Trần Nhật Ngân. Sinh tại Thanh Hóa và lớn lên tại Ðà Nẵng. Cựu cán bộ tâm lý chiến trung tâm huấn luyện Quang trung. Hiện định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1982. Theo học nhạc với giáo sư Ðỗ Thế Phiệt về violon và piano. Khởi sáng tác từ năm 1959. Ngoài viết những ca khúc ký tên Nhật Ngân, ông còn một số sáng tác chung với nhạc sĩ Trần Trịnh, Và vì, cả hai chơi thân với Lâm Ðệ (con rể chủ hãng dĩa Sóng Nhạc) nên đã khai sinh ra tên: Trịnh Lâm Ngân.

Những nhạc bản phổ biến rộng trong quần chúng:
Tôi Ðưa Em Sang Sông (viết chung với Y Vũ)
Ngày Vui Qua Mau
Lời Ðắng Cho Một Cuộc Tình
Bài Hát Cho Người Kỷ Nữ
Ðêm Nay Ai Ðưa Em Về
Một Mai Giã Từ Vũ Khí
Xuân Này Con Không Về
Qua Cơn Mê
Xin Chia Buồn
Mùa Xuân Của Mẹ
Người Tình Và Quê Hương
Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh?
Ngày Ðá Ðơm Bông
Cả Nhà Làm Thơ (phổ thơ Trần Mộng Tú)

Gần đây nhất, nhạc sĩ Nhật Ngân đã viết thêm hai ca khúc tiếp theo cho bài nhạc nổi tiếng "Xuân Này Con Không Về", là các bản "Xuân Nào Con Sẽ Về" và "Xuân Này Con Về Mẹ Ở Đâu" - được các ca sĩ Tường Nguyên và Quang Lê trình diễn rất đạt trong Video Paris By Night 76 Chủ Đề Xuân Tha Hương 2005.


Nhật Ngân: 40 năm cho âm nhạc Việt Nam
Tôi không bao giờ than vãn cuộc đời. Tôi vẫn mang trái tim của tôi, mang sự yêu mến cuộc đời của mình để bước vào cuộc đời".
Năm nay (?) 58 tuổi đời, nhưng Nhật Ngân đã có một quá trình hoạt động trong lãnh vực âm nhạc từ 40 năm qua. Ðó là một tên tuổi lớn trong làng âm nhạc, tác giả của nhiều ca khúc giá trị - với số lượng lên tới hàng trăm bài, không kể đến những nhạc phẩm Mỹ hoặc Pháp do ông soạn lời Việt. Không những thế, ngoài việc sáng tác ca khúc, Nhật Ngân còn là tác giả của nhiều nhạc kịch rất quen thuộc trong các chương trình video.

Trần Nhật Ngân, sinh năm 1942 tại Thanh Hóa và là con út trong một gia đình sáu người con. Vì thân phụ là một công chức thường phải di chuyển nhiều, nên Nhật Ngân cũng đã từng sống ở nhiều nơi: Huế và Ðà Nẵng.

Vào khoảng cuối thập niên 50, Nhật Ngân cùng mẹ vào SàiGòn, theo chân các anh chị đã vào đây từ trước, trong khi bố ông đã qua đời từ lâu. Sau khi học hết trung học ở trường Võ Trường Toản và lấy được mảnh bằng tú tài, ông trở ra Ðà Nẵng dạy nhạc và Việt văn tại trường Phan Thanh Giản. Trước đó, tại Ðà Nẵng và Huế, Nhật Ngân đã đến với âm nhạc qua sự chỉ dẫn của các linh mục và sau đó ở Sài Gòn, qua sự hướng dẫn của những người thân trong họ là giáo sư âm nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng như Ðỗ Thế Phiệt và Nhật Bằng.

Theo lời tâm sự của Nhật Ngân, đáng lẽ ông đã trở thành một nhạc công xử dụng vĩ cầm như người em họ là Nhật Hiền, nhưng vì gia đình ông quá nghèo, không đủ khả năng mua cho ông nhạc khí này. Do đó, ông đành quyết định thôi học. Và chính quyết định đó đã đưa Nhật Ngân đi theo con đường sáng tác.

Cuộc đời quân ngũ
Năm 1965, Nhật Ngân gia nhập Cục Tâm Lý Chiến, một năm sau ông được chuyển về làm trưởng ban văn nghệ của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cho đến năm 1975. Trong thời kỳ này ông viết rất nhiều ca khúc về quân đội trong số có những bài quen thuộc như "Người Tình Và Quê Hương, " "Lính Xa Nhà, " "Mùa Xuân Của Mẹ, " "Xuân Này Con Không Về, " v.v. Riêng ca khúc sau là một trong những ca khúc dính liền với tên tuổi của Duy Khánh, khiến có nhiều người lầm tưởng chính Duy Khánh là tác giả.

Sau 1975 kẹt lại Việt Nam, Nhật Ngân thỉnh thoảng cùng với một số anh chị em cùng hoàn cảnh đi trình diễn nhiều nơi. Thời gian này ông đã cho ra đời nhạc phẩm nổi tiếng, có tính cách châm biếm điều mà nhà cầm quyền Việt Nam thời kỳ này gọi là "giải phóng" vào tháng Tám năm 75. Ðó là ca khúc "Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh?" được nữ ca sĩ Ngọc Minh phổ biến đầu tiên tại hải ngoại sau khi vượt biển rời khỏi Việt Nam.

Nhật Ngân sau đó cũng một mình rời Việt Nam vào năm 1982, bị kẹt ở trại tỵ nạn Sikiu, Thái Lan cho đến năm 84 mới được nhận vào Hoa Kỳ và ông được nữ ca sĩ Thanh Thúy bảo trợ về sống tại phía bắc Hollywood. Một thời gian sau, ông dời xuống Orange County ở chung với nghệ sĩ Nguyễn Long trong khi chờ ngày đoàn tụ với vợ con vào năm 90.


Giả Từ Vũ Khí
 


Em Vẫn Hoài Yêu Anh
 


Bài Hát Cho Người Kỹ Nữ
 


Bao Giờ Gặp Lại Em
 


Bao Giờ Ta Gặp Lại Ta
 


Cám Ơn
 

Sỏi Đá Buồn Tênh (Nhật Ngân)
Trình bày: Khánh Ly



Một lần dang dở (Nhật Ngân)
Trình bày: Lưu Hồng
 


Rồi 30 năm qua - Tâm Đoan
 


Chết non (Nhật Ngân - Đinh Việt Lang)" ca sĩ "Khánh Ly
 


Trời còn mưa mãi (Ribaibaru - LV Nhật Ngân)" ca sĩ "Ngọc Lan
 


Người con gái Việt Nam bây giờ (Nhật Ngân)" ca sĩ "Như Mai, Thục Ngân, Băng Tâm, Khánh Ngân
 


Lời Tự Tình
 


Lửa Mùa Hạ
 


Một Mai Giã Từ Vũ Khí
 


Ngày Đá Đơm Bông
 


Người Lính Già Xa Quê Hương




Người Tình Và Quê Hương
 


Qua Cơn Mê
 


Tôi Biết Tôi Sẽ Buồn
 


Triệu Đoá Hồng Cho Phụ Nữ Việt Nam
 


Tự Tình Quê Hương
 


Xin Chia Buồn








Dòng nhạc Nhật Ngân 4 - VongNgayXanh on Blip 



 
Dòng Nhạc Nhật Ngân 2  
 Dòng Nhạc Nhật Ngân 3  
 Dòng nhạc Nhật Ngân 4


Dòng Nhạc Nhật Ngân 2 - VongNgayXanh on Blip
Dòng Nhạc Nhật Ngân (3)
 Dòng Nhạc Nhật Ngân (4)
 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire