mardi 23 août 2016

Nguyễn Bá Trác có phải là tác giả bài "Hồ Trường"?

Hồ Trường
 

Cứ mỗi lần ai đó say thì bài thơ lại được ngân nga đủ mọi chất giọng. Lời thơ kiêu bạc, chen lẫn hùng tráng mà lại bi ai khiến những người thất cơ lỡ vận một phen ngậm ngùi lấy bài thơ ngầm so sánh với thân phận của chính mình.

Bài thơ Hồ Trường  trên Nam Phong tạp chí

Danh Sỹ Nguyễn Bá Trác
Danh Sỹ Nguyễn Bá Trác. Source Nguoivietboston
Lớp người buông tay súng về quê làm ruộng cũng như những sĩ quan cải tạo trở về khi nghe Hồ Trường thì ít nhiều gì cũng cảm thấy bài thơ gần gũi với họ một cách kỳ lạ. Rất nhiều người biết tên tác giả là Nguyễn Bá trác nhưng khi hỏi thêm về thân thế của tác giả này thì ai nấy đều nhìn nhau!
Thật ra bài thơ Hồ Trường xuất hiện trên Nam Phong tạp chí vào đầu thế kỷ 20. Bài thơ được nhiều thế hệ thuộc lòng vì nó ngắn và lời lẽ lại tha thiết bi tráng khó có bài nào trong văn học sử Việt Nam sánh bằng.
Mà cần gì biết tác giả là ai. Bài thơ tự nó hay là đủ. Còn gì sung sướng hơn khi những lời thơ như gián tiếp chia sẻ cùng những chàng tráng sĩ thời mới, nay buông gươm ngồi quây quần bên chiếu rượu nhìn nhau ngâm nga bài thơ Hồ Trường mà cảm thấy mình tự thương mình biết bao!
Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu? Rót về đông phương, nước bể đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;
Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan. Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương; Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng….
Và cứ thế hết chén này tới chén khác rượu chảy xuống lòng cho tan nỗi nhục nhằn và rượu cũng biết người uống chúng đang buồn nỗi buồn Hồ Trường…
Thật ra bài thơ Hồ Trường xuất hiện trên Nam Phong tạp chí vào đầu thế kỷ 20. Bài thơ được nhiều thế hệ thuộc lòng vì nó ngắn và lời lẽ lại tha thiết bi tráng khó có bài nào trong văn học sử Việt Nam sánh bằng. Bài thơ này ai cũng cho rằng tác giả nó là Nguyễn Bá Trác vì khi in trên Nam Phong tạp chí không thấy ghi chú là được dịch từ một bài thơ của Trung Quốc. Mãi cho tới năm 1998 thì bài thơ mới được Đông Trình dẫn lời của Nguyễn Văn Xuân công bố là dịch từ một ca khúc của Trung Quốc.
Mãi cho tới năm 1998 thì bài thơ mới được Đông Trình dẫn lời của Nguyễn Văn Xuân công bố là dịch từ một ca khúc của Trung Quốc.
Gần đây nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc Phạm Hoàng Quân mới sưu lục được tác phẩm gốc đã được Nguyễn Bá Trác dịch thoát thành bài thơ bất hủ Hồ Trường

“Hạn mạn du ký” bản gốc của bài Hồ trường

Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân cho chúng tôi biết nguyên nhân dẫn ông đến bài thơ bất hủ này:
-Đó cũng là một việc tình cờ trong lúc tôi làm cái tổng mục lục cho phần Hán văn của Nam Phong. Mặc dù trứơc đó mình có biết bài Hồ trường nhưng khi làm mục lục thì vô tình phát hiện bài “Hạn mạn du ký” bằng chữ Hán. Đọc lướt qua và khi dừng lại thì thấy có bài lời ca Hồ trường bằng chữ Hán ở đó.
Khi gắn kết bài thơ lại tôi mới nhớ lại thì biết rằng đây là bản gốc của bài Hồ trường, bài mà ông Nguyễn Bá Trác dịch ra tiếng Việt. Bản dịch của ông Nguyễn Bá Trác dịch thẳng từ chữ Hán qua thẳng lời ca chữ Việt không có phiên âm thành ra nó hơi lạ một chút nhưng nội dung nó còn giữ được tinh thần của bản gốc
Từ đó tôi mới làm cái đối chiếu để cho rõ cái nguồn gốc thì một số anh em thấy vậy cũng hứng thú. Sau đó tôi có viết lại một lần nữa bài viết cho nó đầy đủ hơn về nguồn gốc đó.
Đó cũng là một việc tình cờ trong lúc tôi làm cái tổng mục lục cho phần Hán văn của Nam Phong. Mặc dù trứơc đó mình có biết bài Hồ trường nhưng khi làm mục lục thì vô tình phát hiện bài “Hạn mạn du ký” bằng chữ Hán. Đọc lướt qua và khi dừng lại thì thấy có bài lời ca Hồ trường bằng chữ Hán ở đó.
Nam Phong tạp chí là nơi ông Nguyễn Bá Trác từng làm chủ bút phần chữ Hán còn ông Phạm Quỳnh chủ bút phần tiếng Việt.Ông Nguyễn Bá Trác làm chủ bút chữ Hán trong những năm đầu của Nam Phong nên ông ấy có đăng những công trình nghiên cứu hay du ký của ông ấy lên trên phần chữ Hán.
Bìa Nam Phong Tạp chí số 1, xuất bản năm 1917.Wikipedia
Bìa Nam Phong Tạp chí số 1, xuất bản năm 1917.Wikipedia
Có một số đã được dịch và đăng bên phần tiếng Việt còn một số vẫn còn ở bản chữ Hán cho đến hiện nay thì vẫn còn một số công trình của Nguyễn Bá Trác chưa được dịch ra tiếng Việt.
Theo nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân thì cho đến nay, có ít nhất 5 bản in lời ca Hồ Trường mà các bản có nhiều chỗ không giống nhau. Một trong năm bản ấy là Nam phương Ca khúc. Hồ Trường so với Nam phương ca khúc có nhiều điểm khác biệt. Nguyễn Bá Trác đã linh động nương theo âm điệu tiếng Việt và có chỗ thêm tứ có chỗ bớt lời, khéo giữ được cái thần thái hào sảng của nguyên tác. Sau dây là bản dịch từ Nam phương ca khúc đã được Phạm Hoàng Quân phiên âm
Nguyễn Bá Trác đã linh động nương theo âm điệu tiếng Việt và có chỗ thêm tứ có chỗ bớt lời, khéo giữ được cái thần thái hào sảng của nguyên tác.
Bản dịch từ Nam phương ca
Kẻ trượng phu sống mà không vạch gan, bẻ cột lo giềng mối cho đời
Rong chơi bốn biển, quê hương ở nơi đâu?
Quay đầu trông về nam, miệt mù vậy hỉ! Trời mây nối màu xanh ngắt
Lập công chẳng được, học không xong, trai trẻ có bao lâu, ngồi ngó trăm năm, thân đuổi cuộc sớm chiều.
Vỗ tay hát khùng, hỏi đời kia, đất trời mờ mịt vậy, một người tri kỷ tìm ở đâu, thử đến giúp ta rót chén rượu này
Ta quăng chén rượu đầy trộn nước biển đông, nước biển đông nổi cuộn vạn lớp sóng
Ta quăng chén rượu đầy vào mưa núi tây, mưa núi tây một trận sao lênh láng
Ta quăng chén rượu đầy đuổi theo gió bắc, gió bắc tung cát lăn đá bay nơi khác
Ta quăng chén rượu đầy vào mây mù trời nam, trong mây mù có người há miệng điềm nhiên say tràn
Trời đất dọc ngang đều mất hết, sao ta không say, chí ta thời ta làm
Từ xưa nam nhi đuổi theo tang bồng, cớ gì sùi sụt sầu cố hương.
điểm đặc biệt nhất của bài Hồ Trường là chữ “thương” ở cuối câu thứ 5 đã đựơc lập lại nhiều lần trong lời ca. Chữ này có thể đọc là “trường” hay “tràng” đều đựơc. Nguyễn Bá Trác đã sáng tạo từ một chữ “thương” đơn giản thành chữ “Hồ trường” rồi thành hẳn một bài ca thì cũng là điều kỳ thú.
Chữ “thương” trong  bài Hồ Trường
Trang trong tờ Nam Phong Tạp chí .
Trang trong tờ Nam Phong Tạp chí .
Theo nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân thì điểm đặc biệt nhất của bài Hồ Trường là chữ “thương” ở cuối câu thứ 5 đã đựơc lập lại nhiều lần trong lời ca. Chữ này có thể đọc là “trường” hay “tràng” đều đựơc. Nguyễn Bá Trác đã sáng tạo từ một chữ “thương” đơn giản thành chữ “Hồ trường” rồi thành hẳn một bài ca thì cũng là điều kỳ thú.
Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân phân tích chữ “thương” trong bài ca như sau: Thứ nhất, “thương” là cái chén uống rượu giống như cái tước, làm bằng sừng, “thương” là chén rót đầy rượu, khi chưa rót rượu vào thì gọi là “chí”;
Thứ hai, khi mời rượu người khác một cách kính trọng gọi là “thương”.
Thứ ba, khi tự uống rượu một mình cũng gọi là “thương”, Phạm Thành Đại trong bài “Túc tư khẩu thỉ văn nhạn” có câu “bá tửu bất năng thương”  có nghĩa là nâng ly khó uống một mình.
Bản dịch trên Nam Phong tạp chí số 41 năm 1920
Sau đây là nguyên bản lời ca Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác dịch thoát trích từ Nam Phong tạp chí số 41 năm 1920. Do Việt Long đọc
Trượng phu không hay sé gan bẻ cột phù cương thường;
 Hà tất tiêu dao bốn bể, luân lạc tha hương
Trời nam nghìn dậm thẳm, mây nước một mầu sương
Học không thành, danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà đầu bạc, trăm năm thân thể bóng tà dương.
Vỗ tay mà hát, nghiêng đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu?
Rót về đông phương, nước bể đông chẩy xiết sinh cuồng lạn;
Rót về tây phương, mưa Tây sơn từng trận chứa chan
Rót về bắc phương, ngọn bắc phong vì vụt, đá chạy cát dương;
Rót về nam phương, trời nam mù mịt, có người quá chén, như điên như cuồng
Nào ai tỉnh, nào ai say, chí ta ta biết, lòng ta hay
Nam nhi sự ngiệp ở hồ thỉ, hà tất cùng sầu đối cỏ cây.
Quý vị vừa nghe một ít chi tiết về xuất xứ của bài thơ Hồ Trường do Nguyễn Bá Trác dịch thoát từ một bài ca trong Nam phương ca khúc. Sau đây mời quý vị thưởng thức toàn bộ bài thơ qua giọng ngâm của nghệ sĩ Trần Lãng Minh….với dàn nhạc cụ cổ truyền do các nghệ sĩ Phạm Đức Thành, Thanh Hòa và Chí Hòa phụ trách. 
*
*     *

    
Hồ Trường (Thơ Nguyễn Bá Trác)-Hồ Văn Sinh phổ nhạc

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire